Home Blog Page 1397

Những hành vi lừa đảo và vô nhân tính đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Tuyet Lan Nguyen

Bà Tuyết Lan mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hai con của Quỳnh.

Trong suốt hơn 8 tháng qua, cứ mỗi 2 tuần là tôi lặn lội đến trại giam công an tỉnh Khánh Hòa để gửi quần áo và thực phẩm, cũng như hy vọng được gặp con tôi – là người cho đến giờ phút này trên nguyên tắc pháp lý vẫn là một công dân vô tội khi chưa có bản án xét xử của tòa. Trong suốt hơn 8 tháng, tôi vẫn đinh ninh là con tôi vẫn bị giam ở đó, an ninh Khánh Hòa vẫn thông báo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm tại Nha Trang.

Tuy nhiên, sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi.

Trong lần được tiếp xúc với luật sư Nguyễn Khả Thành, sau 8 tháng bị cách ly với gia đình và thế giới bên ngoài, con tôi cho luật sư biết:

Quỳnh chỉ bị giam giữ ở Nha trang một ngày, sau đó đã bị chuyển về Cam Lâm – Cam Ranh, là một trại tù có điều kiện rất khắc nghiệt. Quỳnh chỉ được đưa về trại tạm giam công an Khánh Hòa vào ngày 07/05/2017.

Như vậy Quỳnh, con tôi, đã không ở trại Tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa như cơ quan An ninh – Điều tra tỉnh Khánh Hòa đưa thông báo cho tôi. Trong suốt 8 tháng qua tôi đã bị lừa khi lặn lội đến thăm con tại 1 trại tù mà con tôi không có ở đó. Mỗi lần đến nhà tù công an Khánh Hòa, tôi gửi quần áo và thực phẩm cho con mình mà cứ lo lắng không biết có đến tay con mình không, tôi luôn hỏi những người công an : Tại sao ai gửi thực phẩm vào cho người thân họ đều được nhận lại giấy gửi thực phẩm ngay ,còn tôi hai tuần sau tôi mới được nhận?Vậy khi nhận đồ họ có chuyển cho con tôi trong ngày ko hay thực phẩm đến tay con tôi đã bị ôi thiu!. Bây giờ thì tôi đã biết được sự thật. Một sự thật vô nhân tính và lừa đảo.

Hôm nay, ngày 22 tháng 6, sau cuộc gặp với luật sư Nguyễn Khả Thành, con tôi cũng đã được gặp các luật sư Võ An Đôn vào buổi sáng và luật sư Nguyễn Hà Luân vào buổi chiều. Phải nói đây là kết quả của nhiều tháng ngày vận động tranh đấu sau nhiều tháng con tôi bị cách ly với gia đình và cấm được gặp luật sư.

Cũng như lần gặp luật sư Nguyễn Khả Thành, cuộc nói chuyện xảy ra dưới sự kiểm soát của an ninh ngồi sát bên cạnh, cộng với camera và ghi âm.

Trong lần gặp này các luật sư cho biết tinh thần của Quỳnh vẫn vững vàng, nói chuyện linh hoạt và nắm bắt mọi vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên khi Quỳnh kể với luật sư Nguyễn Hà Luân là vào ngày sinh nhật của con trai Quỳnh là Gấu thì điều tra viên của công an có cho phép Quỳnh viết thư chúc mừng sinh nhật con trai và hứa sẽ chuyển thư. Luật sư Luân cho biết sự thật là gia đình không nhận được tin tức, thư từ gì của Quỳnh cả.

Quỳnh đã khóc vì uất ức khi biết rõ sự thật này, khi biết rằng mình đã bị lừa và cứ tưởng là bé Gấu đã nhận được thư của mẹ mình.

Thêm một chuyện khác nữa là Công an Khánh Hòa đã kết thúc việc điều tra từ ngày 03/05/2017đến ngày 30/05/2017 đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên sau khi nhận hồ sơ Viện Kiểm sát đã không thông báo cho con tôi và hỏi con tôi có cần hay yêu cầu luật sư không. Đây là chức năng, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhưng họ đã cố tình lờ đi. Rõ ràng là Viện Kiểm sát đã vi phạm tiến trình tố tụng vốn được quy định bởi luật pháp cho chức năng của Viện Kiểm sát.

Từ những gì đã xảy ra, tôi rất lo sợ cho số phận của con tôi trong thời gian bị tạm giam và trong phiên tòa sắp tới vào ngày 29/06/2017. Những người từ thành phần giam cầm, điều tra cho đến những kẻ sẽ xét xử con tôi đều có những hành xử không minh bạch, không tôn trọng sự thật, không tuân thủ những quy định luật pháp. Tôi mong mỏi và kêu gọi mọi người, các đại sứ quán, các phóng viên truyền thông quốc tế hãy đồng hành cùng gia đình chúng tôi và cùng chúng tôi đến tham dự phiên tòa để bảo đảm tính minh bạch trong tiến trình xét xử con tôi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – một công dân Việt Nam yêu nước đang bị quy chụp và giam cấm vì những hành động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền của đất nước mình.

Xin chân thành cám ơn.

Cảng Cam Ranh, biểu tượng cho quan hệ quốc phòng Mỹ – Việt

1
RFI

Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội đã phát triển mạnh trong những năm qua trong khuôn khổ đối tác toàn diện, được ký kết vào năm 2013 dưới thời tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ này được thể hiện qua các cuộc trao đổi, tập huấn chung và trợ giúp nâng cao khả năng bảo vệ an ninh của cảnh sát biển Việt Nam trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh nay được gọi là Cảng Quốc Tế, mà trên nguyên tắc sẵn sàng tiếp nhận các chiến hạm từ mọi nước đến để sửa chữa, bảo trì. Ngoài tàu chiến Hoa Kỳ, cảng này đã tiếp đón rất nhiều chiến hạm đến từ các nước Nhật, Pháp, Trung Quốc, Philippines và Singapore.

Riêng các chiến hạm của Mỹ đã bắt đầu ghé cảng Cam Ranh để bảo dưỡng từ tháng 9/2016. Vào đầu tháng 6 vừa qua, khu trục hạm USS John S. McCain đã ghé Cảng Quốc Tế Cam Ranh trong một “chặng dừng kỹ thuật thông thường”. Trong thời gian đi thăm Việt Nam, cùng với một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain đã lên thăm chiến hạm mang tên người bố và người ông của ông, hai người đã tham chiến ở Thái Bình Dương trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai. Phái đoàn nghị sĩ Mỹ lúc đó cũng đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Sự hiện diện của tàu John S. McCain ở Cam Ranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang tiến triển tốt, không chỉ bởi vì vai trò của thượng nghị sĩ McCain trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, mà còn bởi vì vào năm 2016, chiến hạm John S. McCain cùng với chiến hạm USS Frank Cable là những tàu đầu tiên của Hải Quân Mỹ ghé thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh kể từ khi cảng này mở cửa trở lại vào tháng 3/2016.

Hôm qua, Hải Quân Mỹ xác nhận là một chiến hạm khác của Mỹ, USS Coronada, tàu tác chiến ven biển, cũng đang ghé cảng Cam Ranh từ ngày 11 đến 15/06 để được bảo trì. Chuyến “thăm kỹ thuật” của tàu này ở Cam Ranh là minh chứng đầu tiên cho khả năng bảo trì cho các tàu tác chiến ven biển (LCS) được triển khai luân phiên, thuộc lực lượng đặc nhiệm Task Force 73 của Hạm Đội 7, lực lượng hiện đang phối hợp các cuộc thao dượt ở Đông Nam Á.

