Vì sao QAnon đang biến mất khỏi cõi mạng

0
49
   

Người Thông Dịch

Translated from Axios’s article Why QAnon is disappearing from online view

Một nghiên cứu mới kết luận rằng đề cập cụ thể về thuyết âm mưu QAnon đã biến mất trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

By Ashley Gold, on 26-05-2021, 01:00:00

Một nghiên cứu mới kết luận rằng đề cập cụ thể về thuyết âm mưu QAnon đã biến mất trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến.

Các nhà nghiên cứu từ Phòng Nghiên cứu Giám định Điện tử của Atlantic Council (hay Atlantic Council’s Digital Forensics Lab) nhận thấy khối lượng nội dung QAnon trực tuyến có sẵn đã giảm mạnh sau các động thái chính sách và kiểm duyệt lớn từ Google, Facebook và Twitter.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 45 triệu lượt đề cập đến QAnon cùng các thuật ngữ liên quan từ 1 tháng 4 năm 2020 đến 1 tháng 4 năm 2021 trên cả nền tảng chính và các mạng ít phổ biến hơn như Gab và Parler.

  • Các thuật ngữ bao gồm các cụm từ QAnon phổ biến như “cơn bão,” “sự thức tỉnh vĩ đại,” “cứu lũ trẻ,” và “WWG1WGA (Where we go one we go all – Tạm dịch: Nơi đâu chúng ta đi một mình, chúng ta sẽ dồn lực vào nơi ấy).”
  • Các thuật ngữ đó bắt đầu được sử dụng thường xuyên hơn vào tháng 3 năm 2020, đạt đỉnh điểm vào hồi tháng 6 năm 2020 xung quanh các cuộc biểu tình đòi công lý chủng tộc và lại tăng đột biến trước cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1.

Các yếu tố khác cũng góp phần giảm số lượng nội dung liên quan QAnon.

  • “Q,” nhân vật giấu mặt thường đăng bài khởi động thuyết âm mưu đã lặn mất.
  • Những người tham gia thế giới Q đã biến tấu các cụm từ của mình để tránh bị kiểm duyệt.
  • Nhiều tín đồ Q mất niềm tin khi Trump thất cử.
  • Các nhà nghiên cứu viết: “Trong tất cả các yếu tố … mức giảm tương quan mạnh mẽ nhất đến các hành động trên mạng xã hội là do Facebook, Twitter và Google thực hiện hạn chế hoặc xóa nội dung liên quan đến QAnon. Các hành động được thực hiện bởi Twitter sau cuộc tấn công ngày 6 tháng 1 vào Điện Capitol có tương quan chặt chẽ đến sự suy giảm những gì còn lại của trò chuyện QAnon truyền thống vào thời điểm đó.”

Mặc dù khối lượng nội dung QAnon trên các mạng Parler và Gab tập trung vào cánh hữu đã tăng lên vào cuối năm 2020 và một lần nữa xung quanh vụ tấn công Capitol vào tháng Giêng, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các trang web này không thu hút các hoạt động của QAnon mà các nền tảng chính thống đã gỡ bỏ trước đó.

  • Điều này cũng một phần do các nền tảng này đối mặt với đe dọa cắt dịch vụ từ các nhà cung cấp dịch vụ back-end như Amazon Web ServicesTwilio.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không đào sâu vào các hoạt động liên quan đến QAnon trong các nhóm riêng tư hay nền tảng nhắn tin.

  • Các bài đăng công khai là nơi chiêu mộ người ngoài cuộc tham gia, nhưng các cuộc thảo luận riêng tư mới chính là nơi để những người đam mê nhất tụ họp.

Jared Holt, thành viên thường trực của Atlantic Council, cho biết “Các hành động kiểm duyệt sau cuộc tấn công Đồi Capitol đặc biệt hiệu quả trong việc quét sạch tàn dư QAnon trên mạng. Dữ liệu cho thấy các công ty đã không hành động… cho đến khi mọi chuyện đã đi quá xa.”

  • Paul Barrett, Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh và Quyền Con người thuộc Đại học New York (NYU Stern Center for Business and Human Rights) cho biết: “Nghiên cứu này rất có ý nghĩa. Việc kiểm duyệt các nội dung đáng quan ngại đã có tác dụng… Khi họ dồn lực vào điều đó, các nền tảng chính thống có thể đóng vai trò quan trọng trong hạn chế và loại bỏ nội dung độc hại.”

Theo Holt, việc kiểm duyệt nội dung nhằm hạn chế cực đoan có thể có hiệu quả, nhưng “quyết định thực tiễn hóa các quy tắc cũng như giải quyết các mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan thường chỉ được triển khai khi bi kịch đã xảy ra.”

Người dịch: Duong Nguyen

Biên tập: Khanh Doan Nguyen

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here