Home Blog Page 1141

Những nhóm trẻ cực đoan mang danh yêu nước

0
VNTB

Kỳ Lâm (VNTB) Người viết đang lo ngại, nếu lỡ một ngày, ông Nguyễn Phú Trọng (hiện đương nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư) “lỡ dại” tuyên bố hoặc có hành vi xác nhận chính thể Việt Nam Cộng Hoà, thì sợi dây thòng lọng lại được chính những ổ nhóm cực tả này thòng vào, sau một màn đấu tố “mồ mả, nhân thân” của ông Trọng trên mạng xã hội hoặc website. 

Từ ngôn ngữ sặc sùi mùi máu

Sau khi Bộ sử Việt Nam gồm 15 tập được tái bản, trong đó có thay đổi cách gọi “nguỵ quân, nguỵ quyền” thành “Chính phủ VNCH, Quân đội VNCH”, thì ngay lập tức những nhóm “chống phản động” với sắc đỏ – sao vàng hoặc có ảnh nền Facebook đặt ảnh lãnh tụ Cộng sản chuyên chính như Stalin, Lenin,… đã lên tiếng phản kích, bêu tên giáo sư Phan Huy Lê, TS Sử học Nguyễn Nhã và những người có liên quan đến sự việc.

Thậm chí trang “Thông tin chống phản động” còn khẳng định GS Phan Huy Lê là người “không xứng đáng viết sử cho dân tộc Việt Nam”, ngoài ra, một số trang khác còn lôi cả người than của GS Phan Huy Lê ra để đả kích. Nhìn chung, những trang như vậy đều quy nạp quan điểm “không gọi VNCH là nguỵ quân, nguỵ quyền” là xét lại lịch sử, là “đốt đền lịch sử”. Thậm chí, một Facebooker Trung Hoàng còn gọi GS Phan Huy Lê là “thằng” và đòi xử lý GS Phan Huy Lê theo cách bạo tàn nhất.

“Đè cổ thằng phan huy lê ra dùng xà beng banh họng nó ra nhét vào họng nó, thằn đó xứng đáng ăn cả cuốn sách đó, mả cụ nó phát nữa, quân mất nết”.

Như nhiều bài viết phản ánh từ các tác giả Việt Nam Thời Báo trước đó [*], các nhận thức từ fanpage “Chống phản động” nêu trên đều là cực đoan và mang tính thù hằn giai cấp. Dường như từng ngôn ngữ nó hàm chứa một sự hận thù và sự tự tôn thái quá về mặt chiến tranh, tôn sùng sự độc quyền và sức mạnh của sự độc quyền. Do đó, hầu hết các tin bài đều rơi vào trạng thái “kích động” và sẵn sàng đâm-chém.

Một Facebooker Tâm Minh Nguyễn, người thuộc nhóm “cực tả” cho rằng: Không có khoa học nào mà không chịu ảnh hưởng của xu thế chính trị. Không có khoa học nào đúng ra một bên sự vận động của loài người, trong đó có các xu hướng chính trị. Khoa học lịch sử lại càng chịu ảnh hưởng của chính trị. Xét lại lịch xử cũng xuất phát từ nhu cầu chính trị của những thế lực cơ hội chính trị. Sử học gắn với chính trị.

Nhưng thực tế, luận điểm này được xem là sự đánh tráo về mặt khái niệm. Bởi suy cho cùng, bản chất khoa học mặc dù có tính chính trị bên trong thì nó phải phục vụ cho khoa học. Mà khoa học phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Xét trong khoa học chính trị, thì chính khoa học sẽ diễn giải một cách khách quan nhất, trung thực nhất các hệ thuyết chính trị thay vì tâng bốc một hệ chính trị nào đó. Do đó, Sử học trước hết là một môn khoa học, và nó đáp ứng đúng các nhu cầu phản ánh chính xác đời sống chính trị – xã hội – văn hoá – kinh tế ở từng thời điểm. Việc ghi nhận tên chính thể Việt Nam Cộng Hoà chính là góp phần làm rõ hơn tính khoa học của Lịch sử, thậm chí là tính khoa học trong chính trị sử học.

Vì thiếu tính lý luận, cũng như tính thực tế về mặt nhân sinh chính trị thực tế, các bài viết rơi vào lối mòn giáo điều, một – hai bảo vệ cho CNXH và giai cấp. Thậm chí sự bảo vệ đến mức, bất cứ ai làm thương tổn đến CNXH đều bị quy kết là phản động. Và phiên bản cao cấp của những fanpage thừa nhiệt tình lẫn sự “bí đặc” lý luận là trang Tuần báo Văn nghệ Tp. HCM – trang đang đốt dầu vào lửa trong mối quan hệ ngoại giao Việt – Đức bằng sự đấu tố nhằm bảo vệ quyết định “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” của nhà nước Việt Nam.

Cho đến trách nhiệm ngăn chặn, triệt phá từ nhà nước

Quay trở lại vấn đề, những fanpage nêu trên gắn liền với ngôn ngữ “đấu tố” là mầm hoạ hết sức nguy hiểm đối với Việt Nam và sự ổn định chính trị của Việt Nam trong tương lai. Người viết biết một số admin (quản trị viên) fanpage “đao to búa lớn” về ngôn ngữ kia còn đang là những học sinh – sinh viên với sự yếu kém về mặt lý luận chính trị và rất khô cứng khi đối diện với tính đa chiều, vấn đề là mạng xã hội và các fanpage này lại tìm cách tác động đến các bạn trẻ, biến mỗi bạn trẻ trở thành một biệt kích, một hồng vệ binh để “săn đầu người” mà các nhóm này cho là “phản động”.

Vì họ là nhóm người trẻ, sinh ra sau chiến tranh, nên họ không hề nhận thức được sự nhiệt tình quá trớn trong ý thức còn non nớt của mình. Liệu rằng, họ có hiểu được cảm giác của Facebooker Vu Thi Phuong Anh, người thổ lộ rằng, gia đình bà có những người từng bị sỉ nhục bằng tên gọi “nguỵ quân, nguỵ quyền”.

Việc lợi dụng sự nhiệt tình của các nhóm này để đả kích hoặc tấn công bạo lực đối với các nhóm nhân quyền là đang có, và đang diễn ra. Tuy nhiên, nếu nhà nước không kiềm toả lại, để tiếp tục khiến các fanpage lộng quyền hơn, thì những ổ nhóm khủng bố trong tương lai lại xuất phát từ những nhóm cánh tả cực đoan như thế này. Bởi đây không phải là sự nhiệt tình cách mạng, mà nó biến dạng thành sự nhiệt tình phá hoại, phá hoại về mặt đoàn kết dân tộc, về sự khoan dung và hoà hợp, về tương lai và sự khép cửa của quá khứ. Nó mở ra một ổ bệnh dịch mang tên: cực tả – nơi ngôn ngữ sặc sùi mùi máu và thúc đẩy hành vi khủng bố trong tương lai.

Cần nhắc lại, tại một số nước châu Âu (trong đó có Đức) đang đối diện với nỗi hổ thẹn mang tên chủ nghĩa Tân phát xít, thì tại Việt Nam, cũng đang có một xu hướng bệnh hoạn như vậy về mặt chủ nghĩa, đó là phát xít hoá trong bảo vệ bằng được các giá trị CNXH trong quá khứ, dù rằng nó khô cứng, giáo điều – bấp chấp quy luật đúng sai của thực tiễn.

Người viết vì thế lo ngại rằng, nếu lỡ một ngày, ông Nguyễn Phú Trọng (hiện đương nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư) “lỡ dại” tuyên bố hoặc có hành vi xác nhận chính thể Việt Nam Cộng Hoà, thì sợi dây thòng lọng lại được chính những ổ nhóm này đưa ra, sau một màn đấu tố “mồ mả, nhân thân” trên các fanpage.

Nó làm gợi nhớ những nhà lãnh đạo của Trung Quốc, những công thần của cách mạng Trung Quốc bị tổng xỉ vả và làm nhục, thậm chí bị ép đến đường chết cũng bởi những hồng vệ binh – những thanh thiếu niên thừa nhiệt tình nhưng thiếu nhận thức, đứng trong hàng ngũ cánh tả cực đoan trong cuộc Cách mạng Văn hoá Trung Quốc.

Ngăn chặn hiểm hoạ từ những nhóm này, không chỉ đến từ các nhóm hoạt động nhân quyền, mà cả từ phía chính quyền và nhà nước Việt Nam.

Ghi chú:

Vì sao Bộ Ngoại giao VN quyết tâm né vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’?

Thiền Lâm

Vietnam – Cali Today News – Đến ba tuần lễ sau thời điểm bùng nổ cơn khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức cùng lời cáo buộc “trên cả nghiêm trọng” của Bộ Ngoại giao Đức về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin vào ngày 23/7/2017, Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn kiên định “Hiện nay các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiến hành điều tra. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Đức”.