Mặc dù nơi bảo trì và tiếp tế chính của các tàu LCS là ở Singapore, Hải Quân Mỹ đang cần có thêm những cảng như Cam Ranh để tăng cường hỗ trợ các chiến hạm của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2016 : Tin tặc Nga tấn công 21 bang

0
 RFI
media

Bà Jeanette Manfra, quyền thứ trưởng phụ trách an ninh mạng thuộc bộ An Ninh Quốc Nội Mỹ, khẳng định : « Cho đến nay, chúng tôi có bằng chứng là hệ thống máy liên quan đến cuộc bầu cử đã bị tấn công tại 21 bang ». Tuy nhiên, vẫn theo quan chức này, không có chi tiết nào cho thấy kết quả bầu cử bị thao túng.

Cũng giải trình trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, cựu bộ trưởng Nội Vụ Mỹ Jeh Johnson, nắm giữ chức vụ đến cuối nhiệm kỳ của tổng thống Obama, cho biết đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về tình trạng tin tặc tấn công danh sách cử tri. Tuy nhiên, theo ông, lời cảnh báo này lại bị lu mờ trước tai tiếng về những lời lẽ coi thường phụ nữ của ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump, bị ghi hình lén năm 2005.

Được hỏi tại sao chính quyền không cảnh báo nhiều hơn cho người dân, cựu bộ trưởng trả lời : « Chúng tôi rất sợ điều đó bị xem là đưa ra quan điểm riêng trong cuộc bầu cử ».

Hãng tin Reuters nhắc lại các cơ quan tình báo Mỹ đã đi đến kết luận điện Kremlin là nguồn gốc của một chiến dịch tin tặc có quy mô lớn nhằm giúp ứng viên Donald Trump thắng cử.

Bị nghi ngờ cản trở tư pháp, bản thân chủ nhân Nhà Trắng cũng liên quan đến cuộc điều tra về nghi án Nga thao túng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và đội ngũ vận động tranh cử của ông có quan hệ với Matxcơva.

Bắc Kinh tức giận vì Hà Nội xích lại gần với Tokyo và Washington ?

0
RFI
mediaTổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng, Washington, ngày 31/05/2017.REUTERS/Jonathan Ernst

Tranh cãi đã nổ ra trong cuộc họp kín khiến Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự cấp cao với Việt Nam. Giới phân tích đưa ra hai nguyên nhân làm cho Trung Quốc giận dữ dẫn đến việc hủy bỏ cuộc gặp giữa các giới chức quân sự này.

Thứ nhất, trong chuyến công du Hà Nội tuần này, tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã tỏ ra tức giận trước các nỗ lực gần đây của Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trong một thời gian ngắn, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có hai chuyến công du đến Washington và Tokyo. Bên cạnh đó, hồi tuần trước, lực lượng tuần duyên Việt Nam và Nhật Bản còn tiến hành các cuộc thao dượt chung trên Biển Đông với chủ đề ngăn chận đánh bắt bất hợp pháp.

Nguyên nhân thứ hai, cũng có lẽ là lý do chính khiến Trung Quốc bực bội, Việt Nam rất có thể đã từ chối từ bỏ việc thăm dò và khai thác dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông mà cả hai bên đều có yêu sách chủ quyền.

Đòi hỏi này của Bắc Kinh có thể liên quan đến một dự án gọi là Blue Whale (Cá Voi Xanh), một dự án thăm dò dầu khí chung trên Biển Đông giữa tập đoàn Nhà nước PetroVietnam với Exxon Mobil, mà ngoại trưởng Mỹ hiện nay, Rex Tillerson từng là lãnh đạo. Thỏa thuận khai thác khí ga này được ký kết dưới thời ngoại trưởng John Kerry.

Khu vực khai thác này, dự kiến để sản xuất khí cho nhà máy phát điện thế hệ mới vào năm 2030, lại sát với quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp và gần với « đường chín đoạn »mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền, chiếm gần hết diện tích vùng Biển Đông.

Trả lời phỏng vấn tờ New York Times, ông Alexander L.Vuving, chuyên gia về Việt Nam thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu về An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Daniel K.Inouye, tại Hawai, nhận định dự án này dường như đang tạo ra « một tiền lệ nguy hiểm cho chiến lược Biển Đông của Trung Quốc ».

Dẫu sao thì Việt Nam và Trung Quốc rồi cũng sẽ phải « sớm giải quyết vấn đề này vì cả hai bên đều mong muốn sự ổn định » như nhận định của ông Hứa Lợi Bình (Xu Liping), chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á, thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội Trung Quốc.

Một quan điểm cũng được ông Lê Hồng Hiệp, thuộc Iseas Yusof Ishak Institute tại Singapore đồng chia sẻ. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cảnh báo là trong ngắn hạn có nguy cơ xảy ra nhiều căng thẳng mới. Trung Quốc dường như đang gia tăng nỗ lực ngăn chận Việt Nam xích lại gần với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Trả lời New York Times qua thư điện tử, ông viết : « Vì Việt Nam muốn đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nước này đang có kế hoạch khai thác dầu khí nhiều hơn trên vùng Biển Đông. Vì vậy, rủi ro đối đầu trên biển cũng tăng theo ».

Trung Quốc đột ngột hủy cuộc họp quân sự với Việt Nam

0
RFI
media
Tàu hải cảnh Trung Quốc (P) sử dụng vòi rồng tấn công tầu hải cảnh Việt Nam trên Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 03/05/2014. Reuters/Vietnam Marine Guard

Cuộc gặp giữa các giới chức quân sự Việt Nam và Trung Quốc được dự kiến vào thứ Ba, 20/06. Tuy nhiên, sự kiện này đã bị hủy bỏ và cùng ngày, bộ Quốc Phòng Trung Quốc ra thông cáo ngắn gọn cho biết lý do là vì điều kiện « sắp xếp công việc ».

Thông báo này được đưa ra sau khi tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chanlong), phó chủ tịch quân ủy trung ương, đã rút ngắn chuyến công du Việt Nam.

Giới quan sát đưa ra nhiều giả thuyết như Trung Quốc tức giận về việc Việt Nam thúc đẩy hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản. Và dường như Bắc Kinh không thuyết phục được Hà Nội từ bỏ dự án khai thác dầu khí trên Biển Đông.

Trên nguyên tắc, cuộc họp giữa các giới chức quân sự này được tổ chức trong khuôn khổ Chương Trình Trao Đổi Hữu Nghị Biên Giới Quốc Phòng Việt – Trung, được bắt đầu từ năm 2014, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Trước đó, truyền thông Nhà nước Trung Quốc và Việt Nam đã loan báo rộng rãi cuộc họp lần này, dự kiến được tổ chức tại một điểm nằm dọc theo vùng biên giới, nơi từng xảy ra cuộc chiến biên giới đẫm máu 1979.

Cú rớt đài của bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.

22 Tháng 1 2015 lúc 2:40

Giữa năm 2014 vị thế của Phạm Quang Nghị lên cao, đây là thời điểm vụ trong án Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ đang thu hút dư luận tạo thành một vòng xoáy khốc liệt khiến nhiều lãnh đạo cao cấp khác bị cuốn vào.

