Nguyễn Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!
Xin chào ông Trịnh Vĩnh Bình!
– NHM: Thưa ông! Nhiều độc giả muốn biết, ông đã làm thế nào để đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế?
Xin ông vui lòng cho biết về diễn tiến của sự việc!
– TRỊNH VĨNH BÌNH: Trước hết, muốn đưa Nhà cầm quyền Việt Nam ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, chúng ta phải hội đủ một số điều kiện, như dựa vào các Công Ước Quốc Tế bảo vệ nhân quyền mà Nhà cầm quyền Việt Nam đã kí kết với quốc tế hoặc các Hiệp Định Đầu Tư Song Phương – Bilateral Investment Treaties (BIT) – giữa Việt Nam với một nước nào đó, thí dụ như Hà Lan hay Liên Hiệp Châu Âu.
Như cá nhân tôi, vì tôi là công dân Hà Lan và giữa hai nước Hà Lan và Việt Nam, đã có Hiệp Định Khuyến Khích và Bảo Hộ Đầu Tư Song Phương giữa Việt Nam và Hà Lan – INVESTMENT PROMOTION and PROTECTION TREATIES (BIT) – được kí kết giữa Chính Phủ Việt Nam và Hà Lan ngày 10/3/1994.
Xin mời quý độc giả tham khảo trang web dưới đây:
https://investmentpolicyhub.unctad.org/Downl…/TreatyFile/2096 .
Như vậy, khi tôi vào Việt Nam, những gì tôi đầu tư, đã đuợc Hiệp Định Đầu Tư Song Phương BIT này bảo vệ.
Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam, trực tiếp hoặc gián tiếp tước đoạt vụ đầu tư, dưới bất cứ hình thức nào, cũng cấu thành vi phạm Hiệp Định Đầu Tư Quốc Tế. Căn cứ vào Hiệp Định này, nhà đầu tư (ở đây là Trịnh Vĩnh Bình) bị tước đoạt tài sản đầu tư, có thể nhờ Văn Phòng Luật Sư Tranh Chấp Quốc Tế, kiện quốc gia đã tước đoạt tài sản đầu tư (ở đây là Nhà cầm quyền Việt Nam).
Vì có đủ các điều kiện nêu trên, tôi có thể kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế. Nhưng để có thể làm được việc này, tôi đã phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu xem tôi phải làm như thế nào? Và phải nhờ Văn Phòng Luật Sư nào?
Cuối cùng vào năm 2003, tôi đã nhờ được Tập đoàn Luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington, đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng đến năm 2004, tôi đã thay đổi Văn Phòng Luật Sư. Tôi đã thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP, đại diện cho tôi để đưa sự việc ra Toà Án Quốc Tế và đòi bồi thường thiệt hại về những vi phạm của họ đối với tôi.
– NHM: Nạn nhân nào của Chế độ cộng sản Việt Nam có thể đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra Toà Án Quốc Tế, thưa ông?
– TRỊNH VĨNH BÌNH: Trên nguyên tắc, có hai trường hợp:
I. Bất kể là ai, khi bị Nhà cầm quyền Việt Nam ngược đãi, bắt bớ, giam cầm oan sai đều có thể kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, căn cứ vào Công Ước Quốc Tế bảo vệ Nhân Quyền hoặc căn cứ vào Hiệp Định Đầu Tư Song Phương giữa 2 (hai) nước, “nếu có”;
II. Trường hợp bị tước đoạt tài sản đầu tư (điểm này áp dụng cho người có quốc tịch nước Ngoài) đầu tư vào Việt Nam mà giữa quốc gia của nhà đầu tư có kí Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (BIT) với Việt Nam thì có thể thuê Văn phòng Luật Sư – chuyên về tranh chấp quốc tế – đứng ra khởi kiện Nhà cầm quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, để có thể kiện được Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà án Trọng Tài Quốc Tế thì:
a. Điều kiện cốt lõi cho cả hai trường hợp I và II, ghi trên đây, là phải có một số tiền, đủ để trang trải cho vụ kiện hoặc có thể thương lượng với Văn Phòng Luật Sư dưới hai hình thức:
1. Ăn chia sau khi thắng vụ kiện/Contingency;
2. Trả lương tính theo giờ của luật sư.
– Trong trường hợp 1, tiền tốn phí cho vụ kiện có thể từ 1 (một) đến 1,5 triệu (một triệu rưỡi) USD, bao gồm tiền trả cho Văn Phòng Luật Sư khoảng 250.000 USD (hai trăm năm chục ngàn) – chia làm nhiều kì – và tiền trả cho Toà án, cũng như các phí tổn khác.