 

Bài viết trên tờ báo chính thống của nhà nước Việt Nam, Tuần Văn nghệ TPHCM, cho rằng “không có việc bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh vì “không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện.”
Trinh Xuan Thanh, Foto: Privat/dpa

Cũng ba tuần lễ sau khi Chính phủ Đức thẳng tay trục xuất viên bí thư thứ nhất Nguyễn Đức Thoa – được biết là một cán bộ tình báo – của Tòa đại sứ Việt Nam tại Đức, phía Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ hành động trả đũa tương tự nào, vẫn để yên cho các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, trong lúc lại mở một chiến dịch tuyên giáo trên hệ thống báo đảng về “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú”, còn giới dư luận viên thì tha hồ tung ra các xảo biện và vu khống về “Thủ tướng Đức muốn kiếm phiếu bầu cử quốc hội”, “Đức hồ đồ”, thậm chí còn sống sượng đến mức “chấp nhận trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội”.

Nhưng nếu căn cứ đúng theo “tinh thần” trên của giới tuyên giáo và dư luận viên, tại sao Bộ Ngoại giao Việt Nam lại “hiền” thế?

 

Không khó để nhận ra rằng có một điểm chung quan trọng nhất đã không hề hiện ra trong hai sự kiện “phản ứng nhanh” cấp tập của phía Việt Nam diễn ra vào cùng ngày 3/8/2017: không có bất kỳ từ ngữ “bắt cóc” nào được nói đến trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao vào chiều ngày 3/8 và trong đoạn “tự thú” kèm hình ảnh của Trịnh Xuân Thanh trên Đài truyền hình Việt Nam vào buổi tối cùng ngày.

Không chỉ Bộ Ngoại giao, mà cả Bộ Công an cũng có vẻ muốn né từ ngữ “bắt cóc”. Nhưng vô hình trung, thái độ né tránh như thế đã cho thấy phía Việt Nam chẳng hề có phản ứng “phẫn nộ” nào đối với cáo buộc “Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc” của phía Đức. Nói cách khác, đó là một thái độ thừa nhận không tuyên bố về hành vi bắt cóc mà mật vụ Việt Nam đã hành xử bất chấp luật pháp trên đất Đức.

Từ đó đến nay, trong khi phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra thêm được bằng chứng nào về “Trịnh Xuân Thanh phủ nhận việc bị bắt cóc”, “Trịnh Xuân Thanh đã vượt biên khỏi Đức và cả châu Âu, chịu kham khổ vượt qua hàng chục quốc gia để về nước tự thú”, thì cảnh sát Đức, Séc và Interpol quốc tế đã tuần tự tiến hành điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, mà mới đây đã bắt giữ một người Việt là Nguyễn Hải Long với nghi vấn người này tham gia vào đường dây mật vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Trong khi đó, bất chấp nhiều câu hỏi của báo giới quốc tế trong cuộc họp báo thường kỳ hàng tháng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn khăng khăng “đọc bài” về mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Đức.

Có những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy vào lần này, Ủy viên bộ chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đã hết sức kiên định về “bằng chứng ngoại phạm” đến mức tối đa của ông và của cơ quan này. Cũng có những tin tức ngoài lề và dấu hiệu cho thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam dường như ít được tham khảo hoặc ít được biết đến “chiến dịch Trịnh Xuân Thanh”.

Và cũng có những dấu hiệu và biểu hiện cho thấy từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức cho đến này, ông Phạm Bình Minh có vẻ đã không nhận được một chỉ thị rõ ràng nào từ những cấp trên của ông nhằm đối phó rốt ráo cuộc khủng hoảng này.

Hình như chưa bao giờ hai giới ngoại giao và công an lại phân hóa sâu sắc như hiện thời, theo đúng tinh thần “hồn ai nấy giữ, thân ai người đó lo” và trên hết “ai làm người nấy chịu”.

Nhất là trong bối cảnh cuộc chiến tranh giành quyền lực và lợi ích nhóm giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam đang trên đà lên đỉnh cao dữ dội và tàn nhẫn.

Ngay vào lúc này và còn có thể kéo dài đến Hội nghị trung ương 6 – dự kiến sẽ diễn ra vào quý tư năm 2017, có vẻ một lý cớ mới đang hiện hình trong không khí tranh đấu nội bộ: “ai phải chịu trách nhiệm làm đổ vỡ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)?” – được móc xích với vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh”.

 

Giờ đây với Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể chỉ là “tranh thủ đàm phán” và “câu giờ” với Bộ Ngoại giao Đức, còn “trả Trịnh Xuân Thanh” theo đòi hỏi của Đức thì đừng bao giờ nói tới.

Cũng bởi thế, giới phóng viên quốc tế sẽ hoài công khi đặt ra những câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về vụ “Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc” và “xử lý khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức”.

Bài ‘an toàn mạng’ của tác giả Trần Đại Quang là từ năm… 2013

0
VNTB

Phương Thảo (VNTB) Giữa lúc cả nước đang bối rối không biết Chủ tịch nước Trần Đại Quang đang ở đâu làm gì sau những tin tức cho hay ông Quang đang phải đi chữa bệnh ở Nhật bản, thì ngày cuối tuần vừa qua, mạng xã hội công bố bức thư, được cho là của Đại tướng, GS. TS. Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam về việc “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.” Báo nào cũng đưa tin là vậy, nhưng kỳ thực không ai được chứng kiến ông Quang viết bài này ở đâu, khi nào cũng như chưa từng xuất hiện trước công chúng trong vòng 4 tuần lễ tính từ hồi cuối tháng 7 cho tới nay.

Báo Mới nhét chữ vào miệng Reuters

Hãng tin Reuters ngày 20 tháng 8 đã có bài tường thuật về yêu cầu này của ông Quang với tiêu đề “ Chủ tịch nước yêu cầu kiểm soát internet gắt gao hơn.”

Lược thuật lại bài viết của Reuters, Báo mới cho đăng bài “ Báo nước ngoài đánh giá cao công tác kiểm soát an ninh mạng của Việt nam”; trong đó đề cập đến việc “Việt Nam hiện nằm trong 10 quốc gia đứng đầu sử dụng mạng xã hội Facebook và xem ứng dụng YouTube phổ biến.”

Reuters thật sự có nói đến việc này cũng như việc “hàng nghìn máy tính của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mã độc WannaCry” vào tháng 5 năm nay nhưng Báo mới lại cho đây là ý của ông Quang chứ không phải là của Reuters.

Báo Mới còn có đoạn “Theo Reuters Chính phủ Việt Nam đã đóng góp đáng kể trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm ngăn chặn các hành động tiêu cực và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước”

Đây quả thật là Báo mới nhét chữ vào miệng Reuters bằng lời lẽ của tuyên giáo vì cả bài của Reuters không có ý tứ nào như trên được nhắc đến ngoài việc “Việt nam cần chú trọng hơn đến việc kiểm soát các tin tức trên mạng đặc biệt là mạng xã hội và cần có giải pháp phù hợp để ‘ngăn ngừa các trang mạng và blog mới có chứa các nội dung xấu và nguy hiểm’”.

Thế nhưng bài báo đã không dám đả động đến phần bài tường thuật của Reuters khi chỉ ra việc chính quyền Hà nội đã bất lực trước việc xử lý các chỉ trích trên mạng xã hội sau một lượt các vụ bắt bớ, đàn áp và tuyên án nặng những người nhà hoạt động trong nước thời gian qua. Thêm vào đó là thông tin đồn đại râm ran trên mạng xã hội về việc ông Quang biến mất.

Reuters cũng trích dẫn báo cáo của FireEye ba tháng trước khi tuyên bố rằng hacker làm việc cho chính phủ Việt nam đã xâm nhập vào hệ thống máy tính của nhiều công ty đa quốc gia trong nước và Việt nam đã không chấp nhận lời buộc tội này.

Kẻ thù của internet liên tục trong nhiều năm

Người viết bài đã đưa ra một loạt các lo ngại về hiểm hoạ của mạng internet và mạng xã hội đối với chế độ và lãnh đạo, cũng như tuyên truyền phá hoại tư tưởng, nội bộ thông qua các chiến dịch công kích, bôi nhọ, hạ uy tín của lãnh đạo. Hơn hết đó là nỗi sợ về thông tin độc hại của các thế lực thù địch “đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.”

Bên cạnh đó còn nỗi lo lộ thông tin nội bộ, bí mật nhà nước, bị phá hoại cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin, thậm chí [tội phạm mạng] trở thành “những loại vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, được sử dụng song hành cùng các loại vũ khí truyền thống một khi xung đột vũ trang xảy ra”.

Người viết bài đã tự nhận rằng “ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ban, ngành, địa phương, công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đã đạt được những kết quả tích cực. … Công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia, tội phạm mạng được tiến hành khẩn trương, có hiệu quả. Việc hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nội bộ trên không gian mạng được chú trọng. Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được tăng cường.”

