Đảng Bảo thủ của Thủ tướng Anh Theresa May sẽ không giành được thế đa số nghị viện trong cuộc bầu cử ở Anh, theo một cuộc thăm dò ý kiến ngoài phòng phiếu vào ngày thứ Năm, một kết quả gây sốc mà sẽ đẩy nước Anh vào tình trạng rối loạn chính trị và có thể trì hoãn những cuộc đàm phán Brexit để Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Cuộc thăm dò ngoài phòng phiếu dự đoán Đảng Bảo thủ sẽ giành được 314 ghế trong nghị viện 650 thành viên và Công đảng đối lập giành được 266 ghế. Điều này có nghĩa là không có đảng giành chiến thắng rõ ràng và nghị viện “bị treo.”
BBC loan tin 76 ghế quá sít sao chưa thể phân định thắng bại.
Cho đến khi kết quả cuối cùng trở nên rõ ràng, khó dự đoán liệu bà May có cơ hội bám trụ ghế thủ tướng hay không và ai có thể sẽ lãnh đạo chính phủ kế tiếp và dẫn dắt nước Anh vào những cuộc đàm phán rời khỏi Liên minh Châu Âu.
Những thành viên cao cấp của Đảng Bảo thủ nhanh chóng nói rằng các cuộc thăm dò ý kiến ngoài phòng phiếu trước đây đã dự đoán sai. Vào năm 2015, cuộc khảo sát ngoài phòng phiếu dự đoán họ sẽ không giành đủ ghế, nhưng khi kết quả thực tế là họ giành được thế đa số mong manh.
Cuộc khảo sát ngoài phòng phiếu cho thấy một thất bại không tưởng đối với bà May, người mà trước đó dẫn đầu trong các cuộc khảo sát ý kiến với cách biệt 20 điểm và nhiều hơn khi bà yêu cầu một cuộc bầu cử chóng vánh chỉ bảy tuần trước.
Nếu bà bị buộc phải từ chức thủ tướng, chưa đầy 11 tháng sau khi lên nắm giữ chức vụ này, bà sẽ là thủ tướng có nhiệm kỳ ngắn nhất so với bất kỳ thủ tướng Anh nào kể từ những năm 1920.
Đề xuất của nhiều lãnh đạo tỉnh cần có cảnh vệ đang gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận với nhiều ý kiến cho rằng điều này chứng tỏ bất ổn xã hội đã tăng lên một mức mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, Võ Trọng Việt, nêu lên đề xuất này từ nhiều tỉnh thành tại một buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Cảnh vệ hôm 6/6. Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng lo ngại về sự bất tín của lãnh đạo với người dân và đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của xã hội Việt Nam hiện nay.
“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.”
Trong cuộc họp Quốc hội ở Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về những đối tượng sẽ được đưa vào danh sách cần sự bảo vệ của cảnh vệ quốc gia. Theo dự thảo luật được truyền thông trong nước đưa tin, đối tượng cảnh vệ là người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của đảng, nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, có những đại biểu đề nghị đưa vào danh sách này những vị trí ở mức thấp hơn như người đứng đầu các tòa án và các tỉnh.
“Sau khi có sự việc xảy ra ở một tỉnh nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ,” ông Võ Trọng Việt được báo chí trong nước dẫn phát biểu.
Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.
Vụ thảm sát ở Yên Bái năm ngoái đã làm dấy lên những lo sợ trong giới lãnh đạo ở nhiều tỉnh thành sau khi Bí thư tỉnh và chủ tịch UBND tỉnh này bị giết hại bởi chi cục trưởng chi cục kiểm lâm của tỉnh.
Theo TuoiTreNews, sự việc mà ông Việt đề cập đến tại Quốc hội là vụ án mạng xảy ra ở Yên Bái vào năm ngoái khi Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh bắn chết Bí thư và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh này trước khi tự sát.
Đề xuất vừa kể, theo luật sư Trần Thu Nam, cho thấy “một sự bất ổn trong xã hội.”
“Tại sao những người đó phải có cảnh vệ? Nếu như trong một đất nước an bình và bình yên thì những chức vụ đó làm gì phải cần cảnh vệ. Nó thể hiện rằng một đất nước không hòa bình, không bình an thì mới phải như vậy.” Luật sư Nam nói “Đã có những cơ quan sẵn có rồi, mỗi tỉnh đều có công anh tỉnh. Chả lẽ những cơ quan hiện có tại sao không đáp ứng được yêu cầu về anh ninh mà lại phải lập thêm vấn đề cảnh vệ cho từng chủ tịch tịch hoặc bí thư tỉnh.”
“Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”
Theo chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, nhiều ý kiến của đại biểu quốc hội muốn tăng thêm đối tượng cảnh vệ là những người “chống tiêu cực, chống tham nhũng, đụng độ, đụng chạm đến rất nhiều lợi ích, nhất là lợi ích nhóm.”
Vào tháng 3 năm nay, theo ghi nhận của truyền thông trong nước, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị đe dọa sau khi quyết định phát động chiến dịch ngăn chặn nạn khai thác cát sông bất hợp pháp ở tỉnh này.
Một đại biểu của Hải Phòng được báo điện tử VnMedia trích lời tại buổi hội thảo của Quốc hội rằng “Nếu để xảy ra tình huống không đảm bảo an toàn, an ninh cho các đồng chí này thì ảnh hưởng nghiêm trọng địa phương, anh ninh trật tự chung của cả nước.”
“Bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn. Trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”
Dư luận xã hội cho rằng đề xuất này cho thấy các lãnh đạo, ngay cả cấp tỉnh, cũng đang “sợ dân”. Một người dùng mạng xã hội có tên Loi Dai phản hồi về bài viết của báo Tiền Phong trên Facebook rằng “Nếu ai cũng chính trực đàng hoàng cần gì phải cảnh vệ”. Một Facebooker khác có tên Hong Le Nguyen bình luận “Không bảo vệ nào bằng sự bảo vệ của nhân dân, muốn vậy thì các vị phải đúng là Đại biểu của dân, do dân bầu ra, vì dân mà phục vụ…một cách đúng nghĩa.”
Minh chứng cho lập luận rằng các cấp lãnh đạo đang “run sợ,” nhà báo Phạm Chí Dũng đưa ra ví dụ về trường hợp một quan chức cấp tướng phải huy động một trung đội công binh để mở một gói quà mà ông nghi rằng có bom hoặc mìn trong khi đó chỉ là một chiếc bánh trung thu.
Nhiều người khác cùng tham gia bình luận đều có chung ý kiến rằng nếu các lãnh đạo trong sạch, làm việc vì dân, không vụ lợi, thì không cần đến sự bảo vệ nào.
Theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “trước đây quan chức sợ dân, nhưng từ sau vụ (sát hại ở) Yên Bái thì quan chức sợ nhau.”
“Thực ra không biết nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ nào nhưng quả là bây giờ quan chức rất bất an, bất ổn.” Nhà báo Dũng nói “trước vụ Yên Bái thì họ sợ ngầm nhau. Sợ ngấm ngầm mà chưa bộc lộ ra. Còn sau vụ Yên Bái nỗi sợ hãi trong nội bộ đã bộc lộ ra hẳn.”

Những cuộc biểu tình của người dân phản đối Formosa gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung là một phần trong những biến động ở xã hội Việt Nam gần đây.