– Còn trong trường hợp 2, tiền tốn phí cho vụ kiện sẽ từ 5-6 triệu USD (năm đến sáu triệu).
b. Cần có Văn Phòng Luật Sư giỏi về tranh tụng quốc tế. Thường thì bên Mỹ sẽ dễ tìm hơn và cũng có nhiều Văn Phòng Luật Sư hơn các quốc gia khác. Tôi xin nhấn mạnh: “CẦN CÓ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIỎI VỀ TRANH TỤNG QUỐC TẾ”!
Theo kinh nghiệm của tôi thì việc gặp gỡ hoặc làm đơn kêu cứu đến các chính quyền của các nước lớn và mạnh như Mỹ; Anh; Pháp; Đức hoặc các nước Châu Âu khác để trông chờ sự can thiệp của họ, cũng sẽ không đưa đến kết quả mong muốn. Vì chính quyền nào, đến chừng mức nào đó, cũng đặt quyền lợi của họ lên trên hết! Và đôi khi họ cũng sẽ chỉ sử dụng sự việc của mình như những lá bài để trao đổi giữa các chính quyền với nhau. Trái lại, nếu thuê một Văn Phòng Luật Sư thì sự việc lại khác. Văn Phòng Luật Sư sẽ làm việc hết sức có thể để mình được lợi nhất và làm theo ý mình: mình bảo họ đi thì họ đi, mình bảo họ đứng thì họ đứng vì mình thuê họ!
– NHM: Muốn đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra Toà Án Quốc Tế, thì những nạn nhân của Chế độ này cần phải làm gì, thưa ông?
– TRỊNH VĨNH BÌNH: Để có thể đưa Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ra trước Toà Án Quốc Tế, như tôi đã trả lời trong những câu hỏi trên, trước hết phải hội đủ những yếu tố – tối thiểu về pháp lí – để khởi kiện.
Và sau đó, theo kinh nghiệm của tôi:
– Việc đầu tiên, rất quan trọng cho vụ kiện, là cần tìm cho được Văn Phòng Luật Sư giỏi – chuyên về tranh chấp quốc tế – giúp khởi kiện Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và để chính Văn Phòng Luật sư này nghiên cứu hồ sơ;
– Và bước tiếp theo, là họ chấp nhận thụ lí, đứng ra tranh chấp cho vụ án. Sau đó, nhờ Văn Phòng Luật Sư này giúp thương lượng với Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation, tạm dịch là: Cung cấp tài chính từ cơ sở đệ tam nhân. Chính Văn Phòng Luật, mới dễ dàng thuyết phục Third Party Funders (TPF), chịu tài trợ tài chánh.
Hiện nay trên thế giới, từ sau năm 2014, đã có rất nhiều cơ sở Cung cấp tài chánh cho các vụ tranh chấp quốc tế với điều kiện chia quyền lợi khi thắng kiện. Những cơ sở này được gọi là Third Party Funders (TPF) for Arbitration Litigation, tạm dịch là: Cung cấp tài chính từ cơ sở đệ tam nhân cho những vụ tranh chấp quốc tế.
Chúng tôi xin đính kèm tên một số cơ sở hiện hữu trên thế giới dưới đây, xem như đây là bản đồ để quý độc giả tham khảo.
Dưới đây là tên một số Công ti hàng đầu trên Thế Giới về Third Party Funders (TPF) cho Tranh chấp quốc tế, trích từ trang web:
https://www.international-arbitration-attorney.com/third-p…/
Leading Third-Party Funders And Third-Party Funding Brokers.