Thành tích vượt bậc này của an ninh mạng Việt nam thể hiện rõ qua bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên Không Biên giới – RFS năm 2017, Việt nam đứng hạng 175/180 về tự do báo chí, Việt nam trong năm 2016 cũng nằm trong danh sách 13 quốc gia là kẻ thù của internet khi các trang thông tin trái chiều trên mạng liên tục bị tường lửa ngăn chặn, kiểm duyệt chặt chẽ và cả bị hackers đánh phá.

Từ năm 2008 Việt nam đã lọt vào danh sách các quốc gia là kẻ thù của internet kể từ khi danh sách này ra đời. Từ đó cho đến nay, Việt nam vẫn luôn luôn kiên định giữ vững vị trí này và ngày càng tìm cách siết chặt hơn việc kiểm duyệt internet. Năm 2013, đội quân trên mạng của Việt nam đã là 80 ngàn người, sau đó Cục An ninh mạng được thành lập với sự chứng kiến của Bộ trưởng Công An Trần Đại Quang. Tuy không có số liệu chính thức nhưng con số của đội quan trên mạng 80.000 này chắc chắn tăng cao hơn rất nhiều.

Điều bí ẩn

Bài viết được cho là của ông Quang đưa ra vào thời điểm này nhằm trấn an dư luận về việc ông Quang bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn sau khi có thông tin trên mạng xã hội về việc ông đi nước ngoài chữa bệnh. Tuy nhiên ngoài bài viết và các hình ảnh đã được chụp từ lâu, tuyệt nhiên không có một bức ảnh, đoạn phim hay đoạn băng ghi âm nào cho thấy ông Quang vẫn đang khoẻ mạnh hoặc trong tình trạng sức khoẻ đang được cải thiện hay suy yếu ở đâu đó.

Bài viết được ký tên ông Quang với đủ chức danh, học hàm và học vị vào ngày 20/08/2017 nhưng thật ra nhiều đoạn trong bài viết đã được đăng tải trên các báo chí lề phải từ năm 2013 như Báo Nhân dân, báoAn toàn Thông tin. Và cũng thật ngẫu nhiên, đó cũng chính là bài phát biểu của Đại tướng Trần Đại Quang khi ấy vẫn đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an.

Chỉ có một vài thay đổi nhỏ, thì bài phát biểu của ông Quang năm 2013 về “ Công tác đảm bảo an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia, phòng, chống vi phạm và tội phạm mạng nhằm góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” lại trở thành bài viết với tiêu đề mới cùng với chức danh mới của người viết.

Bài viết này được đưa ra với những lời lẽ lặp lại đầy màu sắc tuyên giáo, nếu không phải ông Quang và cố vấn hay thư ký của ông Quang lười biếng đến độ chỉ sao chép và cắt dán mà không động não để đưa ra một bài viết mới có tính thuyết phục thì người sản xuất ra bài viết này đã phạm lỗi đạo văn ghê gớm.

Sức khoẻ của lãnh đạo vẫn là sự bí mật tuyệt đối như trường hợp ông Nguyễn ba Thanh, Tướng Lê Quý Ngọ, và giờ là ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang. Khi ông Quang vẫn vắng mặt, nhà nước Việt nam hiện giờ như rắn không đầu, và không ai biết cái “đầu rắn” ở đâu.

Bài viết được cho là của ông Quang không giải thích được sự biến mất bí ẩn của vị Chủ tịch nước mà chỉ làm tăng thêm phần bí ẩn vốn vẫn và sẽ còn lâu mới có lời giải đáp chính thức.

Các nước châu Âu làm gì để chống khủng bố?

1
23.08.2017 14:09
Trong cuộc chiến chống khủng bố, nhiều nước châu Âu đã đưa ra những kế hoạch cả gói như ban hành đạo luật mới, tăng cường cảnh sát và cải thiện sự hợp tác giữa các cơ quan hữu trách. Nhưng những điều đó có mang lại kết quả hay không?

Những hung thủ cực đoan đã đưa những thành phố lớn ở châu Âu vào tầm ngắm với những cuộc tấn công khủng bố, khi thì bằng súng máy, khi thì dùng thuốc nổ và nhiều lần dùng ô tô làm vũ khí tại Paris, Brüssel, Kopenhagen, Nizza, Berlin, Stockholm, Luân Đôn và mới đây nhất là Barcelona. Với sự phát triển của „Nhà nước Hồi giáo“ tự xưng IS, số lượng các vụ khủng bố đã gia tăng rõ rệt từ năm 2015. Chính phủ các nước châu Âu nhận ra rằng các cơ quan an ninh vẫn chưa được chuẩn bị để đối phó với những loại khủng bố mới này: Họ chỉ tiếp cận được một cách hạn chế vào liên lạc viễn thông được mã hóa, sự ngăn ngừa mới ở giai đoạn đầu và nhân sự bị quá tải.

Nhiều nước đã nhanh chóng đưa ra những biện pháp cả gói chống khủng bố, đầu tư tiền vào các dự án thanh niên, thắt chặt luật pháp, cải thiện sự hợp tác trong EU. Nhiều tên được coi là khủng bố đã bị bắt, trước khi chúng hành động. Tuy nhiên, những người bảo vệ việc bảo mật dữ liệu và những người hoạt động vì nhân quyền lại phê phán là những biện pháp này có thể xâm phạm vào những quyền cơ bản của người dân. Cuộc tấn công khủng bố mới đây ở Tây Ban Nha cho thấy: Cơ quan cảnh sát và mật vụ châu Âu vẫn nhiều lần thất bại trong cuộc đấu tranh chống khủng bố.

Tây Ban Nha

Trong nhiều năm, nước này được coi là rất thành công trong cuộc đấu tranh chống khủng bố. Thông qua nhiều lần khám xét, truy quét, xem chừng như lực lượng an ninh nước này đã kiểm soát được những phần tử Hồi giáo cực đoan, cho tới tuần trước, khi một nhóm khủng bố tấn công ở Barcelona và Cambrils, gây bất ngờ cho các cơ quan an ninh. Trong nhiều tháng trời, nhóm khủng bố có ít nhất 12 tên này đã có thể chuẩn bị các cuộc tấn công khủng bố mà không bị theo dõi, giám sát. Trong khi đó, các nhà điều tra của Tây Ban Nha vốn có nhiều thẩm quyền như việc nghe trộm điện thoại của những phần tử cực đoan, một trong những phương pháp theo dõi, truy nã tội phạm thông qua cuộc đấu tranh trong hàng chục năm trời chống lại ETA, tổ chức khủng bố của những người xứ Baske muốn li khai. Nhưng mâu thuẫn trong việc một bộ phận trong xứ Catalan đòi độc lập đã gây khó khăn cho sự hợp tác của cảnh sát. Chính quyền Catalan phàn nàn rằng chính phủ trung ương không cho cảnh sát Catalan được tham gia đầy đủ vào việc trao đổi thông tin với Cơ quan chống khủng bố quốc gia CITCO. Họ cũng cho rằng vì chính quyền Tây Ban Nha phản đối nên Catalan không được tiếp cận đầy đủ vào mạng lưới cảnh báo khủng bố quốc tế của Europol và Interpol. Một câu hỏi nhạy cảm được đặt ra là: Phải chăng sự căng thẳng giữa xứ Catalan và Tây Ban Nha đã góp phần làm cho thông tin không được chuyển tiếp và vì vậy không phát hiện kịp thời các kế hoạch khủng bố? Các nhà điều tra còn phát hiện ra rằng ban đầu bọn khủng bố định tấn công nhà thờ nổi tiếng Sagrada Familia ở Barcelona.

Pháp

Trong quá trình diễn ra một loạt vụ khủng bố chưa từng có, mở đầu bằng vụ tấn công đẫm máu vào tòa soạn báo „Charlie Hebdo“ tháng 1/2015 và cho tới nay đã làm 239 người Pháp thiệt mạng, một loạt các biện pháp an ninh nghiêm ngặt đã liên tục được mở rộng. Từ tháng 11/2015 tới nay, Tổng thống Pháp đã sáu lần gia hạn tình trạng khẩn cấp. Trong khuôn khổ tình trạng này, không chỉ 100.000 cảnh sát mà còn có 10.000 binh sĩ được huy động để bảo vệ các quảng trường và cơ sở công cộng, nhà ga, sân bay, biên giới, những khu vực có đông du khách, bãi biển, cơ sở giáo dục và các nhà thờ.

Không cần có quyết định của thẩm phán, các cơ quan điều tra có thể nghe trộm điện thoại, tịch thu máy tính, áp đặt lệnh quản thúc tại gia hoặc tiến hành khám xét và họ cũng đã nhiều lần sử dụng đặc quyền này. Mặc dù tình trạng khẩn cấp này hạn chế nhiều quyền cơ bản của công dân, nhưng theo Bộ Nội vụ, riêng trong 2017 đã ngăn cản được khoảng 20 âm mưu khủng bố.

