Kinh tế 24h: Nợ xấu không “đẩy đi thì đừng mong giảm lãi suất; Nỗi lo “bong bóng” tín dụng tăng cao

    0
    96

    Fitch dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%

    Xem tại đây

    Fitch Ratings cho biết, xếp hạng trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ không bảo đảm của Việt Nam được giữ ở BB-. Bên cạnh đó, trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia tiếp tục được hãng này duy trì ở mức BB-, trong khi nợ ngắn hạn phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ được xếp hạng B.

    Theo Fitch, xếp hạng của Việt Nam phản ánh kết quả tăng trưởng mạnh mẽ và triển vọng kinh tế tươi sáng, thặng dư tài khoản vãng lai liên tục, chi phí vay nợ trong tầm quản lý và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục đổ vào.

    Fitch cho rằng, điểm tín nhiệm hiện tại của Việt Nam phản ánh sự tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ và tiềm năng tăng trưởng cao, thặng dư tài khoản vãng lai bền vững, chi phí vay nợ có thể kiểm soát được, và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào đều đặn.

    Mức điểm tín nhiệm này cũng phản ánh tỷ lệ nợ công cao, đệm dự trữ ngoại hối còn thấp, những rủi ro về vĩ mô và trong hệ thống ngân hàng, một vài chỉ số cấu trúc còn yếu hơn so với các quốc gia ngang tầm – bao gồm thu nhập bình quân đầu người và tiêu chuẩn phát triển con người.

    Thuế nhập khẩu về 0% sau năm 2018: “Canh bạc” của doanh nghiệp ôtô Việt

    Xem tại đây

    Thừa nhận đã và đang lao vào “canh bạc” lớn khi đầu tư hàng triệu USD mở rộng sản xuất trong bối cảnh xe nhập từ ASEAN sẽ “đại hạ giá” khi thuế NK về 0% sau 1.1.2018 nhưng Hyundai Thành Công, một trong hai DN ôtô lớn nhất Việt Nam cho rằng đang “liều một cách có cơ sở” và người tiêu dùng sẽ được lợi.

    Trao đổi với báo Lao Động, ông Lê Ngọc Đức, TGĐ Cty Hyundai Thành Công cho rằng thị trường ôtô Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao, cơ quan nhà nước đang xem xét việc có hỗ trợ để tiếp tục duy trì sản xuất lắp ráp ôtô trong nước hay mở cửa cho xe nhập khẩu còn các DN cũng đau đầu với chuyện lắp hay nhập. Sau 1.1.2018, các xe nhập khẩu từ ASEAN sẽ có thuế nhập khẩu 0% và giá chắc chắn giảm. Do đó, các thương hiệu chưa có trung tâm sản xuất tại ASEAN buộc phải nghiên cứu xem nên có theo đuổi thị trường Việt Nam nói riêng hay các nước ASEAN nói chung nữa không và họ đều có chính sách ngắn và dài hạn cho thị trường này. Còn Thành Công và Thaco đều là DN Việt Nam đã có cả một quá trình dài tạo dựng thị trường, có thị phần, Chúng tôi xác định nếu không mở rộng sản xuất, không tăng cường tỉ lệ nội địa hóa thì sẽ mất cơ hội. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào sự quyết liệt, sự ủng hộ, quan tâm của chính phủ cũng như góc nhìn của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này.

    Nỗi lo “bong bóng” khi tín dụng tăng cao nhất trong 8 năm qua

    Xem tại đây

    Thông tin tín dụng đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua khiến một số chuyên gia lo ngại về rủi ro xuất hiện bong bóng tín dụng, như những gì đã xảy ra giai đoạn năm 2009.

    Tại hội nghị Thủ tướng đối thoại doanh nhân “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Thống đốc Lê Minh Hưng công bố tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm nay đạt 5,76%. Đây là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua kể từ giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng năm 2009.

    “Tín dụng tăng trưởng “nóng”, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề này cần được giám sát và theo dõi chặt chẽ. Các cơ quan quản lý cần đảm bảo nguồn tín dụng hoạt động hiệu quả, chảy vào đúng nơi, đúng chỗ, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn không để bong bóng tài sản xảy ra”, chuyên gia Công ty CK Bảo Việt cho biết.

    Theo phân tích của các chuyên gia Công ty CK Bảo Việt, tăng trưởng tín dụng cao là tín hiệu tích cực, thể hiện sự hấp thụ tốt nguồn vốn của nền kinh tế, tuy nhiên cũng làm dấy lên lo ngại về rủi ro xuất hiện bong bóng tín dụng, như những gì đã xảy ra giai đoạn năm 2009 khi tín dụng tăng trưởng nóng. Mặc dù vậy, nếu so với giai đoạn năm 2009, có thể đánh giá tín dụng ở giai đoạn hiện tại có chất lượng tốt hơn hẳn với tỷ trọng phần lớn được đưa vào lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp thay vì các lĩnh vực phi sản xuất như chứng khoán, bất động sản…

    Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Dừng một số dự án bất động sản sau khi thanh tra

    Xem tại đây

    Trả lời báo chí liên quan việc Bộ Tài chính có công văn trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất thanh tra 60 dự án bất động sản nhưng không công khai các dự án này đang gây bão trong dư luận những ngày qua, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, việc đề xuất thanh tra các dự án là Bộ thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.

    Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát tình trạng sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, báo cáo lên Thủ tướng. Việc rà soát tiến hành từ 1.7.2014 đến năm 2016.

    Sau đợt rà soát, Thủ tướng đã phê duyệt và giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra việc sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả là, trong số 60 dự án có dấu hiệu vi phạm về đất đai, gây bức xúc trong dư luận, Chính phủ yêu cầu địa phương dừng một số dự án, chứ không phải tất cả; đồng thời yêu cầu các chủ đầu tư vi phạm phải có biện pháp khắc phục.

    “Bộ Tài chính rất đồng tình với 4 kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM rằng, các doanh nghiệp sử dụng đất trong quá trình cổ phần hóa không để xảy ra thất thoát sẽ phải áp dụng cơ chế đấu thầu giá đất.

    Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho biết đang kiến nghị các chủ đầu tư không vi phạm phải cam kết thực hiện đấu giá đất khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp, bởi đa phần giá trị đất giao trước đây đều chưa được tính vào giá trị doanh nghiệp theo giá đấu giá gây thất thu cho ngân sách.

    Nợ xấu không xử lý được đừng mong giảm lãi suất ngân hàng

    Xem tại đây

    Nợ xấu đã lên tới con số 10,08%. Nghị quyết về xử lý nợ xấu (nếu được Quốc hội thông qua) được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giải phóng lượng vốn khổng lồ lên tới hơn 600.000 tỉ đồng.

    Trao đổi với PV báo Lao Động chiều 17.5, Luật sư – TS Bùi Quang Tín, Trường đại học Ngân hàng TPHCM nhận định: “Nếu nợ xấu không xử lý được thì mục tiêu giảm lãi suất ngân hàng khó lòng thực hiện được”. Lý giải cho nhận định trên, TS Bùi Quang Tín cho rằng: “Khi nợ xấu còn thì chi phí sẽ tăng. Chi phí cho vay bao gồm chi phí huy động vốn và các chi phí khác. Trong chi phí khác phải tính đến chi phí phải lo trả phần LS huy động vốn cho khoản cho vay có phát sinh nợ xấu. Vì vậy, nếu còn nợ xấu, các NH khó mà giảm được lãi suất cho vay dù lãi suất huy động có giảm.