Home Blog Page 1426

Dân đói nghèo mà Đảng vẫn quang vinh !

0
Quyen K Tran

Em lớn lên đất nước đã “yên bình”,
Không tiếng súng, đạn bay hay pháo nổ,
Chẳng còn cảnh những người dân đói khổ,
Ăn bo bo độn khoai sống qua ngày.

Em yêu Bác với trái tim thơ ngây,
Em yêu Đảng với tâm hồn khờ dại.
Yêu tất cả những gì là “vĩ đại” !
Mác-Lê Nin soi sáng lối em đi…

Nhưng từ khi tuổi mười tám qua đi,
Em ngỡ ngàng hiểu ra bao sự thật,
Những trang sử hào hùng vào bậc nhất,
Là trò lừa của thế kỷ mà thôi !

Đất nước này ngày càng thấy xa xôi,
Khi quyền lực không thuộc về dân chúng,
Khi Đảng nắm trong tay quyền tham nhũng
Quyền hy sinh biển đảo của cha ông.

Đất nước này độc lập nữa hay không ?
Khi giặc Tàu tràn lên khắp bờ cõi,
Khi chính quyền chẳng buồn cất tiếng nói,
Chỉ ngồi im nhìn dân chúng lầm than.

Dân tộc này sinh khí đã tiêu tan
Nợ chồng nợ dân ngóc đầu không nổi.
Quan tham lam dở toàn trò bỉ ổi,
Vẽ công trình, vẽ dự án mà xơi.

Rồi lòng dân oán hận khắp muôn nơi,
Đồng ngập mặn, biển phơi đầy xác cá,
Sông đã cạn và rừng thì hết lá,
Dân đói nghèo mà Đảng vẫn quang vinh !

Kẻ hiền tài bỏ đất nước điêu linh,
Đi tìm chốn yên bình nơi xứ lạ.
Kẻ ở lại lặng thinh như sỏi đá,
Ai cất lời Đảng đàn áp không tha.

Việt Nam ơi lịch sử ngàn năm qua,
Đổ máu xương giữ vẹn toàn đất nước.
Dù khó khăn vẫn tiến về phía trước,
Để bây giờ sông núi vọng ngàn xưa ?

P/s:Bài thơ hay nhưng không biết nguồn xin được viết lên đây cho mọi người cùng đọc

Dinh thự nguy nga của gia đình Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái

kienthuc.net.vn
Dư luận chưa hết xôn xao về biệt phủ của Giám đốc Sở TNMT Yên Bái thì đến lượt tư dinh của Giám đốc Sở KH&ĐT khiến người dân phố núi sốc.

Thông tin phản ánh về hiện tượng giàu có bất thường biểu hiện nhiều nghi vấn của một vị quan chức, thuộc Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái, có nội dung nêu rõ những hạng mục sai phạm như lợi dụng chức quyền luân chuyển cán bộ, đưa người nhà vào Sở không đúng quy trình.

Đấu thầu sai quy định công trình Ngòi Thia khi chưa có hiệu lực đã tiến hành thi công, và có dấu hiệu tham nhũng từ các dự án WB (tổ chức khống lớp tập huấn rút 6 tỷ đồng của nhà nước). Cùng với đó là một ngôi dinh thự khủng của lãnh đạo Sở KH&ĐT.

Điểm nhấn bề ngoài là ngôi biệt thự vừa được hoàn thiện đưa vào sử dụng gần 1 năm nay, có giá trị nhiều tỷ đồng của gia đình Giám đốc Sở nằm ở vị trí đắc địa giữa trung tâm TP Yên Bái.

Với chiều ngang khoảng gần 20m bám mặt đường Nguyễn Tất Thành, có khuôn viên tường rào bao bọc ngôi biệt thự nổi bật giữa những nhà dân xung quanh về sự hoành tráng bề thế đường nét sắc sảo nhưng lại luôn trong tình trạng cửa đóng then cài rất bí hiểm.

Để xác minh thông tin phản ánh của người dân, ngày 14/6/2017 phóng viên Pháp luật Plus đã có mặt tại tỉnh Yên Bái để ghi nhận sự việc.

Tuy nhiên, sau khi được xem hình ảnh và hỏi về ngôi biệt thự đồ sộ nằm tại tổ dân phố 12, thì cả Chủ tịch và phó Chủ tịch phường Yên Thịnh đều lắc đầu không rõ của ai và có từ bao giờ, phải chờ mất một lúc để gọi điện thoại xác minh, ông Hoàng Trung Phi – Chủ tịch phường Yên Thịnh mới có câu trả lời.

“Đó là ngôi nhà của ông Vũ Xuân Sáng – Giám đốc Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái, còn nó được xây dựng khi nào và đứng tên ai thì phải hỏi cán bộ địa chính, nhưng hôm nay thì cán bộ ấy đi tăng cường trên thành phố rồi”

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-5
Ông Hoàng Trung Phi – Chủ tịch UBND phường Yên Thịnh (Ảnh: Tiến vũ)

Còn ông Phạm Đức Thiện – Tổ trưởng dân phố 12 thì cho rằng: “Ông Nguyễn Xuân Sáng là Giám đốc sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh, nhưng khi về sinh sống tại địa phương không hề tuân thủ bất kỳ quy định nào của tổ xóm, phớt lờ các khoản đóng góp, thậm chí không thèm khai báo hộ khẩu nên tổ 12 chúng tôi cũng không nắm rõ là gia đình có bao nhiêu người, chỉ biết hình như vợ ông ấy là thượng tá Công an thì phải”

Ông Chu Đức Miền – Bí thư chi bộ tổ 12 cũng nhận xét: “Không biết trước đó ở nơi khác thế nào, chứ từ khi về địa phương chúng tôi thì gia đình ông Vũ Xuân Sáng sống khép kín không quan hệ với ai và không tham gia bất cứ sinh hoạt gì với tổ xóm, bên Công an cũng không thông báo về cơ sở, nếu đúng nguyên tắc thì ông Sáng phải mang sổ hộ khẩu tới tổ trưởng dân phố để khai báo nhưng đằng này thì không, có thể vì họ là lãnh đạo cấp cao nên không cần thiết làm việc đó”.

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-6

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-7
Dinh thự nguy nga của gia đình Giám đốc Sở KH&ĐT Yên Bái.

Cũng trong ngày 14/6, phóng viên tới UBND TP Yên Bái để dặt lịch làm việc nhưng ông Nguyễn Xuân Thủy – Chủ tịch TP đi vắng, ông Nguyễn Thanh Tú – Chánh văn phòng UBND thành phố nhận được câu hỏi đã trả lời không nắm rõ sẽ xin ý kiến lãnh đạo và liên lạc lại sau.