Anh

Riêng trong năm nay, nước Anh đã phải chứng kiến ba cuộc tấn công khủng bố. Nhưng đồng thời, lực lượng cảnh sát và mật vụ anh cũng đã ngăn chặn được năm âm mưu khủng bố khác. Trong cuộc đấu tranh chống khủng bố, người Anh đặt cược vào việc giám sát những kẻ tình nghi và trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng nước ngoài. Ngoài ra, các cơ quan bộ trong khu vực chính phủ Whitehall còn được bảo vệ thêm bằng các cột, hàng rào thép và tường chắn. Lần đầu tiên trước trụ sở Quốc hội ở Westminster cũng được lắp rào chắn. Sau hai cuộc tấn công bằng ô tô trên cầu ở Luân Đôn, các nhà chức trách đang nghĩ thêm các biện pháp bảo vệ cho các không gian công cộng có đông người qua lại.

Scandinavien

Kể từ cuộc tranh cãi xoay quanh bức biếm họa Mohammed được đăng trên báo „Jyllands-Posten“ vào khoảng năm 2005, Đan Mạch đã sớm trở thành nạn nhân của khủng bố Hồi giáo cực đoan. Nước này đã tăng thêm nhân viên cho cơ quan mật vụ PST và đặt cược vào hệ thống giám sát bằng Kamera. Sau cuộc khủng bố bằng súng năm 2015 ở Kopenhagen làm 2 người chết và 5 người bị thương, ngân sách dành cho cuộc đấu tranh chống những phần tử cực đoan đã được tăng lên khoàng 130 triệu Euro cho thời gian 4 năm.

Sau cuộc tấn công khủng bố bằng xe tải ở thủ đô Stockholm trong tháng 4, các mục tiêu tiềm năng ở Thụy Điển đã được bảo vệ bằng những cột chắn xe cộ. Thêm vào đó, người ta có kế hoạch tăng cường hệ thống giám sát bằng Kamera trong các thành phố. Cảnh sát được nhận thêm 42 triệu Euro. Cơ quan di trú phụ trách việc phỏng vấn tất cả những người tị nạn mới tới và cảnh sát an ninh Säpo sẽ tăng cường trao đổi thông tin. Những kẻ có khả năng gây nguy hại có thể được giám sát bằng cùm chân điện tử. Mới đây, Phần Lan lần đầu tiên phải chứng kiến một cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo cực đoan với vụ tấn công bằng dao. Cảnh sát được tăng cường sự hiện diện trên toàn quốc. Mùa thu tới, Chính phủ Phần Lan dự định sửa đổi Hiến pháp để thông qua „đạo luật thông tin“, cho phép lực lượng an ninh có thể nghe trộm toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc trên Internet ở Phần Lan cũng như ở nước ngoài.

Nghi can Nguyễn Hải Long sẽ bị dẫn độ từ CH Séc về Đức trong ngày hôm nay

23.08.2017 16:15
Hôm nay Thứ tư 23.08.2017 Hãng Thông tấn DPA và các báo Đức vừa mới đưa tin, nghi can Nguyễn Hải Long sắp bị dẫn độ từ CH Séc về nước Đức. Tòa án ở Praha đã chuẩn thuận việc dẫn độ nghi can này về CHLB Đức căn cứ theo lệnh truy nã toàn châu Âu. Việc dẫn độ sẽ được thực hiện ngay trong ngày hôm nay.
Nghi can Nguyễn Hải Long sẽ bị dẫn độ từ CH Séc về Đức trong ngày hôm nay

Nhật báo TAZ ngày 23/08/2017 đưa tin dẫn độ Nghi can Nguyễn Hải Long về Đức

Link nhật báo TAZ của Đức: https://taz.de/Nach-Vietnamesen-Entfuehrung-in-Berlin/!5441528/  ( sau đó bạn bấm nút “Gerade nicht/continue readingSchon dabei!“ để xem được nội dung báo TAZ) 

Như Thoibao.de đã đưa tin, hôm 12.8.2017 Nghi can Nguyễn Hải Long đã bị bắt giữ ở Praha, thủ đô CH Séc để điều tra. Nghi can Nguyễn Hải Long, là một chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa CH Séc.

Được biết, chính ông Long đã chủ động thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) – biển số 2AB-3140 hôm 20.7 cho những người từ Việt Nam sang, điều lạ là trong thời gian chiếc xe được thuê nhiều nhân chứng vẫn thấy ông Long làm việc tại cửa hàng, ông Bùi Quang Hiếu chủ cho thuê xe cũng xác nhận điều này. Khi chiếc xe được đem trả lại hôm 24.7 công ty cho thuê ghi nhận hành trình đã chạy trên 800 km, khớp đúng với quãng đường đi và về từ Prag ( CH Séc ) đến Berlin ( Đức). Nhiều khả năng chiếc xe này đã được họ sử dụng vào việc bắt cóc ông Trịnh Xuân thanh tại Đức hôm 23.7.

Sau khi bị bắt 4 ngày, hôm 17.8.2017 văn phòng của ông Long cũng bị cảnh sát đặc biệt của CH Séc đến kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để tiếp tục điều tra.

Thoibao.de sẽ cập nhật tin tức và đưa tin chi tiết hơn trong vài giờ tới.

Nhật báo Berliner Zeitung ngày 23/08/2017 đưa tin đưa tin dẫn độ Nghi can Long về Đức

>>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nghi can người Việt ở Praha bị bắt giữ tại CH Séc 

https://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/11359/vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh%252c-mot-nghi-can-nguoi-viet-o-praha-bi-bat-giu-tai-ch-sec.htm

Trung Khoa – Thoibao.de

LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN VÀ GIỚI HẠN CỦA QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT

Luật sư Võ An Đôn đang chuẩn bị đối mặt với án phạt kỷ luật từ Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên (Đoàn Luật sư) – nơi ông là thành viên vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cho rằng LS Đôn có nhiều bài viết trên FB và các bài phỏng vấn trên báo chí có nội dung nói xấu luật sư, kích động và xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam”.

Việc làm này của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có phù hợp với luật định hay thể hiện hành vi tùy tiện, vô pháp?

Để làm rõ vấn đề này, chúng ta hãy tiếp cận với một chuẩn mực quốc tế quy định về vấn đề ÁP ĐẶT HẠN CHẾ QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT trong Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Theo đó, tại Khoản 3 Điều 19 Công ước này quy định việc thực thi Quyền tự do biểu đạt được đi kèm với những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, do đó được phép có hai lĩnh vực để áp đặt hạn chế quyền này, bao gồm: (a) tôn trọng các quyền hay uy tín của người khác hoặc (b) để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công, sức khỏe hay đạo đức công chúng.

Qua Thông báo yêu cầu kỷ luật đối với LS Đôn, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đã lấy lý do bảo vệ “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam” để ngăn chặn và trừng phạt việc thực hành tự do biểu đạt của LS Đôn theo như điểm a, Khoản 3, điều 19 nêu trên. Tuy nhiên, cũng theo quy định này, việc áp đặt giới hạn quyền tự do biểu đạt chỉ được phép với điều kiện trước tiên là phải “được luật pháp quy định”.

Giải thích về giới hạn quyền tự do biểu đạt “được luật pháp quy định” theo như khoản 3 này, Ủy ban Nhân quyền (cơ quan giám sát thực thi ICCPR), đã đưa ra một Bình Luận Chung số 34, tại đoạn 25 giải thích rằng: “Vì mục đích nêu trong khoản 3, một quy phạm để được coi là một “LUẬT” phải được xác lập với độ chính xác thích đáng để căn cứ vào đó cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình [..]. Một luật không thể trao thẩm quyền quyết định giới hạn tự do biểu đạt cho chính chủ thể có nhiệm vụ thi hành nó.”

Như vậy, nếu Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên tiến hành kỷ luật Ls Võ An Đôn trong trường hợp này là sự lạm dụng quá mức các hạn chế của quyền tự do biểu đạt, vi phạm vào khoản 3 điều 19 của ICCPR quy định về giới hạn quyền tự do biểu đạt. Bởi lẽ, Đoàn Luật sư không phải là một cơ quan có thẩm quyền quyết định các giới hạn của quyền tự do biểu đạt. Tức là Đoàn luật sư không có thẩm quyền kết luận một hành vi biểu đạt của bất kỳ ai, kể cả thành viên của mình là đã xâm hại đến “uy tín của người khác”, rồi tự mình đưa các quyết định xử lý nhằm ngăn chặn, và tự mình thi hành luôn quyết định này.

