Home Blog Page 1332

Con trai Tổng thống Mỹ thuê luật sư ứng phó vụ Nga-Trump

0
VOA

Con trai Tổng thống Donald Trump thuê luật sư đại diện để ứng phó với cuộc điều tra liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, theo tin từ văn phòng ông Donald Trump Jr., và luật sư của ông ngày 10/7 giữa lúc các đảng viên cùng đảng Cộng hòa bày tỏ lo ngại về cuộc gặp giữa con trai Tổng thống với một luật sư Nga.

Ông Donald Trump Jr. thuê một luật sư New York tên là Alan Futerfas, chuyên về hình sự.

Con trai Tổng thống gặp luật sư Natalia Veselnitskaya hồi tháng sáu năm ngoái tại Tháp Trump ở New York trong lúc ông Trump tranh cử Tổng thống.

Ông Trump Jr. thừa nhận rằng đồng ý gặp bà Veselnitskaya sau khi được hứa hẹn về những thông tin có hại cho bà Hillary Clinton, đối thủ của cha ông trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Nữ luật sư Veselnitskaya được tờ New York Times mô tả là có liên hệ với Điện Kremlin.

Tờ báo nói trong cuộc gặp ấy có cả con rễ Tổng thống là Jared Kushner cùng chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump lúc bấy giờ là Paul Manafort.

Tờ báo này nói cuộc gặp này là cuộc họp riêng đầu tiên được xác nhận giữa các thành viên trong chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump với một người Nga.

Các cuộc điều tra đang được tiến hành để làm sáng tỏ xem Nga có can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 hay không và có sự thông đồng nào từ ban vận động tranh cử của ông Donald Trump hay không.

Moscow bác cáo buộc trong khi Tổng thống Donald Trump khẳng định không có sự thông đồng.

Cùng ngày 10/7, một thành viên trong Ủy ban Tình báo Thượng viện, bà Susan Collins, yêu cầu con trai Tổng thống Trump ra trước Ủy ban điều trần về cuộc gặp vừa được tiết lộ.

“Chuyện thường ngày xảy ra ở huyện”

0
Lao động thủ đô

– Chú nhắc lại cụm từ này, tớ mới nhớ đó, có dạo cụm từ này đã trở nên quen thuộc, được nói mỗi khi ai đó cho rằng câu chuyện đang bàn luận là hết sức bình thường. Hay xuất xứ của cụm từ này chính là do cái anh người nhà, người thân nhỉ.

– Bác nói gì, em không hiểu.

– Thì đó, chú có công nhận vừa qua báo chí phản ánh hàng loạt chuyện ở huyện nọ, tỉnh kia cả nhà, cả họ làm quan; rồi tinh tuyển người nhà, người thân vào viên chức, công chức.

– Em công nhận có rất nhiều đằng khác.

– Thế mà mới đây nhất lại có chuyện ông chủ tịch một huyện ở Quảng Bình, trong 1 năm có đến 6 con, cháu được nhận vào làm việc tại các cơ quan trong huyện.

– Bác tính, cần người làm việc thì phải nhận, nhận ai chả là nhận hả bác, cái quan trọng là người đó làm được việc.

– Làm được việc hay không thì tớ chưa dám khẳng định, nhưng có cái đơn khiếu nại là ông chủ tịch huyện “cắt hợp đồng” nhiều vị trí để thay thế người thân vào thế chỗ, nghe đâu không cần thi tuyển, như vậy là có vấn đề.

– Nếu đúng vậy thì cái chuyện “cắt hợp đồng” và cái “nhận người nhà” cũng phải có lý do chính đáng.

– Tất nhiên là phải “chính đáng” rồi. Thiếu gì cách để nói rằng: Người đang làm không đáp ứng được công việc; người thay thế được tuyển “đúng quy trình”…Nếu cứ như thế này hỏi làm sao nhiều người tài lại “thất nghiệp”.

– Rõ là có vấn đề “con ông cháu cha” ở đây thật, dưng cũng đừng chỉ nghĩ rằng tất cả “con ông cháu cha” là xoàng cả. Nhiều người có điều kiện được học tập bài bản tại các nền giáo dục tiên tiến cũng “oách” lắm chứ. Những “nhân tài” này đồng ý phục vụ quê nhà là “may” quá đấy bác ạ.

– Tớ biết có chuyện ấy chứ, nhưng chỉ là cá biệt, mà “con quan” có tài thực sự chắc chả cần “chen chân” kiểu ấy. Điều tớ băn khoăn là vì sao hiện tượng này nói mãi, phản ánh mãi mà vẫn cứ là “chuyện thường ngày xảy ra ở huyện” thế nhỉ.