Giám đốc Công an Nghệ An và đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu nói với Tiền Phong bên lề cuộc hội thảo hôm 6/6 rằng ông cũng không đồng tình với việc đề xuất bảo vệ lãnh đạo tỉnh ở cấp quốc gia vì “cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn.”
Luật sư Trần Thu Nam đồng tình với quan điểm đó vì “càng nhiều cảnh vệ thì càng bất ổn và càng bất ổn thì càng tăng cường cảnh vệ – đó là một vấn đề tỷ lệ thuận với nhau giữa bất ổn và cảnh vệ.”
Phân tích sự yếu kém trong điều hành của đảng dẫn tới xã hội bất ổn, thành viên Hội Nhà báo Độc Lập, Phạm Chí Dũng, nhấn mạnh “sự bất ổn đó là từ trong nội bộ đảng, lấy xã hội ra làm bình phong che chắn.”
Kinh tế, tài chính, môi trường và nhân quyền là những vấn đề lớn góp phần gây bất ổn xã hội tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nợ công của Việt Nam đã vượt ngưỡng cho phép 65% GDP. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận điều này hồi đầu năm nay. Nợ xấu tại Việt Nam, qua số liệu thống kê, tăng cao đột biến 5 năm gần đây, hiện ở mức 600.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều cuộc biểu tình vì môi trường nổ ra từ tháng 4 năm ngoái vì cách giải quyết của chính quyền đối với thảm họa Formosa. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường đã bị đàn áp và bắt giam.
Ngoài những bất ổn trong xã hội, theo nhà báo Phạm Chí Dũng, “đến cả đảng bây giờ cũng bất ổn.” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm đã đề cập đến sự tồn vong của đảng và “sự tồn vong đó sắp đến” với sự bất ổn tăng cao, theo phân tích của nhà quan sát này.
Dư luận đang xôn xao về một quần thể bao gồm biệt thự, nhà sàn, cầu treo, hồ nước và nhiều hạng mục khác được cho là tư gia của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái) tọa lạc tại vị trí đắc địa ở tổ 42, phường Minh Tân, TP Yên Bái.
Cùng với đó là thông tin 6 quyết định liên tiếp nhau đã được ông Nguyễn Yên Hiền (Phó Chủ tịch UBND TP Yên Bái) ký trong một ngày (20/7/2015) để chuyển đổi hơn 13.000 m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Quý.
Trao đổi với PV tối 8/6, bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái cho biết đã nắm được thông tin mà báo chí phản ánh về khu nhà, đất của gia đình ông Quý.
“Hiện tôi đã có văn bản giao cho UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra vấn đề này”, bà Trà nêu rõ.

Bà Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Infonet.
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái cũng khẳng định, sau khi kiểm tra có kết quả, tỉnh sẽ có thông tin rõ ràng đến báo chí, dư luận về vấn đề nêu trên.
Trước đó, một lãnh đạo UBND tỉnh Yên Bái cho hay, hiện tỉnh đã giao cho UBND TP Yên Bái, Sở Tài nguyên – Môi trường cùng một số đơn vị có liên quan làm rõ thông tin về khu đất của gia đình ông Quý.
Tỉnh cũng yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường phải báo cáo giải trình rõ ràng về khu đất cũng như việc chuyển đổi và các vấn đề có liên quan.
Trả lời báo chí, ông Quý xác nhận, người đứng tên quyết định sở hữu khu đất này là vợ ông – bà Hoàng Thị Huệ, sinh năm 1975, thường trú tại tổ 51, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái và ông đang phải “giải trình” cho lãnh đạo tỉnh.
Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Nội vụ về tình trạng “cả nhà làm quan” ở 9 địa phương, trong đó có tỉnh Yên Bái cho thấy:
Trường hợp ông Phạm Sỹ Quý (em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái), Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái, chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính, hiện đang học lớp quản lhà nước chương trình chuyên viên chính.
Ông Phạm Sỹ Quý (SN 1971) được bà Phạm Thị Thanh Trà, khi còn Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường vào ngày 9/9/2016.
Trước khi làm Giám đốc Sở, ông Quý đã có nhiều năm làm Phó Giám đốc Sở TNMT kiêm Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Yên Bái.
Trả lời báo chí về vấn đề này, bà Trà khẳng định việc bổ nhiệm ông Quý không có gì để gọi là ưu ái. Đây là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh uỷ và Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái, theo quy trình cực kỳ chặt chẽ.
Người đóng quỹ bảo hiểm tại Việt Nam gần đây tỏ ra lo lắng vì có tin nguồn quĩ mà họ để dành như thế có thể bị ‘vỡ’. Một khi quỹ vỡ thì khoản tiền dành cho khi về già cũng như lúc đau ốm, hoạn nạn của họ tích lũy sẽ mất. Vậy thực tế quản trị quỹ thế nào và lo lắng của người đóng tiền bảo hiểm ra sao.
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam trong năm 2016 đã có 45 tỉnh, thành bội chi quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT); 8 tháng đầu năm 2016, đã có trên 40 tỉnh – thành phố có số chi vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT với tổng số tiền hơn 3.500 tỉ đồng.
Nguyên nhân đưa đến tình trạng được cho là đáng ngại như thế được một số chuyên gia quan tâm vấn đề phân tích.
Tiến sĩ – Bác sĩ trung tá quân đội Đinh Đức Long hiện làm việc tại Sài Gòn trình bày:
Nguy cơ vỡ là do lạm dụng quỹ, sử dụng không đúng mục đích thôi. Trong bệnh viện chúng tôi còn có trường hợp trục lợi bảo hiểm y tế: cũng một căn bệnh chữa bằng thuốc ngoại hay thuốc nội đều khỏi nhưng người ta vẫn dùng thuốc ngoại vì sẽ được ăn hoa hồng cao hơn hoặc được mời đi nước ngoài hoặc tài trợ việc khác.
Cụ thể như một bệnh nhân bị cảm cúm với các triệu chứng đau đầu nhưng có thể được chỉ định đi chụp CT, nội soi tai mũi họng (vì ngạt mũi), hoặc chụp X-quang (vì nhức xương)…
Sử dụng sai dịch vụ khiến người thừa kẻ thiếu và cung cấp không kịp thời là chuyện thường thấy khi khám BHYT.
“Ngày trước xuống khám thứ 2 thì khoảng 3 ngày sau có kết quả. Nhiều khi 3 đến 4 ngày chị lấy được thuốc có khi cả tuần chị mới lấy được thuốc. Lâu nay chị không khám bảo hiểm, chị khám tư không.”
“Sau này chị không biết làm sao nữa. Nhưng mà hiện tại chị khám tư không à, chị không có đóng bảo hiểm, chị đâu có sử dụng đâu. Tại vì giờ chị khám ở đây cả tuần mới lên lấy thuốc, trong khi đó chị đi làm công ty đâu cho chị nghỉ phép nhiều đâu”.
“Mà thấy bảo hiểm chứ giờ zô đây những toa thuốc không có tiền cũng chết. Không có tiền nó đâu có chi trả đâu. Nó nói không có thuốc không”.
Những trường hợp bệnh nặng, điều trị bằng những toa thuốc có giá chục triệu trở lên thì gần đây bệnh viện thường báo lại cho người sử dụng BHYT là không còn thuốc. Một bệnh viện chuyên khoa hạng một và là bệnh viện khám và điều trị ung thư đầu ngành tại Sài Gòn báo hết thuốc để điều trị khiến cho nhiều bệnh nhân và cả người thân hoang mang.
