Home Blog Page 1334

Tillerson: Mỹ nói Nga hãy xuống thang bạo lực ở đông Ukraine

0
VOA

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Kiev hôm 9/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết Hoa Kỳ đã nói với Nga rằng họ phải thực hiện các bước đi đầu tiên xuống thang bạo lực ở Đông Ukraina.

Ông Tillerson phát biểu cùng với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sau khi hai ông thảo luận các cách thức giúp chấm dứt xung đột ở miền đông Ukraine và ủng hộ các nỗ lực cải cách đang diễn ra của nước này.

Ông Tillerson nói: “Miễn là các bên cam kết với những mục tiêu này, tôi tin rằng chúng ta có thể đạt được tiến bộ”. Ý ông đề cập đến thỏa thuận của Minsk – là thỏa thuận ngưng bắn mà Moscow và Kyev đạt được năm 2015.

Ông Tillerson đã bổ nhiệm cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Kurt Volker làm Đại diện đặc biệt về đàm phán Ucraina.

Ông Volker, hiện đang tháp tùng chuyến đi của ông Tillerson tới Ukraine, sẽ thường xuyên can dự với tất cả các bên xử lý các cuộc đàm phán ở Ukraine, trong đó có Đức, Pháp, Nga và Ukraine.

Mặc dù ông Tillerson đang tìm cách xây dựng lại lòng tin với người Nga, Washington đã bác bỏ tin đồn rằng họ sẽ đạt một thỏa thuận với Moscow qua mặt Kyev.

Một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong tuần qua: “Chắc chắn không có ý định hoặc mong muốn làm việc riêng với Nga. Đây là một vấn đề gồm nhiều bên, giải quyết cuộc xung đột ở miền đông Ukraine”.

HĐXX yêu cầu cần làm rõ vai trò của Nguyễn Xuân Sơn và người có trách nhiệm liên quan về đầu tư, góp vốn tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

0

Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm trong đại án xảy ra tại ngân hàng OceanBank chiều hôm qua 8/3, HĐXX đã quyết định trả lại hồ sơ điều tra bổ sung. Một trong những vấn đề được đề nghị làm rõ là trách nhiệm để thất thoát 800 tỷ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi đầu tư vào OceanBank.

Cụ thể, quyết định của Hội đồng xét xử nêu rõ, OceanBank là ngân hàng TMCP trong đó PVN là cổ đông lớn góp 800 tỷ đồng. Từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010, Nguyễn Xuân Sơn bàn bạc thống nhất với Hà Văn Thắm đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức thu phí qua công ty BSC trái quy định của NHNN. Ông Nguyễn Xuân Sơn đã nhận hơn 69,3 tỷ đồng, hành vi này có dấu hiệu Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản khi thi hành công vụ.

Đối với hơn 246 tỷ mà OceanBank đưa cho Nguyễn Xuân Sơn, với chức vụ Tổng giám đốc và đại diện phần góp vốn của PVN và là người quản lý ngân hàng cùng với Hà Văn Thắm quyết định chi ngoài lãi suất. Dù tháng 5/2011, Nguyễn Xuân Sơn về PVN nhưng vẫn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu chăm sóc khách hàng. Lợi dụng cơ chế chính sách và sự phụ thuộc của OceanBank vào PVN đã rút ruột số tiền trên của OceanBank. Hành vi trên có dấu hiệu lợi dụng chức vụ được giao để chiếm đoạt 246 tỷ của OceanBank, trong đó có 20% vốn góp của PVN.

Khi cáo trạng truy tố bị cáo tội cố ý làm trái là chưa chính xác, cần điều tra làm rõ xác định tội danh theo quy định của pháp luật.

Liên quan số tiền 800 tỷ mà PVN đầu tư vào OceanBank để mất vốn, HĐXX yêu cầu cần làm rõ vai trò của Nguyễn Xuân Sơn và người có trách nhiệm liên quan về đầu tư, góp vốn tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo các nội dung được trình bày trong cáo trạng cũng như lời khai của các bị cáo tại tòa thì PVN bắt đầu làm cổ đông lớn của ngân hàng này vào năm 2008. Theo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, từ năm 2010 đến năm 2013 năm nào ngân hàng cũng có lãi và chia cổ tức cho cổ đông, cổ đông rất hoan hỉ về điều này. Và theo báo cáo tài chính của ngân hàng thì từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2014 OceanBank cũng duy trì có lãi.