Chiều ngày 14/6, phóng viên đã tìm tới Sở Kế hoạch & đầu tư tỉnh Yên Bái thì nhận được câu trả lời là lãnh đạo đi họp. Liên lạc qua điện thoại, ông Vũ Xuân Sáng – Giám đốc Sở cho biết: “Tôi đang đi họp, dạo này họp liên miên, mai vẫn phải họp nên không thể hẹn trước được lịch làm việc với các anh được ”

Dinh thu nguy nga cua gia dinh Giam doc So KH&DT Yen Bai-Hinh-8
Phía sau ngôi biệt thự khủng (Ảnh: Tiến Vũ)

Vậy có hay không việc luân chuyển cán bộ, đưa người nhà vào làm việc tại Sở sai quy trình, đấu thầu công trình Ngòi Thia chưa có hiệu lực đã tiến hành thi công, và có dấu hiệu tham nhũng từ các dự án WB (tổ chức khống lớp tập huấn rút 6 tỷ đồng của nhà nước)?

Đề nghị UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ những thông tin phản ánh của người dân liên quan đến những dấu hiệu sai phạm của lãnh đạo Sở KH&ĐT Yên Bái.

Người dân Đồng Tâm nên chuẩn bị gì trước vụ khởi tố của chính quyền

Trong khi người dân tỏ ra mất niềm tin vào chính quyền vì thái độ mà họ cho là lật lọng thì một số luật sư cho rằng trong vụ Đồng Tâm- không cứ khởi tố vụ án là phải khởi tố bị can và văn bản mà chủ tịch thành phố Hà Nội ký không có ý nghĩa pháp lý. 
Bích Ngọc
Báo chí trong nước hôm 13/6 đưa tin rằng cơ quan cảnh sát điều tra (Công an Hà Nội) đã khởi tố vụ án hình sự liên quan việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để “điều tra về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật Hình sự).

Quyết định này được đưa ra gần hai tháng sau khi đích thân chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tới hiện trường, tìm cách giải cứu những người được cho là lực lượng cảnh sát cơ động và đã ký vào bản cam kết đề ngày 22/4 với sự chứng kiến của luật sư và các đại biểu quốc hội, trong đó, ông Chung cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nhân dân xã Đồng Tâm”.

Người thân của ông Lê Đình Kình, nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm, cho biết rằng ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong đó nhà lãnh đạo này đã nói rằng “không có con dấu của chính quyền” trên tờ cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự” mà ông Chung đã ký vào hồi tháng Tư.

Hôm 14/6, trả lời BBC qua điện thoại từ thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ông Lê Đình Kình nói:

“Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện ngay cho ông Chung. Đến giờ phút này, tôi vẫn tin vào Đảng, có Đảng là có tất cả, nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo”.

Người nhà của ông Kình cũng cho biết rằng cụ ông 82 tuổi “đang mệt vì chỗ gãy chân lần trước trong vụ thu hồi đất đang đau đớn”.

Trước phản ứng này của chính quyền, nhiều người dân trong nước đã tỏ thái độ bất bình, phẫn nộ về cách làm việc bất nhất, hai lời của chính quyền Hà Nội.

Một người dân không muốn nêu tên vì lo ngại bị chính quyền “gây khó dễ”, cho biết rằng các dân làng “đang rất phẫn nộ”.

“Đường đường là một chủ tịch thành phố có chức, có quyền, nói trước bao nhiêu công chúng, một nghìn dân, vạn dân, nói chung là khắp cả thế giới, mà bây giờ ông Chung lại lật lọng như thế thì người ta rất là phẫn nộ.”

Trả lời VOA Việt Ngữ, luật sư Hà Huy Sơn nói rằng tờ giấy đó “không dựa trên một cơ sở pháp lý nào” và rằng việc khởi tố này “đúng thẩm quyền, còn chuyện có tội hay không thì phụ thuộc vào kết quả điều tra”.

Luật sư Võ An Đôn cũng đồng tình với ý kiến của ông Sơn về chuyện giấy cam kết “không có giá trị pháp lý” và việc khởi tố “hoàn toàn đúng quy định pháp

“Vụ này chính quyền không khởi tố thì nó sẽ tạo ra một tiền lệ là người dân không có sợ, và sẵn sàng có những vụ Đồng Tâm khác, cho nên nhà nước phải khởi tố, nhưng mà khởi tố và có bắt giam ai không là một vấn đề khác. Ví dụ, vừa rồi ở Hà Tĩnh, cũng có khởi tố, nhưng không khởi tố bị can, khởi tố trên giấy thôi”.

Báo chí trong nước hôm 14/6 dẫn lời đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, một trong những người chứng kiến ông Chung ký vào bản cam kết, nói rằng đó là “giải pháp tình huống” và là cách để “tháo ngòi nổ làm sự việc dịu đi”.

Về điều người dân Đồng Tâm nên làm lúc này, luật sư Hà Huy Sơn nói:

“Người dân Đồng Tâm cũng nên bình tĩnh để mà thu thập lại chứng cứ tại sao dẫn đến hành động bắt giữ cảnh sát như vậy. Trong hoàn cảnh tự vệ, hay trong một tình huống khẩn cấp, họ phải chứng minh”. TRINH

Người dân Đồng Tâm cũng nên bình tĩnh để mà thu thập lại chứng cứ tại sao dẫn đến hành động bắt

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, một người cũng có mặt và ký vào bản cam kết hồi tháng Tư, trả lời truyền thông trong nước rằng “việc xem xét trên bình diện pháp luật vụ việc Đồng Tâm là cần thiết” và “phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp, pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân”.

Còn báo điện tử VietNamNet dẫn lời ông Nguyễn Đức Chung nói hôm 14/6 rằng “Hà Nội sẽ hoàn chỉnh kết luận thanh tra quản lý và sử dụng đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vào tháng Bảy tới”.

Ông Lê Đình Kình Người được cho là dẫn dắt người dân Đồng Tâm trong vụ này, nói với BBC:

“Trong vụ này, người dân Đồng Tâm chỉ vì muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, rồi bây giờ lại bị thổi phồng sự việc, ghép tội hủy hoại tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.”

“Bản thân tôi năm nay 82 tuổi, 56 tuổi Đảng mà đến hôm nay, sau vụ bị bắt cóc và đánh đập vẫn chưa hồi phục hẳn, phải nằm ngồi trên giường chứ chưa đi lại được.”

“Lẽ ra hôm 20/6 này là đến hạn công bố kết quả thanh tra vụ việc như cam kết của ông Chung thì lại có tuyên bố hoãn việc này đến 23/8.”

Cùng ngày, Luật gia Nguyễn Đình Hà bình luận với BBC từ Hà Nội:

“Dưới góc độ pháp lý, ngay từ khi ông Nguyễn Đức Chung ký vào bản cam kết với người dân Đồng Tâm, tôi đã nói ngay đó là văn bản không có giá trị pháp lý.”