“Bệnh này là dạng bệnh ngặt nghèo rồi. Mà bệnh lâu dài chứ không phải một ngày một bữa. Mà nếu BHYT mà không hỗ trợ được á thì chắc có lẽ là thua. Người dân nghèo là đều chết hết. Phải chịu thôi”.
“BHYT nó vỡ không biết nguyên nhân nó như thế nào? Cầu xin nhà nước lo cho dân làm sao chứ bệnh này là bệnh lâu dài mà nhà nước không lo cho dân thế này rồi cái tiền đó đi đâu không biết nữa? … Còn mấy ông nhà nước lo cho dân chu đáo chứ ông nào lên cũng nói hay lắm ‘lo cho dân’, ‘lo cho dân’ rốt cuộc ông nào cũng lên làm 1 mớ, rồi thôi xong…chỉ có dân là chết, là thiệt thôi”.
Hiện tại Nhà nước đang vay phần lớn ngân sách quỹ này để đầu tư vào các dự án kinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, giải thích:
“Việc quỹ bảo hiểm của Việt Nam dùng tiền để cho chính phủ vay là một chuyện người ta đã công nhận. Cái chuyện chính phủ vay tiền đó để đi đầu tư vào những dự án thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng là điều rất nguy hiểm”.
Một nguyên nhân khác được nêu ra là tỷ lệ già hóa dân số ở Việt Nam đang tăng lên dẫn đến số người hưởng BHXH tăng theo. Đó là chưa kể đến chuyện nhiều doanh nghiệp nại lý do làm ăn thua lỗ tìm cách trốn bảo hiểm xã hội. Chỉ riêng từ năm 2010 đến 2013, cơ quan BHXH khởi kiện khoảng 4000 doanh nghiệp trốn BHXH.
“Mỗi một toa thuốc có 5-6 trăm thôi, còn mấy người kia thấy đóng nhiều tiền lắm. Đóng vậy thì mình đóng được. Còn đóng mấy chục triệu, mấy trăm triệu thì chắc để chết luôn quá”.
Phía người đóng bảo hiểm hạn chế tiêu dùng để dành tiền đóng vào qũi bảo hiểm với mục tiêu lúc về già hay khi gặp ‘trái gió, trở trời’ có khoản bù đắp. Họ trông chờ phía quản trị xã hội phải bảo đảm nguồn quĩ sinh lãi để đáp ứng yêu cầu khi cần của người tham gia.
Trong một cuộc gặp báo giới sáng ngày 6/6, Cục phó Cục Cảnh sát giao thông (C67), đại tá Lê Xuân Đức nói rằng ông mong được các nhà báo đồng hành để ngăn ngừa các hành vi chống phá, bôi nhọ cảnh sát giao thông.
Tại sao kêu gọi vào lúc này?
Nhận xét về nguyên nhân vì sao ông Lê Xuân Đức đưa ra lời kêu gọi vào thời điểm này, Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết:
Trong thời gian vừa rồi nhiều người ghi lại được cảnh cảnh sát giao thông có những hành vi tiêu cực. Nhưng trên mạng có một số clip không phản ảnh đúng sự thật nhưng có lẽ là do định kiến ghét cảnh sát giao thông nên họ làm méo mó đi chút để bôi bác ngành đó. Những clip đó có nhưng rất hiếm.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận thấy rằng nhiều năm trở lại đây cảnh sát giao thông Việt Nam thường xuyên có các hành động tiêu cực, bắt bớ người dân phi lý, tạo nên những hình ảnh xấu trong mắt người dân:
Khá phổ biến các hiện tượng tiêu cực như ăn tiền đút lót, hạch sách lái xe, bắt lỗi những chuyện không đáng có để vòi tiền rất phổ biến khắp từ Nam ra Bắc.
– Nhà báo Võ Văn Tạo
Lâu nay cảnh sát giao thông, tôi không dám nói là 100%, nhưng khá phổ biến các hiện tượng tiêu cực như ăn tiền đút lót, hạch sách lái xe, bắt lỗi những chuyện không đáng có để vòi tiền rất phổ biến khắp từ Nam ra Bắc.
Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan cảnh sát giao thông đưa ra những yêu cầu với giới báo chí liên quan đến việc giữ hình ảnh cho họ.
Năm 2013, dư luận cũng từng một phen dậy sóng khi Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (C67) ra công văn số 1042/C67 – P3 với nội dung chính là báo chí nếu muốn quay phim chụp ảnh các hành động của cảnh sát giao thông phải được sự đồng ý của họ. Dư luận lúc đó nói rằng văn bản này vi phạm quyền được giám sát các hoạt động của cơ quan chức năng của người dân. Một số nói rằng văn bản “nặng mùi” bao che cho các hành động sai trái của Cảnh sát giao thông. Cơ quan này sau đó lập tức thu hồi lại công văn đưa ra.
Trong khi đó nhà báo Phạm Thành, chủ trang blog Bà Đầm Xòe cho rằng do việc kêu gọi các hãng như Facebook, Google ngăn chặn các thông tin độc hại của chính phủ không hiệu quả, nên bây giờ cơ quan chức năng xoay chuyển qua “cầu cứu” báo chí và những người sử dụng mạng:
Hiện tượng cảnh sát làm bậy làm bạ trên đường chủ yếu là để móc túi những người tham gia giao thông xảy ra quá phổ biến. Trong mấy năm qua truyền thông xã hội đã quay lại những hành động đó đê lên án. Cho nên bây giờ bên cảnh sát giao thông không thể có cách gì biện minh về những hành động đó.
Trong khi đó Đảng và Nhà nước tìm đủ mọi cách để liên lạc với các ông chủ như Facebook để ngăn chặn truyền thông xấu nhưng không hiệu quả nên bây giờ phải kêu gọi báo chí giúp họ. Đấy là hành động tôi cho là họ đã nhìn ra vấn đề và họ cho rằng những hành động ăn cướp, móc túi của người dân không có cách “dìm” đi được.
Đầu năm nay, Chính phủ Hà Nội đã yêu cầu Youtube gỡ bỏ hơn 2000 video mà Việt Nam cho là “độc hại”. Đồng thời gây áp lực cho các công ty quảng cáo lớn yêu cầu Facebook xử lý các thông tin “xấu”. Sau đó, đại diện bộ Thông tin truyền thông đã gặp mặt đại diện Facebook cũng để bàn bạc vấn đề loại bỏ thông tin xấu, bôi nhọ Đảng, lãnh đạo.
Có khả thi?
Đáp lại câu hỏi về tính khả thi của những kêu gọi này, nhà báo Phạm Thành cho rằng không phải chỉ cần yêu cầu báo chí “dừng bôi nhọ” là giải quyết được vấn đề, theo ông gốc gác nằm ở đạo đức của người cảnh sát giao thông mà ông cho rằng khó có thể thay đổi:
Cái chính là những cảnh sát giao thông không bao giờ tử tế được. Nhiệm vụ của họ vẫn phải phạt. Cơ chế không thành văn đó là những người được quyền phạt vi phạm giao thông một ngày phải phạt bao nhiêu, bao nhiêu vào túi của mình, bao nhiêu vào túi cấp trên, bao nhiêu vào quỹ này quỹ kia. Cho nên lời kêu gọi không thành hiện thực được.