Tuy nhiên kết luận của thanh tra NHNN lại cho thấy OceanBank đã bị âm vốn chủ sở hữu tới hơn 2,5 lần tại thời điểm 31/12/2016 với mức lỗ lũy kế hơn 10.000 tỷ đồng và nợ xấu là hơn 14.000 tỷ. Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải mua lại toàn bộ cổ phần của ngân hàng này với giá là 0 đồng, chuyển đổi mô hình thành ngân hàng TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn.

Việc NHNN mua lại toàn bộ cổ phần OceanBank với giá 0 đồng cũng đồng nghĩa với toàn bộ số tiền đầu tư của PVN vào đây không còn. Tại phiên tòa xét xử ngày 6/3, ông Hoàng Văn Dũng là người đại diện của PVN cho biết việc mua lại 0 đồng của NHNN là quyết định đơn phương của NHNN và không có sự bàn bạc gì với cổ đông là PVN. Bị cáo Hà Văn Thắm trong phiên tòa ngày 8/3 cũng cho biết việc ngân hàng bị mua lại 0 đồng bị cáo mới được biết 1 năm sau đó.

Trở lại với trách nhiệm của PVN cũng như người đại diện vốn thế nào, tại phiên tòa sáng ngày 6/3 khi HĐXX hỏi đại diện PVN rằng trách nhiệm của các cá nhân trong vấn đề quản lý vốn của Nhà nước 800 tỷ tại NH Đại Dương như thế nào? Vị đại diện cho PVN trả lời rằngChúng tôi khẳng định những người đại diện trong phần vốn góp của PVN tại NH Đại Dương trước đây đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Chúng tôi không có cơ sở để phán xét họ trong vấn đề này.”

Về số tiền 800 tỷ đã mất, quyết định mua lại NH Đại Dương 0 đồng là quyết định đơn phương của NHNN không phải là sự thỏa thuận. Vấn đề xác định trách nhiệm những người đại diện phần vốn góp của PVN tại NH Đại Dương, chúng tôi không có cơ sở để phán xét trách nhiệm của họ.”

Tùng Lâm

Theo Trí Thức Trẻ

Báo Mỹ: Nga tấn công tin tặc các công ty năng lượng, hạt nhân Mỹ

0
VOA

Báo Washington Post đưa tin rằng những tin tặc (hacker) xâm nhập vào các mạng lưới kinh doanh của các công ty năng lượng và hạt nhân Mỹ trong những tuần gần đây là những kẻ làm việc cho chính phủ Nga.

Bài báo tối 8/7 cho hay các quan chức chính phủ Mỹ không nêu danh tính xác nhận rằng những hacker đó làm việc cho chính phủ Nga.

Các quan chức nói với Washington Post rằng không rõ về động cơ của phía Nga vì các công ty bị ảnh hưởng không bị gián đoạn hoạt động.

Tuy nhiên, một quan chức Mỹ nói ông xem cuộc tấn công trên mạng là “nỗ lực do thám” để tìm ra các điểm thâm nhập vào các công ty. Ông nói: “Đó là tất cả những gì mà những kẻ xấu trên mạng làm”.

Các cuộc tấn công vào các hệ thống quản lý và kinh doanh của các công ty đã được xác nhận vào tuần trước khi Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết họ đang giúp các công ty bảo vệ mình trước sự xâm nhập.

Hồi cuối tháng 6, Bộ Nội an Hoa Kỳ và FBI cảnh báo các công ty năng lượng rằng các hacker không rõ danh tính đang nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực hạt nhân, năng lượng và các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Hai cơ quan này cho biết vào mọi thời điểm đều không có bất kỳ nguy cơ nào đối với an toàn công cộng.

1.000 hộ dân phải di dời để xây ‘phủ tướng quân’ cho quan tham

Đa phần các quan tham Trung Quốc khi sa lưới pháp luật đều khai ra những ngôi nhà xa hoa như cung điện của vua chúa, thậm chí mô phỏng cả Tử Cấm Thành nổi tiếng.

Hơn 1.000 hộ dân ở Bắc Kinh phải di dời để phục vụ “một dự án quân sự”, nhưng thực chất là đất bị thu hồi để biến thành nhà riêng cho tướng Cốc Tuấn Sơn, quan tham số một trong lịch sử quân đội Trung Quốc.

