Trung thành với Tổ quốc khác hẳn với việc trung thành với đảng phái

0
371
ĐB Nguyễn Thị Thuỷ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Trịnh Anh Tuấn

26 Tháng 5 lúc 15:13 ·

Có những khái niệm vô cùng đơn giản nhưng đã bị đánh tráo, nhồi sọ một cách trắng trợn, thô lỗ từ thế hệ này qua thế hệ khác, làm họ dù học cao đến đâu, đọc sách nhiều đến đâu; vẫn mang trong mình tâm thức nô lệ.

Dưới đây là một dạng như thế: Lợi ích của đất nước và lợi ích của Nhà nước hoàn toàn khác nhau. Cũng vậy, trung thành với Tổ quốc khác hẳn với việc trung thành với đảng phái. Nhà nước là thể chế cai trị, và đối với những đất nước độc tài, thì thể chế cai trị đặt lợi ích nhóm cầm quyền hay gia tộc cầm quyền (rêu rao đại diện cho nhân dân) cao hơn tất cả.

Qua bao dòng lịch sử, đất Việt vẫn là đất Việt, tiếng nói vẫn là Tiếng Việt, Tổ Quốc vẫn là Tổ Quốc Việt. Và những triều đại, chế độ không chỉ tàn ác, bất lương với nhân dân mà còn can tâm cúi đầu trước giặc, bán rẻ Tổ Quốc sẽ bị chỉ mặt đặt tên trong lịch sử với sự khinh miệt, rẻ rúng vô cùng.

—————

ĐB Nguyễn Thị Thủy: Tôi phát biểu vì lợi ích quốc gia…

“Phát biểu của tôi là trên cơ sở vì lợi ích chung của quốc gia, của dân tộc, vì sự bình yên chung của nhân dân. Những điều đó cũng cần tiếp tục trao đổi tiếp. Tôi rất lắng nghe các ý kiến, để từ đó có thêm thông tin để phục vụ hoạt động người đại biểu đại diện cho nhân dân ngày càng hoạt động tốt hơn” – ĐB Thủy nói.

ĐB Nguyễn Thị Thuỷ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

Trước đó, khi thảo luận về BLHS tại nghị trường vào chiều 24-5, bà Thủy đã có tranh luận với 3 ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh, Nguyễn Chiến (Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư (LS) Việt Nam) và Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) về quy định buộc LS phải tố giác tội phạm được quy định tại Điều 19 của dự luật.

Các đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, Nguyễn Chiến, Trương Trọng Nghĩa đều cho rằng: Không nên quy định như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến chế định LS đã được Hiến pháp cũng như các luật liên quan quy định. Đồng thời, đứng về mặt đạo đức xã hội thì quy định như vậy sẽ khiến LS phải làm trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và phản bội niềm tin đã được gửi gắm.

Bà Thủy cho rằng LS trước hết là nghề có trách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế. Luật 2015 đang quy định LS không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác thân chủ của mình, trừ trường hợp anh không tố giác tội mà thân chủ đã thực hiện là tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, đây là điều đầu tiên bất kỳ người dân nào cũng phải bảo vệ. Nếu an ninh quốc gia bị lung lay, xâm phạm, đe dọa thì không một nghề nghiệp nào có thể ổn định để mà yên tâm chứ chưa nói đến nghề bào chữa của LS. Về các tội đặc biệt nghiêm trọng khác, được giới hạn ở Điều 389, không liệt kê tất cả tội đặc biệt nghiêm trọng mà chỉ là một số tội đặc biệt nghiêm trọng, ví dụ tội giết người khi người bào chữa không tố giác tội đó thì anh phải chịu trách nhiệm do không tố giác tội phạm.

Theo bà Thủy, LS trong quá trình bào chữa mà anh biết thân chủ của mình đã thực hiện hành vi giết người chôn xác ở sau nhà, hay đánh tráo trẻ em dưới 1 tuổi… mà anh không tố giác ra thì ở góc độ đạo đức, đạo lý của một con người thông thường đã không thể chấp nhận được, chưa nói một người LS mang trên mình sứ mệnh bảo vệ công lý, là người có trách nhiệm bảo vệ pháp chế.

“Những tội được liệt kê ở Điều 389 không còn là tội phạm hình sự thông thường nữa mà khi hành vi đó xảy ra nó đã là tội ác rồi. Quan điểm của tôi cho rằng nếu phi hình sự hóa hành vi không tố giác tội phạm do thân chủ của mình với tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng trong Điều 389 là điều rất đáng phải cân nhắc” – bà Thủy nói.

Đặc biệt, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng LS mà tố giác thân chủ thì có thể vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội. ĐB Nghĩa lý giải, một người coi là có tội chỉ khi bản án có hiệu lực của tòa án, còn việc chứng minh tội phạm là việc của cơ quan điều tra và công tố. Chính người đó cũng không phải chứng minh mình là vô tội mà LS lại đi tố giác. Tố giác có bằng chứng thì anh lại góp phần với công tố. Tố giác không có bằng chứng hay dựa vào lời khai nào đó của họ thì anh lại vi phạm nghĩa vụ công dân của nghề nghiệp.

“LS tố giác thân chủ có thể vi phạm quyền con người của bị can, bị cáo. Vì theo Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng hình sự, bị can bị cáo không buộc phải khai báo những điều bất lợi và không buộc phải nhận tội trong khi LS thì lại tố giác họ. LS đi tố giác thân chủ là trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp vì phản bội lại niềm tin của bị can, bị cáo, trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội” – ĐB Nghĩa nói. 

TRỌNG PHÚ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here