Những người được quyền phạt vi phạm giao thông một ngày phải phạt bao nhiêu, bao nhiêu vào túi của mình, bao nhiêu vào túi cấp trên, bao nhiêu vào quỹ này quỹ kia.
– Nhà báo Phạm Thành
Trong khi đó nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng việc kêu gọi giới báo chí là không đủ mạnh bởi vì theo ông hầu hết các thông tin, clip, hình ảnh về cảnh sát giao thông được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội:
Tôi cho rằng lời kêu gọi đó không có tác dụng mấy đâu bởi vì thực tế những clip hay những bình luận không hay ho về ngành cảnh sát giao thông do báo chí đăng là không nhiều lắm, mà chủ yếu là những clip do người dân quay được mới phản ánh đúng sự thật. Nhờ cái đó báo chí nhà nước mới bắt được các thông tin này rồi cho phóng viên xác minh đưa lên mặt báo để phê phán.
Mới cuối tháng 3 vừa rồi, viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đã tuyên án tử hình với 3 thanh tra giao thông của địa phương này vì tội danh nhận hối lộ lên đến con số hàng ngàn tỷ đồng.
Cũng trong buổi họp báo hôm 6/6, thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc đấu tranh giữ an ninh trật tự và ổn định chính trị trong nước và nói rằng ‘nếu lực lượng công an muốn trưởng thành thì phải công khai minh bạch và không có bất cứ vùng cấm nào đối với báo chí.’
Thời bao cấp đi qua khá lâu nhưng những hình ảnh về con người từ quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu đến hình ảnh xếp hàng mua thực phẩm… đều làm sống lại cả một thời không dễ quên.
Những năm 1975 – 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được hai mươi năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm vui – buồn.
Đối với thế hệ sinh sau 1975 và đặc biệt là các thế hệ 8X, 9X thì khó có thể hình dung và chia sẻ đầy đủ những gì một thời cha anh đã trải qua. Những ấn tượng về cuộc sống ngày ấy khiến nhiều người vẫn ước gì có thể quay ngược thời gian để được chứng kiến những câu chuyện chỉ có một thời.
Tôi may áo dài, áo khoác, cà vạt với hình ảnh cờ vàng ba sọc đỏ để làm gì? May để bán. Mục tiêu của buôn bán là lợi nhuận, tất nhiên, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng, là một người bảo vệ Nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự, lợi nhuận không phải mục tiêu duy nhất của tôi. Thông thường, mỗi công việc của chúng ta thường nhắm đến không chỉ một, mà hai, ba mục tiêu.
Trước nay, lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như mọi biểu tượng khác liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà đều là những thứ nhạy cảm, bị đưa ra ngoài vòng pháp luật một cách bất thành văn. Nói đến nó là nói đến công an và nhà tù. Chúng ta, những người con Việt Nam còn giữ lòng xót xa cho mệnh người và vận nước chưa thể nào quên được một triệu quân cán chính Việt Nam cộng hoà đã phải trình diện chính quyền cộng sản và bị đày đi lao động khổ sai dưới cách gọi trịch thượng của chính quyền cộng sản là “lao động cải tạo” và đã có hàng trăm ngàn người lính Việt Nam Cộng Hoà không chết vì bom đạn chiến tranh mà chết vì bị tra tấn, đói khát, bệnh tật trong nhà tù cộng sản. Chúng ta chưa thể quên một miền Nam tan hoang sau 1975 và lòng người dân miền Nam còn rỉ máu cho đến hôm nay. Chúng ta chưa thể quên những vết cắt sâu hoắm trong lòng dù vẫn dùng thời gian để bôi xoá nó.
Chúng ta chưa quên, vì sao? Vì chính những người cộng sản cho đến hôm nay vẫn cai trị toàn bộ Việt Nam với bộ máy chính quyền công an trị chà đạp Nhân quyền. Họ một mặt ca ngợi “Thống nhất” nhưng mặt khác vẫn ăn mừng Ba mươi tháng Tư. Họ rao giảng “hoà hợp” nhưng vẫn bắn đại bác vào quá khứ (cái quá khứ từng là tuổi trẻ, từng là sức sống, từng là niềm tự hào của hàng triệu con người). Họ thèm khát ngoại tệ của “khúc ruột ngàn dặm” nhưng lại luôn miệng nói về lịch sử với những từ như: nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ nói về hoà bình nhưng vẫn giữ cách hành xử với người dân bằng bạo lực tàn ác. Họ tra tấn, bắt giam, khủng bố tinh thần những ai nhắc đến Việt Nam Cộng hoà, trưng cờ vàng ba sọc đỏ…
Ở Việt Nam, không ai dám giữ bất cứ cái gì có màu vàng ba sọc đỏ một cách có chủ ý mà không chuẩn bị tinh thần để bị công an sách nhiễu. Sau ngày VNCH sụp đổ, dưới thời bao cấp, trưng cờ vàng thì hình phạt có thể là cái chết. Một Nguyễn Viết Dũng cầm cờ vàng, mang quân phục VNCH đi biểu tình đã bị bỏ tù. Tôi bán cà vạt, may áo dài cờ vàng bị dư luận viên nhắn tin thoá mạ và đe doạ giết. Một cô MC may áo dài cờ vàng dẫn chương trình đám cưới bị công an mời đi làm việc… Vì thế, lá cờ vàng không chỉ là biểu tượng của một quốc gia dân chủ non trẻ có tên Việt Nam Cộng Hoà, hay có thể là biểu tượng của đất nước và vương quyền của vài vị vua nào đó dưới triều Nguyễn; mà vô hình trung, nó trở nên thứ song hành với chính sách khủng bố của chính quyền CSVN; trở nên thứ gắn liền với sự chà đạp quyền tự do lương tâm (hay còn gọi là quyền tự do tư tưởng) của chính quyền độc tài.
Tôi biết hết thảy những sự thù địch với cờ vàng như thế của chính quyền CSVN và sự e sợ của người dân với hình ảnh lá cờ này. Tôi cũng lường được những hậu quả không sớm thì muộn xảy ra cho chính mình khi may, in các sản phẩm thời trang dựa trên hình ảnh lá hoàng kỳ này. Nhưng tôi vẫn làm. Vì sao? Nếu chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, không ai mang an toàn của mình và gia đình mình ra đánh đổi với vài triệu đồng. Trước giờ hầu như các sản phẩm cờ vàng, đặc biệt là áo khoác, đều được sản xuất ở bên ngoài Việt Nam, đưa vào trong nước với số lượng nhỏ. Bây giờ, tôi may các sản phẩm cờ vàng hàng loạt. Không phải chỉ để bán cho những người ở hải ngoại yêu thích màu cờ họ ấp ủ trong tim bao chục năm nay; mà còn để tặng, để bán cho người Việt quốc nội. Điều quan trọng là các sản phẩm được sản xuất ở chính Việt Nam, được vận chuyển, quảng bá ở Việt Nam, được trữ trong kho hàng của một người đang ở Việt Nam, và được bán, tặng cho anh chị em ở tại Việt Nam và được nổi bật trên khắp thôn làng, đường phố Việt Nam.