Như vua chúa

Một mảnh đất có diện tích lớn gần công viên Ngọc Uyên Đàm nổi tiếng Bắc Kinh bị giải tỏa để phục vụ một dự án nghiên cứu của quân đội, sau đó được cựu Phó tư lệnh hậu cần Trung Quốc Cốc Tuấn Sơn biến thành một trong những dự án nhà ở đắt đỏ nhất thủ đô nước này, theo Caixin.

Sự thật bị phanh phui sau khi một phiên tòa quân sự hồi năm 2015 tuyên án ông Cốc, khi đó 58 tuổi, phải chịu án tử hình, hoãn thi hành án hai năm, vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Tử tù ở Trung Quốc được hoãn thi hành án để tìm cách khắc phục những vi phạm đã gây ra. Tiết lộ của tờ Caixin cho biết ông Cốc là một trong những chủ đầu tư quan trọng của dự án giải tỏa khu đất có tầm nhìn đẹp gần Ngọc Uyên Đàm. Cư dân địa phương gọi nơi này là “phủ tướng quân” hay “biệt phủ của tướng Cốc”, nơi dân thường rất khó lui tới.

Một trong những biệt thự sang trọng tại đây thuộc về cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Từ Tài Hậu, chết hồi tháng 3/2015 do bị bệnh. Ông Từ cũng bị điều tra vì tham nhũng.

Khu đất rộng 8 ha hiện có 11 biệt thự, 4 tòa nhà với 106 phòng sang trọng. Tuy nhiên, khi bị giải tỏa 10 năm trước, khiến 1.024 hộ dân phải di dời, nó được thông báo là nhằm phục vụ một dự án nghiên cứu của quân đội. Lý do này khiến các quan chức địa phương không dám hỏi tới.

Trong biệt phủ, ông Cốc cho xây dựng vườn hoa, lầu bát giác, kiến trúc theo lối quan chức phong kiến Trung Quốc. Tờ Caixin dẫn lời dân địa phương ví von rằng khu vườn của ông Cốc không khác vượn thượng uyển của vua chúa, tuy không nêu chi tiết các loại cây trong vườn.

Caixin trích dẫn một tài liệu chính phủ cho biết quyết định giải tỏa được ban hành năm 2005, khi ông Cốc phụ trách xây dựng cơ sở hạ tầng và doanh trại cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Các quan chức và người lao động địa phương cho biết họ thấy các thủ tục dự án “không đầy đủ” nhưng thông tin về việc đây là chương trình nghiên cứu của quân đội khiến họ không dám đặt câu hỏi.

Các bức ảnh trên ứng dụng Google Maps cho thấy khu vực này gồm hai biệt thự có mái lợp màu san hô, phía sau có 6 ngôi nhà, bao quanh một biệt thự lớn hơn màu ghi ở giữa. Các biệt thự đều có tường cao bao quanh với nhiều vệ sĩ tại các lối ra vào. Hệ thống an ninh ở các biệt thự được bố trí mật độ cao hơn so với các căn phòng thuộc những tòa nhà trong khu đất này.

Khi những căn hộ được bán cho công chúng vào năm 2011, nó lập ra kỷ lục trên thị trường bất động sản Bắc Kinh với giá khởi điểm 300.000 tệ (44.034 USD) mỗi mét vuông. Những căn hộ này có diện tích từ 320 đến 480 mét vuông. Căn biệt thự của tướng Từ có diện tích 2.000 mét vuông, theo Phoenix Weekly.

Tuy nhiên, những hộ dân bị di dời cho biết họ được đền bù rất thấp so với giá thị trường. Hầu hết họ bị di dời trong năm 2006 và 2007. Họ được trả 10.000 tệ mỗi mét vuông, trong khi giá thị trường là gấp đôi con số này vào thời điểm đó.

“Sau vụ cưỡng chế, chồng tôi bị trầm cảm và lo sợ. Chúng tôi phải chi tiền thuốc men hết 100.000 tệ”, Li Jing, một phụ nữ có nhà bị di dời, nói.

Zhang Weimin, một cư dân địa phương, cho biết ông thấy các binh lính làm móng khu đất vào năm 2006 trước khi một nhà đầu tư bất động sản tiếp quản. Người dân bị cấm lại gần khu vực.

Chủ thầu xây dựng là Tập đoàn Zhonghe, thành lập năm 2005 với hai doanh nhân đến từ Hà Bắc. Một trong hai nhà sáng lập Zhonghe là Zhou Jinhui, có mối quan hệ với quân đội nên đã thắng thầu.