Tranh thủ thời điểm các đối thủ khác trong vòng xoáy ấy, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đẩy mạnh những hoạt động để vận động quảng bá hình ảnh của mình cho chức TBT tương lại. Ông Nghị có chuyến đến thăm hàng loạt các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, một hành động rất hiếm mà các uỷ viên BCT người Bắc chưa mấy ai làm. Ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chưa làm điều đó trong nhiệm kỳ của mình.

Để cho các đối thủ phải sa đà thêm vào vòng xoáy Vinaslies, khi mà lời khai của Dương Chí Dũng về một ông anh ở Bộ Công An chưa báo nào dám đăng. Thế đang giằng co, vờn nhau, bất ngờ tờ báo Hà Nội Mới nhận sự chỉ đạo của Hồ Quang Lợi, một đàn em thân tín của Phạm Quang Nghị đột ngột nêu đích danh tên tuổi tướng Phạm Quý Ngọ trong lời khai của Dương Chí Dũng.

Bài viết của báo Hà Nội Mới như một phát đại bác hỗ trợ phá toan bức màn phòng thủ của Phạm Quý Ngọ, khiến tiến trình vụ án được mở rộng, Phạm Quý Ngọ lọt vào vụ trọng án chờ kết luận. Rút cục Phạm Quý Ngọ chết bất ngờ do bệnh.

Nếu không có bài báo của Hà Nội Mới, chắc chưa ai dám đụng đến Phạm Quý Ngọ.

Chiến dịch đánh tham nhũng ở Vinalies do Nguyễn Bá Thanh cầm đầu thật ra là thực hiện ý đồ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Hành động cho tờ HNM đăng tên Phạm Quý Ngọ là hành động mà Phạm Quang Nghị muốn bày tỏ sự trung thành của mình với TBT Nguyễn Phú Trọng. Mọi ý tưởng của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đều được Phạm Quang Nghị hăng hái hưởng ứng thực hiện như cuộc lấy phiếu tín nhiệm quan chức Hà Nội các cấp trong thành uỷ cũng như uỷ ban NDTP.

Sau khi lấy lòng được Nguyễn Phú Trọng, nhận thấy quân đội là lực lượng mạnh trong cuộc tranh giành chiếc ghế TBT. Phạm Quang Nghị đã nắn cả một con đường thẳng thành hình chữ U để chạy qua khu dinh cơ của các tướng lĩnh quân đội tại Hà Nội.

Bước tiếp theo Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ trong vai trò mập mờ của một TBT tương lai, tặng cho thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ tấm hình vị thượng nghị sĩ này lúc bị bắt làm tù binh tại Hà Nội. Thông điệp mang tính nhục mạ này của Phạm Quang Nghị muốn nhắn nhủ rằng quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt không thể nào tốt đẹp được, nhắc nhở dư luận Mỹ – Việt luôn là kẻ thù. Một hành động gián tiếp để lấy lòng nước láng giềng Trung Quốc đang lo sợ lãnh đạo tương lai của Việt Nam sẽ xa rời 16 chữ vàng để tiến gần quan hệ chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ.

Những bước đi tiến tới chức TBT của Phạm Quang Nghị có thể tóm tắt các điểm sau.

– Giữ hình ảnh Hà Nội là một đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đi đầu trong việc thực hiện nghị quyết của BCT. Đoàn kết thân ái với các đảng bộ địa phương khác. Quan điểm thực hiện đường lối 16 chữ vàng trong bang giao Trung Việt. Cứng rắn với những hành vi khiến quan hệ Trung Việt xấu đi. Lợi dụng việc chống tham nhũng để chọc gậy bánh xe khiến các đối thủ khác phải sa vào vòng đấu đá, còn riêng mình ung dung nhàn nhã có thời cơ, uy tín tiếp cập chức TBT.

Ở vị trí quan chức Cộng Sản, việc kết bè cánh, tạo uy tín, gây chia rẽ đối thủ để tranh giành quyền lực là việc bình thường. Đây là đặc trưng nội bộ ĐCSVN không phải riêng gì một mình Phạm Quang Nghị.

Nhưng điều không thể chấp nhận được ở Phạm Quang Nghị là để đạt được mục đích là TBT đã ra tay trấn áp những người yêu nước một cách thái quá để nhằm giành sự ủng hộ của Trung Quốc.  Hẳn ai cũng biết từ nhiều năm nay, chiếc ghế TBT Việt Nam luôn phải chịu chi phối từ phía Trung Quốc. Giá như Phạm Quang Nghị chọn con đường đã đi như Nông Đức Manh, Nguyễn Phú Trọng là bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc cũng là lẽ thường, nhưng đi quá mức lấy lòng Trung Quốc bằng cách thù hận những người yêu nước là việc khiến người đời phải lo ngại.

Việc đi quá mức này chẳng hạn như báo Hà Nội Mới số ra ngày 19.9.2008 đưa bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu là tướng tài, có tâm, có lòng, quảng đại.

Thực tế Hứa Thế Hữu là tướng Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình tin cậy giao cho trách nhiệm tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 cùng với tướng Dương Đắc Chi. Là người am hiểu địa hình, quân đội Việt Nam. Hứa Thế Hữu là tướng chính chủ lực cầm quân. Quân đôị của Hứa Thế Hữu đã tàn sát đàn bà, trẻ con dân tộc Viêtj Nam suốt 6 tỉnh biên giới, phá tan làng mạc, giết hại nhiều chiến sĩ, đồng bào ta. Mọi điều ấy đến trẻ con cũng biết. Thế nhưng một cơ quan tuyên giáo mạnh như thành uỷ Hà Nội có lẽ nào không biết.

Không phải họ không biết. Họ biết rõ nhân dân ta nghĩ gì nên họ dội gáo nước lạnh thẳng thừng nhằm nhục mạ tinh thần dân tộc của nhân dân ta một cách triệt để. Hàng ngày đài truyền hình Hà Nội từ năm này qua năm khác dưới thời Phạm Quang Nghị công chiếu liên miên những bộ phim Trung Quốc. Khiến cho thanh niên Việt Nam yêu văn hoá, con người, lãnh đạo Trung Quốc hơn yêu Việt Nam, hiểu văn hoá Trung Quốc hơn văn hoá Việt Nam.

Đặc biệt cảm thấy dùng các biện pháp chính quy không đủ, thành uỷ Hà Nội còn lập ra đội dư luân viên, xung kích trên mặt trận bảo vệ tư tưởng thân Tầu của mình. Đạo diễn và chỉ đạo đội xung kích này là thiếu tướng an ninh, phó giám đốc công an Thành phố Hà Nội Bạch Thành Đinh, trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi và chỉ đạo chung là phó bí thư thành uỷ Tưởng Phí Chiến.

Trong cả nước, chỉ riêng có duy nhất Hà Nội là sử dụng đội ngũ xung kích dư luận viên này một cách chính quy và bài bản, có chiến lược. Đây là mô hình thí điểm để tương lai khi  Phạm Quang Nghị nắm chức TBT sẽ nhân rộng và phát triển cả nước.

