Đàn áp dân chủ cao độ.

0
65
Từ trái qua, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn và Nguyễn Minh Đức (Nguồn Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)
Thanh Hieu Bui

Trước nhiệm kỳ 12 những vụ bắt bớ, đàn áp dân chủ khi diễn ra , dư luận thường hướng vào một quan chức cộng sản để kết tội. Ví dụ như các vụ bắt Anh Ba Sàm Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Quang Lập được nhà báo Huy San tiết lộ Nguyễn Tấn Dũng là chủ mưu của những vụ bắt bớ đó.

Thế nhưng sau đại hội 12, Nguyễn Tấn Dũng từ giã chính trường, các vụ bắt bớ người bất đồng chính kiến xảy ra nhiều hơn trước đó gấp bội và các mức án tù cũng tăng đến mức kinh ngạc. Không ai nghĩ rằng chỉ với những bản cáo trạng sơ sài, lủng củng và thiếu lập luận mà toàn án Việt Nam có thể kết án hai bà mẹ đang nuôi con nhỏ là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thuý Nga từ 9 đến 10 năm tù. Những năm trước đây cũng với những việc làm tương tự như hai người này, những người khác chỉ bị kết án đến 3 năm tù là căng, nếu có đồng phạm , có tổ chức cũng chỉ 5 năm tù.

Một điều phải công nhận rằng dưới thời của Nguyễn Tấn Dũng các tổ chức xã hội dân sự hoạt động nở rộ hơn bao giờ hết, các hội đoàn thi nhau mọc ra, tuy có bị khó khăn như triệu tập, ngăn chặn hội họp, tiếp xúc…nhưng mức độ bắt bớ thẳng tay không nhiều như bây giờ.

Việc nắm quyền lực của nhóm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc và nhóm Trương Tấn Sang, Trương Hoà Bình đến nay không mang lại sự mở rộng dân chủ hay tiến bộ như người ta đã hồ hởi khi thấy dàn lãnh đạo mới của đảng CSVN ở đại hội 12.

Khác biệt đáng chú ý nếu như trước kia quy kết tội đàn áp dân chủ về Nguyễn Tấn Dũng, thì ngay nay mức độ ấy tăng gấp mấy lần nhưng dư luận không chỉ ra ai là chủ mưu của những vụ đàn áp, bắt bớ cao độ này.

Sau đại hội 12, những hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự kém dần đi và đến giờ gần như tê liệt. Mặc dù những sự kiện như Formosa, giàn khoan, huỷ môi trường là những đề tài nóng cho các nhóm xã hội dân sự hoạt động có rất nhiều, nhưng không có nổi những hoạt động nào đáng kể, chỉ duy nhất có sự đơn lẻ của phía nhà thờ. Các hoạt động biểu tình chống Trung Quốc đã mất tích tuyệt đối trong vòng 2 năm qua.

Nhìn như thế để nói, chuyện đàn áp tự do dân chủ hay kìm kẹp hoặc nới rộng hoạt động cho các nhà đấu tranh là do chủ trương của một lực lượng trong đảng, chứ hoàn toàn không phải do phong trào xã hội dân sự mạnh mà nhà cầm quyền phải nhượng bộ.

Dàn lãnh đạo ngày nay gồm những kẻ bảo thủ, cuồng tín và sắt máu với chủ nghĩa cộng sản cực đoan, chúng không chấp nhận nhượng bộ cho xã hội dân sự phát triển để đổi lấy quan hệ tốt với phương Tây. Chúng tin rằng chỉ có gắn chặt với các nước độc tài như Nga, Trung và một số nước Trung Đông chịu ảnh hưởng của hai nước này là lý tưởng nhất.

Việc đàn áp, tiêu diệt gia tăng những người đấu tranh và phong trào đấu tranh là một dạng chủ trương lớp lãnh đạo mới lên muốn thủ tiêu đường lối của lớp đi trước để tạo ảnh hưởng mới của mình. Nếu lớp đi sau là vây cánh của lớp trước thì đường lối sẽ được giữ nguyên, nếu lớp đi sau là đối thủ thì kiểu gì chúng cũng phá bỏ chủ trương, đường lối của lớp đi trước. Đây là đặc tính của cộng sản kết hợp với phong kiến, đó là các tính đố kỵ, kiêu ngạo và muốn thể hiện khác biệt.

Những tàn dư của chỉ đạo từ Nguyễn Tấn Dũng để lại còn có cả những nhà đấu tranh dân chủ, các phong trào xã hội dân sự. Dù nói gì thì nói, là mị dân hay lừa gạt thì thời của Nguyễn Tấn Dũng các hoạt động của giới đấu tranh nở rộ và phát triển hơn trước kia và sau này rất nhiều.

Nếu nói di sản của Nguyễn Tấn Dũng là nợ để lại nặng nề cho Nguyễn Xuân Phúc chưa đủ, mà phải nói thêm di sản mà Nguyễn Tấn Dũng để lại là cả phong trào chống Trung Cộng, chống cộng sản, chống huy hoại môi trường….ở đây không dám nói đó là những điều tốt mà Nguyễn Tấn Dũng làm từ lương tâm của ông ta đối với đất nước và dân tộc. Cứ ví dụ có thể ông ta làm vì mục đích, chủ trương của ông ta muốn lợi dụng hình ảnh gần phương Tây hoặc muốn được dân chúng tôn xưng ông làm lãnh đạo tiếp tục như Huy Đức, một bồi bút của Nguyễn Phú Trọng nói vậy. Hoặc có thể Nguyễn Tấn Dũng điều hành yếu kém, thiếu tinh thần cách mạng, để giới đấu tranh phát triển mà không ngăn chặn được… và nói gì thì gì đi nữa ,cũng phải nhìn lại xuyên suốt dưới thời Nguyễn Tấn Dũng phong trào đấu tranh phát triển mạnh, bây giờ thời hậu Nguyễn Tấn Dũng sự đàn áp giới đấu tranh khốc liệt hơn bao giờ hết là cái ai cũng nhìn thấy rõ rệt sự khác biệt này.

