
Vu Kim Hanh
Sáng nay, một đồng nghiệp nhắc câu chuyện hồi đầu năm của Thành Lộc. FB không cho viết hoa, chỉ cho viết chữ in. Tôi viết chữ in 2 từ nghệ sĩ trước tên Thành Lộc. Anh post lên tường cá nhân tấm thiệp mời đi dự Giải Mai Vàng với lời xin lỗi: Không đi dự vì có nhà tài trợ là Dr Thanh. Người nghệ sĩ là người có nguyên tắc sống kiên định. Anh chỉ thực hiện điều đã nói trước với ban tổ chức. Mất lòng, bị xa cách? Mặc, anh có lựa chọn chín chắn của mình.
Tôi yêu quý tài của Lộc. Tôi cùng tuổi với bà chị Bạch Lê của Lộc và thỉnh thoảng Lộc gọi cho tôi, nhắc chi Lê. Nhưng rồi cả hai đều bận quá. Mấy lần tôi tự mua vé đi xem Lộc diễn kịch, Lộc thấy và sau khi diễn xong chị em gặp nhau, Lộc hỏi, chị thấy vỡ kịch thế nào? Tôi mấy lần cũng chỉ lập lại một câu: kịch hay nhưng…chị xem Lộc diễn, cứ lo lo là …Lộc chết.
Tài quá, nhiều lần xem Lộc diễn, tôi kinh phục (kinh phục, không phải kính phục), sống cùng Lộc những lúc người nghệ sĩ ấy cháy hết mình, là tôi lại sợ mất Lộc. Nhưng dần dần, tôi an tâm. Một Lộc bằng xương bằng thịt có thể không còn nhưng ý nghĩa của hai chữ NGHỆ SĨ mà Lộc viết nên sẽ mãi còn. Người nghệ sĩ là người sống với nguyên tắc sống của mình. Tôi đổi chữ kinh phục thành kính phục.

ÔNG VUA SÂN ĐẤT NỆN NADAL.
Khi Nadal biết mình thắng, nằm lăn ra sân, sãi hai tay thả lỏng sau bao nhiêu tháng năm căng thẳng, nhục nhằn, trên khán đài bỗng xuất hiện hai tấm giấy viết tay nguệch ngoạc từ khán giả: MERCI – TONI. Ai đó đã nghĩ và viết sẵn điều cực kỳ sâu sắc ấy? Điều lạ nữa là khi trao cúp vô địch, ban tổ chức không chỉ trao cái cúp vô địch lần thứ 10 mà trao 2 cái cúp, cả cái cúp của 10 năm. Và lại thật đáng sợ là họ mời một người lên, trao cái cúp 10 năm cho ông, đó là ông chú-ông thầy Toni của Nadal, để rồi chính ông Toni trao lại cho Nadal. 10 năm. Kỷ nguyên 50 năm mở của tennis thế giới chỉ mới có một người làm được kỳ tích đó. Nhưng ai theo xem Nadal suốt hơn 2 năm.qua đến giờ, chấn thương liên miên, đánh đâu thua đó, thua dập vùi, thua nhục mặt, thua chới với suốt 2 năm qua mới hiểu tấm lòng thương hoc trò, chịu đựng của ông thầy và sự quyết liệt của người chiến binh. Lắm khi tôi thầm mong Nadal giải nghệ vì…thấy tội quá. Nhưng Nadal không sợ nhục, anh cứ lầm lũi. Đôi khi bị hỏi khiêu khích, thua hoài, anh định thay đổi thầy không? Tôi không bao giờ thay ông thầy đã đi cùng tôi khi tôi 15, 17 tuổi, không có thầy Toni thì làm sao có bao nhieu là thành tích? Con bây giờ, tôi thua là do tôi, không phải do thầy. Giờ anh đã có Carlos Moya, cuối năm nay, ông thầy xin về hưu.
Ý chí và tài năng của ông vua sân nện thì khỏi phải nói, nhưng kỳ tích la Decima RG của anh sẽ vĩnh viễn là câu chuyện về một nghị lực phi thường và một tình yêu vĩnh cữu: tình thầy trò và đạo nghĩa ở đời.