Home Blog Page 1433

Vài nét chấm phá về việc in sách: Trong Chết, Cười … Ngặt Nghẽo

Sinh ra trong lòng xã hội chủ nghĩa, nơi đói nghèo và bóng đêm ngự trị, ai cũng phải đói nghèo đến chết, khổ sở, nhục nhằn đến chết. Vì vậy đa phần người dân sinh ra để khóc, còn tôi không hiểu sao sinh ra cứ thích… dở mếu, dở cười (nước mắt lăn nghiêng về phía có nụ cười). Danh ngôn nước ngoài nhận định:“Nhà văn, nghệ sĩ đôi khi gần với người hâm” bởi bất cứ sự sáng tạo nào cũng hàm chứa trong nó sự “nổi loạn”, bứt phá, kèm theo những nỗi oan khuất và sự hy sinh.

Nhà văn Ma văn Kháng, cây đại bút của nền văn học xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nói: “Chân lý lúc đầu mang hình dạng một gã điên. Kẻ tìm kiếm sự an toàn tuyệt đối, kẻ luôn tìm cách ở ngoài vòng nguy hiểm, coi bảo mạng, thủ thân là việc lớn, là điểm tiền khởi cho đời mình, là kẻ không có niềm tin, là kẻ không sáng tạo.v.v”.

Vì vậy trong bóng đêm nghiệt ngã của nền văn học xã hội chủ nghĩa, nơi bao kẻ chỉ lợi dụng chữ nghĩa thánh hiền của ông cha như một tấm ván bắc cầu để nhảy xa trên con đường danh vọng, cố tình viết ra những con chữ bạc nhược, nhợt nhạt, nịnh nọt, bốc thơm lãnh tụ ngu đần, dốt nát cốt được đi mãi trên“lề phải”, hưởng cơm thừa canh cặn cùng những cục xương bố thí của những ông chủ chó má thì tôi mài mình, múc óc ra mà viết…

Tất cả những gì gọi là chất liệu của cuộc sống đều ùa vào tôi, lắng đọng trong tâm hồn bản thể tôi và dần dần theo thời gian biến thành chương hồi, bài báo, cuốn sách, chuyện hài…đồng thời làm nên nhân cách con người tôi. Một trí thức sinh ra trong lòng xã hội chủ nghĩa nhưng không hề chịu để cho đảng đoàn, bác hồ sinh tính. đơn giản vì làm nhà văn hay nhà báo, ngòi bút phải thẳng.

Văn chương ghét kẻ a dua, xu thời, nịnh bợ, càng ghét hơn cái gọi là văn chương “ phải đạo”. Với những kẻ này, ngòi bút luôn tõe đôi, khen một tí, chê một tí, không dám đi sâu vào mặt trái xã hội vì sợ liên lụy: “Không phải đầu cũng phải tai”, còn tôi ngược lại, dùng tiếng cười của mình để hóa giải mọi sự.

Cái mà các danh nhân thế giới vẫn bảo: “Phải biến bi kịch thành thiên tài” thì tôi với sức vóc bé nhỏ của mình, chỉ có thể biến bi kịch thành… hài kịch. Bất cứ cái gì tôi cũng có thể tạo thành tiếng cười được. Cho nên khi làm phóng viên báo, ngoài mệnh danh là “cây phóng sự” – chuyên đong đưa giữa phóng sự và truyện ngắn kiểu “cơm thầy cơm cô” của Vũ Trọng Phụng, hay “đống rác cũ” của Nguyễn Công Hoan, tôi còn được suy tôn là “cây” chọc cười thiên hạ, nói nôm na là chuyên gia cù, còn nói lái là “cu gia truyền”…Bút danh Thái Hoàng (khi còn đồng hành với các nhà dân chủ trong bóng tối)cũng là nói lái của từ thoáng hài – vốn là một nét cá tính đặc trưng của tôi mà ra.

Xin quay ngược lại thập kỷ 70, khi tôi mới chỉ là đứa bé con lên 10, mang tiếng là dòng dõi tư sản, con quan. Nhờ “công ơn” cách mạng mà ông bà tôi bị đuổi khỏi nhà, phải ở nhờ người họ hàng ở 75 phố Phan Thanh Giản (sau năm 1975 bị cộng sản đổi thành phố Nguyễn Hữu Huân). Mỗi lần lũ lụt đến, cả ba gia đình gồm anh trai, em gái cháu con dâu rể phải chui rúc trong căn phòng chưa đầy 30 mét vuông ấy, không nhà tắm, không khu vệ sinh…Tất cả lũ trẻ chúng tôi dù là cháu nội hay cháu ngoại của bà đều thích trành chọe, tranh cãi nhau, làm bà luôn phải đứng ra làm quan tòa để không bị coi là phân biệt đối xử. Trong một lần, đứa em họ tôi -vốn là cháu ngoại của bà hờn rỗi, ghen tức vì cho rằng bà chỉ biết yêu chiều, quý nịnh tôi, vì bố tôi là con trai duy nhất. Trong lúc cả nhà xúm lại ra sức khuyên giải, dỗ giành, đe nẹt, mắng mỏ, thì tôi chỉ biết sửa ý, sửa lời ca dao để ứng khẩu thành thơ:

Bà ơi thương lấy cháu cùng
Tuy rằng khác bố nhưng chung …một bà.

Câu nói làm cả nhà cười xòa, cả cái con bé đang giãy đành đạch nhẵn cả thềm hè lổn nhổn sỏi cát xi măng lúc đó cũng ngồi bật dạy ngơ ngác trước cơn cười rộ của cả nhà. Và từ đó, sau khi được các chú, cô xoa đầu khen là “sáng dạ, văn hay chữ tốt giống bố”, theo thời gian, tôi tự hiểu được hài hước là một sự thông minh, là thứ gia vị không thể thiếu trong cuộc đời.

Càng trong những tình huống bi phẫn nhất, càng phải biết sử dụng chất hài một cách khéo léo, thậm chí như một biện pháp quan trọng để bôi xóa, xoa dịu sự tàn nhẫn, quái đản, làm cho người được cù dễ dàng thay đổi trạng thái, còn văn chương viết ra cũng bớt đi sự hằn học, thù hận ngút trời, vốn không phải là bản chất thực của văn chương.

Từ đó thay vì câu châm ngôn của thời hiện đại: “Hạnh phúc là khi còn nước mắt rơi”, tôi lôi tiếng cười theo mình vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, kể cả các cổng tòa soạn cũng như trường học, bệnh viện, chợ búa v.v

Cho đến đầu thiên niên kỷ thứ 3, khi tham gia vào con đường đấu tranh dân chủ, tiếng cười lại tiếp tục theo tôi vào đồn công an, từ phòng P25 phụ trách văn hóa phản động, PC 35 chuyên theo dõi các loại gián điệp quốc tế, đến sở công an thành phô Hà Nội( trụ sở của bọn cướp ngày) rồi ban văn hóa tư tưởng v.v vốn là tai mắt, tim óc của đảng…cuối cùng là vào tù.