Tôi muốn “bình thường hoá” hình ảnh đi liền với sự sợ hãi đó. Tôi muốn góp chút sức giải toả “lời nguyền” nhắm vào màu cờ này. Tôi muốn màu vải nền vàng với ba sọc đỏ nổi bật sẽ là đi vào tâm thức người dân, đặc biệt là giới trẻ, không chỉ như là một thứ gì đó bình thường, không mang tính đe doạ mà còn đẹp đẽ dưới bình diện thẩm mỹ. Một tà áo dài vàng thướt tha, một chiếc cà vạt lụa vàng để mặc với áo sơ mi trắng, một áo khoác vàng có ba sọc thể thao trên cánh tay để mặc ra ngoài khi trời trở gió… Vậy đó, cái gì hiếm hoi thì bất thường, nhưng những gì quen mắt thì dần dần trở nên bình thường. Khi cờ vàng được thiết kế thành áo thể thao, mũ nón, áo dài, áo đầm, logo công ty, biểu tượng của hội đoàn… một cách vô tình hoặc cố ý (nhưng công an làm sao biết chúng ta vô tình hay cố ý?) thì lâu dần tâm thức người dân không còn e dè với cờ vàng nữa, công an của nhà cầm quyền cũng không thể kiểm soát được việc sử dụng nó. Vậy đó, đừng quá nghiêm trọng hoá mọi thứ, hãy để nó diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng như nước chảy.
Bên cạnh mong muốn xoá bỏ “sự bất thường” của cờ vàng trên đất Việt Nam, tôi còn muốn thông qua việc mặc các sản phẩm thời trang cờ vàng để truyền đạt sự ủng hộ cho quyền tự do lương tâm của người Việt Nam đang bị dày xéo dưới gót giày độc tài.
Quyền tự do lương tâm là quyền tiên khởi của nhiều nhân quyền khác như quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo… Bởi chúng ta được sinh ra với quyền tự do nuôi dưỡng điều ta tin tưởng, tự do trân trọng và ôm ấp trong tim một thời kỳ lịch sử, một biểu tượng dù thể chế đó không còn, tự do tin tưởng rằng một điều gì đó là tốt đẹp mà không phải điều gì khác, tự do phát ngôn cho điều ta tin là đúng (miễn là tất cả những điều đó không phải là bạo lực và chống lại nhân phẩm), nên nhân loại mới cùng ngồi lại với nhau để đồng ý ký kết tôn trọng tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận…
Nhà cầm quyền Việt Nam, về mặt nguyên tắc, không được phép cấm cờ vàng và đàn áp những ai yêu quý nó, cũng giống như họ không được phép bịt miệng những người bất đồng chính kiến và đàn áp quyền tự do tôn giáo vậy. Thế nhưng, hầu như người ta dành nhiều sự ủng hộ cho một tôn giáo bị đàn áp, một người bất đồng chính kiến bị bỏ tù hơn là một người ủng hộ cờ vàng bị tra tấn. Có gì khác biệt giữa quyền tự do được trân trọng điều gì đó (ở đây là tình cảm yêu quý trân trọng cờ vàng và Việt Nam Cộng Hoà) với quyền tự do thờ phượng hay quyền tự do phát biểu chỉ trích chính quyền? Không khác biệt.
Vậy tự do lương tâm và tự do biểu đạt có phải là chúng ta được quyền trưng bày các biểu tượng chống lại con người, các biểu tượng khủng bố hay các biểu tượng khác làm tổn thương lương tâm nhân loại không? Dứt khoát Không. VNCH là một chính thể dân chủ non trẻ, còn nhiều khiếm khuyết, cố gắng trưởng thành trong một thời kỳ chiến tranh khốc liệt và trong một giải đoạn lịch sử quốc tế phức tạp. Vì thế, tưởng nhớ VNCH chỉ làm chính quyền cộng sản lo sợ và thù ghét chứ không làm tổn thương lương tâm bất cứ ai, ngay cả những gia đình cựu bộ đội Bắc Việt, vì miền Bắc chủ động đánh chiếm miền Nam chứ không phải ngược lại. Bởi vậy, chúng ta có thể loại trừ khả năng đó.
Tự do lương tâm? Vậy vì sao cờ đỏ bị đả kích ở hải ngoại? Vâng, cờ đỏ là biểu tượng của chế độ độc tài đàn áp nhân quyền, ngăn chặn dân chủ. Chống cờ đỏ nghĩa là biểu tỏ sự bất đồng của những người bình thường với một chính quyền tham tàn. Đó cũng là cách thực thi quyền tự do biểu đạt. Nhưng đứng trên vị trí một nhà nước, với độc quyền bạo lực, không một chính quyền nào được phép cấm đoán tự do lương tâm, tự do gìn giữ màu cờ của người dân. Và vì thế suy ra, chừng nào Việt Nam có dân chủ thì một Hiến pháp tự do cần toàn thể người dân, đặc biệt là giới trí thức, cân nhắc xem có nên đưa đảng cộng sản và các biểu tượng của nó ra ngoài vòng pháp luật dựa trên những tội ác và các hành động khủng bố họ đã gây ra hay không. Nếu không, thì trong một Việt Nam tự do dân chủ thực sự không cho phép đàn áp quyền tự do của những người vẫn yêu mến lá cờ nhuộm màu máu này.
Tóm lại, tôi vẫn tiếp tục dùng hình ảnh cờ vàng cho những sản phẩm thời trang của mình miễn là có người vẫn yêu mến nó; vì đó là quyền tự do lương tâm của những người yêu mến Việt Nam Cộng Hoà và của chính người viết bài này.
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hồ 8/6/2017
( Gửi những người bạn của tôi, những người khuyên tôi nên dừng lại, không nên quan tâm chuyện chính trị…họ cho rằng không làm gì được đâu, mất thời giờ vô ích…)
Bạn của tôi ạ, bạn hỏi tôi đang nghĩ gì trong đầu ư ?
Tôi cũng như bạn vậy. Tôi không hiểu các bạn nghĩ gì trong đầu.
Các bạn không thấy một ngày của các bạn trôi qua buồn tẻ sao. Các bạn trao nhau những câu từ nhạt thếch. Các bạn tung ảnh tự sướng. Các bạn vào mạng xã hội chửi một thằng hiếp dâm. Một thằng đâm cha , chém mẹ, và châu đầu vào cái quần lót của 1 người mẫu để mà bình phẩm v.v Các bạn tung tăng khắp nơi, trợn mắt dòm dòm từ cái chuồng xí trở đi, miệng trầm trồ xuýt xoa: „Ồ, lạ quá, đẹp quá“. Các bạn về ưỡn bụng, vắt chân chữ ngũ mà thầm nhủ ta là người hạnh phúc nhất đời.
Các bạn có bao giờ mơ thấy những gì lớn lao hơn chuyện ngày mai sẽ sống thế nào chăng ? Tôi chắc là không. Cái xã hội này đã dạy cho các bạn cách sống mà chẳng cần phải tư duy gì cả rồi. Các bạn chẳng cần tri thức, chẳng cần sự thật. Các bạn thậm chí cũng chẳng cần bộ não nữa. Cứ cột các bạn lại, như cột những con cừu ấy, rồi ném cho mỗi người một bó cỏ. Thế là xong.