“Tuy nhiên, tôi đánh giá văn bản cam kết của ông Chung có ý nghĩa về mặt truyền thông và chính trị.”

“Nó giúp giảm căng thẳng giữa người dân và chính quyền khi đó.”

“Xét về nhiều khía cạnh khác, tôi cho rằng, nội bộ chính quyền Hà Nội có nhiều “phe” và ông Chung chỉ là một.”

“Còn về vụ án mà cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố, đó mới chỉ là bước đầu, giống như ném đá dò phản ứng, sau đó còn có thể có nhiều kịch bản khác nhau.”

“Nếu kết thúc có hậu thì sẽ không có khởi tố bị can, đình chỉ điều tra vụ án và kết luận người dân Đồng Tâm làm vậy trong thế phòng vệ, bất khả kháng. Còn khả năng xấu nhất, vài người bị bắt và kết án.”

“Nhưng nhìn chung lại, mọi chuyện phụ thuộc vào tư duy xử lý khủng hoảng và thái độ chính trị mà các bên dành cho nhau.” ANGOC

Theo luật sư Ứng, cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt cần đặc biệt lưu ý là: sai phạm của người dân Đồng Tâm xuất phát từ đâu?

Theo dõi thông tin về vụ việc, ai cũng có thể nhận biết người dân Đồng Tâm rất có ý thức chấp hành pháp luật: họ không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động.

Từ đầu đến cuối họ mong được đối thoại với chính quyền, mong tiếng nói của họ được nghe.

Theo ông, sau khi điều tra, nếu cơ quan chức năng nhận thấy người dân có sai nhưng do nhận thức pháp luật hạn chế, hành vi sai phạm không để lại hậu quả nặng nề thì có thể chuyển qua xử lý hành chính.

Vụ án Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sắp đem ra xét xử

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt giam vào ngày 10/10/2016 về tội “Tuyên truyền chống nhà nước…” (điều 88 Bộ luật hình sự).

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, Việt Nam), được biết nhiều với biệt danh Mẹ Nấm, là một người viết blog, hoạt động xã hội và là người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Từ năm 2009 đến năm 2016 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt giữ nhiều lần ngắn hạn vì biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo tại biển Đông, phản đối công ty Formosa trong vụ là nguyên nhân việc cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Trong thời gian cô bị bắt đã có rất nhiều tổ chức độc lập cũng như chính phủ bên ngoài Việt Nam đã lên tiếng bênh vực và yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho cô Quỳnh .

Vào ngày 29 tháng 3 vừa rồi Nguyễn ngọc Như Quỳnh đã được trao tặng giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017 do chính đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon chủ trì tại thủ đô Washington – Hoa Kỳ.

Mai Hoa  phỏng vấn với Luật sư Nguyễn Hà Luân về những bước chuẩn bị cho việc bào chữa khi ông tiếp nhận vụ án này.

Luật sư Nguyễn Hà Luân - người sẽ bào chữa cho Mẹ Nấm nguyễn Ngọc như Quỳnh.

Luật sư Nguyễn Hà Luân – người sẽ bào chữa cho Mẹ Nấm nguyễn Ngọc như Quỳnh.

Nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ, đánh đập

Tổ chức theo dõi quyền con người Front Line Defenders-Người Bảo vệ Tuyến đầu- vào hôm 13 tháng 6 lên tiếng về trường hợp Nguyễn Đăng Vũ, một thanh niên hoạt động nhân quyền bị công an tỉnh Đak Lak bắt giữ và đánh đập hồi ngày 8/6/2017.

Theo đó trong chuyến đi làm thiện nguyện ở thành phố Buôn Ma Thuộc, anh Nguyễn Đăng Vũ bị những người mặc thường phục lẫn sắc phục đưa về đồn Công an Tân Lập để kiểm tra hành chính. Anh Vũ đã bị đánh và đạp vào bụng trong thời gian bị tạm giữ 31 giờ đồng hồ và sau đó bị ép buộc đưa lên xe đò về lại thành phố Hồ Chính Minh.

Anh Nguyễn Đăng Vũ kể lại diễn tiến ở đồn Công an Tân Lập với RFA ngay sau khi về đến nhà ở Sài Gòn vào tối ngày 9 tháng 6.

Front Line Defenders kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam cần ngay lập tức chấm dứt hành động sách nhiễu đối với Nguyễn Đăng Vũ, trả lại điện thoại cá nhân cho anh Vũ  cũng như phải điều tra vụ việc và công khai kết quả điều tra theo chuẩn mực quốc tế. Đồng thời chấm dứt mọi động thái cản trở nhắm vào các nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, kể cả sách nhiễu về mặt luật pháp.

Truy tố vụ Đồng Tâm: Cứu cánh biện minh cho phương tiện

RFA

Ngày 13 tháng sáu năm 2017, cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hà Nội công bố quyết định khởi tố điều tra vụ Đồng Tâm xảy ra hồi giữa tháng tư năm 2017, dù trước đó ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch thành phố Hà Nội đã ký cam kết không truy tố với người dân Đồng Tâm.

Ngày 14 tháng sáu năm 2017, báo Tuổi Trẻ trong nước phỏng vấn một số đại biểu quốc hội về việc này. Đa số các đại biểu cho rằng hành động ký cam kết của ông Chung là một giải pháp tình huống, là phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cứu cánh biện minh cho phương tiện

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự sống ở Hà Nội cho rằng cái cách nói rằng việc ký cam kết không truy tố người dân Đồng Tâm của ông Nguyễn Đức Chung là một giải pháp tình thế, chứng tỏ rằng trong não trạng của những người cầm quyền hiện nay, họ luôn cho rằng họ đúng với bất cứ vấn đề gì. Ông nói thêm:

Đấy là một lối nói mà nếu các đại biểu quốc hội nào, nói theo ý như vậy, hoặc là ông Chung ông ấy nói theo ý như vậy, thì đấy thực sự là một sự lật tẩy bộ mặt của họ. Tức là không thể tin được họ.
-TS Nguyễn Quang A

“Đấy là một lối nói mà nếu các đại biểu quốc hội nào, nói theo ý như vậy, hoặc là ông Chung ông ấy nói theo ý như vậy, thì đấy thực sự là một sự lật tẩy bộ mặt của họ. Tức là không thể tin được họ. Họ có thể dùng bất kể biện pháp gì, dẫu là biện pháp lừa dối bằng cách ký.

Những cái thủ đoạn, hay những mưu mô phục vụ cho những mục đích, cái cứu cánh mới là cái chính, thì như vậy tất cả mọi thứ nó lộn đầu đuôi hết.”

Ngay sau khi có tin cơ quan công an Hà Nội khởi tố vụ người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 nhân viên cảnh sát và cán bộ chính quyền, một người dân Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình nói với hãng tin BBC rằng ông đã gọi điện thoại cho ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, và được ông Chung trả lời rằng bảng cam kết ông Chung ký với dân Đồng Tâm hôm 22 tháng tư chỉ có chữ ký chứ không có con dấu, và việc điều tra là của cơ quan công an chứ không phải của ông.