1624 Capital (New York & Washington, United States):
– Alter Litigation (Paris, France)
– Advantage Litigation Services (Farnborough, United Kingdom)
– Amicus Capital Services (New York, United States)
– Annecto Legal (London, United Kingdom)
– Augusta Ventures LLP (London, United Kingdom)
– Bentham Capital (New York, United States)
– Bridgepoint Global Litigation Services Inc. (Toronto, Canada)
– Burford Capital (New York, United States; London, United Kingdom)
– Calunius Capital (London, United Kingdom)
– Caprica (Website Currently Down) (London, United Kingdom)
– Claims Funding Europe Limited (Dublin, Ireland)
– DAS (Third-Party Funding Broker, Bristol, United Kingdom)
– Delta Capital Partners (Chicago, United States)
– Excalibur Funding Programs (Camp Verde, US)
– Fair Rate Funding (New Jersey, United States)
– FORIS AG (Bonn, Germany)
– Fulbrook Management (New York & Washington, United States; London, United
Kingdom)
– Gerchen Keller Capital LLC (Chicago, United States)
– Harbour Litigation Funding Ltd (London, United Kingdom)
– Hillcrest Litigation Services Ltd (Perth, Australia)
– IM Litigation Funding (London, United Kingdom)
– IMF (Australia) Ltd (Sydney, Australia)
– Invest4Justice Litigation Crowdfunding (Litigation Crowdfunding, Geneva, Switzerland)
– Juridica Investments, Ltd (London & Guernsey, United Kingdom; New York, United States)
– La Française IC Fund (Paris, France)
– Lake Whillans (New York, United States)
– Law Leaf (Maryland, United States)
– Lawstreet Capital (New York, United States)
– Litigation Lending Services (Sydney And Aukland, Australia And New Zealand)
– LCM Litigation Fund (Sydney And Adelaide, Australia)
– Legal Source Funding (Atlanta, United States)
– Lexshares (New York, New York)
– Lit Funding (West Sussex, United Kingdom)
– Longford Capital (Chicago, United States)
– Lumius Capital (Stamford, US)
– Omni Bridgeway (Amsterdam, Holland; Geneva, Switzerland; London & Guernsey, United Kingdom)
– Parabellum Capital (New York, United States)
– Pravati Capital (San Diego, United States)
– QLP Legal (London, United Kingdom)
– Redress Solutions LLP (London, United Kingdom)
– Rembrandt (Bala Cynwyd, Pennsylvania, United States)
– Roland Prozess Finanz AG (Cologne, Germany)
– TheJudge Limited (Third Party Funding Broker) (London, United Kingdom)
– Therium Capital Management Limited (London, United Kingdom)
– Universal Legal Protection Ltd (Bedford, United Kingdom)
– USA Lawsuit Loans (New York, United States)
– Vannin Capital PCC Limited (Isle Of Man, United Kingdom)
– Westfleet Advisors (Third Party Funding Broker, Tennessee, United States)
– Woodsford Litigation Funding (London, United Kingdom)
Nếu muốn biết thêm về Third Party Funders (TPF) xin quý độc giả vui lòng tham khảo trang web:
https://www.ashurst.com/…/quickguide—third-party-funding…/
– NHM: Nếu Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thua kiện, nhưng lại không chịu thi hành phán quyết của Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì ông sẽ xử lí thế nào ạ?
– TRỊNH VĨNH BÌNH: Theo tôi, chính Toà Án Quốc Tế sẽ có biện pháp đối với Nhà cầm quyền Việt Nam, nếu họ không chịu thi hành phán quyết của Toà Án Quốc Tế!
a. Toà Án Quốc Tế sẽ ra Lệnh phong toả tài khoản của Việt Nam, ở những quốc gia thành viên của quy chế UNCITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law). Trước đây, đã có một vụ tài khoản của chính phủ Việt Nam bị Toà Án Quốc Tế phong toả hơn hai triệu Euro, sau khi Việt Nam thua kiện vụ Vietnam Airline mà không chịu chấp hành án lệnh.
b. Nếu vẫn chưa đủ tiền thì Toà Án Quốc Tế sẽ ra Lệnh, như tịch thu máy bay, tầu bè của Việt Nam v.v…và cũng sẽ có thể kê biên (tịch thu để phát mãi) Sứ Quán Việt Nam ở nước ngoài.
– NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án – Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá Việt, Lê VIết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn – chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn (Phần 2) này và xin chúc ông thành công.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn kì tới.
– TRỊNH VĨNH BÌNH: Xin cám ơn quý độc giả và phóng viên Nguyễn Hoàng Mơ.
Ngày thứ năm, 13 tháng 7 năm 2017
Nguyễn Hoàng Mơ