Các bạn có dám dấn thân vào cuộc sống này không, có dám thay đổi cuộc sống này không ? Các bạn có thấy buồn không khi hòa bình đã bốn chục năm mà đất nước vẫn chưa có nổi một ngày sung sướng ? Các bạn có thấy nhục nhã không khi từng tốp sinh viên Việt Nam vừa dí bưu ảnh vào mặt người nước ngoài vừa giải thích bằng thứ tiếng Anh lắp ba lắp bắp : “Đây Việt Nam, đây Hồ Hoàn Kiếm, đây Hoàng Thành“ ? Người ta quan tâm đến cái xứ này cũng chẳng nhiều hơn họ quan tâm đến sao Hỏa. Mà có khi còn chẳng bằng đâu các bạn ạ.
Các bạn có đau không khi mảnh đất quê hương mình bị người ta xâu xé, khi đập thủy điện bị vỡ, khi đồng bào các bạn lang thang không cửa không nhà ? Các bạn có buồn không khi Tổ quốc nghẹn ngào nhìn ngoại bang lấn dần từng phân đất, từng mảnh rừng đầu nguồn và chở đi từng tấn tài nguyên. Các bạn có muốn khóc không khi một ông già cúi gập người bôi xi lên giày của một ông Tây, và rưng rưng cảm kích với mấy đồng tiền lẻ nát ?
Tất cả nỗi đau hằn xuống mảnh đất này có đáng làm cho các bạn quan tâm hơn một cái túi xách Gucci, một hốt-gờ hở trên hở dưới hay chẳng may toạc váy hở nội y , hay một cô ca sĩ hay người mẫu mới nổi với những phát biểu “đầy chất xám”, một trận đấu bóng hay một cuốn tiểu thuyết ba xu không ? Muốn hiểu được nỗi đau các bạn chẳng cần tìm chúng trong một cuốn tiểu thuyết ba xu làm gì. Cách các bạn không xa, người ta đang khóc, người ta đang phải gồng mình lên mà chống chịu và nuốt nước mắt vào trong lòng. Một con đê đang vỡ. Một con tàu sắp chìm. Rất nhiều tập đoàn kinh tế vỡ nợ mà chính các bạn phải gánh lấy phần trả nợ . Một khúc sông sắp mất. Người dân ngậm đắng nhìn kẻ thù lấn từng tấc đất có máu thịt tổ tiên.
Còn các bạn thì sao ? Các bạn ở trong nhà, trùm chăn kín đầu, đánh đánh gõ gõ trao cho nhau những lời nhạt phèo và foward những tin nhắn vô vị. Tôi không nói như thế tức các bạn phải ôm súng xông ra chiến trường hay phải đao to búa lớn hay phải là cái gì cho lớn lao. Mà rằng các bạn chẳng thiết làm gì cả, chẳng thiết tìm hiểu, chẳng thiết suy ngẫm, chẳng thiết tìm tòi.
Tất nhiên khi đọc đến đây , các bạn sẽ tấn công lại cá nhân tôi bằng những câu hỏi đại loại như sau : “ Thế mày đã làm được cái quái gì ra hồn chưa mà lớn tiếng la lối và chỉ trích”. Tất nhiên tôi sẽ thẳng thắng trung thực trả lời, tôi cũng không khác mấy các bạn là bao – bởi thế hệ chúng ta – Một thế hệ vứt đi. Tôi cũng sẽ thành thật trả lời rằng :
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào không khiến TQ phải hãi sợ và buông tha VN.
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào khiến VN có lại chủ quyền biển đảo.
– Tôi vẫn không biết phải làm thế nào để ngư dân VN không bị hải quân TQ đánh, có nói gì , làm gì cũng không làm các ngư dân có cái ăn và những người đã chết sống lại.
– Tôi chả làm gì được để khiến những tệ nạn chấm dứt.
– Tôi chả làm gì được để khiến các ông lãnh đạo hết tham nhũng và dân bớt khổ.
– Tôi cũng chả làm gì được để làm cho điện hết cúp và giao thông hết tắc, và xăng thôi không tăng giá.
– Tôi chả làm gì được hay có giải pháp gì làm cho cô gái trẻ ở các tỉnh nghèo ngưng đi lấy chồng ĐL, HQ.
– Tôi không biết làm gì hay có kế sách gì để khiến các người dân nghèo thôi bán nhà sang xuất khẩu lao động ở Malaysia hay Đông Âu.
– Tôi chả biết làm gì để ngăn các cô gái trẻ không lơ ngơ bị lừa sang làm điếm ở Campuchia..
– Tôi vẫn không biết làm thế nào để các tập đoàn kinh tế bớt làm ăn thất thoát, kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan
– Tôi chả biết làm gì, và làm thế nào để bla bla bla ,………….
Tôi biết bạn sẽ chúng ta sẽ chẳng làm dược gì hơn , nhưng bạn ạ, chúng ta, khi chưa có 1 hành động thực sự cụ thể và 1 giải pháp rõ ràng, ít nhất có thể lên tiếng để làm thức tỉnh và tác động. 1 hành động nhỏ nhoi là quan tâm và lên tiếng vẫn còn hơn ngồi yên đó thụ động chết chìm trong ảo tưởng và tự thõa mãn tự phong .
Và tôi đã sống, và tôi đã hiểu tại sao cái xã hội này vô cảm đến vậy, vô tâm đến vậy rồi. Vì nơi đó còn một lớp người không biết tư duy, không ý chí tiến thủ, không tri thức, không nghị lực, không ước muốn, không lý tưởng, không cả niềm tin ? Họ giới hạn hạnh phúc của mình trong hai mươi mét vuông nhà, bàn chuyện thiên hạ và tính xem ngày mai nên đi xem phim hay lượn phố. Họ không đòi hỏi một điều gì hết, họ không ý thức được vị trí của mình, chẳng cần rung động, chẳng cần xót xa. Họ chẳng có động lực để làm bất cứ điều gì trừ khi người khác lấy roi quất vào mông họ.
LTS: Câu chuyện của giáo dục chính là câu chuyện của con người với nhiều băn khoăn, khắc khoải nhiều năm nay đặc biệt khi gần đây có nhiều vấn đề nóng liên quan điểm số, thành tích của học sinh, vấn đề lương bổng của giáo viên… gây xôn xao dư luận.
Hôm nay, Tiến sĩ Giáp Văn Dương gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam quan điểm về những câu chuyện vừa qua.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Thành tích như mơ
Những chuyện nóng giáo dục gần đây cho thấy, giáo dục đang rối như mớ bòng bong. Kém quá thì lo, mà giỏi quá thì lại sợ. Sợ vì không tin rằng cái thành tích đạt được đó là thành tích thật.
Chẳng hạn, tổng kết cuối năm, thấy trường nào cũng quá ư xuất sắc, các nhà giáo dục đâm… phát hoảng.
Ở thành phố, các con toàn là học sinh giỏi cả. Không may mà được học sinh tiên tiến thì bố mẹ có thể xấu hổ không dám đi họp phụ huynh.
Theo Tiến sĩ Giáp Văn Dương, việc đề xuất cứu giáo viên, tuy có xuất phát từ sự tử tế, thì cũng không nên thực hiện. (Ảnh: Tác giả cung cấp)
Có trường hợp, cả khối mấy trăm em thì chỉ có một em tiên tiến, còn lại là giỏi và xuất sắc hết.