Chúng tôi có gọi điện thoại cho ông Nguyễn Đức Chung để hỏi về vụ việc nhưng không liên lạc được.

Giải thích hành động của chính quyền thành phố Hà Nội, đi từ việc ký cam kết không truy tố, cho đến phát lệnh truy tố, nhà văn Thùy Linh, hiện sống ở Hà Nội nói rằng:

“Chắc là họ muốn tháo cái ngòi nổ lúc đó, để làm sao nó không xảy ra những sự cố bạo lực, mà lại an toàn cho các phía. Họ chỉ cần cái trước mặt thế. Nhưng trong thâm tâm chắc họ đã dự tính dù có thế nào thì họ cũng vẫn sẽ khởi tố những người dân Đồng Tâm. Đấy là một sự lừa đảo, đấy là lừa dân. Nghe cái này nhiều người rất xúc động, xúc động một cách uât ức.”

Sự uất ức mà nhà văn Thùy Linh đề cập có thể cảm nhận trên không gian mạng xã hội. Một người hoạt động xã hội là anh Nguyễn Anh Tuấn viết trên trang facebook của mình rằng:

NguyenDucChung-DongTam-622.jpg
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đối thoại với người dân bên trong hội trường UBND xã Đồng Tâm sáng thứ Bảy 22/4/2017. Courtesy of VTC online

“Chữ ký chưa ráo mực đã vội lật lọng.

Đừng nói người lãnh đạo cộng sản tráo trở, bởi không tráo trở, và không cực kỳ tráo trở thì làm sao trở thành lãnh đạo đảng cộng sản cho được?

Lịch sử đảng cộng sản cầm quyền khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, là một chuỗi những tráo trở liên tục của những người lãnh đạo đối với nhân dân lẫn đồng chí của họ. Chỉ khác một điều là trong quá khứ sự tráo trở có thể bị giấu nhẹm nhờ vào bưng bít thông tin, thì ngày nay, trong một bối cảnh truyền thông cởi mở hơn, nó công nhiên xuất hiện giữa bàn dân thiên hạ.

Một số người thì nói rằng chuyện hứa hẹn với dân làng Đồng Tâm làm họ nhớ tới những ngày tháng tư năm 1975 tại miền Nam Việt Nam, nhà cầm quyền mới đã nói với các sĩ quan binh sĩ của chế độ cũ là họ chỉ phải đi học tập cải tạo trong vài ngày, nhưng cuối cùng rất nhiều người đã phải sống đằng đẳng hàng chục năm trong trại tù cải tạo khắc nghiệt.

Não trạng cầm quyền không thay đổi

Sau khi chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký được bản cam kết với dân làng Đồng Tâm, vào ngày 22 tháng Tư, vài ngày sau chúng tôi có đặt câu hỏi với một nhà quan sát chính trị Việt Nam là Tiến sĩ Vũ Tường, hiện dạy khoa chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, rằng phải chăng nhà cầm quyền Việt Nam đã thay đổi cách hành xử cũng như quan niệm của họ về chính sách đất đai, Tiến sĩ Tường cho biết ông không nhận thấy điều đó:

“Tôi nghĩ là họ không có những thay đổi lớn. Vừa qua họ chỉ thay đổi cách xử lý một vụ việc cụ thể, còn họ có nhận thức được rằng vụ việc này phản ảnh một vấn đề lớn hơn thì tôi chưa thấy dấu hiệu họ nhận thức được ra điều đó, nhất là những người lãnh đạo tối cao.”

Tuy nhiên có nhiều người đã có hy vọng sau khi ông Nguyễn Đức Chung và người dân Đồng Tâm ký được bản cam kết, giải quyết được chuyện cầm giữ con tin. Một trong những người đó là nhà văn Thùy Linh. Bà nói với chúng tôi sau khi biết rằng nhà cầm quyền sẽ khởi tố điều tra vụ bắt con tin tại Đồng Tâm:

“Tôi không ngạc nhiên, nhưng người ta thì cũng cứ nuôi một hy vọng gì đấy, một đổi thay nào đấy. Bản thân mình cũng nuôi một chút hy vọng gì đấy. Cuối cùng hóa ra vẫn như cũ.”

Cách giải quyết những vấn đề xã hội

Nhận định bản chất của cuộc khủng hoảng Đồng Tâm từ góc độ một nhà hoạt động xã hội dân sự, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng:

Trong một xã hội thì có nhiều lợi ích khác nhau, những chính kiến khác nhau, và cái cuộc ở Đồng Tâm thực sự là một cuộc đấu với các lợi ích khác nhau.
-TS Nguyễn Quang A

“Trong một xã hội thì có nhiều lợi ích khác nhau, những chính kiến khác nhau, và cái cuộc ở Đồng Tâm thực sự là một cuộc đấu với các lợi ích khác nhau,: các lợi ích của quân đội, các lợi ích của chính quyền, các lợi ích của người dân, và trong cuộc đấu này, không có cách nào khác hơn là thỏa hiệp với nhau, nhìn thấy cái gì đúng, thỏa hiệp lựa theo cái đúng ấy, dựa theo dân mà làm. Đấy là con đường tự nhiên của một đời sống lành mạnh của một xã hội.”

Sau khi các thông tin về việc truy tố vụ Đồng Tâm được loan tải trên báo chí chính thống lẫn mạng xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Quang A so sánh vụ việc này với cái cách mà nhà cầm quyền tuyên truyền về những cộng đồng Công giáo tại Nghệ An, Hà Tĩnh biểu tình phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm biển miền Trung. Ông cho rằng đó là cách tuyên truyền gây chia rẽ:

“Một cái cách như vậy nó chỉ dẫn đến sự đối đầu hơn, một sự chia rẽ hơn, và cái đó không tốt cho ai cả. Và tôi nghĩ là không tốt nhất là cho chính những người đương quyền này. Cho nên thực sự tôi khuyên họ nên tĩnh lại, họ phải tĩnh táo và suy nghĩ lại, để họ sống với dân, chứ còn cái cách này của họ là đẩy người dân sang phía phải chống lại họ. Xét về mặt chính trị, thì xử lý những vấn đề xã hội thì không có cái cách nào ngốc hơn cái cách họ đang làm.”

Tiến sĩ Ngô Đức Thọ, nguyên trưởng Ban văn học của Viện nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội thì viết trên trang facebook của ông rằng không phải là chỉ Hà Nội, mà cả đảng và nhà nước trung ương đã bỏ lỡ cơ hội vàng để lấy điểm với dân.