Biệt thự giấu tượng vàng

14-09-41_coc-tun-son2
Biệt phủ của tướng Cốc ở Bắc Kinh. Ảnh: Sina

Cuộc điều tra nhằm vào vụ tham nhũng lớn nhất lịch sử PLA bắt đầu vào năm 2012. Khi khám nhà tướng Cốc ở Bộc Dương, tỉnh Hà Nam vào năm 2014, các điều tra viên tìm được một bức tượng Mao Trạch Đông bằng vàng ròng, một bồn tắm dát vàng, một mô hình thuyền bằng vàng và nhiều rượu Mao Đài đắt tiền.

Hai người anh em ruột của Cốc ở những căn nhà bên cạnh biệt phủ của viên trung tướng này. Ba nhà nối liền với nhau bằng một đường hầm dài 30 mét, chất đầy rượu đắt tiền. Hầu hết số rượu còn nguyên bởi tướng Cốc không ở nơi này trong nhiều năm. Tổng số tài sản đắt tiền trong biệt phủ của ông Cốc chất đầy 4 xe tải.

Tướng Cốc là kẻ có niềm say mê đặc biệt với vàng, nhất là những bức tượng Phật bằng vàng. Theo Phoenix Weekly, khi đi đút lót, tướng Cốc sẽ nhét hàng trăm thỏi vàng vào một chiếc Mercedes rồi trao chìa khóa xe cho người nhận. Tổng số tiền tham nhũng, nhận hối lộ của tướng Cốc được cho là lên đến 5 tỷ USD.

Ngoài mê vàng, ông Cốc còn đầu tư vào bất động sản. Đệ nhất quan tham trong lịch sử PLA có nhiều bất động sản và hàng chục căn hộ với diện tích gần 200 mét vuông mỗi căn trên đường vành đai hai ở khu vực nội thành Bắc Kinh. Tướng Cốc từng khai với cơ quan điều tra rằng ông dự định sử dụng chúng làm quà biếu.

Văn Việt

Iraq tuyên bố thắng IS ở Mosul

0
VOA

Iraq tuyên bố chiến thắng Nhà nước Hồi giáo khi quân đội của họ hoàn toàn chiếm lại thành phố Mosul.

Tuyên bố của văn phòng thủ tướng hôm 9/7 nói: “Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang (Thủ tướng) Haider al-Abadi đã tới thành phố Mosul được giải phóng, chúc mừng các chiến binh anh hùng và nhân dân Iraq về chiến thắng vĩ đại”.

Các quan chức Iraq đã dự đoán vài lần trong tuần qua về việc IS thất thủ, khi các lực lượng dồn các phần tử IS vào một khu vực nhỏ của khu phố cổ Mosul dọc theo sông Tigris. Tuy nhiên, những ngày gần đây, tốc độ tiến quân đã chậm lại.

Các lực lượng Iraq đã sử dụng các cuộc không kích của liên minh và yểm trợ trên bộ cho cuộc tấn công nhằm giành lại Mosul, tính đến nay là thành phố lớn nhất bị Nhà nước Hồi giáo chiếm trong cuộc tấn công cách đây ba năm khi nhóm cực kỳ cứng rắn này tuyên bố lập vương quốc ở các miền đất liền kề nhau thuộc Iraq và Syria.

Tám tháng chiến sự đã tàn phá phần lớn khu phố cổ Mosul, kể cả nhà thờ Hồi giáo Grand al-Nuri 850 năm tuổi và tòa tháp nghiêng 45 mét của nhà thời mà gần đây bị những kẻ thánh chiến dùng thuốc nổ đánh sập.

Lưu Hiểu Ba chưa quá yếu để đi chữa bệnh

VOA

Hai bác sĩ phương tây đến thăm khôi nguyên giải Nobel Hoà bình Lưu Hiểu Ba đang ốm nặng tại một bệnh viện Trung Quốc hôm 8/7. Hai bác sĩ nói vẫn chưa quá muộn để ông ra nước ngoài chữa bệnh.

Tuy nhiên, hai bác sĩ, một người đến từ Đức và một người từ Hoa Kỳ, nói trong một tuyên bố rằng chuyến đi vì lý do y tế cần phải được thực hiện “càng nhanh càng tốt”.