Chín tháng mười ngày trong trại, trong bốn bức tường âm u, nhọn hoắt chỉ nhìn thôi cũng thấy rợn người, tôi không còn cách nào khác là phải tự cân bằng lại trạng thái tinh thần của mình. Trong điều kiện không mực cũng không sách vở giấy bút, người lại bị lao phổi, tiểu đường, xung quanh là những xác thân rũ rượi vì bị bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần, tôi chỉ còn biết trông vào mình, vào những câu chuyện vui ở ngoài đời để rũ buồn đứng dạy mà cười .

Thôi thì thơ hài, thơ nhại, chuyện tiếu lâm, thơ Hồ Xuân Hương, thơ dân gian v.v đều trở thành thuốc bổ mỗi ngày, thay cho cây xanh và bầu không khí sôi động bên ngoài. Vì thế bộ sách gồm 60 chương, hai tập gần 1000 trang lần này thực sự là sản phẩm của những xúc động tinh thần, giàu ý tưởng, lại đa tầng, đa nghĩa, luôn đặt câu chuyện tù trên nền tảng đời sống thực trong xã hội cộng sản, đồng thời chứa đựng đầy đủ, rõ nét những dữ kiện của một thời ở tù cộng sản trong cả dãy chuồng người.

Khi tập I được tái bản, cũng là lúc tôi bị đảng cộng sản Việt Nam trục xuất sang Mỹ. Bất kể đi chợ, tới trường ESL hay sinh hoạt cộng đồng tôi đều bắt gặp những tiếng cười khà khà khoái trá của độc giả lớn tuổi. Điều này chứng tỏ sự hồn nhiên, chân thật, cũng là sự ngẫu hứng của tôi (thông qua sự tự do sáng tác) đã bắc cầu qua những con chữ, tạo thành tác phẩm thực sự gây cười cho người đọc, khiến các anh, các bác, các chị các cô phải nhớ từng chi tiết trong tác phẩm để kể lại với mọi người và đề đạt nguyện vọng muốn đọc thêm cuốn thứ hai ngay sau khi tôi viết xong để lại được cười… ngặt nghẽo.

“Thật vàng chẳng phải thau đâu. Hãy đem về đọc để…đau bụng cười”. Hy vọng cuốn sách sẽ được bạn đọc để ý, yêu mến, từ đó thêm thấu hiểu tâm tư, tình cảm của tác giả và biết đâu có thể gắn liền với tâm khảm tôi từ bộ sách này cũng là bộ sưu tập các loại cười trong suốt quãng đời tù đày của tác giả.

Sacramento 5/2017

T.K.T.T

Mọi sự đóng góp ý kiến hoặc ủng hộ qua việc mua sách xin gửi về: nhà xuất bản:Saokhuelaplanh07@gmail.com. Hoặc điện thoại của tác giả: 916 248 3414. Xin chân thành cám ơn.

​’Vào nhà hàng, sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất mà đau lòng!’

Dù nội dung họp tổ Quốc hội chiều 1-6 là về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhưng ông Nguyễn Phước Lộc lại dành thời gian để nói về sân bay Tân Sơn Nhất.

Ông Lộc cho rằng xây dựng sân bay Long Thành là chuyện của nhiều năm tới, trong thời gian đó điều cần nhất chính là làm sao sử dụng tốt nhất hiệu suất của sân bay Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu của người dân, trong bối cảnh sân bay này ngày càng quá tải.

“Đây là việc mà nếu chúng ta không giải quyết thì lòng dân sẽ bất an” – đại biểu TP.HCM nói.

Ông Lộc nhấn mạnh rằng sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải từ trong ra ngoài, từ trên trời xuống dưới đất.

Ông nhắc lại lần kẹt xe khủng khiếp từ 2h chiều đến tận 11h đêm ngày 28-4 vừa qua khiến mỗi người dân chứng kiến đều có cảm giác kinh hoàng.

“Nhưng trong khi đó, đất sân bay lại được cắt ra làm sân golf, nhà hàng khách sạn. Ai có vào sân golf, nhà hàng khách sạn đó mới thấy lòng đau nhói. Trong khi bên cạnh sân bay quá tải, ngoài kia kẹt xe nhích từng chút, thì đất sân bay lại được cắt sử dụng mục đích khác” – đại biểu Nguyễn Phước Lộc xót xa.

“Chúng ta có suy nghĩ gì về việc này không? Tại sao không mở thêm cửa ngõ sân bay cho các hãng hàng không ở vị trí sân golf, nhà hàng khách sạn này?”, ông Lộc đặt câu hỏi với các đại biểu cùng đoàn.

Theo ông, có thể mở thêm cửa sân bay Tân Sơn Nhất ở phía đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình).

“Tôi không nói điềm gở, nhưng nếu có sự cố nào đó thì liệu một con đường Trường Sơn hiện nay có đủ cho chúng ta xử lý được không?” – đại biểu Nguyễn Phước Lộc chia sẻ.

“Chuyện sân bay làm tôi mất ngủ suốt trưa nay!”

Ông Phan Nguyễn Như Khuê – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM thì cho biết trưa nay 1-6, ông nhận được điện thoại của một cán bộ lão thành ở TP, nói về dự án sân bay Long Thành và những vấn đề của sân bay Tân Sơn Nhất.

“Đồng chí lão thành cách mạng nói rất lo khi hiện nay đã có sự biến động nhân khẩu, dân cư rất lớn trong khu vực dự án sân bay Long Thành. Chúng ta có đặt bài toán đúng mức để biết số hộ dân di dời chính xác sẽ là bao nhiêu, đến nơi ở mới có bằng hay tốt hơn nơi ở cũ không”, ông Phan Nguyễn Như Khuê nói.

“Thứ hai, vị lão thành cách mạng này đề nghị đoàn TP.HCM yêu cầu Chính phủ nói rõ về phương án sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất sắp tới. Việc này cần làm rõ để nhân dân thấy xây sân bay Long Thành ở quy mô nào là cần thiết, nhất là trong bối cảnh nợ công tăng cao”.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê chân thành nói: “Tôi đã mất hết 1 tiếng đồng hồ giờ nghỉ trưa để nghe điện thoại và suy nghĩ về lời của vị cán bộ lão thành này. Nói vậy để thấy là cử tri TP.HCM rất quan tâm đến sân bay Long Thành nhưng cũng rất quan tâm đến số phận sân bay Tân Sơn Nhất”.

VIỄN SỰ

Sẽ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng an toàn bay

TTO – Thiếu tướng Lâm Quang Đại, chính ủy Quân chủng phòng không – không quân, nói về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất khi thảo luận tại phiên họp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM chiều 1-6. 

Sẽ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng an toàn bay
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái (giữa) xem bản đồ quy hoạch sử dụng đất tại khu vực quy hoạch sân bay Long Thành (ảnh chụp tháng 7-2016) – Ảnh: A Lộc

Mặc dù nội dung thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận ở tổ chiều 1-6 lại tập trung bàn về những bất cập từ sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của thiếu tướng Lâm Quang Đại, chính ủy Quân chủng phòng không – không quân, nói về sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất khi thảo luận tại phiên họp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

“Sẽ thu hồi sân golf nếu ảnh hưởng quốc phòng và an toàn bay”, ông Đại nêu và cho biết: “Đây là quan điểm nhất quán của Bộ Quốc phòng!”.