Thành uỷ Hà Nội có mối kết thân mật thiết với thành uỷ Bắc Kinh, trong cuộc gặp gỡ trước đại lễ 1000 năm Thăng Long. Dưới danh nghĩa là giúp Hà Nội làm đại lễ thành công, thành uỷ Bắc Kinh đã cử một phái đoàn sang hướng dẫn cách làm đại lễ theo phong cách của Trung Quốc, sử dụng vật liệu, pháo hoa ( gây ra vụ nổ ở Mỹ Đình mà số người chết đến nay còn giấu kính )..của Trung Quốc và tài trợ một khoản tiền rất lớn. Một phần ngân sách để cho Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định thực hiên mô hình dư luân viên, xung kích lấy ra từ cái goi là chương trình hỗ trợ quan hệ hai thành uỷ thủ đô hai nước.

Chính vì mục đính chính trị và tiền bạc tài trợ từ phía Trung Quốc mà những kẻ chỉ đạo đôi ngũ Dư Luân Viên, xung kích này đã ngày càng đẩy những hành vi trấn áp người dân Hà Nội yêu nước lên cao, bất chấp cả đạo lý dân tộc, đạo lý lịch sử. Chúng miệt thị những người biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc, bắt bớ, đàn áp, dùng mọi thủ đoạn đánh vào đời sống cá nhân  chưa đủ.

Ngày 19/1/2015 thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng đóng giả làm thanh niên xung kích đập tan lẵng hoa của những người yêu nước tưởng nhớ những chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ chủ quyền dưới họng súng Trung Quốc. Hành vi này càng trở nên trầm trọng hơn, bày tỏ rõ cho dư luận thấy quan điểm thù địch với lòng yêu nước của nhân dân ta hơn khi giữa thủ đô Hà Nội, thiếu uý Trinh Việt Dũng  lớn tiếng chửi những chiến sĩ hy sinh đó là bọn ” nguỵ  bán nước ”.

74 anh linh của những người đã chiến đấu vì chủ quyền đất nước, dù họ có binh lính của chế độ nào , Lê, Trần, Nguyễn, Lý đi chăng nữa. Điều hiển nhiên là 74 con người anh dũng ấy đã hy sinh vì mảnh đất quê hương. Họ chiến đấu ngoài hải đảo xa xôi, chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Họng súng của họ chĩa vào quân giặc,  họ không hề chiến đấu trên đất liền để mà quy kết họ tội bán nước, hại dân nào cả. Có đại biểu quốc hội từng lên tiếng phải ghi nhớ công ơn họ, thủ tướng chính phủ cũng nhắc đến sự hy sinh của họ, người dân trong và ngoài nước đóng góp tấm lòng thương nhớ họ qua chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, chuẩn đô đốc Việt Nam cũng đến nhà những người lính ấy để cúi đầu tưởng niêm. Lịch sử và đạo nghĩa của một dân tộc phải rạch ròi ân oán như vậy thì dân tộc ấy mới đáng tư cách tồn tại.

Chắc chắn thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng trong vai xung kích mà dư luận viên che đậy gọi là ” một thanh niên yêu nước tên Dũng ” làm theo mệnh lệnh nào đó, chỉ có thế anh ta mới tha hồ nhục mạ vong linh của những người lính hy sinh bảo vệ tổ quốc. Mênh lệnh đó là ý đồ xuyên suốt bao năm qua của thành uỷ Hà Nội từ vụ ca ngợi Hứa Thế Hữu đến vụ nhục mạ linh hồn tử sỉ Việt Nam chống Tàu.

Thanh niên tên Dũng giật hoa và miệt thị anh linh chiến sĩ VNCH
Thiêú uý Trịnh Việt Dũng cùng sát cánh với đội ngũ Dư Luân Viên Hà Nội.

https://www.facebook.com/video.php?v=713976985377024

Clip mà dư luận viên Hà Nội ghi lại chiến công của thiếu uý Trinh Viêt Dũng.

Hành động của Trịnh Việt Dũng được thực hiện có bài bản, có sự phối hợp, tính toán.  Dũng mặc quần áo dân sự, xông vào cướp hoa, chửi bới, nhục mạ người hy sinh. Có sự chứng kiến của công an, dân phòng. Có đội ngũ dư luận viên đào tạo bài bản quay phim ghi hình , đưa lên mạng.

Một chuỗi phối hợp như thế chỉ thực hiện được khi có sự chỉ đạo thống nhất từ trên cao. Và sự phỉ báng, nhục mạ 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh ấy cũng phải có sự chỉ đạo trên cao cỡ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi , Bạch Thành Định.

Trời cao có mắt, dẫu Phạm Quang Nghị dày công vun vén tâm linh, xây dựng chùa chiền ở quê nhà, kết giao với bọn sư sãi làm bùa phép để mong được chức cao chót vót. Dẫu Phạm Quang Nghị trong 10 năm tỏ vẻ trong sạch, liên khiết, lập bè, kết phái, chọc gây bánh xe để mưu đồ chức vị TBT…nhưng cái giá phải trả của nhân quả là điều tất yếu. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính Trị ở hội nghị trung ương 10 vừa qua. Phạm Quang Nghị xếp hạng 19/20/ Thấp hơn cả uỷ viên dự khuyết, chỉ trên một phụ nữ.

Đó là cái giá phải trả cho sự dung túng bọn tay chân sử dụng đội ngũ xung kích, dư luận viên để miệt thị vong linh chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc. Chùa chiền nào, sư sãi nào có thể mang phúc đến cho kẻ xâm phạm đạo lý dân tộc như vậy.

Những kẻ làm cho Phạm Quang Nghị mất uy tín ở cuộc bỏ phiếu vừa qua, chính là những kẻ đứng đằng sau tổ chức đội ngũ dư luận viên, xung kích tung hoành tại Hà Nội, những kẻ dựng những trang bloge ẩn danh để xúc phạm những người yêu nước. Mọi hành động lộng hành của những kẻ này đã khiến bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị rớt khỏi vũ đài chính trị. Sau vụ đại biểu quốc hội Hà Nội Châu Thị Thu Nga bị bắt vì lừa đảo tiền nhân dân sẽ đến vụ Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch Hà Nội mà Phạm Quang Nghị cất nhắc lên đối dầu với việc tham nhũng bị phanh phui khi xây dựng cơ bản các công trình tại Hà Nội.

https://nvphamvietdao.blogspot.de/2015/01/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-cac-du.html

Còn một năm nữa đến đại hội Đảng. Còn chưa muộn để cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị sửa chữa sai lầm, đó là dẹp bỏ bọn dư luân viên, xung kích. Dẹp bỏ bọn gian thần hại chủ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định. Những kẻ mà xướng tên lên thôi người ta đã có cảm giác là người Tàu chứ chưa cần nhìn hành động  lời nói của chúng.

YẾU TỐ THỜI ĐIỂM TRONG VỤ KHỞI TỐ ĐỒNG TÂM & TIẾT LỘ ĐÁNG CHÚ Ý CỦA THÀNH UỶ HÀ NỘI

RFA

Thứ Bảy, 06/17/2017 – 02:40 — nguyenanhtuan

Không ít người ngạc nhiên là vì sao sự kiện Đồng Tâm diễn ra vào nửa cuối tháng 4, nhưng mãi tới giữa tháng 6, nghĩa là suýt soát 2 tháng sau, công an Hà Nội mới tiến hành khởi tố.

Có tình tiết nào mới xuất hiện trong khoảng thời gian này hay sao mà vào tháng 4 công an Hà Nội chưa thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm, chỉ đến tháng 6 mới nhận ra? Có vẻ không phải như vậy, vì ngay từ đầu lãnh đạo chính quyền và công an Hà Nội khi trả lời phỏng vấn đều đã xác định dân làng Đồng Tâm vi phạm.