– Có gì phải băn khoăn bác. Bác đã nhận được thông tin có ai trong những người được phản ánh “cả nhà làm quan” bị xử lý chưa?

– Theo thiển nghĩ của tớ thì chưa thấy ai cả.

– Đấy lý do ở chỗ đó đấy. Một khi đã có thông tin thì phải điều tra rõ ràng, nếu có sự “đặc quyền, đặc lợi” thì phải xử lý nghiêm.

– Ý chú nói là bắt được bệnh dịch rồi thì phải có thuốc đặc trị, nếu không nó sẽ lây lan chứ gì?

– Bác “hóm” thật. Mà chả cứ chuyện này, các vi phạm khác cũng vậy, nếu không xử lý nghiêm thì rất dễ tái diễn.

– Tỷ như cái chuyện chống đối, coi thường tính mạng CSGT ấy, xảy ra đã nhiều, song do xử lý còn nhẹ nên mới rồi tại Hà Tĩnh lại có chuyện một lái xe contener hất văng CSGT.

– Đúng đó bác, vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng phải xử những “anh hùng xa lộ” này tội “cố ý giết người”, chứ không thể là “chống người thi hành công vụ” được.

– Vậy cũng đúng. Hay như chuyện người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế đó bác. Xảy ra cũng đã nhiều, song do chưa vụ nào bị xử lý nghiêm, đủ sức răn đe nên mới đây lại có chuyện tại Nghệ An, có một bố bệnh nhi đâm chết bảo vệ bệnh viện chỉ vì va chạm khi ra vào.

– Vậy thì kỳ này mong rằng mấy cái “biệt phủ”, “phố quan”… cũng được xác minh rõ ràng, nếu nhờ “đặc quyền đặc lợi”, tham ô, tham nhũng mà có thì cũng phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

– Đúng đó bác, nếu không lại sẽ là “chuyện thường ngày xảy ra ở huyện” bác nhể?!

Thiện Tâm

Irak : Bagdad loan báo giải phóng Mossul

0
Sau nhiều ngày tuyên bố « chiến thắng gần kề », truyền hình Irak hôm nay 09/07/2017, cho biết quân đội đã hoàn toàn tái chiếm Mossul, sau gần một năm phản công.
RFI

Theo AFP, thủ tướng Irak, Haider al-Abadi đến tận nơi khen ngợi « quân đội và nhân dân giành được chiến thắng quan trọng ». Thành phố lớn thứ hai và cũng là trung tâm văn hóa, ngoại giao, kinh tế ở miến bắc Irak rơi vào tay Daech vào mùa xuân 2014 mà không giao chiến.

Chiến dịch tái chiếm Mossul, « thủ đô» của quân thánh chiến, bắt đầu từ ngày 17/10/2016 đã huy động các đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Irak, với sự yểm trợ của liên quân quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Chiến dịch phản công gây ra một cuộc khủng hoảng và thiệt hại cho thường dân mà theo Liên Hiệp Quốc, có đến gần 400 ngàn người chạy loạn.

Mossul cũng có giá trị biểu tượng đối với Daech. Từ thành phố này, thủ lĩnh Abou Bakr al-Baghdadi tuyên bố thành lập đế chế Hồi Giáo trên toàn lãnh thổ vừa chiếm được ở Irak và Syria. Thủ phủ thứ hai của Daech, thành phố Raqa ở Syria, có thể thất thủ trong nay mai.

Tuy mất Mossul, Daech vẫn còn kiểm sóat một vài khu vực tại Irak, miền đông và miền trung Syria. Chiến tranh vẫn tiếp diễn.

CSGT KIỂM TRA CHỚP NHOÁNG TRONG 10 GIÂY

https://www.facebook.com/167211953352555/videos/1570673936339676/

Sau khi cầm cuốn sổ, các CSGT mở ra rồi gấp lại, trả ngay mà chẳng thấy xe nào bị xử phạt.

Những ngày cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, chúng tôi bám theo các xe tải, xe khách chạy trên QL14 qua các tỉnh Tây Nguyên, ghi nhận các trạm CSGT kiểm tra xe trên đường.