Media player poster frame

Thiếu tướng Lâm Quang Đại nói về sân golf trong sân bay

“Sẽ thu hồi sân golf bất kỳ lúc nào, nếu…”

Ngay sau phiên họp, tối 1-6 Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với thiếu tướng Lâm Quang Đại để làm rõ hơn nội dung này.

Ông cho biết với tư cách là đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông đã lắng nghe ý kiến của cử tri TP.HCM, đặc biệt là cử tri quận Tân Bình, phản ảnh về sự quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có vấn đề sân golf trong sân bay. Và mới đây, Bộ Quốc phòng đã có văn bản để trả lời các kiến nghị này của cử tri.

“Tinh thần là chỉ khai thác sân golf ở phần đất chưa có mục đích khai thác quốc phòng ngay, hỗ trợ kinh tế để xây dựng các cơ sở của quân đội, trong điều kiện kinh tế còn hạn hẹp” – thiếu tướng Lâm Quang Đại nói.

Ông cho biết sẽ có các trường hợp chính để thu hồi sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất: “Thứ nhất là Bộ Quốc phòng sẽ thu hồi ở bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu về quốc phòng.

Thứ hai là khi có chỉ thị của cấp trên. Thứ ba là nếu các công trình trên sân golf làm ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn hàng không thì Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết cho thu hồi khi có kiến nghị của Cục Hàng không, Tổng công ty Hàng không Việt Nam hay cao hơn nữa là Bộ GTVT”.

Về việc xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, thiếu tướng Lâm Quang Đại cho rằng: “Đây là vấn đề lịch sử, để xây dựng sân golf này, từ các địa phương đến các bộ ngành đã ban hành đến 133 văn bản. Sân golf này xây từ năm 2007, nhưng chính thức khai thác là năm 2015”.

Đánh giá về tác động của sân golf trong sân bay, ông nói: “Tôi nghĩ công trình sân golf chiếm diện tích nhỏ thôi, 157ha, trong đó sân golf là 132ha. Còn giai đoạn 2 như báo cáo của Bộ Quốc phòng là giai đoạn liên quan đến các hạng mục thể thao thì hiện vẫn chưa xây dựng”.

Ông cho biết vừa qua dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT và Bộ Quốc phòng đã thảo luận để mở sân bay Tân Sơn Nhất ra một hướng mới, sẽ xây dựng thêm một nhà ga lưỡng dụng.

Quân chủng phòng không – không quân được Bộ Quốc phòng chỉ đạo đã di dời các đơn vị gồm một trung đoàn và một lữ đoàn từ Tân Sơn Nhất đi Cần Thơ và Biên Hòa để dành đất quân sự phát triển ngành hàng không, đáp ứng nhu cầu hiện nay của Tân Sơn Nhất.

Theo ông, vấn đề ở sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay là thiếu sân đỗ máy bay và kết nối giao thông với sân bay.

“Không giải quyết, lòng dân sẽ bất an”

Tại phiên họp của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, đại biểu Nguyễn Phước Lộc cũng đề cập điều này khi nhắc đến phần đất sân bay Tân Sơn Nhất bị cắt ra để làm sân golf, nhà hàng.

“Trong khi bên cạnh sân golf là sân bay quá tải, ngoài sân bay kẹt xe nhích từng chút thì đất sân bay lại được cắt sử dụng mục đích khác. Ai có vào sân golf, nhà hàng khách sạn đó mới thấy lòng đau nhói” – đại biểu Nguyễn Phước Lộc nói.

Ông Lộc đặt câu hỏi: “Tại sao không mở thêm cửa ngõ sân bay cho các hãng hàng không ở vị trí sân golf, nhà hàng khách sạn này?”.

Ông Lộc cũng đề cập đến việc mở thêm cửa sân bay Tân Sơn Nhất ở đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) vì cho rằng nếu có sự cố nào đó ở sân bay Tân Sơn Nhất thì với một cửa ngõ vào sân bay như hiện nay rất khó để xử lý. “Đây là việc mà nếu chúng ta không giải quyết thì lòng dân sẽ bất an” – ông Lộc nói.

Thiếu tướng Lâm Quang Đại đã chia sẻ lo lắng này, ông cho biết hướng tới có một nhánh cửa sân bay sẽ mở từ phía đường Hoàng Hoa Thám. Còn về phía bắc có thể mở lối ra từ sân bay được nhưng số tiền đền bù giải tỏa là rất lớn, đây là bài toán khó cho TP.HCM.

Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi theo thiếu tướng Lâm Quang Đại chính là sự vô lý khi tồn tại một sân bay nằm giữa thành phố, ông nói chưa thấy nước nào mà sân bay nằm giữa lòng thành phố.

“Tôi thấy rất nguy hiểm, nếu có sự cố nào đó về hàng không thì không chỉ máy bay mà ở mặt đất tai nạn xảy ra sẽ rất khôn lường” – thiếu tướng Lâm Quang Đại cảnh báo và cho rằng đó là lý do rất quan trọng để xây sân bay quốc tế Long Thành.

Tiền đâu di dời dân tại Long Thành?

Trở lại yêu cầu chính của phiên thảo luận, đa số đại biểu đều nhất trí về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tuy nhiên, hai vấn đề chưa yên tâm chính là kinh phí để thực hiện dự án và đời sống người dân nhường đất cho sân bay Long Thành sẽ ra sao tại nơi ở mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nói: “Nhiều dự án, người dân khi rời đi có nơi ở mới tốt hơn không nhiều. Vì chúng ta không quan niệm tổ chức cuộc sống mới cho người dân mà thiên về hướng bồi thường thu hồi đất, tái định cư”.

Bà Tâm cho rằng phải có quan điểm toàn diện là tổ chức cuộc sống cho người dân, nơi buôn bán làm ăn, chỗ con cái học hành tốt hơn chỗ cũ.

“Để xây sân bay Long Thành, diện tích giải tỏa thu hồi đất rất lớn. Làm sao để không phát sinh vấn đề xã hội, thiệt thòi thuộc về người dân” – bà Tâm nói.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh) cho rằng nghị quyết của Quốc hội (số 94/2015/QH13) về chủ trương xây sân bay Long Thành “quên mất” phần rất quan trọng là thu hồi đất.

Theo ông Tiến, để thu hồi hơn 5.000ha đất cho dự án thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải cần tối thiểu 23.000 tỉ đồng, nhưng trong tờ trình của Chính phủ thì mới chỉ bố trí được 5.000 tỉ đồng.

“Vậy còn hơn 18.000 tỉ đồng thì tìm kiếm từ đâu, và đây là điều rất quan trọng nên đề nghị Chính phủ phải có phương án khả thi” – ông Tiến nêu.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Mạnh Tiến, đại biểu Hoàng Bình Quân (Tuyên Quang) cho rằng phải tính toán rất kỹ và đồng bộ.

Dự án giải phóng mặt bằng liên quan 6 xã, với đối tượng dân cư đông thì “đề nghị phải lường trước, củng cố pháp lý thật rõ ràng, chắc chắn.