Ngày 30 tháng 7 năm 2017 một cuộc bắt bớ trên diện rộng từ Nam ra Bắc đã diễn ra với một điều luật đã lâu cộng sản không áp dụng, đó là điều 79 có nội dung hoạt động lật đổ chính quyền. Những người bị bắt cùng lúc ở ba miền là Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức. Ngoài ra còn Nguyễn Bắc Truyển và một số người khác bị bắt chưa rõ lý do. Tính cả số những người bị bắt này với những người bị bắt trước đó từ đại hội 12 đổ lại đây, con số người bị bắt gấp mầy lần những người bị bắt ở vài nhiệm kỳ trước gộp lại.

Chủ trương của việc bắt bớ và đàn áp để tiêu diệt này không ai khác là nhóm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Tấn Sang. Mặc dù về hưu nhưng Tư Sang vẫn tìm cách thể hiện quyền lực và ảnh hưởng của mình bằng cách đóng góp ý kiến bảo vệ chủ nghĩa xã hội, Sang đã bộc lộ bản chất nham hiểm vào hồi tháng 8 năm ngoái bằng bài viết ca ngợi Nguyễn Phú Trọng và kêu gọi giữ vững CNXH, xử lý nghiêm cách thành phần phản động, diễn biến chệch hướng. Kẻ thực hiện chiến dịch đàn áp dân chủ khốc liệt và sắt máu này là phó thủ tướng Trương Hoà Bình, Bình trước kia là trung tướng an ninh, chánh án tối cao và nay là phó thủ tướng chỉ đạo về pháp luật, an ninh.

Các vụ bắt bớ, xử án nặng, đàn áp vũ lực của nhóm Trọng, Sang, Phúc, Bình..ngoài việc triệt tiêu đường lối của Nguyễn Tấn Dũng, còn có mặt khác là tăng cường bảo vệ quan điểm của chúng về mặt đối ngoại. Chưa có một nhiệm kỳ nào khởi đầu mà các uỷ viên Bộ Chính Trị đi chầu Trung Cộng như nhiệm kỳ khoá 12 này, ngay trong 6 tháng đầu tiên đã có hơn 5 uỷ viên Bộ Chính Trj Việt Nam đi chầu Trung Quốc. Trái lại quan hệ với phương Tây của cộng sản 12 lại rất nghèo nàn, hời hợt không có giá trị nào đáng kể so với vài nhiệm kỳ trước.

Một trong những cách để hạn chế việc bắt bớ là chỉ đích danh một tên chỉ đạo, những buộc tội chung chung vào chế độ lại là bình phong để những tên chủ mưu nấp trong đó. Trong đợt khủng bố cao trào này của cộng sản Việt Nam có hai tên chủ mưu lớn nhất là Nguyễn Phú Trọng và Trương Hoà Bình. Nguyễn Xuân Phúc tuy thủ tướng nhưng trong vụ việc này y chỉ là kẻ đồng loã, Trương Tấn Sang là kẻ xúi dục. Nhưng quyền quyết định lại là tên Nguyễn Phú Trọng và kẻ thực thi đắc lực là phó thủ tướng Trương Hoà Bình.

Những tên cộng sản gộc độc ác này còn có bà con, anh em, họ hàng, làng xóm…những lời lên án đích danh tội trạng khát máu của chúng sẽ đến tai những người thân quen của chúng. Để trong con mắt người quen, hàng xóm chúng không phải là lãnh đạo mà còn là những tên đao phủ. Cách này tưởng không hiệu quả, nhưng so với dân trí Việt Nam, lối sống làng xóm lại có những hiệu quả nhất định. Ví dụ thân nhân của những người bị bắt có thể tìm về làng Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình và xin những người dân làng của Trọng nói với Trọng thả giúp cha, anh, em mình. Kể cho họ rõ việc cha, anh, em mình đã làm. Việc này không hề vi phạm pháp luật, nó khác hẳn với cách làm đơn kêu cứu gửi đi các cơ quan của đảng, hay cầm đơn đứng trước trụ sở cơ quan của nhà cầm quyền.

Cũng có thể nhờ hàng xóm của chúng chỉ mồ mả của tổ tiên chúng, đến đó mang hương hoa, lễ vật để cầu xin tổ tiên chúng linh thiêng, nhân đức thì phù hộ giúp đỡ cho thân nhân mình thoát khỏi cảnh tù tội. Để xem tổ tiên chúng có linh thiêng hơn hay chúng, những tên thủ ác như Trọng, Sang, Phúc, Bình linh thiêng hơn cả tổ tiên chúng. Đây là cách phù hợp với tâm lý tín ngưỡng, văn hoá của người dân Việt Nam. Không có gì là xa lạ để tránh không làm. Cũng là cách đấu tranh nhân bản, không phải nhập từ nước ngoài. Như người ta gọi có bệnh thì vái tứ phương, vừa tôn vinh tổ tiên các nhà lãnh đạo vừa thể hiện sự ôn hoà, lễ nghĩa của người bị hại.

Đứng ra trụ sở cầm đơn kêu cứu cần đến lòng dũng cảm. Đến làng xóm, nhà thờ tổ, mộ tổ tiên của những nhà lãnh đạo thương dân, gần dân, vì dân để cầu xin có gì mà không nên làm.?