Điều gì sẽ xảy ra nếu việc hành xử “vừa đá bóng vừa thổi còi” được áp dụng khi ông Đôn không chỉ có tư cách là một luật sư mà còn có rất nhiều tư cách khác, mà tất cả chủ thể liên quan tới tư cách của ông Đôn cũng đòi xử lý như vậy. Chẳn hạn, không chỉ Đoàn luật sư, mà Hội Phụ huynh Học sinh nơi con cái ông đang theo học cũng đòi khai trừ Phụ huynh Đôn ra khỏi Hội; công dân Đôn bị Nhà nước đòi tước tư cách công dân và đuổi ra khỏi đất nước; đồng chí Đôn không còn là Đảng viên thì Đảng tính xử lý như thế nào?

Đó là lý do giải thích vì sao chúng ta đã phải thống nhất với nhau bằng một nguyên tắc xử sự chung trong xã hội – không thể khác được, có một và chỉ một, mà chúng ta gọi nó là LUẬT.

Luật của chúng ta viết rõ rằng, chỉ có Tòa án là cơ quan xét xử duy nhất có thẩm quyền xét xử và kết luận một hành vi có vi phạm pháp luật hay không. Nếu Đoàn Luật sư cho rằng với phát ngôn: “luật sư không có vai trò gì đối với công lý, chỉ là vật trang trí cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là “Cò chạy án” để lừa người dân lấy tiền.” là có xâm hại đến uy tín Luật sư Việt Nam thì Đoàn Luật sư cũng cần phải xử sự theo quy định của luật.

Xử sự theo quy định của luật trong vụ việc này này, căn cứ vào Bộ Luật Hình sự của chúng ta đã quy định rõ rằng, để xử lý hình sự cho hành vi xâm phạm đến “uy tín của người khác” thì người bị hại phải có đơn yêu cầu, đơn tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét và truy tố ra Tòa án Hình sự. Nếu muốn vụ việc được xử lý dân sự, nhằm phục hồi uy tín hay bồi thường thiệt hại thì có thể Căn cứ vào Bộ Luật Dân Sự, người bị thiệt hại cần phải khởi kiện ra Tòa án Dân sự. Vậy tại sao Đoàn Luật sư lại không chọn cách xử sự theo luật định thông qua con đường tranh tụng tại tòa án, mà lại chọn một hình thức xử sự áp đặt vô luật pháp như vậy?

Bên cạnh đó, đại diện cho Đảng và Nhà nước đến giờ phút này vẫn chưa có tiếng nói chính thức về các phát ngôn của LS Đôn có xâm hại đến “uy tín” của họ hay không, vậy xin hỏi căn cứ vào đâu để Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư lại tự cho mình cái quyền thay mặt chủ thể này đòi quyền lợi cho họ?

Xét về khía cạnh bảo vệ cho “Uy tín của Đảng và Nhà nước” trước những phát ngôn chính trị của Luật sư Đôn, xin Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư lưu ý rằng, việc phát ngôn liên quan đến các vấn đề chính trị của LS Đôn là không vi phạm luật pháp quốc tế. Căn cứ vào đoạn 38 của Bình Luận Chung số 34 Ủy ban Nhân quyền giải thích phạm vi giới hạn về quyền tự do biểu đạt trong các phát ngôn tranh luận chính trị, được nêu rõ:

“[…] Trong bối cảnh tranh luận công khai về các nhân vật của công chúng trong lĩnh vực chính trị và các thể chế công, Công ước đánh giá cao những biểu đạt không bị ngăn cản. Vì thế, đơn thuần chỉ những hình thức biểu đạt được coi là xúc phạm một nhân vật của công chúng thì không đủ để làm căn cứ áp dụng hình phạt, cũng như các nhân vật của công chúng cũng có thể được hưởng lợi từ các quy định của Công ước. Thêm nữa, mọi nhân vật của công chúng, bao gồm cả những người nắm giữ quyền lực chính trị cao nhất như người đứng đầu nhà nước và chính phủ, đều có thể là đối tượng chính đáng của những phê phán và đối lập về chính trị. Theo đó, Ủy ban bày tỏ quan ngại với những luật về những vấn đề này, như tội khi quân, desacato (bất kính), không tôn trọng người có thẩm quyền, không tôn trọng cờ và các biểu tượng, phỉ báng người đứng đầu nhà nước và bảo vệ danh dự của các công chức, và luật không nên quy định gia tăng hình phạt khi chỉ dựa vào nhân thân của người bị công kích. Các quốc gia thành viên không nên cấm đoán việc phê phán các thể chế như quân đội hay chính quyền.”

Như vậy về phạm vi để hạn chế quyền tự do biểu đạt chính trị , Ủy ban bảo vệ Công ước ICCPR đã cỗ vũ mạnh mẽ quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị, gần như tuyệt đối, khuyến kích sự phê phán đối với các chủ thể chính trị như đảng cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước, người nắm giữ quyền lực chính trị đứng đầu nhà nước và chính phủ, hay các chính sách của chính quyền. Thậm chí khi những hình thức biểu đạt được xem là vượt quá giới hạn như xúc phạm hay phỉ báng đến các chủ thể này thì cũng không đủ để làm căn cứ áp dụng hình phạt theo Công ước. Đơn giản vì họ là “nhân vật của công chúng” (được hiểu trong phạm vi nghĩa hẹp trong lĩnh vực chính trị theo Công ước) – những người mà ta đã trao quyền cho họ, phải đóng thuế nuôi họ, mọi quyết định hay hành vi thực thi quyền lực của họ đều ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của chúng ta từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi.

Nếu có sự xung đột giữa các quy định pháp luật Việt Nam (ngoại trừ Hiến Pháp) với các quy định nêu trên của Công ước ICCPR về vấn đề này, căn cứ vào Luật ký kết điều ước quốc tế của Việt Nam, cơ sở áp dụng luật trong trường hợp này sẽ là Công ước ICCPR vì Việt Nam đã ký kết gia nhập từ năm 1982.

Qua đây có thể đánh giá rằng, đòi xử lý các phát ngôn chính trị có thể ảnh hưởng đến uy tín của các chủ thể chính trị như đảng phái hoặc nhà nước là hoàn toàn không được thừa nhận theo Công ước ICCPR, mà trái lại những phát ngôn liên quan đến chính trị gần như được bảo vệ tuyệt đối bởi Công ước ICCPR. Đòi xử lý kỷ luật LS Đôn trong trường hợp này rõ ràng chỉ nhằm ngăn chặn tiếng nói phê phán, công kích của Ls Đôn đối với giới cầm quyền. Nó được hành xử tùy tiện dựa trên cảm tính và hoàn toàn vô pháp của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với thành viên của mình, đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do biểu đạt của LS Đôn.

Vén lên màn bí mật tại Việt Nam: Quặng bauxite hay quặng phóng xạ?

0
Mai Thanh Truyết (Danlambao) – Trong hiện tại, chúng ta có thể nói một cách chính xác và không sợ phản biện là những người lính Tàu dưới dạng công nhân đang hiện diện đầy dẫy trên quê hương Việt Nam của chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, giống như trường hợp của một số quốc gia trên thế giới như Tây Tạng, Tân Cương, Phi Châu… những nơi có dấu chân Tàu cộng khai thác các công trình quặng mỏ hay những công ty sản xuất khác tại những nơi này.

Cộng sản Việt Nam (CSVN) cũng như Trung Cộng (TC) cũng không thể nào chối cãi được nhận định trên. Tại Việt Nam, người Tàu dù dưới dạng công nhân hay chuyên viên, mỗi khi vào một công ty nào đó đều sinh hoạt hoàn toàn riêng rẽ, nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán mà thôi. Họ xây dựng lều trại làm nơi ăn ở, giải trí và có cuộc sống hoàn toàn cách biệt với các cộng sự viên người Việt. Thậm chí, mỗi khi có tranh cãi, họ ăn hiếp, đánh đập công nhân Việt. Thật không có gì nhục nhã cho bằng hiện tượng nầy xảy ra ngay chính trên mãnh đất quê hương của mình mà cán bộ hay công an cố tình làm ngơ trước những nghịch cảnh trên.

Những khu biệt lập nầy do TC hoàn toàn quản lý mọi sinh hoạt, không có người “lạ” nào hay cán bộ, công an Việt Nam có thể bén mảng đến được, mặc dù những công ty họ làm việc, đa số đều do người Việt quản lý.

Những sự kiện tương tự cũng đã từng xảy ra ở những quốc gia có người Hán xâm nhập, đôi khi đi đến đổ máu như ở Tân Cương, Tây Tạng, và tại thành phố Alger, Algeria, qua những nguyên nhân hết sức cá nhân, nhưng từ đó xảy ra những cuộc đụng độ có tích cách chủng tộc vì sự hống hách, ức hiếp của người Hán trên mãnh đất quê hương của người bản xứ.