Đặc biệt, về nguồn lực, phải tính toán phương án tài chính thật kỹ lưỡng. 23.000 tỉ đồng phải chỉ ra được sẽ lấy từ đâu, chứ không phải chỉ giao cho Bộ GTVT”.

VIỄN SỰ – ĐỨC BÌNH

CẢ THẾ GIỚI ĐÃ KÊU GỌI KÝ TÊN HỦY BỎ NHIỆT ĐIỆN THAN LONG AN, BẠN ĐÃ KÝ TÊN CHƯA?

Chân Trời Mới Media

Cùng chung ta bảo vệ môi trường Việt Nam, ad mong các bạn hưởng ứng mạnh mẽ chiến dịch ký tên phản đối dự án nhiệt điện than tại Long An nhé!

—————

Bất bình về những hậu quả khủng khiếp mà gần 2 triệu người dân Long An và 9 triệu người dân TP HCM sẽ phải gánh chịu khi 2 nhà máy nhiệt điện than Long An đi vào vận hành, cộng đồng quốc tế đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi ký tên hủy bỏ dự án này. Vậy bạn đã ký tên chưa?

👍 Ký tên ngay tại: kyvisongcon.org và nhớ Share bài viết để cứu Long An nhé.

Ngay chính Bill McKibben – cha đẻ của phong trào quốc tế về biến đổi khí hậu 350.org cũng đã khẩn thiết cất tiếng nói, vậy bạn còn chờ gì nữa mà không ký tên hủy bỏ dự án đầy nguy hiểm này!!!
—-

Bộ Công Thương sẽ tiến hành xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện than ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước thuộc tỉnh Long An, dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2024 – 2027. Khi đó, gần 2 triệu người dân Long An và 9 triệu người dân TP HCM sẽ phải đối mặt với sự ô nhiễm trên tất cả các khía cạnh: đất, nước, không khí cùng các mối nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe và sinh kế. Ký tên ngay tại kyvisongcon.org để hủy bỏ dự án này, vì sự sống của đồng bào và của chính mình!

—-
INTERNATIONAL FRIENDS HAVE CALLED FOR SIGNING THE PETITION AGAINST LONG AN COAL POWER PLANT, HAVE YOU SIGNED YET?

Being disappointed about the severe consequences that around 2 million Long An residents and approximately 9 million people living in Ho Chi Minh City are going to suffer from the operation of the two coal-fired power plants in Long An, the international communities have spoken up for terminating this project. Even Bill McKibben, the father of the global climate change movement – 350.org, has eagerly raised his voice, how about you? Have you signed the petition to cancel this dangerous Long An coal-fired power plant yet?
Signing at kyvisongcon.org and sharing this information with more people and more people.

The Ministry of Industry and Trade (Vietnam) is going to construct two coal-fired power plants expected to be put into operation over the period of 4 years from 2024 to 2027 in the two districts of Long An province. At that time, about 2 million residents in Long An and approximately 9 million citizens in Ho Chi Minh City will have to face with pollution in a variety of aspects regarding land, water, air and direct hazards to health and livelihoods. Let’s sign at kyvisongcon.org to terminate this project due to the survival of yours!

Nguồn: 350.org Vietnam

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?

TTO – Trong thành phố có một sân bay. Trong sân bay có một sân golf. Trong sân golf… có gì?

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?
Khách chơi golf trong khi máy bay lên xuống liên tục tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) – Ảnh: VÂN TRƯỜNG
Sân bay Tân Sơn Nhất chật chội, quá tải nặng nề. Trong khi đó sân golf trong sân bay lại thênh thang. Phóng viên Tuổi Trẻ tìm cách vào sân golf đang “nổi tiếng” này để tìm hiểu nhiều chuyện…

Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đã có đại biểu Quốc hội đề nghị thu hồi sân golf để mở rộng sân bay này. Nhưng hiện muốn vào sân golf cũng không hề đơn giản.

Tiếp cận vài lần chúng tôi mới vào được bên trong sân golf có quy mô lên tới 157ha, được chủ đầu tư quảng cáo đạt tiêu chuẩn quốc tế và là “Điểm đến mới – giá trị mới”.

Không phải 
ai cũng được vào

Mỗi lần máy bay cất cánh và hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, không khó để nhìn thấy một khu đất bạt ngàn có nhiều mảng xanh ngay sát đường băng. Ở giữa khu đất ấy có một “tòa lâu đài” hoành tráng.

Mất gần hai tháng chúng tôi mới được đặt chân lên các thảm cỏ mịn của sân golf Tân Sơn Nhất. Ban đầu đi cùng một giám đốc doanh nghiệp ngành xây dựng, vừa mon men ra sân golf, một nam thanh niên mặc đồng phục đã mời lên xe điện chở ra ngoài. Thuyết phục cho đứng từ xa “xem sếp đánh golf”, người này kiên quyết: “Đây là khu vực sân bay, không phải ai cũng vào được!”. Xin chụp vài bức ảnh làm kỷ niệm cũng không được vì đây là… khu vực quân sự!

Trong khi đó, trang web của sân golf Tân Sơn Nhất quảng cáo công khai dịch vụ tham quan, giá vé 540.000-640.000 đồng/người tùy ngày. Một tuần sau chúng tôi quay lại.

Đến quầy lễ tân trong tòa nhà có biển hiệu “Sân golf Tân Sơn Nhất” hỏi mua vé tham quan, các nữ nhân viên ngơ ngác nhìn nhau vì… không biết ai bán vé. Sau một hồi gọi điện hỏi các bộ phận liên quan, nhân viên kiên quyết yêu cầu “phải gọi điện đặt trước”.

Tuy nhiên, dù gọi điện đặt trước, chúng tôi cũng không thể vào trong sân golf.

Cuối cùng, chỉ khi một nhóm doanh nhân Hàn Quốc đã đặt lịch chơi cho đi theo để mang vác bao gậy, chúng tôi mới vào được sân.

Theo các caddy (nhân viên phục vụ sân golf), sân golf này có khoảng 70% khách là người nước ngoài, nhiều nhất là người 
Hàn Quốc.

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?
Ảnh vệ tinh vị trí sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh nhỏ là quy hoạch khu biệt thự, căn hộ, khách sạn… trên trang web của sân golf Tân Sơn Nhất – Đồ họa: VĨ CƯỜNG

Đại công trình 
hoành tráng

Cổng chính sân golf Tân Sơn Nhất nằm trên đường Tân Sơn, được xây dựng hoành tráng, uy nghi, có nhân viên bảo vệ canh gác.

Cụm sân golf này có tới bốn sân A, B, C và D, mỗi sân có 9 lỗ, tổng cộng 36 lỗ. Duy chỉ có một phần sân A nằm phía đường Quang Trung, Q.Gò Vấp; ba sân còn lại bố trí sát với sân bay. Riêng toàn bộ sân C nằm sát hàng rào cây xanh ngăn cách giữa đường băng cất cánh, hạ cánh của sân bay 
Tân Sơn Nhất.

