
Một người phụ nữ Ukraina đi ngang qua những người nông dân chết đói, nằm la liệt trên đường phố trong nạn đói Holodomor gây ra bởi Liên Xô tịch thu hàng loạt lương thực của người dân Ukraina dẫn tới cái chết của hơn 4 triệu người Ukraina, tức 1/8 dân số Ukraina bấy giờ.
Tại thời điểm này, cảnh những người chết đối hấp hối trên đường phố đã trở nên phổ biến đến mức không còn cần phải liếc nhìn lần nữa.
Thành phố Kharkiv, Ukraine, Liên Xô năm 1932
<Ảnh bởi UIG/ Getty>
Fact:
Holodomor là nạn đói nhân tạo xảy ra ở Ukraina vào thời kỳ 1932–1933, lúc này còn thuộc Liên Xô . Do như là một phần của chương trình tập thể hóa nông nghiệp, thanh lọc xã hội nhằm tiêu diệt những thành phần địa chủ (Kulak) và phản cách mạng. 2 ngàn thủ trưởng của Kolchos (Hợp tác xã) sau đó đã bị bắt.
Người dân bị bắt làm việc trong hợp tác xã và cấm giữ, buôn bán, trao đổi lương thực. Phần lớn lương thực bị tịch thu được chuyển khỏi Ukraina để mang đi xuất khẩu. Dẫn tới nạn đói lan rộng khắp Ukraina, những con người đói khát bị cấm đi xin ăn, lên tàu chết gục khắp nơi, những ai tàng trữ ngũ cốc, thực phẩm trái phép hay dám bén mảng đến những nông trại tập thể bị xử tử và vào tháng 6 năm 1933, nạn đói lên tới đỉnh điểm với số người chết đói lên tới 30.000 người/ ngày và có tới khoảng 1/3 trong số đó là trẻ em.
Dù nạn đói đang xảy ra nhưng vào thời gian này, Soviet lại đạt đỉnh điểm về… xuất khẩu ngũ cốc, lên tới 51,3 triệu tấn vào năm 1932 rồi mới sụt xuống 17,6 triệu tấn; 8,4 triệu tấn vào năm 1933.
Ngày nay, cùng với Ukraina, có hơn 20 quốc gia công nhân Holodomoor là nạn diệt chủng có hệ thống bởi Liên Xô nhằm thanh lọc xã hội và cưỡng bức người Nga di cư tới Ukraina để đồng hóa sắc tộc. Tại Ukraina, kể từ năm 2007, ngày 25/11 hằng năm được chọn làm ngày tưởng niệm các nạn nhân của nạn đói thảm khốc này.