Ông Joseph Herman thuộc Trung tâm Ung thư M.D. ở Mỹ và ông Markus Buchler thuộc Đại học Heidelberg của Đức cho biết ông Lưu Hiểu Ba và gia đình ông đã đề nghị ông được điều trị ở Đức hoặc Hoa Kỳ.

Ông Lưu, 61 tuổi, đã bị kết án 11 năm tù vào năm 2009 vì “đấu tranh trong thời gian dài và bất bạo động vì các quyền con người cơ bản ở Trung Quốc”, trước khi ông được đưa tới bệnh viện ở thành phố Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc, để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.

Bệnh viện Số Một của Đại học Y Trung Quốc cho biết hai bác sỹ đã chấp thuận biện pháp điều trị hiện thời dành cho ông Lưu.

Ông Lưu đã bị bỏ tù sau khi bị kết án “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” sau khi ông tham gia viết bản kiến nghị có tên Hiến chương 08 kêu gọi cải cách dân chủ tại Trung Quốc.

Ông đã được tạm tha vì lý do y tế và nhập viện vào cuối tháng 6.

Đi ngược xu hướng

Không nằm ngoài dự đoán, việc cấp phép đổ gần 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Vĩnh Tân (Bình Thuận) của Bộ Tài nguyên – Môi trường đã chính thức ‘mở cửa’ cho các doanh nghiệp khác xin đổ thải xuống biển.

Lần này, số bùn thải sau nạo vét mà Tổng công ty phát điện 3 (thuộc Tập đoàn điện lực VN – EVN) đang xin đổ xuống biển lên tới2,4 triệu m3, nhiều hơn gấp 2,5 lần so với lượng bùn thải đang chuẩn bị nhận chìm xuống biển của Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1. Đây là điều tất yếu bởi chẳng có gì tiện lợi, tiết kiệm bằng việc đổ hết xuống biển. Mà “ông kia” xin được thì chẳng có can cớ gì “ông này” không đi xin. Nên chắc chắn trong thời gian tới, sẽ có thêm rất nhiều doanh nghiệp (DN) làm giấy phép xin đổ thải xuống biển. Đơn cử theo quy hoạch điện VII, chỉ riêng ĐBSCL có tới 15 nhà máy nhiệt điện đã, đang và sẽ được xây dựng dọc các bờ sông – biển. Đặt trường hợp các nhà máy này đều xin đổ “vật chất” xuống biển như Điện lực Vĩnh Tân 1 nói trên thì có lẽ trong tương lai không xa, vùng đất được mệnh danh là “vựa lúa”, “vựa thủy sản” của cả nước sẽ chẳng còn biển, còn sông để mà nuôi trồng.

Quan trọng hơn, nếu Bộ TN-MT đã sẵn sàng cấp phép cho các DN nhận chìm “vật chất” xuống biển thì không chỉ nông – thủy sản mà trước mắt là Bình Thuận và lâu dài ngành du lịch phải tính toán lại chiến lược phát triển. Chúng ta đều biết, du lịch nội địa phụ thuộc rất lớn vào biển. Các điểm đến nổi tiếng của VN đều là biển. Nếu từ nay biển trở thành nơi xả thải, là nơi nhận chìm “vật chất” của các DN, nếu các khu bảo tồn bị thu hẹp, nếu san hô bị hủy diệt, thủy sinh mất chỗ sống… thì ngành du lịch còn gì để mà quảng bá, mà hấp dẫn du khách đến VN? Không chỉ thế, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng cao nên các ngành thương mại, dịch vụ, khách sạn… cũng sẽ bị tác động dây chuyền, cũng phải nhanh chóng tính toán lại kế hoạch kinh doanh của mình. Hệ quả của tất cả những việc này sẽ ảnh hưởng đến một mục tiêu lớn của Bộ Chính trị, đó là phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn tới năm 2020. Dư luận cũng sẽ đặt câu hỏi, khi cấp phép cho nhận chìm chất thải của Điện lực Vĩnh Tân xuống biển, Bộ TN-MT sẽ trả lời sao với chủ trương không hy sinh môi trường để tăng trưởng kinh tế của Chính phủ?

Nói để thấy, việc xả thải xuống biển có tác động hết sức lớn đến môi trường, đời sống, kinh tế của toàn xã hội. Chẳng thế mà dù có quy định cho phép (dù ràng buộc điều kiện chặt chẽ) xả thải xuống biển nhưng các nước trên thế giới đều hết sức thận trọng. Nhờ đó, lượng xả thải xuống biển toàn cầu cũng đã giảm mạnh để giữ gìn môi trường biển, môi trường thiên nhiên cho chính mỗi người, mỗi quốc gia và cho toàn cầu.

