TẠI SAO QUÂN ĐỘI BIÊN GIỚI ẤN-TRUNG ĐÁNH NHAU BẰNG GẬY ĐÁ THAY VÌ SÚNG ĐẠN?

0
260
Binh sĩ Ấn Độ khiêng thi thể đồng nghiệp chết trong cuộc đụng độ với Trung Quốc ở Leh ngày 17/6. Ảnh: Reuters.
Timothy Trinh

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu kho vũ khí hạt nhân, cùng với một loạt vũ khí chết người khác, nhưng quân đội dọc biên giới đã đánh nhau bằng gậy và đá mà không bắn một phát đạn, đưa đến cái chết của ít nhất 20 binh sĩ trong đầu tuần này.

Tại sao họ sử dụng gậy đá chứ không phải súng đạn?

Năm 1996, Ấn Độ và Trung Quốc đã ký một hiệp ước hòa bình đồng ý rằng “không bên nào được sử dụng khả năng quân sự của mình” chống lại bên kia dọc theo biên giới tranh chấp của họ. Theo thỏa thuận này, quân đội của hai đội quân lớn nhất thế giới đã dùng đến vũ khí thô sơ, bao gồm tay chân đấm đá, gậy gỗ và các thanh sắt.

Việc sử dụng vũ khí phi quân sự phản ánh ý định của cả hai bên nhằm tránh sự phát triển của tình hình thành xung đột quân sự.

Trong các cuộc đụng độ diễn ra vào thứ hai, quân đội Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng và 17 người bị thương nặng.

“Họ tấn công bằng gậy sắt, sĩ quan chỉ huy của chúng tôi bị thương nặng và ngã xuống. Khi điều đó xảy ra, nhiều binh sĩ đã tràn vào khu vực và tấn công bằng đá”, một nguồn tin chính phủ Ấn Độ nói với phóng viên Reuters.

Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.

Trong khi các quan chức Trung Quốc không tiết lộ bất kỳ thương vong nào, biên tập viên chính của Toàn Cầu thời báo đã tweet rằng quân đội Trung Quốc cũng đã bị giết trong cuộc đụng độ.

Theo nguồn tin ANI, con số thương vong của Trung Quốc lên đến 43 người, nhưng không cho biết bao nhiêu người chết và người bị thương nặng.

Trung Quốc đã tranh chấp biên giới với Ấn Độ hơn sáu thập kỷ, kết thúc vào năm 1962 với một thỏa thuận ngừng bắn.

Mặc dù không có biên giới nào chính thức được đàm phán dọc theo dải núi Himalaya chia cắt hai quốc gia, nhưng thỏa thuận đình chiến đã thiết lập một đường ranh giới lỏng lẻo dài 3.380 cây số được gọi là Đường kiểm soát thực tế, Line of Actual Control (LAC).

Một số vòng đàm phán trong ba thập kỷ qua đã không giải quyết được các tranh chấp ranh giới và sự mất lòng tin đôi khi đã dẫn đến bùng phát.

Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ, Sonia Gandhi, hôm thứ Tư (17/6) yêu cầu Thủ tướng Narendra Modi nói rõ về tình hình ở phía đông Ladakh.

“Thủ tướng nên nói với quốc gia về việc người Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Ấn Độ như thế nào, tại sao 20 người lính dũng cảm đã bị tử vì đạo,” bà Gandhi nói.

Người Đà Lạt Xưa
June 17, 2020.

https://www.facebook.com/dalatxua.nguoi.7/videos/720455032097693/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here