Cảnh sát quốc tế lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh

0
45
   

Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) mới trả lời VOA tiếng Việt về vụ Trịnh Xuân Thanh, nhất là chuyện cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này không có tên trong danh sách “các nhân vật bị truy nã”.

Khi được hỏi rằng liệu cơ quan này có được yêu cầu tham gia vào việc điều tra thông tin của phía Đức, cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh ở Berlin hay không, cũng như về sự nghiêm trọng của vụ này, Interpol trả lời: “Bất cứ khi nào cảnh sát của một trong 190 quốc gia thành viên chia sẻ thông tin với Ban Thư ký [của Interpol] ở Lyon [Pháp] liên quan tới điều tra hay những kẻ tội phạm, thông tin này vẫn thuộc quyền sở hữu của nước đó”.

“Vì thế, Interpol không bình luận về các trường hợp cụ thể hay các cá nhân trừ các tình huống đặc biệt và với sự chuẩn thuận của nước thành viên liên quan”, cơ quan cảnh sát toàn cầu này nói.

Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai.

Interpol cũng đề xuất VOA Việt Ngữ liên hệ trực tiếp các quốc gia đang tiến hành cuộc điều tra.

Liên quan tới việc tên của ông Thanh không có trong danh sách truy nã trên trang của Interpol, cơ quan này nói: “Nếu Interpol được yêu cầu gửi “Thông báo Đỏ” liên quan tới một trát bắt, thông tin sẽ được gửi cho tất cả 190 nước thành viên, nếu không có yêu cầu thêm nào khác”.

Cơ quan cảnh sát quốc tế này cho biết tiếp: “Ngoài việc này, các nước thành viên còn có sự lựa chọn đăng tải phiên bản ngắn gọn của “Thông báo Đỏ” đăng trên trang web của Interpol. Nếu không có Thông báo Đỏ nào được đăng tải, thì có khả năng chưa có thông báo nào được phát đi đối với người đó, hoặc nước đó đề nghị không công khai”.

Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.

Tới ngày 14/8, tên của ông Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa có trong danh sách truy nã trên trang web của Interpol.

Sau khi Việt Nam thông báo rằng ông Thanh đã ra “đầu thú”, nhưng sau đó bị Đức phản bác, VOA tiếng Việt không thấy tên của ông trên trang web của Interpol, dù Hà Nội từng tuyên bố ráo riết truy lùng ông trên toàn thế giới.

Gần một năm trước, Bộ Công an Việt Nam phát lệnh khởi tố và truy nã quốc tế đối với Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam vì “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hồi đầu tháng này, Berlin cáo buộc Việt Nam “bắt cóc” ông Thanh trên đất của quốc gia Tây Âu này, và coi việc làm này là sự vi phạm “trắng trợn” luật pháp Đức cũng như quốc tế.

Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam.

Ngoài Interpol, VOA Việt Ngữ cũng đặt câu hỏi với tổ chức cảnh sát châu Âu, Europol, và cơ quan này cho biết rằng “không tham gia vào việc điều tra”.

“Có một điều kiện tiên quyết dẫn tới sự tham gia của Europol vào cuộc điều tra, đó là phải có ít nhất hai quốc gia thành viên châu Âu bị ảnh hưởng. Trong vụ việc hiện nay, chỉ có sự tham gia của Đức và không có quốc gia thành viên nào khác. Thêm nữa, Europol không có thỏa thuận với Việt Nam”, ông Jan Op Gen Oorth từ phòng truyền thông của Europol nói.

Hôm 8/8, cảnh sát Cộng hòa Czech cho VOA Việt ngữ biết rằng cơ quan này đã chính thức mở cuộc điều tra vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Berlin, Đức, rồi đưa lên một chiếc xe đăng ký biển số Cộng hòa Czech trước khi bị đưa về Việt Nam.

Sau cáo buộc của Berlin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong một cuộc họp báo rằng bà “lấy làm tiếc”, đồng thời nhấn mạnh rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này về nước “tự thú”.

Phía Đức cho biết rằng cho tới nay Hà Nội vẫn chưa có phản ứng chính thức về chuyện cho ông Thanh trở lại quốc gia Tây Âu này để được xem xét đơn xin tị nạn, đồng thời cho hay rằng đang cân nhắc các biện pháp tiếp theo.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here