VN không thể và không nên đi ngược xu hướng của thế giới.

Nguyên Hằng

‘Vương quốc’ của Nhà nước Hồi giáo IS đã về tay dân Iraq

0
TTO – Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã thân chinh đến thành phố Mosul ăn mừng chiến thắng cùng binh sĩ và người dân vào ngày 9-7.
'Vương quốc' của Nhà nước Hồi giáo IS đã về tay dân Iraq
Một binh sĩ Iraq hôn người phụ nữ quấn cờ mừng chiến thắng ở Mosul – Ảnh: Reuters

Thủ tướng Haider al-Abadi tuyên bố quân đội nước này đã đánh bại các tay súng của lực lượng “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tại thành phố Mosul sau cuộc chiến kéo dài gần 9 tháng, chấm dứt 3 năm IS chiếm giữ tại thành phố này.

Tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Iraq nêu rõ “Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang (Thủ tướng) Haider al-Abadi đã đến thành phố Mosul vừa được giải phóng để chúc mừng các chiến sĩ anh hùng cùng người dân Iraq đã giành chiến thắng vĩ đại này”.

Thắng lợi này được xem là có ý nghĩa rất lớn bởi ở Mosul – thành phố lớn thứ hai ở Iraq từng có đến 2 triệu dân  tên thủ lĩnh của IS Abu Bakr al-Baghdadi từng xưng lập vương quốc của “Nhà nước Hồi giáo”.

Ngày 9-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã nhanh chóng lên tiếng chúc mừng chiến thắng của các lực lượng ủng hộ chính phủ Iraq cùng đồng minh tại thành phố Mosul vốn được coi là thành trì cuối cùng của IS.

Trên tài khoản Twitter, ông Macron nhấn mạnh rằng Mosul đã được giải phóng khỏi tay IS, Pháp bày tỏ sự kính trọng đối với tất cả những người đã đóng góp vào chiến thắng này.

'Vương quốc' của Nhà nước Hồi giáo IS đã về tay dân Iraq
Thủ tướng Haider al-Abadi đến Mosul ăn mừng chiến thắng cùng binh sĩ và người dân – Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan cũng đã chúc mừng Iraq về chiến thắng mới đầy khó khăn.

Trong một bức điện gửi tới người đồng cấp Iraq, ông Dehqan bày tỏ tin tưởng rằng việc đánh bại và tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố là hoàn toàn có thể, bằng sự quyết tâm chiến đấu chống khủng bố của các chính phủ trên một mặt trận thống nhất.

Trong khi đó, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran, ông Ali Shamkhani cho rằng việc giải phóng thành phố Mosul có được là nhờ sự sáng suốt của chính quyền Baghdad và lòng dũng cảm của quân đội Iraq cùng các lực lượng tình nguyện.

Ông Shamkhani hy vọng việc đánh bại IS sẽ là sự khởi đầu của tiến trình khôi phục hòa bình và ổn định tại Iraq, giúp đẩy mạnh vị thế của nước này trên trường quốc tế.

Các lực lượng Iraq đã bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn giành lại thành phố Mosul từ tay khủng bố IS vào tháng 10-2016.

Khởi đầu là các cuộc giao tranh với IS để giành lối vào thành phố. Với sự hỗ trợ đắc lực của các tay súng người Kurds, họ giành giật từng làng mạc một với lực lượng IS.

Tiếp đó giành lại các khu vực phía Đông và tấn công vào sườn phía Tây thành phố, nơi đã diễn ra một số cuộc giao tranh ác liệt.

Sau gần 9 tháng, các tay súng IS rơi vào thế mắc kẹt giữa một bên là hỏa lực tấn công và một bên là sông Tigris. Không còn lối thoát, chúng kháng cự quyết liệt trong những ngày gần đây nhằm cản bước tiến công của quân đội Iraq, bởi sự thất thủ ở Mosul sẽ là thất bại lớn nhất của IS.