Hay theo lý giải của ĐBQH Dương Trung Quốc, người ký tên làm chứng trong bản cam kết 3 điều của Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung với dân làng Đồng Tâm, thì lúc đó chính quyền chấp nhận không khởi tố để tháo ngòi nổ và giải cứu con tin thôi, còn bây giờ khởi tố để làm rõ. Nếu vậy thì sao không khởi tố ngay sau khi giải cứu được con tin? Sợ mang tiếng chăng?

Không rõ lý do thực sự là gì, song có một sự trùng hợp đáng lưu ý là lệnh khởi tố được đưa ra (13/6) chỉ 2 ngày sau khi Thành ủy Hà Nội – cơ quan lãnh đạo cao nhất thành phố – họp Hội nghị lần thứ 9 (11/6), trong đó vụ việc Đồng Tâm là một trọng tâm thảo luận.

Vậy hãy cùng xem Thành ủy Hà Nội đã kết luận ra sao về vụ Đồng Tâm để có thể có chút manh mối nào đó về lý do thực sự cho việc khởi tố. Dưới đây là kết luận của Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải trong Hội nghị:

“Thành phố đã tập trung chỉ đạo và các quận huyện thị cũng đã có đánh giá, phân loại. Hiện nay chúng ta còn 200 VỤ VIỆC liên quan đến 164 XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN. Đây là một hạn chế nhưng cũng thấy qua kinh nghiệm vụ việc ở Đồng Tâm, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền cũng khác. Chủ tịch thành phố cũng có chỉ đạo là các sở ban ngành không những đánh giá các vụ việc, mà còn đánh giá các NGUY CƠ TIỀM ẨN với thành phố chúng ta, với từng quận huyện thị một.”

“Đợi đến chân rồi xong bảo là hóa ra việc này mình biết lâu rồi nhưng chưa giải quyết. 200 vụ việc nói trên, tới đây Thành ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo. Phải ĐƯƠNG ĐẦU với nó bởi chúng ta biết là sớm muộn phải đương đầu với nó. Càng để lâu thì càng khó khăn hơn, VẤN ĐỀ CÀNG NGUY HIỂM HƠN.” (Báo Thanh Niên)

Tóm lại, Hà Nội hiện nay trung bình cứ 4 xã/phường thì tiềm ẩn 1 Đồng Tâm* do chưa dứt điểm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. Thực trạng này đang được coi là một nguy cơ tiềm ẩn, và vấn đề đang ngày càng nguy hiểm hơn.

Và liệu con số này có ảnh hưởng gì tới quyết định khởi tố không, xin nhường cho mỗi người tự trả lời.

[*] Hà Nội hiện có 584 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.

Họ vẫn “đối thoại” đấy chứ.

RFA

Nguyễn Tường Thụy

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ngày 18-5, ông Võ Văn Thưởng Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nói: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”

Bình thường ra thì đây là một tin rất đáng mừng, đáng khích lệ. Tuy nhiên, nói Đảng CSVN “không sợ đối thoại” thì giới đấu tranh không chỉ hoài nghi mà là không tin.

Quả thật, đối thoại đối với đảng CSVN là chuyện xa xỉ. Nhà báo Bùi Tín viết trên VOA: “Tôi phải bấm mạnh vào đùi để xem mình đang tỉnh hay mê sau khi đọc tin này”. 

Trên thực tế thì chưa bao giờ có chuyện nhà cầm quyền cộng sản ngồi đối thoại với những người bất đồng chính kiến về những vấn đề hệ trọng của đất nước như đường lối chung, đường lối đối ngoại, đường lối kinh tế, chính sách đất đai… Đã có rất nhiều kiến nghị của nhân sĩ trí thức, kể cả đại công thần của chế độ như ông Võ Nguyễn Giáp đều bị xếp vào một xó và không bao giờ được trả lời. Kiến nghị thì có thể đáp ứng, tiếp thu nhiều hoặc ít hoặc không tiếp thu, nhưng trả lời cũng còn không có, thế thì nói gì đến đối thoại.

Thôi thì chẳng đối thoại, chẳng tiếp thu kiến nghị nhưng giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của dân họ cũng ì ra. Vì vậy, có những dân oan đi kiện vài chục năm nhưng đơn bị đùn đẩy, chuyển vòng vo, oan khất vẫn oan khuất, chờ chực vẫn chờ chực. Luật qui định lãnh đạo mỗi tháng tiếp dân 1 hoặc hai lần nhưng thử hỏi có ông nào đến kỳ ra phòng tiếp dân ngồi để đối thoại? Dân chất vấn thì lờ đi, coi như không biết, dân bức xúc biểu tình phản đối thì bỏ vào tù cho khỏi biểu tình nữa.

Ông Võ Văn Thưởng có vẻ rất liều khi nói “không sợ đối thoại”. Đối thoại gần nghĩa với bút chiến. Còn nhớ hồi đầu năm 2013, ông Hồ Quang Lợi Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khi ấy (sau làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam) khoe có 900 dư luận viên sẵn sàng bút chiến (bây giờ thì đông hơn nhiều). “Đáng sợ” hơn cả là là lực lượng “phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh”, nhóm “chuyên gia” tham gia “bút chiến” trên mạng Internet. Nghe mà rùng mình. Ông Lợi cho biết “Đến nay, đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng”.

Bút chiến cũng là một hình thức đối thoại, chỉ khác nhau là không trực diện tranh luận tay đôi. Bút chiến là một bên nêu ra quan điểm của mình về một sự việc, một vấn đề, một bên phản biện bằng lý lẽ. Thoạt đầu, khi ông Hồ Quang Lợi thông báo tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên internet, cánh blogger và giới còm sĩ hồ hởi lắm, cứ tưởng là sẽ được tranh luận sòng phẳng, thẳng thắn. Thế nhưng qua gần 5 năm, hãy xem dư luận viên của ông Lợi bút chiến như thế nào. Những ai tham gia mạng xã hội đều thấy lực lượng DLV đông như giặc. Điều dễ nhận ra là nick của đám này thường là không có bài viết, chỉ có mấy bức hình để đấy và không có thông tin về mình. Mỗi DLV lại có rất nhiều nick, chặn nick này lại mọc ra nick khác như Phạm Nhan. Còn nội dung bút chiến của họ là gì hãy vào các trang fb hay blog của những người đấu tranh thì thấy nhan nhản những câu chửi bới tục tĩu kiểu như “đm mày” “thằng phản động”, “muốn vào tù hả” v. vv. Trời ơi, thế mà gọi là bút chiến sao? Không thấy có comment nào phân tích, bạn nói thế không đúng ở chỗ nào. Còn các blog, các website của DLV thì sao? Lướt qua thấy đầy rẫy những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện, cắt ghép, photoshop hình ảnh để bôi nhọ những người hoạt động dân chủ, nhân quyền. Đi đầu các blog, website kiểu này là trang Việt Nam Thời báo – vntb.org.

Quả là bút chiến, đối thoại như thế thì cũng hãi thật.