Rồi lại chuyện xét duyệt hồ sơ vào lớp 6, trongsố 4000 hồ sơ thì khoảng 1000 bộ đẹp lung linh không tì vết. Không chỉ tất cả các môn các con đều đạt 10 điểm hết mà lại còn vô số giải thưởng.
Nếu nhìn ra bên ngoài, chắc hiếm có nơi nào trên thế giới lại có thể sản sinh ra những bộ hồ sơ hoàn hảo như ở xứ này. Giá như quốc tế đánh giá chất lượng giáo dục bằng độ đẹp của các bộ hồ sơ, thì Việt Nam phải chiếm ngôi đầu bảng.
Nhưng oái oăm ở chỗ, không phải ai cũng đồng tình như vậy. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng giáo dục Tiểu học Việt Nam đứng thứ 91, sau nước Lào 7 bậc, dù ta có những bộ hồ sơ Tiểu học đẹp như mơ.
Cứu giáo viên?
Hai chuyện giáo dục trên đây chưa hết nóng thì lại đến chuyện thí điểm bỏ chế độ công chức, viên chức, gọi tắt là bỏ biên chế ngành giáo dục lại làm dư luận ầm ĩ.
Nhiều người cho rằng, lương đã thấp mà giờ còn bỏ biên chế thì chết. Thậm chí có người gay gắt, ngành nghề cao quý, công việc khó khăn vất vả mà biên chế cũng không có là sao?
Nhưng ít người chịu trầm mình lại để nhìn, bao nhiêu thầy cô của các trường tư thục không có biên chế người ta vẫn sống khỏe, dạy tốt.
Rồi vùng xa xôi hẻo lánh khó khăn, lẽ ra phải làm việc có kỳ hạn, hết 3 năm thì được về nơi thuận lợi, chứ dùng biên chế để cột chặt thì hóa ra lợi dụng sự hy sinh, sao gọi là ưu đãi?
Chuyện biên chế nhà giáo chưa hết nóng thì lại sang chuyện giải cứu giáo viên. Giáo dục tệ hại là do giáo viên lương không đủ sống.
Giáo viên hiện đời sống khó khăn, cần phải được giải cứu. Ô hay, lương bổng giáo viên là chuyện của Nhà nước, dân chỉ biết đóng thuế nuôi Nhà nước còn tính toán chi tiêu cân đối ra sao thì Nhà nước phải lo, phải có trách nhiệm, sao lại đổ cho dân?
Mà giáo viên là người đã trưởng thành, nhiều người đầu đã bạc phơ, nay không thể tự cứu mình thì còn dạy được cho ai nữa?
Nếu giáo viên để gia đình học trò giải cứu, thì đứng trên lớp sẽ ăn nói ra sao với học trò? Nói các em hãy noi gương thầy cô đây, khi gặp khó khăn thì cứ kêu to lên sẽ có người giải cứu?
Không thể như vậy được.
Thầy dạy trò, trước hết là dạy bằng sự gương mẫu. Trò học được gì chưa biết, nhưng nhìn thầy sống ra sao thì sẽ học ngay được cách hành xử của thầy.
Thầy tự trọng thì trò sẽ tự trọng. Thầy chủ động thì trò sẽ chủ động. Thầy nhận tiền giải cứu giáo viên thì trò sau này cũng không nghĩ được gì xa hơn thế.
Mà chưa kể, nếu thầy chấp nhận chịu giải cứu thì hóa ra tự nhận mình là kẻ thất bại, không dám chịu trách nhiệm với lựa chọn của đời mình, không biết xoay xở ra sao khi gặp khó khăn. Giờ đành phải nhờ phụ huynh giải cứu.
Nếu vậy thì thầy sẽ lấy tư cách gì để dạy trò về lòng tự trọng, về tinh thần vượt khó vượt khổ, về việc mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình nữa.
Cứu phụ huynh?
Rồi sau phụ huynh chung sức cứu thầy, thì ai sẽ cứu phụ huynh đây? Giải cứu giáo viên là trách nhiệm của dân hay trách nhiệm của nhà nước?
Dân sinh ra nhà nước, lúc khó khăn nhà nước ở đâu? Hay giải cứu thầy cô thực chất là giải cứu nhà nước? Ngân sách cạn rồi, nợ công kịch trần rồi, nên phải cứu chăng?
Hiện nay có 11 triệu người chờ nhận lương mỗi tháng. Trong đó có hơn 3 triệu người có ngồi đó cũng như không, vì việc duy nhất họ làm là sáng cắp ô đi chiều cắp ô về.
Sao không cắt bớt họ đi, chứ cứ cắp ô đi rồi lại cắp ô về thì vừa hỏng ô mà lại vừa phí cả đời mình để tiền lương của họ sẽ dồn sang cho giáo viên, bác sĩ.
Như vậy có phải là tốt hơn không và lúc đó khỏi phải nhờ phụ huynh ứng cứu.
Dân đang quá mệt mỏi với cuộc sống dân. Trước đây cứu các tập đoàn nhà nước, rồi cứu các đại gia bất động sản đã bở hơi tai.
Mới từ đầu năm đến nay lại phải vào cuộc cứu tỏi, cứu hành, cứu dưa, cứu lợn. Con vừa nghỉ hè lại tính chuyện giải cứu giáo viên. Quanh năm đi cứu thế này, dân sức nào chịu được.
Vậy nên cái việc đề xuất giải cứu giáo viên này, tuy có xuất phát từ sự tử tế, thì cũng không nên thực hiện chút nào.
Mỗi người cần phải tự chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Gặp khó khăn thì phải tự tháo gỡ thay vì chờ giải cứu. Thầy cô lại càng phải như vậy.
Nếu không, thầy cô sẽ không còn gì để dạy học trò. Cố tình giải cứu thầy cô là đẩy thầy cô đến nước đánh mất lòng tự trọng. Như vậy là gây hại cho các thầy cô, chứ không phải là cứu các thầy cô đâu.
Hay là cứu trò?
Xét trong tương quan giữa thầy và trò, tôi lại thấy học trò bây giờ mới cần được giải cứu trước hết. Chương trình quá nặng, học sáng học chiều mà không biết để làm gì.
Tất cả chỉ phục vụ chỉ tiêu thành tích. Mà chỉ tiêu thành tích để làm gì ngoài chuyện để báo cáo lên trên?
Rồi báo báo để làm gì thì không ai rõ. Học trò chỉ chạy theo vòng báo cáo đó là đủ mệt bở hơi tai. Trên hô một tiếng là sự học quay cuồng suốt cả một năm, để báo cáo.
Vậy nên, người được ưu tiên ứng cứu ở đây phải là học trò.
Đầu tiên phải cho các con biết, con học để làm gì, các con hướng đến việc trở thành con người nào, một cách mạch lạc rõ ràng.
Rồi từ đó dạy con học cái gì, học thế nào sao cho khoa học, sao cho sáng tạo, sao cho hiệu quả.
Chứ bắt con người ta đi học mấy chục năm mà chỉ để lấy thành tích báo cáo, thì đúng là đầy đọa, đúng là phải cứu thật.
Rồi phải cứu các con để làm sao các con có một tuổi thơ lành mạnh, phải được học được chơi thứ mình thích, rồi còn có được thời gian để phát triển cá nhân.