Trong hàng chục clip mà chúng tôi ghi nhận được, hầu hết CSGT khi chặn xe – có trạm cũng khỏi cần chặn – các tài xế nhanh chóng chạy đến trình giấy và CSGT chỉ mất mấy giây để kiểm tra rồi nhanh chóng trả lại, cho đi…

Đi dọc các cung đường Tây Nguyên trên QL14 qua bốn tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, chúng tôi ghi nhận các CSGT tuần tra lập chốt trên tuyến đường này có quy trình kiểm tra xe tải, xe khách nhanh, gọn cùng một công thức: Tuýt còi – Tài xế xuống xe trình giấy – CSGT dùng tay cầm gậy điều khiển giao thông mở sổ rồi trả lại ngay. Quy trình chớp nhoáng này diễn ra trong mấy giây rồi “đường ai nấy đi”.

Trong hầu hết clip mà chúng tôi ghi nhận, rất nhiều tài xế và CSGT chẳng thấy ai chào hỏi gì, quy trình kiểm tra này lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ!

Đắk Nông: Mở, gấp sổ là xong

Sáng 1/6, tại thị trấn Cư Jut, huyện Cư Jut, Đắk Nông, một tổ tuần tra CSGT rải ra hai bên đường, chặn các ôtô cả hai chiều chạy qua để kiểm tra giấy tờ.

Tại vị trí chốt CSGT này, tình cờ hai xe khách của nhà xe HNH chạy ngược chiều và tài xế của hai xe đều chạy đến trình giấy.

Ở chiều Đắk Lắk đi TP.HCM, một trung úy CSGT đứng khoanh tay gần cột điện. Bên kia đường, một CSGT đứng cạnh môtô đặc chủng. Cùng lúc, hai xe khách của hãng HNH tự động tấp vào lề và người trên hai xe này chạy đến chỗ hai CSGT ở hai bên đường. Chưa đầy 10 giây, cả hai chiếc xe của hãng HNH đều trình giấy xong, rồi mạnh ai nấy đi.

Kiểm tra xong xe khách, một chiếc xe tải chạy ngang, trung úy CSGT giơ gậy, tài xế nhanh chóng dừng xe, cầm giấy tờ chạy đến trình. Chỉ mất 8 giây cuốn sổ được trả lại cho tài xế sau khi trung úy CSGT này dùng tay có chiếc gậy điều khiển giao thông mở cuốn sổ.

Cứ theo một quy trình buồn tẻ: Cảnh sát chặn xe, không ai chào ai và CSGT chỉ mở sổ, gấp sổ rồi lập tức cho đi. Quy trình này diễn ra trong vòng 5-10 giây và trong hàng chục clip mà chúng tôi ghi được, chẳng thấy tài xế nào bị lập biên bản.

Dừng xe sáu lần trong buổi sáng

Từ huyện Đắk Song (Đắk Nông) đến TP Pleiku (Gia Lai), đoạn đường chưa đến 300 km nhưng trong buổi sáng 1/6 chiếc xe tải mà chúng tôi thuê chở hàng đã bị chặn dừng đến sáu lần. Bình quân cứ 50 km thì gặp một trạm CSGT, có đoạn ngắn hơn thế.

Sáng 1/6, lúc 9h16, sau khi bị chặn ngay trước đầu cầu Serepok thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông, xe vừa qua cầu hướng Kon Tum thì một tổ CSGT Công an tỉnh Đắk Lắk đã chặn lại. Lúc này đồng hồ máy quay hiển thị là 9h25, tức chưa đầy 10 phút, xe phải dừng lại hai lần.

Ngay quán cà phê Xuka 758, một tổ CSGT đi ôtô của Đắk Lắk cùng một môtô đặc chủng lập chốt, cũng chặn xe ở cả hai chiều dù đường rất hẹp. Tại đây, các CSGT chặn cả hai chiều xe và quy trình kiểm tra mỗi xe cũng chưa đầy nửa phút.

Lúc 10h25 sáng 1/6, cạnh một ngôi miếu nhỏ xíu ven đường ở xã Pơng Drang, huyện Krông Buk, một chiếc xe tải dừng lại gặp tổ tuần tra đi trên ôtô đặc chủng 47A-5555 và chiếc môtô 47A1-000.10 của CSGT đang lập chốt tại đây.

Tại vị trí này, CSGT cũng chặn xe hai đầu, những chiếc xe bị chặn lại tiếp tục đậu chiếm hết đường của xe hai bánh và những chiếc xe tải thì vẫn trong cảnh trình giấy chớp nhoáng rồi đi. Viên trung tá CSGT đi chậm rãi trên đường, rồi giơ tay phải lên chào theo điều lệnh nhưng chỉ lưng chừng ngực rồi hạ tay xuống. Sau khi kiểm tra chớp nhoáng một mảnh giấy do tài xế đưa, viên trung tá nói một vài câu rồi trả giấy, đường ai nấy đi.