Ngoài ra, nhà cầm quyền còn các kiểu “đối thoại” khác. Đó là kiểu “đối thoại” rất nhanh và kịp thời. Ai chưa tin thì cứ xuống đường mà xem, sẽ được “đối thoại” liền. Công an, trật tự đô thị, thanh niên xung phong đập cho vài người máu me be bét rồi mời về đồn “đối thoại”. Nhiều khi công an còn xông vào tận nhà người đấu tranh, cưỡng bức thậm chí khiêng vứt lên ô tô mang về đồn để “đối thoại”. Tôi cũng đã mười mấy lần được mời “đối thoại” kiểu như thế. Gần đây nhất, ngày 17/6, Phạm Văn Trội cũng được công an đến nhà bắt đi “đối thoại”.

“Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.”

Lời ông Võ Văn Thưởng rất hay. Nhưng cách “tranh luận” chụp mũ, chửi bới, cách nhà cầm quyền “đối thoại”, “cọ xát” xưa nay làm ai cũng hãi. Còn “hình thành chân lý” là chân lý gì? Đó là chân lý chỉ có đảng CSVN mới đủ khả năng lãnh đạo đất nước, tất cả đã “có đảng và nhà nước lo”. Lập ra một đảng để đối thoại ắt vào tù.

Ông Thưởng cho biết, Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Có thể sẽ có các cuộc đối thoại theo kiểu các ông bà cứ nói và tôi ghi nhận, nhưng tiếp thu hay không là quyền của tôi. Cũng có thể đối thoại theo kiểu ở tòa án. Luât sư tranh tụng thì cứ tranh tụng. Luật sư đưa ra các lý lẽ bảo vệ thân chủ mà Hội đồng xét xử không bác bỏ nổi nhưng vẫn tuyên theo án bỏ túi.

Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi không ai tin nhà cầm quyền sẵn sàng đối thoại trên tinh thần lắng nghe và tranh luận đến cùng.

Vài hình ảnh nhà cầm quyền “đối thoại”, “cọ xát” với người bất đồng chính kiến…

… và kết quả “đối thoại”:

21/6/2017

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần III

RFA

Nhiều người, nhiều nhóm xã hội đặt vấn đề rốt ráo để tìm lời giải cho việc bất nhất giữa lời nói và việc làm của UBND Tp Hà Nội thể hiện qua nhân vật Chủ tịch Tp Nguyễn Đức Chung. Nhưng tất cả những điều đó vấp phải sự nhùng nhằng nửa dơi nửa chuột của cái gọi là “Pháp quyền XHCN”.

Những suy nghĩ chúng tôi nêu trên cho đến nay vẫn chưa hề được một cơ quan công quyền nào xác nhận. Tuy nhiên, có nhiều điều thì tự sự việc đã làm rõ bản chất của nó.

Vài suy nghĩ về nhân cách cần có ở một vị tướng?

Xin hãy nhớ rằng, trước khi là Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, Nguyễn Đức Chung là thiếu tướng đứng đầu ngành công an Hà Nội, ông còn là một đại biểu Quốc hội hẳn hoi.

Là một lãnh đạo, là người đứng đầu Tp, hẳn nhiên một trong các phẩm chất cần thiết ngoài tài năng trỗi vượt và năng lực tốt, thì người lãnh đạo phải có bản lĩnh đi trước, lường trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi những vấn đề này trở thành hiện tượng phổ biến.

Nhưng, trên hết là một vị tướng thì ông điều cần thiết phải có là lòng tự trọng và luôn bảo vệ nhân cách, uy tín của mình.

Cũng theo cụ Lê Đình Kình kể lại thì trong cuộc điện thoại: “Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”

Vậy thì lẽ nào khi cầm bút viết bản cam kết đó trước những người dân Đồng Tâm, là người đứng đầu một cơ quan quyền lực, chủ tịch Thành phố, nguyên Giám đốc Công an Tp mà ông ta không hiểu rằng nếu thật sự có nhà nước pháp quyền, thì việc khởi tố hay không khởi tố không phải là việc của ông ta? Hay ông ta thừa biết rằng chính cái dở dơi dở chuột ở cái “nhà nước pháp quyền XHCN” này, ông ta có đủ quyền lực để làm điều đó. Nhưng giờ đây thì ông ta đang “lực bất tòng tâm”?

Ở đây cần đặt ra hai khả năng. Nếu ông ta biết việc ký cam kết đó để rồi không muốn hoặc không thể thực hiện mà ông ta vẫn ký nhân danh người đứng đầu Tp, thì ông ta đã lừa đảo người dân Đồng Tâm.

Cũng qua cuộc nói chuyện, Chủ tịch Chung cho rằng: “Dân tự viết biên bản rồi ép tôi ký và lăn tay, anh Đồng và cô Lan xử lý thế là không được! Nếu lúc đó tôi không ký thì chỉ cần ai hô một câu thì hậu quả như thế nào cụ biết rồi…” Thế có nghĩa là ông Chung đã bị người dân Đồng Tâm ép ông ta ký vào một văn bản mà ông ta không đồng ý? Ông ta ký và lăn tay chỉ vì sợ bà con Đồng Tâm gây nguy hiểm cho phía ông ta?

Tôi nghe câu này mà không tin vào tai mình nữa.

Nếu đúng vậy thì bản lĩnh của một vị tướng ở đâu?

Một ông tướng với đầy đủ quân hùng tướng mạnh, kéo theo một đoàn tướng khác đi cùng – Ít nhất trong ngày hôm đó có đến 4 ông tướng từ quân đội, công an… có mặt – với đầy đủ quân cán tinh binh… nhưng chỉ mấy người dân Đồng Tâm tay không tấc sắt mà các ông còn sợ hãi đến mức buộc phải ký và điểm chỉ vào một văn bản mà ông không đồng ý sao?

Giả sử như đó không phải là người dân Đồng Tâm không tấc sắt trong tay, mà là đội quân đội anh em Phương Bắc giữ ông ta lại rồi chìa cái công hàm bán nước hoặc bản hợp đồng bán Thủ đô thì Chủ tịch Tp sẽ xử lý ra sao?

Còn nếu ông ta vẫn đinh ninh rằng mình có quyền lực trong chế độ “đảng quyền XHCN” để thực hiện được điều mình đã hứa và ông tự tin với điều đó. Nhưng hiện tại thực tế các đồng chí, đồng đội của ông đã không để ông thực hiện lời hứa đó trước người dân. Điều này đồng nghĩa với việc đẩy ông vào một sự sỉ nhục không thể bỏ qua hoặc nuốt lấy.

Xưa nay trên thế giới và nhất là ở các quốc gia châu Á, người ta hết sức thán phục và tôn vinh những vị tướng đã bất chấp nguy hiểm cho bản thân để bảo vệ khí tiết của mình. Ở đây, nếu có trường hợp ông Chung đã không lường trước những vấn đề có thể xảy ra thì với nhân cách và bản lĩnh cần có của một vị tướng, ông ta cần phải có hành động bảo vệ danh dự và uy tín của mình – điều mà thông thường xưa nay, các vị tướng trên thế giới đặt lên hàng đầu.

Ông Chung hiện là Chủ tịch Tp Hà Nội, một Tp có lịch sử được ghi bằng máu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian nan khốc liệt ngày xưa. Trên cương vị Chủ tịch Tp, hẳn ông cần đọc lại lịch sử một người tiền nhiệm của mình là Tổng đốc Hoàng Diệu. Lịch sử còn ghi rõ như sau: “Từ 1879 đến 1882, Ông làm Tổng đốc Hà Ninh quản lý vùng trọng yếu nhất của Bắc Bộ là Hà Nội và phụ cận. Ông đã chỉ đạo quân dân Hà Nội tử thủ chống lại quân đội Pháp, bất chấp triều đình Huế đã chấp nhận đầu hàng. Ngày 25 tháng 4 năm 1882 (tức ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ), thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu đã tự vẫn tại Võ Miếu để không rơi vào tay đối phương”.