Ông Lê Đình Kình thì nói với hãng tin BBC rằng cho đến giờ phút này, ông vẫn tin vào Đảng, có Đảng là có tất cả, nhưng nếu cứ tiếp tục để những kẻ tham ô không bị xử lý mà lại đi xử lý người dân tố tham ô thì Đảng có nguy cơ mất quyền lãnh đạo.

Người dân lo lắng sau quyết định khởi tố vụ Đồng Tâm

RFA

Bất chấp cam kết của Chủ tịch?

Ngày 13/6, Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội, diễn ra vào tháng 4 vừa qua, bất chấp lời cam kết không truy tố hình sự dân làng của ông Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra trước đó. Quyết định này đã khiến người dân Đông Tâm và những người quan tâm đến vụ việc ở đây lo lắng, sốt ruột.

Nói với Đài RFA, một người dân xã Đồng Tâm không muốn nêu tên cho biết chị đang cảm thấy rất lo lắng khi chờ đợi kết quả thực sự của vụ khởi tố này cũng như kết quả thanh tra đất Đồng Tâm sau 45 ngày:

Đánh giá tình hình chung của dân thì ai cũng mong chờ kết quả cho dù nó có như thế nào đi nữa. Người dân ai cũng sốt ruột như nhau.
-Người dân Đồng Tâm

Đánh giá tình hình chung của dân thì ai cũng mong chờ kết quả cho dù nó có như thế nào đi nữa. Người dân ai cũng sốt ruột như nhau. Tại vì việc hiện tại chưa đến đâu cả, người ta hứa là việc của họ. Hiện tại đôi bên đang thỏa thuận. Nếu sau này hoàn toàn chứng minh là ông Chung nói mà không thực hiện thì lúc đó mới kết luận được. Trước đó ông ấy cũng hứa và báo cũng đăng như vậy.

Vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đông Tâm để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng mà thực tế là do tranh chấp đất đai. Xung đột cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện. Vụ việc đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân và dẫn đến việc người dân bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động.

Vụ việc kéo dài cho đến ngày ngày 22/4 khi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch TP. Hà Nội đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Ông Chung cam kết với người dân sẽ thanh tra khách quan khu đất đang tranh chấp trong vòng 45 ngày và hứa là sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân Đồng Tâm. Bản cam kết đề ngày 22/4, có chữ ký của ông Chung và nhiều người chứng kiến khác.

Tuy nhiên theo quyết định của công an Hà Nội vào chiều ngày 13/6, chính quyền Hà Nội đã quyết định khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm để điều tra hai tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái luật theo điều 123 Bộ Luật Hình Sự và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 Bộ Luật Hình Sự.

my_duc_YQUW-620.jpg
Người dân đặt chướng ngại vật trên một con đường vào xã Đồng Tâm. Courtesy of plo.vn

Nhận xét về tình hình trên, luật sư Trần Vũ Hải, người đã trực tiếp đến gặp và trấn an người dân khi vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm cho biết hiện tại cần chờ thêm thông tin chẳng hạn như ý kiến từ phía Công an Hà Nội thì mới có thể kết luận bất cứ điều gì:

Chúng ta cũng phải đợi một chút về nội dung là họ khởi tố vấn đề gì và thứ hai là ý kiến của Công an cũng như UBND Hà Nội họ nói như thế nào. Chúng tôi là phía luật sư sẽ không làm bất cứ điều gì bất lợi cho phía người dân. Chúng tôi cũng chưa nên phê phán ông Chung – người mà chúng tôi cho rằng có thiện chí với người dân mà chúng ta phải nắm vững tình hình. Người dân có yêu cầu chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề này, và không tìm cách đối đầu giữa người dân với chính quyền hay phê phán ông Chung.

Có thề bị phạt tù?

Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam, tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 5 năm với trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đó tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 143 BLHS có thể chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ 3 năm nếu tội ít nghiêm trọng, nhưng đối tượng cũng có thể phải chịu đến 20 năm tù trong trường hợp tội đặc biệt nghiêm trọng.

Cũng trong bản cam kết của ông Nguyễn Đức Chung có ghi rõ điều 3 là: cam kết chỉ đạo điều tra xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Vũ Hải nói rằng cụ Kình đã cao tuổi cho nên việc bắt ông trong trường hợp tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là sai luật:

Về vấn đề này công an họ nói họ đang điều tra xác minh. Còn người dân thì khẳng định là trái pháp luật. Bản thân ông Kình cũng là người hơn 80 tuổi rồi. Theo luật Việt Nam trong mọi trường hợp không thể bắt giữ được ông đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng.

Ngay thời điểm đó tôi đã tiên đoán rằng dân Đồng Tâm sẽ phải đương đầu với nhiều sóng gió nữa, cũng như sự tráo trở, lật lọng từ phía ông Chung Chủ tịch.
-Trịnh Bá Phương

Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi là một trong 4 người bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 vì bị cho là có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại Đồng Tâm.

Ngay sau khi quyết định khởi tố vụ Đồng Tâm được đăng trên các mặt báo, trên mạng xã hội, nhiều người ngay lập tức tỏ rỏ thái độ thất vọng, mất niềm tin khi ông Nguyễn Đức Chung đã thất hứa với bà con dân Đồng Tâm. Anh Trịnh Bá Phương, con trai bà Cấn Thị Thêu, một nhà tranh đấu vì đất đai cho dân oan hiện đang bị bắt giam, nói với chúng tôi rằng ngay từ thời điểm rộ tin ông Chung hứa sẽ không khởi tố bà con Đồng Tâm, anh đã nghĩ ngay rằng đây chỉ là lời hứa suông theo kế sách chuẩn bị trước của chính quyền:

Ngay thời điểm đó tôi đã tiên đoán rằng dân Đồng Tâm sẽ phải đương đầu với nhiều sóng gió nữa, cũng như sự tráo trở, lật lọng từ phía ông Chung Chủ tịch. Ông Chung cũng đã liên quan đến việc bắt bớ bố mẹ tôi và người dân Dương Nội. Cho nên lời hứa hẹn của ông này tôi cho là không có giá trị gì cả. Kế sách của họ là kéo dài thời gian để tìm ra các sơ hở của người dân Đồng Tâm.

Xin được nhắc lại, đã nhiều năm người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đưa đơn thư tố cáo các cơ quan chức năng thu hồi đất nông nghiệp của người dân để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 3, khi Công an TP Hà Nội đã ra lệnh khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng xảy ra tại xã Đồng Tâm.

Vụ việc Đồng Tâm đã thu hút sự chú ý của công luận và cả quốc tế. Tại kỳ họp quốc hội thứ ba quốc hội khóa 14 đang diễn ra tại Hà Nội, một số đại biểu quốc hội cũng đã chất vấn chính phủ về vụ việc này. Có đại biểu quốc hội nhận định rằng công an đã tấn công áp đảo bà con Đồng Tâm. Đại biểu Dương Trung Quốc, người đã trực tiếp về thôn Hoành với Chủ tịch Hà Nội thì nói rằng người dân trách sao để dân cô độc, còn bị quy là chống đối. Họ hỏi người đại diện cho họ đang ở đâu?