Từ cổng sân golf đi vào một đoạn sẽ thấy tòa nhà lộng lẫy, nguy nga như cung điện nằm phía bên phải. Tòa nhà này được xây dựng theo phong cách bán cổ điển với diện tích lên tới 12.700m2.

Đây là tòa nhà CLB Golf, nhà hàng A La Cart, trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace – được quảng cáo là nhà hàng tiệc cưới 4 sao duy nhất nằm trong sân golf, có sức chứa 2.000 người và có cả bãi đáp trực thăng riêng. Khung cảnh trong sân golf rộng rãi đến thênh thang. Riêng bãi đỗ xe rộng tới 2.050m2, đủ chỗ cho 361 ôtô và 500 xe máy.

Khi đặt chân lên các thảm cỏ sân golf Tân Sơn Nhất, không khó để cảm nhận đây là loại cỏ cao cấp hơn nhiều so với cỏ ở các sân bóng đá hàng đầu VN. Tìm hiểu kỹ mới biết sân golf này sử dụng hai loại cỏ gồm Paspalum Platinum và TifEagle, chỉ có ở các sân golf và sân bóng đá đẳng cấp quốc tế. Ngay các hố cát trên sân golf dùng toàn cát trắng rất đẹp. Các nhân viên tiết lộ cát được chở từ miền Trung về rất công phu.

Theo tìm hiểu, sân golf Tân Sơn Nhất mở cửa cho khách đánh từ sáng đến 22h đêm. Trung bình mỗi ngày có hàng trăm tay golf đến đây chơi và đều phải đặt lịch từ trước. Số caddy làm việc tại đây cũng lên đến hàng trăm người.

Khoảng 2/3 khách chơi golf là người nước ngoài. Chỉ cần đáp máy bay tới sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có xe đón đến sân golf, rất gần.

Các doanh nhân nhận xét sân golf Tân Sơn Nhất không chỉ hoành tráng, thiết kế đẹp mà có khung cảnh “độc” và lạ. Đó là cảnh máy bay liên tục cất cánh và hạ cánh. Các sân B, C và D nằm gần đường băng nên người chơi nghe rất rõ tiếng động cơ máy bay gầm rú khi cất cánh.

Nhiều khách đánh golf nói rất thích cảm giác âm thanh này. Cảnh các tay golf đứng trên thảm cỏ mịn như nhung vụt gậy, hậu cảnh là những chiếc máy bay to lớn sơn xanh, đỏ, trắng vút lên khỏi đường băng không phải sân golf nào cũng có.

Hôm đó được ngắm hàng chục chiếc máy bay cất cánh ngay sát hàng rào sân golf, chúng tôi mới hiểu hết ý nghĩa của từ “Best view” (khung cảnh đẹp nhất) mà các doanh nhân Hàn Quốc nói khi bước vào sân golf Tân Sơn Nhất.

Bên trong sân golf Tân Sơn Nhất có gì?
Tòa nhà hoành tráng này là Câu lạc bộ golf, Him Lam Palace Tân Sơn Nhất và nhà hàng Him Lam – Ảnh: VÂN TRƯỜNG
Sân golf “mở” duy nhất trong nội thành TP.HCM

Sân golf Tân Sơn Nhất được khai trương tháng 8-2015 cùng với trung tâm hội nghị tiệc cưới Him Lam Palace. Sân golf này được thiết kế bởi Công ty Nelson&Haworth Golf Course Architects – là nhà thiết kế sân golf hàng đầu thế giới.

Trang web của sân golf Tân Sơn Nhất tự giới thiệu: “Sân golf tọa lạc ngay liền kề với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và là sân golf ‘mở’ duy nhất nằm trong khu vực nội thành TP.HCM”.

VÂN TRƯỜNG – HOÀNG ĐIỆP

Từ chuyện sân bay – sân golf: Cái gì nặng hơn lòng dân?

TTO – Hơn 4.500 ý kiến bạn đọc dội về tòa soạn Tuổi Trẻ mấy ngày qua. Và rất nhiều cuộc điện thoại gọi vào đường dây nóng của báo. Các ý kiến ấy đều lên tiếng một chuyện thôi: sân golf Tân Sơn Nhất!
Tại rất nhiều cuộc tiếp xúc cử tri Q.Tân Bình (nơi đóng sân bay Tân Sơn Nhất) của các đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu HĐND TP.HCM thời gian qua, rất nhiều cử tri đã liên tục đề nghị các đại biểu có ý kiến với TP.HCM, Chính phủ và Quốc hội để thu hồi sân golf nhằm mở rộng sân bay, giảm tình trạng kẹt xe, ngập nước hiện nay ở Q.Tân Bình. Trong ảnh: Cử tri Lê Văn Sang (P.13, Q.Tân Bình) đặt vấn đề về sân golf trong buổi tiếp xúc cử tri sáng 17-8-2016 – Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Và họ đã bỏ phiếu chống.

Chuyện không phải bây giờ. Câu hỏi cử tri cứ vang lên ngày càng gay gắt mỗi khi Quốc hội, Hội đồng nhân dân TP.HCM sắp họp, rồi họp xong.

Nhưng câu trả lời hình như vẫn nằm đâu đó trong sân golf mênh mông.

Sân golf mênh mông 157ha đó, chỉ cho vài trăm người chơi. Những biệt thự, cao ốc sắp mọc lên đó, cho mấy trăm người ngụ. Lợi nhuận đó, cho 1, 2, 3, 4 người và lợi ích đó cho những “nhóm lợi ích”…

So được không, hàng ngàn chuyến bay, hàng triệu hành khách, triệu tấn hàng hóa.

So được không, ngoài kia: quá tải, tắc đường, rồi lạ kỳ “giải cứu sân bay”.

Hơn 4.500 ý kiến gửi về Tuổi Trẻ. Đọc mà thấy lòng còn nhói hơn đại biểu Quốc hội Nguyễn Phước Lộc.

Vậy thì, cái gì nặng hơn lòng dân đây?

Xin đừng nói đó là tiền!

BÙI THANH

Ủy viên Bộ Chính trị nào ở VN từng bị kỷ luật?

BBC

Trong hệ thống chính trị của Việt Nam sau 1975, thành viên Bộ Chính trị là những nhân vật cao cấp nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền và việc kỷ luật họ là rất hiếm khi xảy ra.

Vì vậy, dư luận rất quan tâm việc hôm 27/4 Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.

Tuy vậy, kể từ Đại hội 6 của Đảng cầm quyền ở Việt Nam năm 1986 cũng đã có một số trường hợp ủy viên Bộ Chính trị nhận những hình thức kỷ luật khác nhau.

Trần Xuân Bách

Tại Đại hội 6 của Đảng Cộng sản năm 1986, ông Trần Xuân Bách được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Ông cũng là Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.

Nhưng tại Hội nghị Trung ương lần thứ tám năm 1990, ông nhận quyết định cách chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Uý viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng “vì đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây ra nhiều hậu quả xấu”.

Cuốn sách Nguyễn Văn Linh – Tiểu sử (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2007) cho biết thêm hội nghị này “xử lý kỷ luật đối với đồng chí Trần Xuân Bách” “vì đã tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và kỷ luật của Đảng, gây nhiều hậu quả xấu”.

