LƯU HIỂU BA-BIỂU TƯỢNG TỰ DO CỦA ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC ĐÃ QUA ĐỜI.

0
928

Nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc, giáo sư Lưu Hiểu Ba vừa qua đời ở tuổi 61 tại một bệnh viện thuộc thành phố Thẩm Dương sau một thời gian ngắn điều trị bệnh ung thư gan.

Ông Lưu Hiểu Ba bị bắt năm 2008 và bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc “âm mưu lật đổ nhà nước”. Sau khi đã thụ án được 8 năm, ngày 23/5/2017 ông Lưu bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan và được đưa ra khỏi nhà tù để điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Thẩm Dương (đông bắc Trung Quốc). Nhà nước cộng sản Trung Quốc loan tin rằng ông Lưu được ra khỏi nhà tù để điều trị bệnh là do “chính sách nhân đạo” của chế độ. Tuy nhiên, “chính sách nhân đạo” này lại khước từ yêu cầu của gia đình ông Lưu và các tổ chức nhân quyền Quốc tế về việc cho phép ông sang Mỹ hoặc Đức chữa bệnh.

Liu-Xiabo cùng các bạn của ông tạo quảng trường Thiên An Môn.

Tên tuổi vị giáo sư, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này gắn liền với sự kiện Thiên An Môn năm 1989 khi nhà cầm quyền Trung cộng cho quân đội, công an giết hại, thảm sát hàng ngàn người biểu tình ôn hòa đòi dân chủ. Giáo sư Lưu khi đó còn rất trẻ, đang thỉnh giảng tại đại học Columbia ở New York. Lòng yêu nước và sự quả cảm của một trí thức chân chính đã thúc đẩy ông bay về Bắc Kinh, đồng hành với giới trẻ Trung Quốc, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa và chứng kiến tận mắt tội ác của nhà cầm quyền Trung cộng.
Cùng với một số người sống sót khác, ông Lưu Hiểu Ba được thừa nhận là đã có công thương thuyết với quân đội để cứu hàng trăm (có tài liệu nói hàng ngàn) người biểu tình khỏi sự giết hại và rời khỏi quảng trường một cách an toàn.

Kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn đến trước năm 2008, Lưu Hiểu Ba liên tục bị khủng bố, đe dọa và đã từng hai lần bị bắt đi tù. Ông từng từ chối đi tị nạn chính trị ở Úc, quyết định ở lại Trung Quốc để đấu tranh, vận động nhân quyền trong bối cảnh bị khủng bố rất khốc liệt.

Ảnh Liu Xiabo trong lễ trao giải Nobel cho ông tại Oslo Nauy.

Bản án 11 năm tù vào năm 2009 (sau hơn 1 năm bị tạm giam) là bản án dài nhất trên con đường tranh đấu mà ông từng nhận, tận đến khi ông qua đời.
Trong khi Lưu Hiểu Ba bị đày đọa trong nhà tù nhiều năm trời thì vợ ông, bà Lưu Hà cũng bị nhà cầm quyền Trung cộng khủng bố, đe dọa và ngăn cản quyền tự do đi lại.

Tháng 10 năm 2010, nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba được trao tặng giải Nobel Hòa Bình khi còn đang ở trong tù. Trước ông, từng có hai người được nhận giải thưởng danh giá này trong lúc bị giam giữ là ông Carl von Ossietzky người Đức (1935) và bà Aung San Suu Kyi người Myanmar (1991). Nhà cầm quyền Trung cộng khi đó đã phản đối rất gay gắt giải thưởng này dành cho ông, đồng thời không ngừng cho báo chí bôi nhọ và mạ lị ông.

Lưu Hiểu ba từng phát biểu rằng “Không có thế lực nào có thể ngăn chặn được đòi hỏi của con người được có tự do và Trung Quốc cuối cùng sẽ trở thành một quốc gia được điều hành bởi luật pháp, nơi nhân quyền là trên hết.”

Sự kiện giáo sư, nhà văn và trên hết là nhà hoạt động nhân quyền đáng kính Lưu Hiểu Ba mắc bệnh ung thư trong tù và qua đời chỉ sau chưa đầy hai tháng “được về nhà chữa bệnh” là một sự kiện chấn động. Nó không chỉ phản ánh thực trạng đất nước Trung Quốc dưới sự cai trị của chế độ cộng sản mà còn như một sự nối tiếp của quá khứ đen tối hàng ngàn năm trước đến thời đại văn minh nhân loại – thứ văn minh mà Trung cộng đã khước từ. Trung Hoa (dường như) chưa từng thoát khỏi đêm trường trung cổ.

Cái chết của Lưu Hiểu Ba liệu có đánh động đến người dân Trung Quốc cho một sự trỗi dậy, cho khát vọng tự do từng nhuốm nhiều máu và đổ xuống nhiều sinh mạng?

Câu chuyện tù của Lưu Hiểu Ba có làm rúng động tâm cam của những người còn lương tri ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, trong đó có người Việt Nam?

Tôi ngưỡng mộ Lưu Hiểu Ba, cảm phục ý chí, trí tuệ, tinh thần, tầm vóc của ông. Và dấy lên nỗi lo lắng cho những TNLT mang tên Trung Quốc, mang tên Việt Nam, mang tên xứ sở độc tài với không chỉ đói ăn, thiếu mặc, nhục hình mà còn đối mặt với nhan nhản những thứ độc hại. Khoan hãy nói đến những nghi vấn về chất độc được xâm nhập vào cơ thể của người tù bởi sự ác ý. Sự thực cần phải được nhìn ra là từ nhà tù to đến nhà tù nhỏ mang tên Việt Nam, mang tên Trung Quốc đều đầy rẫy những mầm chết, khi mà môi trường đã bị chính những người cộng sản ở hai quốc gia này tàn phá.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here