Chứ nếu ở trường thì quay cuồng với học việc thi, về nhà hở chút thời gian lại gia sư và học thêm, hết học thêm thì lại nuôi nhốt trong bốn bức tường thì con trẻ không bế tắc, không trầm cảm mới là chuyện lạ.
Chúng ta là giáo viên, chúng ta là phụ huynh, chúng ta ở trong guồng máy đó, chúng ta góp tay tạo ra nó thì chúng ta không thấy.
Chứ giờ bạn cứ thử tưởng tượng mình đến một hành tinh nào đó khác, ở đó người ta bắt trẻ con học từ sáng đến chiều, tối lại học thêm, xong lại nhốt vào cái hộp, thì bạn sẽ thấy đó là một sự đày đọa.
Bạn sẽ có ý nghĩ xông vào giải cứu tụi nhỏ ở đó ngay lập tức.
Nhưng đó là chuyện ở hành tinh khác, còn ở mình thì không thế, ở mình thì nó ngược lại, thế mới ngược đời.
Nhưng không cứu thì rơi vào bế tắc. Phải chăng cái số dân mình nó thế, cứ phải giật gấu vá vai, cứ phải cả nước cứu nhau thì mới là dân Việt?
Nghĩ vậy, lại phải tính chuyện cứu.
Nhưng mà cứu ai? Ai cứu?
Tốt nhất là mỗi người tự cứu mình trước hết. Thầy tự cứu thầy. Trò tự cứu trò. Gia đình tự cứu việc học của con mình…
Nếu làm được vậy thì mọi việc đang trong mớ bòng bong bỗng nhiên lại có thể gỡ ra được. Còn không, cứ trông chờ được người khác cứu, thì trước sau gì cũng sẽ rơi vào bế tắc.
TIẾN SĨ GIÁP VĂN DƯƠNG
Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả.
Một chuyện ngụ ngôn thật hay chép lại trên tường bạn Cẩm Tú Phan (không thấy có nút share). Cảm ơn Cẩm Tú Phan nhé!
Chiếc xe tải mất lái đâm vào một người mù đang được con chó dẫn đường. Người mù chết ngay. Con chó xông vào cứu chủ nên cũng bị chẹt chết. Linh hồn hai kẻ bị nạn bay lên trời, tới lối vào cổng thiên đường. Thiên thần gác cổng chặn lại: “Xin lỗi, bây giờ danh sách lên thiên đường chỉ còn lại một suất. Một trong hai ngươi phải xuống địa ngục.” Người chủ chó hỏi:“Con chó của tôi chưa hề biết thiên đường là gì, địa ngục là gì. Có thể để cho tôi quyết định ai được lên thiên đường hay không ạ ?” Thiên thần nhìn người mù với ánh mắt khinh bỉ, chau mày nói: “Rất tiếc ! Đã là linh hồn thì đều bình đẳng với nhau. Các ngươi phải qua một cuộc thi để chọn ra kẻ được lên thiên đường.” Người mù thất vọng hỏi: “Thi thế nào ạ ? “Rất đơn giản, thi chạy. Từ đây chạy tới cổng thiên đường, ai tới trước thì được lên thiên đường. Nhưng ngươi cũng đừng lo, vì ngươi đã chết rồi nên không còn là kẻ mù nữa, và tốc độ chạy của linh hồn thì không liên quan gì tới thể xác; linh hồn nào càng trong sạch lương thiện thì chạy càng nhanh.” Người mù nghĩ ngợi giây lát rồi đồng ý.
Khi tuyên bố cuộc chạy đua bắt đầu, thiên thần cứ tưởng người mù sẽ khôn ngoan ráng sức chạy thật nhanh, ai ngờ người đó vẫn đi thong thả chậm rãi. Kỳ lạ hơn là con chó dẫn đường kia cũng không chạy mà chỉ đi cùng với chủ của nó, không hề rời một bước. Bấy giờ thiên thần mới hiểu ra: bao năm nay con chó ấy đã tập được thói quen mãi mãi làm theo chủ nó, luôn luôn đi đằng trước để dẫn đường cho chủ, người chủ bảo gì thì nó nghe theo ngay. Rõ ràng, nếu là kẻ có tâm địa độc ác thì khi tới cổng thiên đường người chủ sẽ bảo con chó đứng lại để người đó dễ dàng thắng cuộc thi chạy này. Thiên thần thương hại nhìn con chó và lớn tiếng bảo nó: “Mày đã vì cứu chủ mà hiến dâng tính mạng của mình, bây giờ chủ mày đã hết mù rồi, mày chẳng cần dẫn đường cho ông ta nữa, mày chạy nhanh lên nào !” Thế nhưng người chủ cũng như con chó, cả hai dường như chẳng nghe thấy thiên thần nói gì cả, vẫn cứ thong thả như đi dạo.
Khi tới cách cổng thiên đường vài bước chân, người chủ ra lệnh cho con chó dừng lại. Nó bèn ngoan ngoãn ngồi xuống. Thiên thần nhìn người chủ với ánh mắt khinh bỉ. Người chủ nhoẻn miệng cười quay lại bảo thiên thần: “Tôi sắp sửa tiễn con chó của mình lên thiên đường. Bây giờ điều tôi lo nhất là nó thật sự không muốn lên đấy mà chỉ thích ở bên tôi …… Chính vì thế mà tôi muốn quyết định thay cho nó.” Thiên thần ngạc nhiên đứng sững lại. Người chủ nhìn con chó với ánh mắt lưu luyến, lại nói:“Thật tốt là ta có thể dùng cách chạy thi để quyết định thắng thua. Ít nhất tôi cũng có thể bảo con chó kia bước thêm vài bước nữa, như vậy nó có thể lên thiên đường được rồi. Có điều con chó này đi cùng tôi đã bao năm nay mà bây giờ lần đầu tiên tôi mới hết mù và được nhìn thấy nó bằng chính mắt của mình. Bởi vậy tôi muốn đi thong thả một chút để được nhìn nó lâu hơn. Nếu được phép thì có lẽ tôi thật sự muốn mãi mãi được nhìn thấy nó. Nhưng bây giờ đã tới cổng thiên đường rồi. Đây mới là nơi nó cần được đến. Xin thiên thần làm ơn chăm nom nó giúp tôi !”Nói dứt lời, người chủ ra lệnh cho con chó tiến lên phía trước.
Khi con chó tới cổng thiên đường thì người chủ rơi xuống địa ngục như một chiếc lá rụng. Con chó quay đầu nhìn thấy chủ nó rơi xuống bèn chạy thục mạng đuổi theo chủ. Lúc bấy giờ, vị thiên thần lòng đầy hối hận vội giương cánh bay theo định túm lấy con chó dẫn đường. Nhưng vì con chó ấy vốn có linh hồn trong sạch nhất, lương thiện nhất, cho nên nó chạy nhanh hơn bất cứ thiên thần nào. Và thế là rốt cuộc con chó dẫn đường ấy lại trở về bên người chủ của nó. Dù là ở dưới địa ngục, nó cũng sẽ mãi mãi bảo vệ chủ của mình.
Thiên thần đứng rất lâu nhìn theo hai linh hồn đáng thương kia và lẩm bẩm: “Ngay từ đầu ta đã phạm sai lầm. Hai linh hồn ấy là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Được cùng ở bên nhau thì dù là thiên đường hay địa ngục chúng cũng bằng lòng.”
(Internet)