Người Nhật bản, khi thua trận còn tự xẻ bụng mình để bảo vệ khí tiết.

Một viên quan thời “phong kiến thối nát” như Hồ Tôn Hiến xưa vẫn còn biết rằng:

Nghĩ mình phương diện quốc gia
Quan trên trông xuống, người ta trông vào.

(Kiều)

Thậm chí, ngay trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa – một chế độ mà xưa nay, chế độ Cộng sản Việt Nam hay áp đặt danh hiệu là “Ngụy”, “Tay sai”, hết sức coi thường, nhục mạ… Vậy mà khi VNCH thất trận, vẫn có hàng loạt tướng, tá, quân nhân tự sát để bảo vệ khí tiết của mình chứ không chịu nhục. Lẽ nào với những vị tướng của đảng quang vinh lại không thể làm được những điều nhỏ nhoi nhất để bảo vệ danh dự, nêu cao khí tiết của mình là: Từ chức.

Có lẽ điều này chỉ là một sự mơ mộng. Bởi cái gọi là nhân cách, khí tiết hay chí khí… là một sự xa xỉ ở cái Thiên đường XHCN này từ lâu.

Sự bất nhất, có sợ hậu quả?

Trước quyết định khởi tố của Công an Hà Nội đối với vụ Đồng Tâm, người ta không thể không nhớ đến hình ảnh của ông Nguyễn Đức Chung khi cùng bầu đoàn thê tử vào Đồng Tâm. Khi đó, như lời thơ xưa trong truyện Kiều:
Một chàng vừa trạc thanh xuân,
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng. (Kiều)

Và khi vào đó, trước những oan khuất của người dân Đồng Tâm, giống như thân phận nàng Kiều ngày xưa, chàng đã lớn tiếng:

“Nàng đà biết đến ta chăng,
Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi !” (Kiều)

Và người dân Đồng Tâm tin tưởng, và người dân Đồng Tâm hy vọng đến hôm nay…

Có người an ủi rằng: Dù có khởi tố thì việc khởi tố bị can còn là một khoảng cách, thậm chí có những luật sư còn ru ngủ người dân và vẽ đường cho hươu chạy rằng thì là đã khởi tố thì nên áp dụng điều nọ, điều kia cho bảo đảm… lương tâm đạo đức!

Xin thưa, người cộng sản không nghĩ vậy, bởi người cộng sản không thích một quy luật luật pháp nào. Có vậy mới thể hiện được vị thế, quyền lực của chính mình.

Nhiều người cho rằng, nói gì thì nói, việc chủ tịch UBND Tp mà lật lọng cách trắng trợn với người dân như vậy là điều không hề bình thường. Bởi muốn làm việc tốt, muốn có chức quyền ngày càng quan trọng, leo lên càng cao thì chẳng ai lại lật lọng cách ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật như vậy, vì đó là sự thách thức không chỉ người dân Đồng Tâm mà cả hệ thống chính trị bao gồm những quan chức, “ông nghị” như thế. Bộ mặt của hệ thống này sẽ ra sao.

Nghe câu chuyện này chợt nhớ, khi nàng Kiều bị chàng họ Sở lừa đảo rủ nàng đi trốn, nhưng là để lập mưu hại Kiều phải vào chốn lầu xanh. Khi Kiều đã bị bắt trở lại và Tú Bà hành hạ, Sở Khanh còn nhơn nhơn chối tội đã bày mưu hại Kiều rồi còn hùng hổ xông vào định ra tay trấn áp. Thế nhưng khi bằng chứng được Kiều đưa ra “Còn tiên tích việt ở tay” thì lão đã phải muối mặt mà chuồn. Bởi lão là kẻ: “Nói lời rồi lại ăn lời được ngay”.

Chợt nghĩ: Lẽ nào một con người như Sở Khanh – “bạc tình nổi tiếng lầu xanh, một tay chôn biết mấy cành phù dung”, mà vẫn biết “kiếm đường tháo lui” khi bị “Kẻ chê bất nghĩa, người cười vô lương”. Lẽ nào nhân cách của quan chức của “đảng cộng sản, là đạo đức, là vinh quang” ngày nay không thể bằng một đứa ăn bám trên nghề nuôi gái của Tú Bà ngày xưa?

Đó là chưa nói rằng với một thể chế cộng sản mà quan chức tự nhận là đầy tớ trung thành, tận tụy của người dân. Nhưng khi tên đầy tớ to nhất lại đi lật lọng với ông chủ cách công khai, thì đó là tình trạng nào?

Và vì thế, việc chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung bất nhất trong vụ việc Đồng Tâm, với góc độ nào cũng không thể chấp nhận, dù với tư cách cá nhân hay tư cách của một quan chức, càng không nói đến tư cách của một vị tướng.

(Còn nữa)

Hà Nội, Ngày 22/6/2017

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần II

RFA

Trong khi cả nước đang đau đáu với những nỗi lo về thảm họa Formosa miền Trung, nạn thực phẩm bẩn, kinh tế suy thoái… và muôn vàn nỗi lo thuế, phí các loại cứ vùn vụt tăng, trong khi đó, các cơ quan từ Quốc hội cho đến nhà nước cứ bình chân như vại mà chỉ nhăm nhăm tăng thu thuế thì chợt vụ việc Đồng Tâm lại bùng lên lần nữa với quyết định khởi tố vụ án của Công an Hà Nội.

Nhà nước “pháp quyền” hay “đảng quyền”

Trên mạng xã hội cho biết, cụ Lê Đình Kình đã có một cuộc trao đổi với chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung qua điện thoại. Trả lời trên đài BBC Tiếng Việt hôm 14/6, ông Lê Đình Kình nói rằng: “Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện cho ông Chung.” “Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.” “Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”

Ngay lập tức trên mạng và dư luận xã hội có những phản ứng mạnh mẽ. Ở đó có hai luồng dư luận chính:

– Khởi tố vụ án là đúng, như vậy mới đúng với nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền.

– Khởi tố vụ án là sai, bởi như vậy nhà cầm quyền Hà Nội đã nuốt lời hứa của mình được xác lập trước người dân. Hành động đó như đã tự liếm lại bãi nước bọt họ nhổ ra từ chính người đại diện của họ là Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Thành phố – Người được Thành ủy giao cho giải quyết vụ việc Đồng Tâm.

Ở đây, chúng ta khó có thể thống nhất được rằng việc khởi tố là đúng bởi đây là “nhà nước pháp quyền” hay là sai bởi nhà nước này “không pháp quyền” mà chỉ có “đảng quyền”.

Bởi lẽ, nếu đây là một nhà  nước pháp quyền, thì chắc chắn một điều là việc khởi tố vụ án người dân Đồng Tâm bắt 38 cán bộ nhốt lại là không cần thiết vì nó không xảy ra. Bởi cách đây cả chục năm, “nhà nước pháp quyền” đó đã phải khởi tố hàng loạt vụ án cướp đất, tham nhũng của các nhóm lợi ích, xâm phạm quyền lợi của người dân Đồng Tâm mà họ đi kiện đã chừng ấy năm thì đâu còn cơ sự này.