Ông Nguyễn Văn Linh là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 đến 1991.

Nguyễn Hà Phan

Ông Nguyễn Hà Phan từng là Phó Chủ tịch Quốc hội và trở thành Ủy viên Bộ Chính trị năm 1993, được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.

Nhưng trước khi Đại hội Đảng diễn ra năm 1996, xuất hiện đơn thư tố cáo ông Hà Phan “đã từng khai báo nghiêm trọng” khi bị bắt năm 1958 trong thời chiến tại miền Nam.

Ngày 17/4/1996, Trung ương Đảng họp biểu quyết khai trừ ông Nguyễn Hà Phan ra khỏi Đảng.

Trương Tấn Sang

Ông Trương Tấn Sang được bầu vào Bộ Chính trị năm 1996, giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2000, ông trở thành Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Năm 2001, ông tiếp tục vào Bộ Chính trị và giữ chức Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Nhưng tại Hội nghị Trung ương 7 năm 2003, ông bị kỷ luật “bằng hình thức khiển trách”.

Thông cáo chính thức khi đó nói việc kỷ luật là vì “trong thời kỳ làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (khóa VI) chưa làm tròn trách nhiệm trong việc chỉ đạo điều tra, ngăn chặn những hoạt động tội phạm của Trương Văn Cam cùng đồng bọn và có những khuyết điểm trong công tác cán bộ”.

Tuy vậy, đến Đại hội Đảng X năm 2006, ông tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị, giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

Tại Đại hội XI năm 2011, ông tiếp tục ở trong Bộ Chính trị, trở thành Chủ tịch nước.

Năm 2016, ông xin không tái cử tại Đại hội XII và thôi chức Chủ tịch nước.

VN: Dân sẽ bầu tổng thống đồng thời là lãnh đạo Đảng?

BBC

Lần đầu tiên ý tưởng gộp hai vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền và nguyên thủ quốc gia vào làm một được đề nghị công khai tại Việt Nam, kể cả trong khuôn khổ thể chế độc đảng.

Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vừa có bài trên trang Tia Sáng đề nghị giải pháp “nhất thể hóa” để lập ra chức Tổng thống, người cũng là lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong bài “Nhất thể hóa theo mô hình tổng thống lưỡng tính” (11/06), ông đề cập đến các nguyên tắc chung về hai thể chế mà quốc tế gọi là tổng thống chế và mô hình đại nghị.

Tuy nhiên, khi nói đến Việt Nam, ông Nguyễn Sĩ Dũng đã đi thẳng vào vấn đề như sau:

“Ở nước ta, với mô hình một đảng cầm quyền, Tổng thống có thể trao đổi thống nhất ý kiến với Đảng đoàn Quốc hội trước khi giới thiệu ứng cử viên giữ chức danh Thủ tướng.”

“Khác với Tổng thống, Thủ tướng trong mô hình tổng thống lưỡng tính sẽ phải tương tác thường xuyên với Quốc hội, giải trình chính sách với Quốc hội và bị Quốc hội giám sát.”

Ông cũng đề cập tới nhu cầu phải sửa đổi Hiến pháp như “một nhu cầu bắt buộc” một khi cơ cấu chính trị này được lựa chọn.

Các chi tiết về thủ tục ra sao một khi Việt Nam đi theo một trong hai mô hình này có lẽ là chuyện của tương lai, nhưng đây là lần đầu tiên, vấn đề “nhất thể hóa” với các chức danh cụ thể được đăng tải ở Việt Nam.

‘Tổng thống’ hay ‘Chủ tịch’?

Chẳng hạn, ông Nguyễn Sĩ Dũng không gọi người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư như hiện nay mà bỏ ngỏ chức danh này, và chỉ gọi là “lãnh đạo Đảng”.

Về chức danh người đứng đầu Nhà nước, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất gọi là Tổng thống.

Điều đáng chú ý là trong các văn bản tiếng Anh, Việt Nam đã công nhận chức danh Tổng thống (president) chứ không gọi là “chairman” (chủ tịch).

Trung Quốc cũng đã bỏ khái niệm “chairman” từ lâu và chỉ còn dùng để nói đến cố Chủ tịch Mao Trạch Đông (Chairman Mao).

‘Nên bầu trực tiếp Tổng thống Việt Nam’

PETER MUHLY/Getty Images
Ông Tập Cận Bình một mình diễn màn đá bóng: Trung Quốc đã ‘nhất thể hóa’ chức lãnh đạo Đảng CS và Chủ tịch nước từ nhiều nhiệm kỳ trước

Thêm nữa, lần đầu tiên ông Nguyễn Sĩ Dũng gợi ý nên cho tổ chức bầu tổng thống trực tiếp ở Việt Nam.

Trong phần đầu bài, ông nêu ra cách tổ chức chung của chế độ tổng thống:

“Tổng thống trong mô hình tổng thống lưỡng tính do toàn dân bầu ra nên độc lập với Quốc hội và không chịu trách nhiệm trước Quốc hội.”

Còn về nhân vật thứ ba, ông đề nghị “Trong mô hình này, ngoài Tổng thống, còn có một yếu nhân khác cũng nắm quyền hành pháp là Thủ tướng.”

‘Nhất thể hóa’ để tránh chồng chéo?

Hiện chưa rõ các đề nghị của ông Nguyễn Sĩ Dũng được hưởng ứng ra sao tại Việt Nam sau khi bài ý kiến của ông được đăng trên diễn đàn của một báo nhỏ là trang Tia Sáng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều được nói đến những năm qua là vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam có một bộ máy riêng, bao trùm lên bên hành pháp.

Đảng này nhận vai trò “lãnh đạo” mà không phải một cơ quan lập pháp.

Ngoài việc bộ máy Đảng và chính quyền “chồng chéo”, người ta cũng nói về con số nhân sự tốn kém mà tất cả đều do ngân sách nuôi.

Nhu cầu ‘nhất thể hóa’ trong phạm vi một đảng cộng sản nắm quyền ở Việt Nam đã được tiếp cận công khai dù người ta không dùng các khái niệm như trong bài trên của ông Nguyễn Sỹ Dũng.

Hồi tháng 3/2017 đã có hội thảo do Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 6 của Đảng Cộng sản tổ chức lấy ý kiến vào dự thảo đề cương đề án “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Các báo Việt Nam tường thuật về sự kiện này đã chạy tựa là “Khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan Đảng”.

Các nước có cấu trúc thể chế ra sao?

Ở nhiều nước trên thế giới, lãnh đạo (leader) của đảng cầm quyền không nhất thiết phải là chủ tịch (chairman) của đảng đó.

Đây là các trường hợp “chairman” của đảng Bảo thủ Anh và đảng Cộng hòa ở Mỹ.

Chủ tịch chỉ là người điều hành công việc riêng của đảng này nhưng lãnh đạo đảng hoặc làm Thủ tướng (Anh), hoặc Tổng thống (Hoa Kỳ).

Còn tại Trung Quốc chủ tịch Đảng Cộng sản cũng là Chủ tịch nước, và hiện nay người nắm hai chức vụ này là ông Tập Cận Bình.