'Vương quốc' của Nhà nước Hồi giáo IS đã về tay dân Iraq
Người dân ở Mosul vẫy cờ mừng thoát khỏi bọn IS – Ảnh: Reuters

Các cuộc giao tranh tại Mosul đã phá hủy phần lớn thành phố và gây nhiều thương vong dân thường.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn 900.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa do giao tranh tại thành phố này. Các lực lượng an ninh Iraq cũng chịu tổn thất nặng nề.

Giới phân tích cảnh báo việc giành lại Mosul từ tay IS không có nghĩa là không còn các mối đe dọa từ IS hiện vẫn chiếm giữ các vùng khác ở Iraq và có thể tiến hành các vụ đánh bom thường xuyên tại các khu vực do chính phủ kiểm soát.

TÚ ANH

Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD

1
TTO – Thành phố Mosul của Iraq đã được giải phóng sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt. Việc tái thiết thành phố được dự báo cũng sẽ gian nan không kém.
Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD
Thành phố Mosul tan nát sau những cuộc giao tranh và sự tàn phá có chủ ý của IS – Ảnh: Reuters

Giải phóng được Mosul là tin mừng cho chính quyền và người dân Iraq cũng như với những ai căm thù bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Nhưng bình tĩnh sẽ thấy việc ổn định, tái thiết thành phố sẽ còn nhiều khó khăn. Các tay súng lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) trước khi thất thủ đã gài mìn khắp thành phố, “trên từng con đường, trong từng căn nhà”, như lời mô tả của một binh sĩ Iraq tham chiến giải phóng thành phố với hãng tin AFP.

Để tái thiết, trước hết phải là việc làm sạch bom mìn và phòng chống nguy cơ IS gây rối bằng các cuộc đột kích hoặc tấn công khủng bố tập trung vào Mosul bởi đây cũng là thất bại “muối mặt” của chúng.

Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Iraq, bà Lise Grande hôm 5-7 ước tính kinh phí tái thiết và sửa chữa cơ sở hạ tầng cơ bản ở Mosul – thành phố lớn thứ 2 tại Iraq, có thể lên tới hơn 1 tỉ USD, trong khi công cuộc tái thiết hoàn chỉnh thành phố trong dài hạn có thể tốn gấp nhiều lần.

Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD
Binh sĩ Iraq thu gom các đai bom tự sát của bọn IS bỏ lại ở Mosul – Ảnh: Reuters

Ngoài việc bị IS tàn phá, ít nhất 6 trong tổng số 44 khu vực ở Tây Mosul cũng chịu tổn hại nặng nề do ảnh hưởng của các cuộc giao tranh.

Báo cáo của LHQ cũng cho biết chiến tranh và xung đột đã khiến khoảng 900.000 người trong tổng số 2 triệu dân Mosul rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó hơn 1/3 sống tại các trại di dân ở bên ngoài thành phố.

Bà Grande căn cứ báo cáo đánh giá sơ bộ cho rằng công tác ổn định Mosul, bao gồm sửa chữa hạ tầng điện, nước, nước thải cũng như việc mở lại các trường học, bệnh viện, có thể phải chi phí cao gấp đôi ước tính ban đầu.

Theo bà Grande, mức độ thiệt hại ở Mosul lớn hơn so với dự tính, với hệ thống hạ tầng ở Tây Mosul còn tồi tệ hơn nhiều so với Đông Mosul, khu vực được giải phóng khỏi IS từ 6 tháng trước.

Ngoài ra, công tác ổn định ở Đông Mosul có thể hoàn thành trong 2 tháng, nhưng ở Tây Mosul có thể phải mất hơn 1 năm và công cuộc tái thiết dài hạn ở thành phố này sẽ tốn hàng tỉ USD.

IS đã chiếm giữ nhiều khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria từ năm 2014, đồng thời tuyên bố thành lập cái gọi là “Vương quốc Hồi giáo” trên các vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, tới nay các phiến quân IS đã mất hầu hết vùng lãnh thổ chúng từng kiểm soát. Mosul là thành phố lớn nhất bị IS chiếm giữ.

Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD
Trẻ em ở Mosul ra đường ăn mừng thành phố giải phóng cùng các tay súng chính phủ vào ngày 9-7 – Ảnh: Reuters

Trước đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tuyên bố nước này sẽ tái thiết đền thờ Hồi giáo al-Nuri và tòa tháp nổi tiếng Hadba của đền thờ này trong thành phố Mosul đã bị IS phá hủy.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau phiên họp nội các hàng tuần, Thủ tướng al-Abadi khẳng định chính quyền Iraq cũng sẽ tái thiết các khu vực khảo cổ bị IS san phẳng ở các thành phố cổ Nimrud và Hattra. Theo ông Abadi, thiệt hại do IS tàn phá cơ sở hạ tầng tại nhiều thành phố của Iraq đã lên tới hơn 100 tỉ USD.