Trở lại Việt Nam, riêng tại hai vùng hiện đang là một trong những điểm nóng ở Việt Nam; đó là Tân Rai ở Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông. Hai nơi nầy hiện đang được TC phát động kế hoạch khai thác quặng mỏ bauxite từ hơn tám năm nay dưới sự đồng thuận của CSVN. Sau khi không thể bưng bít được, năm 2009, CSVN đã phải bạch hóa công bố hai công trình trên mặc dù đã ký kết với TC từ năm 2001 giữa Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào, qua quá nhiều áp lực của đông đảo từng lớp dân chúng ở quốc nội cũng như ở hải ngoại cảnh báo về hiểm họa từ môi trường, kinh tế, chính trị, và quân sự nếu để cho TC khai thác hai vùng nầy.

Nhưng trầm trọng hơn cả là qua việc nhường bước cho TC khai thác, CSVN để lộ ra tinh thần quốc tế vô sản (?) (hay nô lệ!) trong việc hợp tác với TC (bây giờ đã biến thành tinh thần quốc tế hữu sản chăng?). Và đây cũng có thể được xem như là một tiến trình then chốt của việc tiến chiếm Việt Nam không tiếng súng của TC.

Từ đó, câu hỏi khác được đặt ra là, họ có thực tâm đến đây để khai thác quặng mỏ bauxite hay không?

Hay là họ có những dự tính thâm độc nào khác mà việc khai thác quặng mỏ bauxite chỉ là Diện để chứng minh sự có mặt của họ, và trọng tâm chính của họ là Điểm, là khai thác một công trình bí mật nào khác?

Để trả lời và khơi mở một số nghi vấn trên, cũng như qua đề tựa của bài viết, người viết xin lần lượt nêu ra nhiều giả thuyết qua các tin tức có được để từ đó chứng minh sự hiện diện và hành động của TC trên mãnh đất của quê hương Việt Nam.

1. Việc khai thác quặng mỏ Uranium

Cao nguyên Trung phần Việt Nam là một phần của cao nguyên Bolloven. Nơi sau này là một vùng đất bazan, chuyển hóa từ phún xuất thạch của núi lửa hàng triệu năm qua. Do đó, hàm lượng phóng xạ của vùng đất nầy rất cao so với các vùng đất tự nhiên khác. Và xác suất có quặng mỏ Uranium cũng rất cao.

Để có khái niệm về việc khai thác quặng mỏ Uranium, sau đây là quy trình sơ lược dựa theo các nguyên tắc căn bản đang được sử dụng trên thế giới. Thông thường quặng Uranium có được là do sự phối hợp của hai chất đồng vị (isotope) Uranium: Uranium 235 và Uranium 238. U 238 được xem như là đồng vị nặng vì có 3 electron nhiều hơn U 235. Chính U 235 mới đích thực là tác nhân tạo ra nguồn năng lượng cho nhân loại và thông thường có trữ lượng trong hỗn hợp quặng mỏ là 0,7% mà thôi.

Việc khai thác gồm:

– Quặng Uranium trong thiên nhiên cần phải được tách rời hai đồng vị 238 và 235;

– Sau đó Uranium 235 sẽ được tinh luyện (enrich) để đạt được nồng độ Uranium cần thiết để ứng dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau.

Việc tinh luyện Uranium gồm 3 phương pháp: ly tâm, khuếch tán vật lý, và dùng tia laser. Các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ, Bắc Triều Tiên hay Iran vẫn còn đang áp dụng phương pháp cổ điển là ly tâm. Trong lúc đó, ở các quốc gia phát triển khác như Hoa Kỳ và Tây Âu, hai phương pháp sau được dùng đến vì có hiệu quả và năng suất cao hơn. Muốn chế tạo ra bom nguyên tử, ít nhứt, nồng độ của Uranium cần phải đạt được là 80%. Đối với các nồng độ thấp hơn, tùy thuộc vào những ứng dụng khác nhau trong việc dùng trong các nhà máy phát điện nguyên tử hay các hệ thống an toàn trong một số dịch vụ thật chính xác trong quy trình sản xuất mà con người không đủ khả năng để điều chỉnh bằng tay hay mắt được.

2. Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc

Hiện tại, Việt Nam đang nhập cảng nguyên liệu phóng xạ từ nước ngoài.

Câu hỏi được đặt ra nơi đây là, tại sao người Pháp cho lấp đặt Trung Tâm tại Đà Lạt vào thời điểm trên, trong khi quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn và Đà Lạt chỉ là một con lộ thô sơ, chưa được tráng nhựa đẩy đủ?

Phải có điều gì bí ẩn khiến cho họ thành lập Trung Tâm trên?

Để trả lời hai câu hỏi nầy, phải chăng là họ muốn xây dựng Trung Tâm gần nơi vùng có phóng xạ để nghiên cứu, thăm dò, và khai thác nguồn nguyên liệu phóng xạ tại chỗ?

Ngược dòng lịch sử, trong giai đoạn chiếm đóng ngắn ngủi của Nhật Bổn vào thế chiến thứ hai, họ cũng đã gởi nhiều phái đoàn địa chất để thăm dò vùng nầy. Và trong thời gian chiến tranh Mỹ-Việt, nhiều phái đoàn nghiên cứu của Hoa Kỳ cũng đi lại thường xuyên trên vùng Bolloven nầy. Thêm một nguồn tin từ một giáo sư hiện ở Phoenix, vào cuối năm 1944, một chiếc tàu Nhật trên đường từ Việt Nam trở về Nhật bị quân đội Đồng minh đánh chìm vì bị nghi có chở một số mẩu quặng Uranium lấy từ Cao nguyên Trung phần.

Thêm nữa, người Mỹ đã thiết lập Đại học Nông Lâm Súc tại Bảo Lộc từ năm 1960, trong đó có xây dựng một phòng thí nghiệm “đặc biệt”, chì có nhân viên Mỹ làm việc trong đó mà thôi, qua lời của một kỹ sư NNA, hiện ở San Diego cho biết. Và trong thời gian chiến tranh Việt Nam, con đường từ đèo Ngoạn Mục (Bellevue) được mở rộng ra đến Cam Ranh và hàng ngày có hàng trăm xe bít bùng lớn từ trong núi chạy thẳng về hải cảng Cam Ranh cũng theo lời kỹ sư NNA.

Tất cả đều được giữ bí mật. Không có một báo cáo khoa học nào công bố về vấn đề trên hay cho biết vùng đất nghiên cứu có chứa nguồn nguyên liệu phóng xạ Uranium hay không?

3. Giả thuyết về sự hiện diện của TC trong vùng Cao nguyên Trung phần

Ngày 21 tháng 4 năm 2009, tại Công ty NWT Uranium Corp. ở Toronto, Canada, Ông Chủ tịch Tổng Giám Đốc John Lynch đã công bố bản tin sau khi họp với đối tác là Việt Nam rằng: “Công ty đã đồng ý trên nguyên tắc về việc chia sẻ, khai triển và khai thác quặng mỏ Uranium ở Việt Nam”. Quả thật đây là một chỉ dấu cho thấy giả thuyết có nguồn nguyên liệu phóng xạ ở cao nguyên Trung phần Việt Nam là có thật. Chính nhờ đó mới có những giao kết thăm dò và khai thác giữa Việt Nam với các đối tác khác. Và TC, đã nắm bắt cũng như biết nguồn nguyên liệu nầy, vì vậy cho nên mới thực hiện dự án khai thác quặng mỏ bauxite để đánh lạc hướng thế giới thêm một lần nữa.

Theo ước tính sơ khởi của công ty NWT thì cao nguyên có trữ lượng là 210 ngàn tấn quặng oxid uranium (U3O8) với nồng độ trung bình là 0,06%. Và đó cũng là ước tính của Hội đồng Địa chất Thế giới. Và ở một tài liệu khác cho biết hàm lượng quặng mỏ oxid uranium ở mỏ than Nông Sơn, Quảng Ngãi là 8.000 tấn quặng và có cùng một nồng độ trung bình với oxid uranium ở Cao nguyên.

Ngày hôm nay, TC đã biết và thay vì đến Việt Nam để khai thác nguồn nguyên liệu quý giá về phương diện quốc phòng nầy, họ đã đánh lận con đen để nói tráo qua việc khai thác quặng mỏ Bauxite, vừa có lý do để xâm nhập hàng chục ngàn công nhân hay tình báo, hoặc quân nhân nhằm mục đích kiểm soát cao nguyên Trung phần Việt Nam và Biển Đông.

Với hàm lượng oxid uranium kể trên, có thể ly trích và khai thác được hàng trăm Kg Uranium có nồng độc cao có thể ứng dụng vào trong kỹ nghệ quốc phòng và quân sự.

Thêm nữa có hai chi tiết sau đây để củng cố giả thuyết về việc TC đang bí mật chuẩn bị việc khai thác quặng mỏ Uranium:

– Mỏ than Nông Sơn đã được VNCH khai thác từ năm 1961, và vẫn vận hành từ đó đến 1975 hoàn toàn không có tai nạn nào xảy ra. Và, TC với tư cách nào và với lý do gì đã đem trên 200 chuyên viên vào nơi đây từ năm 2008?