Jack Taylor/Getty Images
Ông Patrick McLoughlin ‘vui sướng rời Downing Street’ sau khi được bà Theresa May phong cho chức Chủ tịch đảng Bảo thủ Anh hồi tháng 7/2016

Trên thực tế, ở Nhật Bản và Anh Quốc, thủ tướng vừa điều hành chính phủ, vừa là người nắm chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước.

Đó là vì truyền thống của họ giữ lại hoàng gia với hoàng đế (Nhật Bản) hay nữ hoàng (Anh Quốc) là nguyên thủ quốc gia nhưng chỉ có quyền lực tượng trưng, để thủ tướng có thực quyền.

Ở Anh, chính thủ tướng đương quyền lại là người bổ nhiệm chức chủ tịch Đảng.

Chủ tịch Đảng Bảo thủ Anh, ông Patrick McLoughlin được bà Theresa May phong cho chức này hồi tháng 7/2016.

Thủ tướng có quyền rất to cũng là trường hợp của một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Brunei và Malaysia.

Còn tại Pháp, Ba Lan, Đức và nhiều nước châu Âu khác, thủ tướng chỉ là người đứng đầu nội các và điều hành chính phủ, dưới quyền của tổng thống.

Tương tự như thế, ông Nguyễn Sĩ Dũng đề nghị để Thủ tướng Việt Nam là người đứng đầu nội các và điều hành công việc hàng ngày của chính phủ.

NGƯỜI ANH HÙNG RICKY BEST CÓ VỢ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Tigon Le
Nữ Thống Đốc Kate Brown và Thiếu Tướng Michael Stencel đang lắng nghe lời cầu nguyện trong lễ an táng tại nghĩa trang.

PORTLAND – Dư âm về cái chết anh hùng, can đảm của ông Ricky Best còn vang vọng tại một thành phố vẫn chưa nguôi ray rứt vì hành động tàn ác của một kẻ kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo xảy ra gần hai tuần trước đây. Người địa phương cũng chia sẻ niềm thương yêu của họ dành cho người vợ gốc Việt và bốn đứa con của ông Ricky Best.

Bà Mỹ-Hạnh Best đã xúc động sau khi nhận được lá cờ phủ quan tài của chồng bà.

Vào ngày thứ Hai vừa qua, hàng trăm người đã tụ tập dự tang lễ tại Thánh Đường Công Giáo Christ the King ở Milwaukie, một thị xã nằm ở ngoại ô phía nam của thành phố Portland, Oregon để tôn vinh cuộc sống của Ricky Best, một trong hai người đã bị giết chết vào hôm thứ Sáu, 26 tháng Năm, trong một cuộc tấn công trên một đoàn tàu MAX.

Bà Mỹ-Hạnh Best cùng các con trong lễ hạ huyệt quan tài của chồng bà là ông Ricky Best tại Nghĩa Trang Quốc Gia Willamette ở Portland, Oregon ngày thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Trong ngày thứ Hai, 5 tháng Sáu, nhiều người không quen biết nhau đã ngồi đầy kín trong nhà thờ có sức chứa 750 người, và họ mở đầu chương trình tang lễ bằng những câu hát tiếng Anh và mang ý nghĩa, “Họ sẽ biết chúng ta là Kitô hữu, nhờ tình yêu của chúng ta, nhờ tình yêu của chúng ta. Chúng ta sẽ bước đi với nhau, chúng ta sẽ nắm tay nhau cùng bước.”

Ông Best, 53 tuổi, là một kỹ thuật viên làm việc cho Sở Dịch Vụ Phát Triển của chính quyền thành phố Portland. Ông đã trên đường về nhà ở Happy Valley chiều thứ Sáu, thì bỗng một người đàn ông trên một chiếc xe lửa Green Line bắt đầu la hét mắng chửi hai cô gái tuổi thiếu niên. Ba người đàn ông trên tàu đứng lên để can thiệp, và bị đâm vào cổ. Ông Best và anh Taliesin Myrddin Namkai-Meche, 23 tuổi, đã chết vì những vết thương nặng.

Trâm-Anh Best đang ôm bức chân dung của cha trong lễ an táng.

Ông Best mất đi để lại bà vợ là bà Mỹ-Hạnh Best (họ Việt là Dương), 52 tuổi, ba con trai tuổi thiếu niên tên là Erik, Isaac, David, và cô con gái út tên Trâm-Anh Best 12 tuổi. Những người trong gia đình đều là giáo dân tại Nhà Thờ Christ the King.

Nhà thờ này có một viên gạch màu đỏ được khắc tên gia đình Best tưởng nhớ khoản tiền mà gia đình đã hiến tặng cho trung tâm giáo xứ được hoàn thành mới đây. Hôm thứ Hai, viên gạch này được bao quanh bởi những đóa hoa hồng màu trắng và những hòn đá, dùng làm một đài tưởng niệm nhỏ trong sân giáo đường.
Bà Ida Bauman, một giáo dân và là một người bạn của gia đình, dừng lại nơi đài tưởng niệm trước buổi lễ.
Bà nói với nhật báo The Oregonian, “Ông ấy là một vị tử đạo thời nay.”

Linh mục Rick Paperini cũng dùng từ ngữ “vị tử đạo,” khi mô tả những việc ông Best làm. Linh mục Paperini nói trước công chúng dự lễ, “Tôi hoàn toàn kinh ngạc khi nghe nói về vụ bi thảm này, nhưng tôi không kinh ngạc khi nghe những việc ông Ricky đã làm.” Và linh mục trích dẫn Thánh Kinh, “Hãy yêu thương nhau như tôi yêu thương anh em. Không ai có tình thương lớn hơn thế này, hy sinh mạng sống mình cho bạn bè của mình.”

Bà Mỹ Hạnh và bốn người con ngồi ở hàng ghế đầu. Họ quấn những chiếc khăn màu trắng trên đầu, để tượng trưng cho việc chịu tang theo những nghi thức của phong tục Việt Nam. Những người dự tang lễ mô tả gia đình Best là những người Công Giáo mộ đạo. Con cái họ đều đi học ở ngôi trường bên cạnh nhà thờ, và tình nguyện làm những người giúp lễ.

Thị Trưởng Ted Wheeler của Portland cũng tham dự. Cô Destinee Mangum, 16 tuổi, một trong những thiếu nữ bị chửi mắng trên chuyến tàu cũng đến dự. Cô ôm từng người trong gia đình Best sau buổi lễ. Một thân nhân của bà Mỹ-Hạnh đã đọc bài tưởng nhớ bằng tiếng Việt. Các diễn giả khác, trong số đó có một người con trai của ông Best, đã mô tả ông là một người cha gia đình khiêm tốn đã trở thành một người tử vì đạo trong cái chết.

Bà Katherine Best, em ông Ricky Best, và con gái Isabeau đã xúc động trong lúc quan tài được hạ huyệt

Trong một bài tụng ca ngắn gọn, anh Erik Best, con trai ông Best, nói rằng cha anh hiểu rằng hành động là quan trọng hơn lời nói. Erik nói rằng cha là một người “con của Chúa.”