Sẽ còn vô khối Đồng Tâm

Hội chứng “hốt cú chót” buổi chợ chiều chính thể vẫn biến diễn vũ điệu tham tàn và sôi sục – từ chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” của “đảng và nhà nước ta” đến chiến dịch lợi dụng chủ trương đó để “tiến lên, tất cả ắt về ta!”.

Luận điệu mới nhất do nhóm “hốt cú chót” tung ra là “chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất”.

“Chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất” (!)

3 tháng sau khi chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” được Chính phủ chỉ đạo xây dựng đề án và giao Bộ Tài Nguyên Môi Trường thực hiện, vài ba diễn đàn công khai đã được tổ chức để “lấy ý kiến chuyên gia”. Một vài diễn đàn đã bị biến thành động tác bắn tiếng để nông dân cần phải biết họ sẽ mất cái gì và mất bao nhiêu cho sự nghiệp “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.

Buổi tọa đàm “Tích tụ ruộng đất, được và mất” diễn ra vào cuối tháng 5/2017, không biết vô tình hay hữu ý, đã khuếch trương cho chiến dịch khởi tạo nỗi mất mát ấy. Vnexpress – một trang báo điện tử của nhà nước, có bề dày thành tích PR đầy nghi vấn trong các chiến dịch “đánh lên” gấp đôi gấp ba giá bất động sản ở Hà Nội và Sài Gòn, đã dẫn lại ý kiến một vài chuyên gia và doanh nhân với “gợi ý” nông dân phải chịu mất ruộng đất của mình cho “hợp tác xã”, rồi lạnh lùng đặt tựa đề ‘Chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất’ – như một lời kêu gọi giới nông dân Việt Nam hãy bỏ cày cuốc, bán rẻ đất đai chôn rau cắt rốn cho các doanh nghiệp kinh doanh từ đất cùng giấc mơ “tỷ phú đô la Việt Nam”.

Với tựa đề trên, một lần nữa dư luận xã hội được chứng kiến thói vô cảm và vô lương tâm tận cùng của không ít tờ báo nhà nước đối với lớp nông dân chỉ còn thiếu bị đạp xuống tận bùn đen.

Cái cách rút tít trên lại xuất hiện chỉ sau hơn một tháng nổ ra vụ khủng hoảng Đồng Tâm ở ngay ngoại thành thủ đô ngự trị của Bộ Chính trị.

Hãy nhìn lại vùng đất Đồng Tâm. Thử hỏi nếu không có chuyện Đỗ Mười – Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng – ký một quyết định thu hồi hơn 47 ha đất nông nghiệp của nông dân Đồng Tâm từ năm 1980 để “phục vụ dự án an ninh quốc phòng và sân bay Miếu Môn”, làm sao có thể phát sinh hậu quả ghê gớm như ngày hôm nay? Thử hỏi, nếu không có chuyện chính quyền huyện Mỹ Đức, sau khi nhận lại số đất nông nghiệp trên từ Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng không – không quân do sân bay Miếu Môn không làm được, nhưng lại nhập nhèm suốt 10 năm từ 2007 đến nay mà không làm quyết định giao đất cho bà con nông dân, trong khi lại xảy ra hàng loạt vụ việc một số quan chức địa phương bảo kê cho người thân chiếm dụng đất và giờ đây còn định để cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) “cướp” đất của dân, làm sao bà con nông dân lại phải rồng rắn kéo đoàn khiếu kiện đông người trong ròng rã nhiều năm trời? Và thử hỏi, nếu không có chuyện giới công an trị sử dụng “biện pháp nghiệp vụ” để bắt giữ trái phép một số đại diện của dân xã Đồng Tâm, làm sao người dân xã này lại phải nghĩ đến việc bắt giữ lại hàng trung đội cảnh sát cơ động và quan chức công an để “trao đổi tù binh”?

Vẫn quyết liệt “sở hữu đất đai toàn dân”!

Hậu Đồng Tâm. Trong lúc dư âm cơn động đất này vẫn còn vật vã và vẫn chưa một nhân viên công an nào bị xử lý vì đã vật gãy xương sườn bô lão Lê Đình Kình của thôn Hoành, các nhóm lợi ích bất động sản đã phất ngọn cờ “tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã tăng quy mô, tăng năng suất lao động” để mưu toan tước sạch kế sinh nhai cuối cùng của hàng triệu nông dân.

Chiến dịch “tận diệt nông dân” trên lại hiện hình trong bối cảnh đảng vẫn chưa có bất kỳ động tác nào xem xét lại Hiến Pháp năm 2013, vẫn giữ nguyên chế độ “sở hữu đất đai toàn dân” mà chẳng thèm đếm xỉa gì đến quyền sở hữu đất đai tư nhân của hàng triệu nông dân sắp mất đất.

Việt Nam từ sau thời mở cửa kinh tế những năm 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến vô số cảnh lấy đất, cướp đất tàn bạo của nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Có hàng ngàn ví dụ trong một phần tư thế kỷ qua ở Việt Nam, kể từ thời điểm bắt đầu đường parabol hướng lên của thị trường bất động sản từ năm 1995 và kéo theo rất nhiều vụ thu hồi đất không thỏa đáng, trái pháp luật và sau này là bất chấp đạo lý đối với nông dân.

Cùng với cơ chế đền bù cho nông dân với giá chỉ bằng 1/10 đến 1/20, thậm chí chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 giá thị trường, rất nhiều khuôn mặt đại gia đã phất lên qua những con sóng bất động sản từ năm 1995 đến năm 2011.

Rất tương đồng với xã hội Trung Quốc, có đến 70% triệu phú và tỷ phú đô la ở Việt Nam mang xuất thân đáng tự hào: “đi lên từ đất”.

Nhưng cũng từ năm 1995 đến nay, đã xuất hiện một giai tầng mới: hàng triệu nạn nhân liên quan đến chính sách thu hồi đất đai. Rất nhiều người trong số họ đã phải ròng rã khiếu kiện nhiều năm trời, tạo thành những đám đông biểu tình ghê gớm. Nhiều nạn nhân đã phải vào tù chế độ và trở thành tù nhân lương tâm.

Hậu Đồng Tâm. Vài ba lời lẽ của giới quan chức cao cấp về “sẽ điều chỉnh chính sách đất đai” rốt cuộc đã biến thành đầu môi chót lưỡi nhanh nhảu và xảo trá chưa từng có.

Sẽ còn vô khối vụ Đồng Tâm!