– Một phần cao nguyên Bolloven nằm trên địa phận Lào đã được TC thuê mướn trong vòng 50 năm?

Chính hai chỉ dấu sau này là chìa khóa để mở toang cánh cửa bí mật giữa CSVN và TC trong việc khai thác quặng mỏ Bauxite ở Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Việc khai thác nầy chỉ là Diện để che mắt thế giới, và Điểm chính là việc tìm kiếm, khai thác, ly trích và tinh luyện chất phóng xạ Uranium 235 để làm tăng lợi khí “cường quốc” của Hán tộc.

Và đây mới là điểm then chốt của tham vọng quyền lực của TC với sự đồng thuận của đảng cộng sản Việt Nam.

4. Ảnh hưởng của việc khai thác quặng mỏ Uranium

Thêm một điểm cần lưu ý là, nếu Việt Nam chủ động và làm chủ được nguồn nguyện liệu quan trọng và hiếm quý nầy, vị trí của Việt Nam trên thương trường quốc tế sẽ được bảo đảm cũng như tư thế chính trị cũng sẽ được nâng cao vì nguyên liệu nầy sẽ là một yếu tố quyết định trong các mặc cả trong nhiều lãnh vực nhứt là quốc phòng đối với những quốc gia khác trên thế giới.

5. Thay lời kết

Qua những nhận định vừa nêu trên, giả thuyết về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên Trung phần và ở Nông Sơn có tính xác tín rất cao. Và giả thuyết nầy lại là một lý giải cho sự hiện diện của những người lính dưới dạng công nhân ở hai nơi này.

Theo báo Thanh Niên ngày 6/8/2009, ông Trần Xuân Hương, Bộ trưởng Bộ Môi trường & Tài nguyên công bố ngày 4 tháng 8 là Việt Nam quyết định thăm dò và khai thác quặng mỏ Uranium ở Nông Sơn, ước lượng có trữ lượng 8.000 tấn quặng oxid uranium U3O8. Việc khai thác này chia làm hai đợt cho đến 2020. Đối với một số địa điểm khác, ông cũng có nêu tên tỉnh Lâm Đồng nhưng không nói cụ thể như trường hợp Nông Sơn cũng như tên Đắk Nông cũng không được nhắc tới. Phải chăng đây là hai vị trí cấm kỵ và nhạy cảm vì còn nằm dưới chiêu bài khai thác quặng mỏ bauxite của TC?

Và ông cũng cho biết là đã ký Biên bản ghi nhớ (Memorendum of Understanding) với Ấn Độ trong việc nghiên cứu và định hướng về công nghệ áp dụng cho việc khai thác quặng mỏ Uranium trên.

Nếu suy nghĩ trên trở thành hiện thực, người Việt quốc gia ở quốc nội và hải ngoại phải làm gì trước những diễn biến đang xảy ra trên quê hương?

Một điều không thể chối cãi được là tiến trình Hán hóa Việt Nam của TC đã thể hiện rất rõ ràng. Đây là một tiến trình tiệm tiến giống như trường hợp của Tân Cương và Tây Tạng.

Ngay sau khi chiếm đóng Trung Hoa lục địa, và nhất là lợi dụng tình trạng còn lỏng lẻo của Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc thời bấy giờ (1949), Mao Trạch Đông vội vàng chiếm đóng quốc gia Tây Turquistan và đổi tên thành Tân Cương, cũng như chiếm Tây Tạng vào năm 1959. Tiếp theo sau đó, chính sách Hán hóa bắt đầu thực hiện bằng cách cho người Hán nhập cư vào hai nơi nầy để rồi lần lần đồng hóa bằng những cuộc hôn nhân dị chủng. Tập Cận Bình ngày nay vẫn tiếp tục chương trình trên và kết quả hiện tại là dân Tây Tạng trở thành thiểu số trên chính quê hương mình, và dân Tân Cương chỉ còn chiếm 42% trên tổng số cư dân tại nơi đây.

Qua hai diễn biến lịch sử kể trên, Việt Nam chắc chắn sẽ nằm trong “tầm bắn” của TC trong chính sách này trong một tương lai không xa.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào những tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, hai món hàng dầu hỏa và quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên đã được chính quyền thời bấy giờ mặc cả với nhiều quốc gia đối trọng khác nhau ngõ hầu cứu vãn miền Nam, nhưng bị thất bại. Và ngày hôm nay, nguy cơ nguồn nguyên liệu quốc phòng nầy sẽ lọt vào tay TC rất cao.

Một bản tin kinh tế rất nhỏ trên các trang báo Việt Nam ngày 25/06/2017 không làm nhiều người chú ý, nhưng đã nhanh chóng gây sửng sốt cho những ai quan tâm về thời sự và chính trị ở Việt Nam. Nội dung của bản tin cho biết khu kinh tế Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh của Việt Nam đột ngột gửi thư lên Trung ương Hà Nội và đòi trở thành đặc khu tự trị với nhiều quyền hạn vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp bình thường. Tin tiết lộ cho biết Ban lãnh đạo khu kinh tế Formosa vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng CSVN Hoàng Trung Hải yêu cầu cho thiết lập đặc khu kinh tế tự trị. Theo văn bản này, Tổng giám đốc công ty Hưng Nghiệp Formosa Dương Hồng Chí, vốn là một người gốc Hoa, lý giải việc thiết lập đặc khu kinh tế nhằm phục vụ cho quá trình xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và đầu tư các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, nước… nói một cách khác, yêu cầu này có nghĩa muốn tách vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh, trở thành như một vùng tự trị trong lòng Việt Nam (lấy trên internet).

Chính vì thế, một trong những việc làm cấp bách hôm nay là phải cảnh báo cho thế giới biết rõ âm mưu của TC về việc khai thác quặng mỏ Uranium ở Cao nguyên và Nông Sơn.

Ngày hôm nay, tuy muộn rồi nhưng thiết nghĩ, chúng ta vẫn phải tiếp tục tranh đấu, nếu không, TC, một khi làm chủ được nguồn nguyên liệu nầy sẽ mọc “thêm râu thêm cánh” và ngang nhiên tung hoành như đi vào chỗ không người. Tinh thần Hán tộc cực đoan và chủ nghĩa bành trướng của TC càng được đẩy mạnh thêm lên qua quyển Tân Biên Sử mới của TC mà biên giới gồm thâu cả vùng Đông Nam Á, Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Nam Bắc Hàn v.v…

Bằng bất cứ giá nào, người Việt khắp nơi sẽ không để nguồn nguyên liệu nầy lọt vào tay TC. Nếu không, Việt Nam sẽ biến thành một vùng tranh chấp quốc tế và thảm họa sẽ khó lường trong tương lai một khi đã có tranh chấp.

– Việc liên kết với các quốc gia ASEAN trong giai đoạn nầy để tạo hậu thuẫn trong các cuộc tranh chấp với TC là một trong những điều kiện tối cần thiết trong lúc nầy.

– Cũng cần phải nói thêm là việc kết đoàn với Ấn Độ, một đối lực ngang ngữa với TC cũng là việc nên làm. Ấn Độ cũng vừa có một quyết định sáng suốt trước hiểm họa TC là chấm dứt hợp đồng xây dựng đường ống dẫn dầu khí xuyên qua Ấn Độ, Miến Điện và Vân Nam (TQ). Đây là bước ngăn chặn có hiệu quả nhất trước sự bành trướng của TC.

Sự kết đoàn giữa quốc nội và hải ngoại, giữa Việt Nam và quốc tế rất cần thiết trong lúc nầy vì chính đảng CSVN, thái thú biết nói tiếng Việt của TC đã bất lực một khi để sự việc kể trên xảy ra cho đất nước trong lúc họ có khả ngăn chặn từ lúc đầu.

Lịch sử Việt Nam sẽ không quên ghi lại tội ác kể trên!

(*) Bài viết được trích và cập nhựt hóa bài viết trong sách “Từ Bauxite đến Uranium: Tiến trình đô hộ Việt Nam của Trung Cộng”, xuất bản năm 2009. Nếu cần, liên lạc envirovn@gmail.com

Trần Đại Quang “tái xuất”, viết bài chửi bới thế lực thù địch

0
Hải Âu (Danlambao) – Trong lúc cuộc chiến quyền lực vô cùng khốc liệt xảy ra giữa các đồng chí không cùng đồng bọn trong đảng cộng sản. Dù rằng chính trường Việt Nam vô cùng nóng sốt với việc Trịnh Xuân Thanh “đầu thú” đang gây nhiều bất lợi trong quan hệ ngoại giao với nước Đức. Chủ tịch nước không hề xuất hiện trên truyền thông hay ngoài đời kể từ ngày 20/7 cho đến nay. Đây là một điều hết sức kỳ lạ đối với một người cầm quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Có những tin đồn cho rằng chủ tịch nước đang gặp “nạn”, hiện đang được chăm sóc sức khoẻ ở xứ tư bản giãy chết nào đó.