Tổng Giám Mục Alexander K. Sample nói rằng hành động của những người đứng lên chống kẻ ác trên chuyến tàu ấy là “một hành động tuyệt vời chứng tỏ tình thương con người, nhân phẩm và lòng tôn trọng người khác.”

Và khi biết rằng ông Ricky Best là một trong những người đứng lên, vị giám mục nói rằng ông cảm thấy hãnh diện. “Hãnh diện rằng một thành viên trong cộng đồng Công Giáo chúng ta, ở đây trong khu vực Portland, đã thực sự làm chứng cho ý nghĩa của việc trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, yêu thương người khác như yêu chính bản thân, như Đấng Cứu Rỗi của chúng ta đã dạy.”

Hai cô gái trên chuyến tàu ấy trở thành mục tiêu của những lời lẽ hung hăng thù ghét Hồi Giáo, trước khi ông Best và hai người khác can thiệp, theo các nhân chứng và cảnh sát cho biết.

Một trong bốn người con của ông Ricky Best đã ôm cô Destinee Mangum, 16 tuổi, tại buổi lễ ở nhà thờ ngày thứ Hai. Destinee là một trong hai cô gái bị một kẻ mắng chửi với những lời kỳ thị, khiến ông Best và hai người khác phải đứng dậy để bênh vực cô

Thánh Lễ Công Giáo đã kết thúc bằng một sứ điệp từ Kinh Koran, trong lúc anh Harris Zafar, giám đốc tiếp cận cộng đồng của nhà thờ Hồi Giáo Rizwan, phát biểu.

Ông Zafar nói, “Nếu tôi có cơ hội để gặp ông Best hôm nay, tôi chỉ nói xin cảm ơn ông. Cảm ơn ông vì ông là người cha mà tôi đã cố gắng để trở thành, và là con người tôi đang cố gắng để trở nên. Kinh Koran nói rằng bất cứ ai lấy đi một mạng sống, điều đó như thể là người ấy đã hủy diệt toàn thể nhân loại, nhưng ai cứu được một mạng sống, thì giống như thể đã cứu được toàn thể nhân loại.”

Sau buổi lễ, gia đình mời các thành viên cộng đồng đứng hai bên lộ trình đám đưa tang, từ Nhà Thờ Christ the Church đến Nghĩa Trang Quốc Gia Willamette, nơi ông Best được chôn cất với những nghi thức quân đội. Khi quan tài được rước từ nhà thờ đến nghĩa trang quốc gia (ông Best được chôn ở nghĩa trang này vì ông là cựu quân nhân Bộ Binh, đã phục vụ trong quân đội được 23 năm), nhiều người đã đứng ở hai bên đường ở thị xã Milwaukie, tay cầm cờ Mỹ để vẫy chào tiễn biệt khi đám rước đi qua nơi đứng của họ.

Sau khi quan tài được hạ huyệt, một sĩ quan đã mang lá quốc kỳ trao tận tay cho bà Mỹ-Hạnh Best. Nữ Thống Đốc Kate Brown cũng trao cho gia đình bà Mỹ-Hạnh Best lá cờ của tiểu bang và bảng tri ân để ghi nhớ hành động nhân đạo của ông Ricky Best.

Hundreds of mourners pay tribute to Oregon train hero who was stabbed to death when he defended two teenage girls from a violent white supremacist

•Ricky Best, 53, was remembered as a hero at his funeral in Milwaukie, Oregon
•He intervened when a man started yelling at two teenage girls on a Portland train
•The man stabbed Best and two other men in the neck, killing Best and one other
•Hundreds attended Best’s funeral Monday, including one teen he intervened for
•The Army vet was buried with military honors and leaves behind his wife, three teenage sons and a 12-year-old daughter

Chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước?

Phần sân khu C của sân golf Tân Sơn Nhất hầu như nằm dọc theo hàng rào của sân bay, cách đường băng chỉ vài chục mét – Ảnh: Zing.vn

   Đại tá – Phi công Nguyễn Thành Trung đề nghị, hãy vì an toàn bay mà giải quyết dứt điểm vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất và ông cũng băn khoăn “không hiểu tại sao chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước?”.

Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung nhận định việc một sân golf nằm trong sân bay như Tân Sơn Nhất (TP.HCM) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay. Ông nói trên Dân Việt hôm 9.6, giữa lúc dư luận đang hướng đến sự việc sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên bị quá tải nhưng lại có một sân golf 36 lỗ nằm bên trong sân bay.

“Không nước nào chấp nhận có một sân golf nằm bên trong khuôn viên sân bay” mà “sân golf này còn có cả nhà cao tầng, khách sạn nữa”, Đại tá Nguyễn Thành Trung nói.

Ông cho rằng, ngày trước diện tích sân bay Tân Sơn Nhất rất lớn nhưng hiện đã bị thu hẹp nhiều, giờ lại có cả sân golf nên quá tải là tất nhiên và cứ đà này, 2 năm nữa hành khách không thể nào đi máy bay được nữa.

Cùng với những nhận định trên, Đại tá Nguyễn Thành Trung đề nghị hãy vì an toàn bay mà nên giải quyết dứt điểm. “Tôi không hiểu tại sao chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước?”, Dân Việt dẫn lại lời ông.

Cũng theo Dân Việt thì sân golf Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư có một hạng mục dường như không đúng với thiết kế ban đầu. Dù báo đã liên lạc với ông Nguyễn Thành Quang – Phó Tổng giám đốc công ty Long Biên để nhanh chóng làm rõ thêm vấn đề, nhưng đại diện của Long Biên đã 5 lần 7 lượt thoái thác việc trả lời với nhiều lý do khác nhau.

Sân golf Tân Sơn Nhất có tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỉ đồng, tổng diện tích 157ha, trong đó phần sân golf chiếm 111 ha gồm 36 lỗ, chia làm 2 khu, được ngăn cách bởi đường N1. Khu 9 lỗ giáp với quận Gò Vấp, khu 27 lỗ giáp với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Hạ tầng khu biệt thự có diện tích khoảng 14ha gồm chung cư cao tầng (8 lô với 1.000 căn hộ), trung tâm thương mại, khu biệt thự (54 căn) và 1 khách sạn 5 sao. Chủ đầu tư cho biết tất cả sẽ được cho thuê chứ không bán. Về cụm trường học mẫu giáo, trường cấp 1, 2, chủ đầu tư nói sẽ vừa phục vụ dự án, vừa đáp ứng chỗ học cho các hộ dân nằm trong khu vực. Thời gian thuê đất là 50 năm.

Sẽ thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào

Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 1.6, Thiếu tướng Lâm Quang Đại, Phó chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc phòng cho biết, thời điểm xây dựng sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất là muốn tận dụng đất còn nhàn rỗi trong sân bay để phát triển kinh tế, củng cố hệ thống doanh trại của các cơ quan đơn vị quân đội.

Song, Bộ Quốc phòng đã thống nhất sẽ thu hồi sân golf trong Tân Sơn Nhất bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu về quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên. Tất cả công trình trên sân golf nếu làm ảnh hưởng an toàn hàng không, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết dừng khi có ý kiến của ngành hàng không, ông Đại cho biết.

A.T