Hãy nhìn lại trong khoảng 5 năm qua. Dù chưa chính thức, “tập trung tích tụ đất đai” đã bắt đầu bị soi mói lợi dụng. Về thực chất, đó là cơ hội để các tập đoàn nhà nước chiếm đất, hàng triệu ha đất nông nghiệp của nông dân đang là miếng mồi cực kỳ màu mỡ dành cho những kẻ sinh ra làm giàu từ đất và cuối cùng cũng bị chôn vùi trong lòng đất.

Hậu quả ghê gớm có thể nhìn thấy trước là chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” nếu không được kiểm soát và chế tài trong quá trình triển khai, đặc biệt về việc doanh nghiệp phải triển khai đúng công năng đối với đất nông nghiệp, tất sẽ phát sinh tràn lan tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để cưỡng bức nông dân phải vào cơ chế “tập đoàn hóa” của họ như thời “kinh tế mới” ngay sau năm 1975, hoặc tồi tệ hơn là doanh nghiệp “tay không bắt giặc” khi cấu kết với chính quyền địa phương để cưỡng bức thu hồi đất của nông dân, biến những người đang sở hữu mảnh đất chôn rau cắt rốn và là kế sinh nhai duy nhất thành dân oan đất đai, sau đó chuyển công năng đất nông nghiệp thành đất đô thị để bán kiếm lời khủng.

“Triển vọng mất trắng” của nông dân là hoàn toàn xác thực. Một trong những phương án “hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân” mà chính quyền nêu ra là doanh nghiệp sẽ tổ chức canh tác trên đất của nông dân, còn nông dân sẽ biến thành “công nhân nông dân” làm thuê cho doanh nghiệp đó. Lẽ dĩ nhiên, mức thu nhập của nông dân được “vẽ” theo phương án này là không tệ (4-5 triệu đồng/người/tháng). Nhưng trong thực tế, đã có quá đủ kinh nhiệm xương máu về việc nhiều doanh nghiệp đã “từ tâm” đến thế nào để từ lợi dụng nông dân đến cướp đất của họ. Một khi đã lấy được đất của nông dân, không có gì bảo đảm là doanh nghiệp sẽ thuê nông dân làm công cho họ, mà nếu có thuê thì cũng chẳng có gì chắc chắn là nông dân sẽ được hưởng một mức lương đủ sống.

Trong bối cảnh hỗn mang của chính trị và xã hội Việt Nam hiện thời, chẳng có gì bảo đảm là chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” nếu đưa vào thực hiện sẽ bảo đảm được tính “lý tưởng” của nó. Thậm chí ngược lại, nhiều đại gia và quan chức sẽ xem đây là phi vụ kinh doanh bất động sản cực lớn để “lấy mỡ nó rán nó,” bỏ mặc một giai tầng hàng triệu dân đen ai oán và nổi lên chống đối chính quyền.

Với ông Phan Chánh Dưỡng, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, sở dĩ các chính sách tích tụ, tập trung đất đai không được người dân ủng hộ là bởi nó xâm phạm đến không gian sinh tồn của họ. “Chúng ta không thể lấy giá trị kinh tế để quét người nông dân ra khỏi miếng đất của mình. Vấn đề tích tụ, tập trung đất đai là một tờ giấy mà một mặt là kinh tế, một mặt là xã hội. Trong đó, cái lợi của không gian sinh tồn được tính theo chuẩn khác chứ không phải bằng tiền” – ông Dưỡng bức bối.

Còn với ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Trong bối cảnh nợ công như hiện nay, nếu vỡ, mà người nông dân không còn ruộng đất để bám víu thì bất ổn kinh tế sẽ nhanh chóng trở thành bất ổn chính trị, khủng khiếp”.

Cứ “tập trung tích tụ ruộng đất” và bắt nông dân phải chịu thảm cảnh mất mát đi, sẽ còn vô khối vụ Đồng Tâm nổ ra trên đất nước khốn khổ này!

Phạm Chí Dũng là nhà báo độc lập, tiến sĩ kinh tế sống và làm việc tại Sài Gòn, Việt Nam. Trước năm 2013, đã có thời gian 30 năm làm việc trong quân đội, chính quyền và khối đảng. Do viết bài chống tham nhũng, từng bị công an bắt vào năm 2012. Năm 2013, tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2014, cùng các cộng sự thành lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam và giữ cương vị chủ tịch của tổ chức này. Cũng trong năm 2014, được Tổ chức phóng viên không biên giới vinh danh ‘Anh hùng thông tin’.

Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm vụ bắt nhốt công an

Người Việt
Ông Phạm Văn Trung, trung đoàn phó cảnh sát cơ động vái chào dân chúng xã Ðồng Tâm sau khi được thả. (Hình: Getty Images)

HÀ NỘI (NV) – Nhà cầm quyền thành phố Hà Nội hôm 13 Tháng Sáu loan báo khởi tố người dân xã Ðồng Tâm, huyện Mỹ Ðức, trong vụ bắt giữ 38 cán bộ, công an, mặc dù hồi Tháng Tư vừa qua, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố đã viết bản cam kết là không khởi tố.

Hành động “lật lọng” này thể hiện bằng việc “Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.”

Theo truyền thông Việt Nam, vụ Ðồng Tâm bùng phát vào ngày 15 Tháng Tư khi 4 người dân xã Ðồng Tâm bị công an bắt để điều tra vụ án mà họ bị cáo buộc là “gây rối trật tự công cộng” liên quan đến giải tỏa đất đai ở đồng Sênh.

Trước bất công này, nhiều người dân đã chống lại lực lượng cưỡng chế khi có cả công an vào đàn áp. Vụ việc diễn ra đỉnh điểm là người dân bắt giữ 38 cán bộ, công an giam tại trụ sở của nhà văn hóa xã.

Ðến ngày 17 Tháng Tư, người dân đã thả 15 cảnh sát cơ động và 3 người khác tự chạy thoát.

Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm vụ bắt nhốt công an
Ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội khi xuống gặp người dân xã Ðồng Tâm sau đó ký vào bản cam kết. (Hình: Zing)

Ngày 21 Tháng Tư người dân tiếp tục thả một giới chức là trưởng Ban Tuyên Giáo huyện Mỹ Ðức.

Một ngày sau, hôm 22 Tháng Tư, sau nhiều lần chần chừ, ông Nguyễn Ðức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội đã về Ðồng Tâm cam kết với người dân là “Không truy cứu trách nhiệm hình sự dân Ðồng Tâm.” Sau đó, 19 cán bộ và cảnh sát cơ động còn bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được thả.

Bản cam kết của ông Chung được làm dưới sự chứng kiến của hai đại biểu Quốc Hội (một là trưởng Ban Dân Nguyện, một là người đại diện cho dân chúng xã Ðồng Tâm tại Quốc Hội Việt Nam) được đọc cho toàn xã cùng nghe qua hệ thống loa phóng thanh.