Đền thờ al-Nuri cùng với tòa tháp nghiêng nổi tiếng Hadba được xây dựng vào năm 1172 sau Công nguyên. Đây là nơi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tự xưng là “caliph” (quốc vương Hồi giáo) trong lần xuất hiện công khai duy nhất của đối tượng này vào tháng 7-2014.

Thành phố Mosul, cách thủ đô Baghdad khoảng 400 km về phía Bắc, đã nằm dưới sự kiểm soát của IS kể từ tháng 6-2014.

Quân đội Iraq với sự hỗ trợ chính yếu của các tay súng người Kurd và liên minh quốc tế đã tiến hành các đợt tấn công từ tháng 10-2016 nhằm giành lại thành phố này và đã tuyên bố giải phóng.

Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD
Binh sĩ Iraq từng phải giành giật từng căn nhà với các tay súng IS trong những ngày cuối cùng vừa qua – Ảnh: Reuters
N. QUÂN/TUỔI TRẺ

Announcement from the Vietnamese Bloggers’ Network about 10 Year Imprisonment of Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Dân Làm Báo
1. The sentence of 10-year imprisonment that the regime imposed upon Nguyễn Ngọc Như Quỳnh once again reaffirmed that such moderate activities – to improve human rights, environmental protection, public health; to end torture, abuses at correction facilities; to protect national sovereignty, build democracy, foster freedom in Vietnam – are against the policies and guidelines of the Vietnamese Communist Party and its Government. This sentencing once again illustrates that the Communist Vietnam Government has repeatedly despised the public opinion of the international community and continued to violate international treaties on human rights.

2. The heavy-handed verdict for a human rights activist, who is a mother of two young children, clearly demonstrated the inhumane nature of the government. Under the domination and direction of the communist party, security officials and judges – who are members of the communist party – had exceed their legal authority, abused their power, and leveraged national institutions as instruments of terror and vengeance against those citizens of dissent.

3. The 10-year sentence is not only a verdict against Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, but it is also a terrorizing message designed by the regime to threaten its patriotic citizens as well as current human rights activists in Vietnam. All activities to improve society, human life, and human conditions are allegedly considered “leverage” for propaganda against the regime and are to be punished severely.

4. The true victims of this 10-year sentence are not only Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – a person of heroic conviction and courage – who will no doubt suffer tragic consequences to her spirit and ways of life; but also, her 11-year-old daughter Nguyễn Bảo Nguyên (Nấm), her five-year-old son Nguyễn Nhật Minh (Gấu), and her mother Nguyễn Tuyết Lan. Members of the Vietnamese Bloggers’ Network (MLBVN) pledge to do all they can to help the Quỳnh family including providing assistance in raising Nấm và Gấu, as they have done in the past eight months since Quỳnh was imprisoned, and as they have done for other members of the MLBVN family.

5. Violence, imprisonment, and unjust sentences cannot curtail the aspiration for freedom and the desire to serve the fatherland of patriotic citizens. The spirit and will of Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cannot be contained, “I want to build a just society and a good country. A country of self-reliance required a foundation of freedom and justice. Citizens are happy and free, when they enjoy the freedom of speech to express their opinion. I want all to speak up and fight to overcome self-doubt, so that we can build a better country for ourselves.” Quỳnh told her mother, “I apologize to you and my two children for what I have done to cause our separation, but I do not regret the things I have stood for. And if given the same chance, I will do so again.” Members of the Vietnamese Bloggers’ Network will keep the burning flames and undaunted ways of Nguyễn Ngọc Như Quỳnh going. The co-founders as well as brothers and sisters of the Network would like to express profound gratitude and pledge of unity with you.

6. The Vietnamese Bloggers’ Network pledges to continue the impassioned spirit and dedicated commitment of Nguyễn Ngọc Như Quỳnh and call out to all Vietnamese citizens to overcome fear and work together to build a Country of Vietnam, in which no citizen will suffer unjust trial and undue sentences such as Nguyễn Ngọc Như Quỳnh and other dissidents. The verdict the regime imposed upon Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh did not kill her spirit and will, and it will not stop our desire and aspiration.

June 30, 2017