Cũng tại chốt này, đang chạy, xe tải khác tự động tấp vô lề, tài xế cầm miếng giấy gấp đôi nhảy xuống xe. Một trung tá CSGT từ bên kia đường bước sang, cũng không chào hỏi gì, người này nhận giấy, giữ vài giây rồi trả lại ngay cho tài xế.

(Theo Pháp Luật TP.HCM)

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình tái khởi kiện nhà nước Việt Nam

0
RFA

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước Việt Nam cách đây hơn 10 năm nay lại làm xôn xao dư luận khi ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định tái khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai tại Tòa án Quốc tế vào ngày 21 tháng 8 tới đây tại Paris.

Khởi kiện lần đầu

Ông Trịnh Vĩnh Bình đến Hà Lan tháng 9 năm 1976. Từ một thuyền nhân trở thành một doanh gia thành đạt tại Hà Lan với danh hiệu “vua chả giò Hà Lan” trở về nước năm 1990 để đầu tư. Sau 6 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp rất thành công. Bất ngờ, ông bị nhà nước Việt Nam ghép vào tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai”, an ninh Việt Nam đã vào các công ty ông lấy tất cả tư liệu, tài sản. Ông bị tạm giam 18 tháng 20 ngày và 1 năm 6 tháng quản chế. Năm 1999, ông bị kết án 11 năm tù. Năm 2000, ông trốn ra ngoài và vượt biên lần nữa về Hà Lan. Hồi tưởng lại thời gian này, ông Bình tâm sự:

“Cái đó thì phải nói thật là khủng khiếp… Khi phải nói tới đoạn này tôi cảm thấy xúc động. Xúc động vì tôi thấy chính phủ Việt Nam đối xử với một Việt kiều một cách tàn nhẫn như vậy. Tàn nhẫn đến độ người ngoài không thể tưởng tượng được. Trước đây tôi từng đọc những sách về tù cải tạo, nhưng mà riêng về tôi, tôi thấy chuyện này quá khủng khiếp! Họ cho mình vào một cái phòng thiếu oxy đã được thiết lập sẵn để cho mình ngộp, để mình khủng hoảng, mình sợ để mình ký nhận một cái gì đó có tội mặc dù mình không có tội. Ngoài ra, họ còn dùng còng sắt còng vào hai chân, đến khi đi tiểu đi tiện, mình phải bò lại một lỗ cống chứ không đi được, làm sao đi được? Họ cũng không cho nước. Thời gian mấy chục năm ở xứ hàn đới (Hà Lan) nếu mà ở một xứ nhiệt đới một ngày không tắm là có thể lên sốt, chết liền! Đây là những cái khủng khiếp nhất, còn nhiều nữa nhưng tôi chỉ nói như vậy thôi!”

Sau khi ra đến hải ngoại, năm 2003, ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ nhất tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế ở Thụy Điển về việc nhà nước Việt Nam vi phạm luật đầu tư, chiếm đoạt tài sản và ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam phải bồi thường trên 150 triệu đô la thiệt hại. Vụ kiện lẽ ra sẽ được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế tại Stockholm, Thụy Điển tháng 12 năm 2006. Tuy nhiên, trước khi vụ kiện được đưa ra Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế thì nhà nước Việt Nam đã thương lượng với ông Trịnh Vĩnh Bình để ký một thỏa thuận tại Singapore năm 2006. Trong thỏa thuận này, về phía nhà nước Việt Nam đã cam kết:

–           Việt Nam bồi thường các chi phí phát sinh từ việc theo đuổi phiên tòa

–           Miễn án cho ông Trịnh Vĩnh Bình

–           Trả lại toàn bộ tài sản cho ông Trịnh Vĩnh Bình

–           Tạo điều kiện cho ông Trịnh Vĩnh Bình trở lại Việt Nam đầu tư

Về phía ông Trịnh Vĩnh Bình :

–           Ngưng phiên tòa quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển)

–           Không tiết lộ về nội dung thỏa thuận với các cơ quan truyền thông

Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả.
– Trịnh Vĩnh Bình

Ông Trịnh Vĩnh Bình đã giữ đúng lời hứa là không tiết lộ với truyền thông bất cứ chi tiết nào về thỏa thuận hai bên này và cũng đã trở lại Việt Nam đầu tư với tâm nguyện xây dựng đất nước. Ông chia sẻ:

“Nhưng phải nói là lúc đó tôi còn đặt hết kỳ vọng là mình trở về mình khôi phục lại. Lúc còn ở Hà Lan, tôi đã có tâm nguyện trở về đầu tư tại Việt Nam. Đang sống vững vàng tại Hà Lan, tại sao lại về cho nó nguy hiểm, cho nó cực? Vì tôi nghĩ: Lá rụng về cội, lớn tuổi rồi, muốn giúp cho kinh tế khá lên. Cho đến giờ phút này, mình thấy lạ là ở Việt Nam cũng không thấy được họ làm như vậy là họ phá hoại những người có tấm lòng muốn giúp cho quê hương, đất nước.”