Cũng theo tường thuật của báo chí Việt Nam người ta mới biết, trong số các con tin bị cầm giữ có ông Phạm Văn Trung, trung đoàn phó trung đoàn Cảnh Sát Cơ Ðộng Hà Nội.

Có hai điểm đáng ngạc nhiên là nhiều con tin vui vẻ bắt tay tạm biệt những người cầm giữ mình, và ông Phạm Văn Trung, sĩ quan có cấp bậc và chức vụ cao nhất, chắp tay vái chào dân chúng xã Ðồng Tâm.

Hà Nội lật lọng, khởi tố người dân Ðồng Tâm vụ bắt nhốt công an
Bản cam kết của ông Nguyễn Ðức Chung trong đó có điều “không khởi tố người dân Ðồng Tâm.” (Hình: Facebook)

Ngay sau vụ Ðồng Tâm kết thúc, dư luận tỏ ý nghi ngờ về giá trị pháp lý về bản cam kết của ông Nguyễn Ðức Chung khi cho rằng về nguyên tắc, ông Chung không thể thay mặt hệ thống tư pháp xác định “trách nhiệm hình sự,” nhưng người ta tin rằng, các cam kết của ông Chung không phải là quyết định cá nhân.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội CSVN, cho là cam kết của ông Chung là có căn bản pháp luật.

Ông lý luận, “Công lý là giá trị tòa án được giao nhiệm vụ bảo vệ, chứ không phải pháp luật. Với lý luận ‘Chính vì mang công lý trong tim, mà những người dân Ðồng Tâm đã phản ứng lại một cách tương thích với hành vi bắt giữ người rất tệ của những người đại diện cho chính quyền.’ Từ đó ông đặt câu hỏi, trừng trị người dân vì một sự đáp trả như vậy có đạt được công lý không?”

Vụ Ðồng Tâm gây rúng động dư luận tại Việt Nam trong nhiều ngày liền mà ngay cả giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN thừa nhận là “bài học lớn” như Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là “do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.”

Tuy nhiên, những gì thể hiện qua “quyết định khởi tố vụ án hình sự” người dân xã Ðồng Tâm, dư luận cho rằng lại một lần nữa người dân Việt Nam bị nhà cầm quyền “lừa đảo.” (KN)

Ít nhất 70 người thương vong trong vụ cháy kinh hoàng ở London

1
Báo Mới.
6 nạn nhân được xác định đã tử vong và 64 người khác hiện đang được chăm sóc y tế sau vụ cháy lớn thiêu rụi hoàn toàn tòa chung cư cao tầng ở London (Anh). Con số này được cho là sẽ tiếp tục tăng lên.

It nhat 70 nguoi thuong vong trong vu chay kinh hoang o London - Anh 1

Hiện trường vụ cháy sáng 14/6 ở London (Anh). Ảnh: LNP

Tờ The Guardian dẫn lời ông Stuart Cundy – Chỉ huy lực lượng cảnh sát London (Anh) cho biết có 6 nạn nhân được xác nhận đã tử vong trong vụ cháy lớn thiêu rụi tòa chung cư Grenfell (khu White City, London, Anh) xảy ra sáng sớm nay, 14/6.

Con số này được cho là sẽ không dừng lại ở đó bởi vẫn còn hàng chục cư dân (cả người già và trẻ nhỏ) đang mất tích.

Lực lượng cứu hộ cũng xác nhận đã có khoảng 64 người bị thương, chủ yếu do bỏng và ngạt khói trong vụ cháy, trong đó có 20 người đang ở trong tình trạng nguy kịch. Những người này hiện đang được cấp cứu tại nhiều bệnh viện khác nhau ở London.

It nhat 70 nguoi thuong vong trong vu chay kinh hoang o London - Anh 2

Một phụ nữ bị tro bám đầy người, gào khóc dưới chân tòa nhà Grenfell. Ảnh: Daily Mail

Theo Daily Mail, khoảng 600 cư dân đã có mặt trong tòa nhà Grenfell vào thời điểm xảy ra sự cố. Vụ cháy bùng phát lúc khoảng 1h sáng, khi các cư dân còn đang say ngủ nên nhiều người không kịp thoát thân.

Ủy viên Hội đồng phụ trách cứu hỏa London Danny Cotton cho biết trong suốt 29 năm làm lính cứu hỏa, bà chưa từng chứng kiến vụ hỏa hoạn nào có quy mô tương tự.

It nhat 70 nguoi thuong vong trong vu chay kinh hoang o London - Anh 3

Lính cứu hỏa không thể lại gần tòa nhà vì ngọn lửa quá lớn. Ảnh: LNP

Grenfell Tower cao 24 tầng (có nguồn tin cho rằng tòa nhà cao 27 tầng), được xây dựng từ năm 1974 và vừa được cải tạo với chi phí 10,9 triệu USD.

Tòa nhà này có 120 căn hộ. Theo các công ty địa ốc Anh, giá thuê một căn hộ tại đây thấp nhất vào khoảng 2.500 USD/căn/tháng.

Vụ hỏa hoạn xảy ra khoảng lúc 1h sáng ngày 14/6, tại tòa nhà mang tên Grenfell Tower (London, Anh).

Các nhân chứng cho biết ngọn lửa bùng phát ở tầng 2 và chỉ trong 15 phút đã bao trùm 24 tầng.

Lực lượng cứu hỏa nhận cuộc gọi đầu tiên lúc 1h16 và có mặt tại hiện trường chỉ 6 phút sau đó. Khoảng 200 lính cứu hỏa và 50 phương tiện chữa cháy đã được triển khai tới hiện trường để ứng phó.

Nguyên nhân vụ cháy hiện chưa được xác định.

It nhat 70 nguoi thuong vong trong vu chay kinh hoang o London - Anh 4

Những người thoát khỏi tòa nhà cháy rụi kể lại giây phút kinh hoàng

“Tôi không nghe thấy bất cứ âm thanh báo động nào nhưng có ngửi thấy mùi khói. Tôi bắt đầu nhìn xuống từ cửa sổ tầng 17 và thấy ngọn lửa đang lan lên một cách nhanh chóng. Lớp vỏ bọc của tòa nhà dường như rất dễ cháy. Nó bắt lửa như một ngọn đuốc” – một nhân chứng kể lại.

It nhat 70 nguoi thuong vong trong vu chay kinh hoang o London - Anh 5

Tòa nhà 27 tầng cháy ngùn ngụt, cư dân hoảng loạn vì mắc kẹt

Vào lúc 1h16’ sáng nay, 14/6 (giờ Anh), cảnh sát London nhận được tin báo về một đám cháy lớn đang “nuốt chửng” tòa nhà cao 27 tầng ở khu White City. Các nhân chứng cho biết có cư dân đã nhảy xuống từ tầng cao vì bị ngọn lửa bao vây.

Minh Hạnh