Bởi lẽ, nếu đây là một nhà nước pháp quyền, một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” như chính cái nhà nước này thường rêu rao, thì người dân không bị cướp trắng trợn đất đai bằng cái gọi là “an ninh quốc phòng” hoặc “sở hữu toàn dân”… buộc họ phải vùng lên chống trả các nhóm lợi ích cướp đi nguồn sống của họ và con cháu họ.

Vì thế, trước khi thống nhất rằng cần khởi tố vụ án này để “đảm bảo cho luật pháp được nghiêm minh” với người dân, thì xin các nhà bình luận, các luật sư hãy nhớ đòi hỏi nhà cầm quyền khởi tố ngay hàng loạt vụ án tham nhũng, cướp bóc tài sản người dân và bắt bớ, đánh đập trái phép người dân Đồng Tâm cái đã. Bởi họ cũng là con người, cũng có quyền bình đẳng và pháp luật cũng phải nghiêm minh với quan chức chứ không chỉ dành cho riêng họ.

Không có một cơ sở lý lẽ nào mà cái gọi là “pháp quyền” kia chỉ dành cho người dân, còn một số người có chức, có quyền ăn trên ngồi trốc của nhân dân thì nghiễm nhiên chỉ biết đến “đảng quyền”.

Cũng chính vì chỉ biết và hành động theo “đảng quyền” nên ông Nguyễn Đức Chung nghiễm nhiên “có quyền” cam kết với người dân có hoặc không khởi tố, truy tố họ. Bởi ông là Phó bí thư Thành ủy và là Chủ tịch Thành phố, đồng thời ông được Thành ủy giao cho việc giải quyết vụ Đồng Tâm. Mà trong chế độ độc tài cộng sản thì Thành ủy nghĩa là trên tất cả mọi cơ quan đoàn thể hoặc cơ quan quyền lực nào ở Thành phố này, kể cả Hiến pháp và luật pháp. Điều quái gở này đã được người dân Việt Nam mặc nhiên chấp nhận bao năm nay và thực tế nó vẫn hiện hữu.

Nghĩa là: Trên thực tế ông ta có đủ quyền lực để chấm dứt hoặc truy tố trả thù người dân ở đây.

Cũng chính vì thế, ông ta mới tự tin cầm bút viết và ký vào bản cam kết trước bàn dân thiên hạ và thò tay điểm chỉ vào đó.

Trong một bài viết khi vụ Đồng Tâm mới xảy ra đang căng thẳng, chúng  tôi có bàn đến cái khó của nhà cầm quyền Hà Nội trong vụ Đồng Tâm. Ở đó chúng tôi đã dự đoán: “Thế nhưng, cũng có những lúc khi con bài bạo lực không tiện thi thố, thì con bài hòa hoãn được sử dụng. Phương cách “rút củi đáy nồi’ để hạ nhiệt đám quần chúng vốn thiếu sự hướng dẫn, lãnh đạo và nhất là thiếu đoàn kết, sau đó thì trở mặt khởi tố, đàn áp…

Nhiều vụ việc, người dân cứ tưởng những lời vàng ngọc từ những cán bộ chức cao, vọng trọng và uy thế thì sẽ được thực hiện như đinh đóng cột. Nhưng, chỉ cần người dân tin vậy rồi hạ nhiệt, rồi chia rẽ… là lúc các cán bộ lau mép, trở mặt và hệ thống nhà tù, công an, tòa án được khởi động theo lệnh của đảng”.

Và ở đây hôm nay quả đúng như vậy. Con bài “rút củi đáy nồi” đã thực hiện bởi UBND Tp Hà Nội.

Vì đâu nên nỗi?

Việc ông Nguyễn Đức Chung đã ký bản cam kết với người dân Đồng Tâm và hôm nay thì nhà cầm quyền Hà Nội đã trở mặt để khởi tố những người dân ở đây, dù với bất cứ lý do nào, đều không thể giải thích một cách thuận nhĩ và không có điều gì có thể bao biện cho hợp lẽ đời và đạo trời.

Nếu như trước đây khi ông ta vào Đồng Tâm, để tươi cười ký bản cam kết đó rồi báo chí đưa ông ta lên tận mây xanh, thì khi Tp HN khởi tố vụ án, uy tín và những lời trách móc, nguyền rủa đã hạ uy tín của ông ta đến tận cùng.

Bởi trong cuộc sống, sự lật lọng, tráo trở là điều không có ai ưa, từ trẻ con đến người lớn, từ miền núi đến miền xuôi  và bất cứ dân tộc nào đều ghét đến thậm tệ, kể cả đứa bụi đời chứ chưa nói đến những kẻ quyền cao chức trọng.

Trả lời BBC Tiếng Việt, cụ Lê Đình Kình, một đảng viên 83 tuổi đời và 55 tuổi đảng – nghĩa là bằng tuổi bậc cha, chú của ông ta đã cay đắng nói: Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung “phản bội ý kiến và danh dự của chính ông ấy” và khiến “người dân phẫn nộ, Đồng Tâm lại trở thành điểm nóng” sau khi thành phố quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ tại xã này.

Nhiều giải thiết được đặt ra để nhằm lý giải cho việc tráo trở đến không ngờ của Chủ tịch  Tp. Bởi dù gì đi nữa thì ông ta đang ở vị trí mà “Quan trên trông xuống, người ta trông vào”. Nhiều suy diễn đang lan dần trong xã hội mà không có lời giải. Rằng thì là ông ta cũng chẳng muốn thế, nhưng thế của ông ta và bè phái đã không cho ông ta giữ được lời hứa.

Cũng qua mạng xã hội, thông tin cho biết trong cuộc điện thoại giữa ông Nguyễn Đức Chung và cụ Lê Đình Kình, ông Nguyễn Đức Chung đã thể hiện sự lật lọng hoặc ít nhất là không thật lòng khi ông nói: “Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.”

Như vậy, ông ấy đến với người dân Đồng Tâm với tư cách Chủ tịch Tp Hà Nội hay tư cách cá nhân?

Tôi thì tôi đồ chắc chắn rằng nếu không với cương vị Chủ tịch Tp Hà Nội, thì Nguyễn Đức Chung sẽ không bao giờ đến Đồng Tâm hôm đó. Bằng chứng là với vai trò Chủ tịch Tp hẳn hoi, đi đâu có quân đông tướng mạnh trang bị tận răng mà hôm trước ông ta còn không dám vào Đồng Tâm lại ngồi ngay tại UBND Huyện chờ dân lên đó thôi. Vậy thì cái gọi là con dấu kia, có còn ý nghĩa nữa không khi chính người sử dụng nó, người có quyền lực đến tận nơi ký cam kết và còn lăn tay điểm chỉ?

Và điều hài hước là cụ Kình, một lão nông đã 83 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời mà với nhiều người ở tuổi đó thì đái cả quần còn không biết, vẫn nói một câu chí lý: “Nhưng ông Chung quên rằng, bản cam kết tuy không có con dấu nhưng ông ấy có lăn tay vào đó, và việc điểm chỉ còn đảm bảo hơn vì không ai có vân tay trùng nhau trong khi con dấu nào cũng có thể làm giả được.”

Nghe đến câu này, người ta chợt thấy rằng trong cuộc sống, nhận thức đâu có phải cần bằng cấp, tiến sĩ nọ kia hay cấp bậc chức vụ?

(Còn nữa)

Hà Nội, Ngày 19/6/2017

  • J.B Nguyễn Hữu Vinh