Chưa biết chuyện thực hư của những đồn đoán đó như thế nào, nhưng với tư cách là chủ tịch nước và từng là Bộ trưởng Bộ côn an cộng sản Việt Nam. Vì thế trong cái ngày truyền thống của lực lượng côn an còn đảng còn tiền (19/8) thì không thể nào không có tiếng nói của một kẻ từng là đại ca của đám côn an này. Nhưng có vẻ như những đồn đoán về sức khoẻ của Trần Đại Quang “tau khoẻ, có chi mô” là sự thật. Vì thế chủ tịch nước vẫn “không chịu” xuất hiện trước truyền thông. Thay vào đó cựu đại ca của nghành côn an đã có bài viết “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới” được đăng tải trên các lều báo của nhà sản.

Trong bài viết “của mình”, Trần Đại Quang nhận định: “Đối với Việt Nam, thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia”.

Thực chất đây chỉ là việc nói đi nói lại một vấn đề mà lâu nay đảng cộng sản lo ngại. Những bí mật nhà nước, những bí mật nội bộ hay những vấn đề nhạy cảm bị tiết lộ đều do chính những đồng chí không cùng đồng bọn trong đảng xì ra thông qua những diễn đàn xã hội. Một vài cá nhân đảng viên nào đó muốn lợi dụng các trang mạng xã hội để đánh phá, triệt hạ uy tín của nhau gây nên sự mất đoàn kết trong đảng cộng sản.

Có một thực tế là đảng viên cộng sản chưa bao giờ cho thấy sự đoàn kết trong quá trình cai trị nhân dân. Bên ngoài thì luôn thể hiện tình đồng chí, đồng đội rất tốt đẹp, thế nhưng đằng sau vẻ mặt đoàn kết ấy là những thủ đoạn thanh trừng khủng khiếp sẵn sàng dành cho những đồng chí nhưng không cùng đồng bọn.

Cũng trong bài viết “của mình”, chủ tịch nước cho rằng: “Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm; sử dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại; tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Có thể khẳng định rằng sức mạnh truyền thông của các trang mạng xã hội đã trở thành kẻ thù của đảng cộng sản. Những tội ác của đảng cộng sản lần lượt được phơi bày trên không gian ảo nhưng lại rất thật đối với công chúng trong và ngoài nước. Những sai trái của những kẻ cầm quyền cộng sản cũng từ đó người dân biết đến, thậm trí nhiều đảng viên dần giác ngộ con đường và lý tưởng của đảng cộng sản chỉ toàn là dối trá.

“Những hoạt động đó đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước”. Đây là điều không chỉ Trần Đại Quang mà cả hệ thống đang vô cùng lo sợ.

Điểm qua một vài ý chính trong “bài viết của chủ tịch nước” để thấy rằng, đảng cộng sản Việt Nam đang rơi vào cuộc khủng hoảng quyền lực. Những cuộc thanh trừng giữa các đảng viên cộng sản vẫn đang tiếp diễn mà ngay cả Trần Đại Quang cũng là nhân vật đang gây hoang mang với tình trạng vắng mặt khá lâu nhưng không có lý do.

Sự xuất hiện của chủ tịch nước trên “bài viết của mình” càng làm cho người dân tin vào những đồn đại sức khoẻ của Trần Đại Quang đang gặp nhiều vấn đề cần chữa trị đặc biệt. Trước những thật giả nơi chính trường của đảng cộng sản cùng sự vắng mặt đầy kỳ bí của Trần Đại Quang, câu hỏi được dư luận quan tâm lúc này là chủ tịch nước đang ở đâu, sức khoẻ thế nào? Và dĩ nhiên dư luận vẫn đang chờ sự xuất hiện của Trần Đại Quang cùng câu trả lời: “tau khoẻ, có chi mô”.

Toàn văn Hiệp định Paris 1973

0
Dân Làm Báo
Dân Làm Báo gửi đến các bạn trong thôn toàn văn bản Hiệp Định Paris 1973. Xin cám ơn bạn đọc Truyền Tấn đã gửi tài liệu cùng lời giới thiệu: Mỗi người Việt yêu nước nên đọc hết Hiệp Định nầy. Chú ý Chương V Điều 15Chương VIII Điều 21 để thấy thêm tội ác của đảng CSVN đối với dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.

Triệt giải đình cổ nhà Nguyễn để đấu giá đất?

0

Đình Lịch Đợi là đình nào?

Theo quyết định trên, chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh TT-Huế (gọi tắt là BQLDA tỉnh) cùng cơ quan chức năng phối hợp bồi thường để tháo dỡ đình làng Lịch Đợi và hạ cốt nền khu đất 1.500m2 còn lại của đình làng.

Trước đó, BQLDA tỉnh tổ chức họp với UBND thành phố Huế, chính quyền, người dân, cùng đại diện các họ tộc phường Phường Đúc về công tác giải phóng mặt bằng liên quan khu đất đình làng. Đến tháng 2/2017, UBND phường Phường Đúc có văn bản gửi UBND thành phố Huế nêu ý kiến về quy hoạch làm ảnh hưởng đến đình làng sắp bị giải tỏa, với lưu ý: “Đình với kiến trúc thời Nguyễn, dáng vẻ đẹp, kiến trúc cảnh quan còn có nhà bia, trụ biểu còn khá nguyên vẹn. Khu vực này đang quy hoạch khu dân cư, nên vị trí đình làng có ảnh hưởng, dễ xảy ra biến dạng chức năng thiết chế văn hóa cơ sở, làm mất đi nơi sinh hoạt tín ngưỡng, cũng như sinh hoạt văn hóa của nhân dân”.

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn thành phố Huế hiện nay không có ngôi đình nào là Lịch Đợi như trong hồ sơ dự án của BQLDA tỉnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tùy tiện định danh như vậy đối với công trình kiến trúc xưa khi làm hồ sơ dự án khu dân cư dễ gây hiểu nhầm đây là ngôi đình có lai lịch không rõ ràng, thậm chí không có giá trị gì về văn hóa, lịch sử. Theo TS Trần Đình Hằng, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế, không có ngôi đình nào tên là Lịch Đợi ở đất Huế, mà chỉ có miếu Lịch Đại (Đợi) Đế vương. Khu vực xung quanh miếu Lịch Đợi nay đã bị “địa danh hóa” thành vùng Lịch Đợi theo cách gọi dân gian, thuộc phường Phường Đúc, Huế.

Còn ngôi đình Lịch Đợi ghi trong hồ sơ dự án khu dân cư Bàu Vá 4 chính xác là đình Đệ Cửu (đệ cửu phường), hình thành từ khi người Pháp dồn dân thành lập thị xã Huế và chia Huế thành 9 phường (cửu phường). Ngôi đình này thuộc phường thứ 9 nên có tên là đình Đệ Cửu. Trong khuôn viên đình hiện còn lưu giữ tấm bia đá bằng chữ Hán lập năm Mậu Thân (1908), dưới thời vua Duy Tân, ghi công đức của những nhà hảo tâm trong buổi đầu mới lập ra Đệ Cửu phường.

UBND thành phố Huế kiến nghị bảo tồn

Trước quyết định tháo dỡ đình làng, hạ cốt nền khu đất đình làm khu dân cư do tỉnh TT-Huế phê duyệt, cuối tháng 6/2017, UBND thành phố Huế có công văn gửi UBND tỉnh kiến nghị bảo tồn đình làng. Công văn nêu rõ, đình làng tuy hư hỏng, xuống cấp, nhưng nhiều kiến trúc còn lại vẫn mang giá trị rất lớn về mặt văn hóa, tâm linh và nghệ thuật. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư sẽ khai thác phần lớn đất đình làng, tạo lô đất ở sát lưng đình làng, cộng thêm 6 lô đất ở khác phía trước mặt tiền nằm hoàn toàn trên đất đình… sẽ gây sụp đổ, không thể phục hồi, trùng tu, tôn tạo hay giữ lại kiến trúc ban đầu, chắn lối vào đình, phá vỡ kiến trúc vốn có và không phù hợp với tâm linh, tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Do đó, UBND thành phố Huế đề nghị giữ lại các lô đất ở đã được quy hoạch như nêu trên để dùng làm đất tín ngưỡng thuộc đình làng, sử dụng trồng cây xanh tạo cảnh quan và giữ gìn các giá trị cho đình làng.

Trước vấn đề này, Sở Xây dựng TT-Huế hiện kiến nghị UBND tỉnh giao Sở VHTT chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xác định cụ thể giá trị văn hóa của ngôi đình, để quyết định có nên nghiên cứu, điều chỉnh lại dự án khu dân cư Bàu Vá 4 hay không?

Ngọc Văn