Khởi kiện lần hai

Tuy nhiên, bên phía Việt Nam đã không thực hiện đúng như lời cam kết. Vì thế, năm 2014, ông Trịnh Vĩnh Bình quyết định khởi kiện nhà nước Việt Nam lần thứ hai, ông cho biết thêm:

“Có một điểm nhất quán giữa hai vụ kiện là: tôi kiện chính phủ Việt Nam lần thứ nhất là vì lý do đòi bồi thường tài sản, trong đó có vấn đề bồi thường nhân thân: nhốt tôi oan. Khi mà ký thỏa thuận ở Singapore thì chính phủ Việt Nam hứa trả lại toàn bộ tài sản. Nhưng sau 7 năm trời chính phủ Việt Nam không trả, dù một tài sản nhỏ cũng không trả. Tôi đọc trong một hồ sơ tôi thấy có những điểm rất là tệ. Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại cho ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng với điều kiện ông phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp.”

Cong-Ty-Binh-Chau-cua-TVB-truoc-khi-bi-tich-thu
Công ty Bình Châu của ông Trịnh Vĩnh Bình trước khi bị tịch thu. Courtesy of Trịnh Vĩnh Bình

 

Rất bất bình trước cáo buộc vô lý này, ông Trịnh Vĩnh Bình nói:

“Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”

Tháng 4 năm 2014. Ông Trịnh Vĩnh Bình mướn văn phòng luật sư King & Spalding LLP, một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ, kiện Việt Nam ra tòa án Quốc tế. Đây là lần đầu tiên, một cá nhận kiện nhà nước Việt Nam phải vào ghế bị cáo ở tòa án Quốc tế.

Ngày 21/8/2017, tòa án quốc tế sẽ xét vụ án này tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình đòi nhà nước Việt Nam bồi thường vì :

–           Vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp thương đầu tư song phương giữa Hà Lan – Việt Nam (BIT)

–           Vi phạm Nhân quyền: nhốt người oan sai

Luật quốc tế

Năm 2013, một sinh viên tên Daniel Chong đã được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường 4 triệu vì bị bỏ quên trong nhà giam 4 ngày. Với tiền lệ này thì trường hợp của ông Bình, chỉ riêng phần bị giam giữ oan, số tiền bồi thường có thể lên đến trên 700 triệu USD. Nếu góp tất cả các tài sản bị mất mát và các thiệt hại khác thì con số bồi thường có thể lên đến một vài tỉ đô-la. Ông nói:

“Trước nhất, nói đến con số thì cho đến giờ này, không ngoại lệ khi mà giờ cuối chúng tôi tái đánh giá lại tài sản của chúng tôi thì con số mà chúng tôi đòi đã trên 1 tỷ (đô la) rồi. Nhưng quyền quyết định là của tòa án quốc tế. Chúng tôi đòi dựa theo chứng cứ là tài sản đã bị mất của chúng tôi.”

Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng cho biết tổ hợp luật sư đã kết luận về hồ sơ phản hồi gồm 326 trang của bên nguyên đơn như sau:

“Phía luật sư họ kết luận thế này: Trong vụ án của ông Trịnh phía Việt Nam đã vi phạm, có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng và vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp Quốc tế.”

Theo ông Trịnh Vĩnh Bình, vụ án này nếu thắng, có thể sẽ trở thành một tiền lệ cho các vụ án của hàng trăm ngàn người tù cải tại bị bắt oan sai, bị lừa dối đi tập trung 10 ngày biến thành hàng chục năm tù trong các trại cải tạo khắc nghiệt. Ông nói:

Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!
– Trịnh Vĩnh Bình

“Điểm này là điểm đương nhiên! Ở tòa án quốc tế thì luật sư cả hai phía vận dụng những án lệ trước đây của các tòa án quốc tế. Họ vận dụng những vụ vi phạm hoặc không vi phạm để đưa vào tòa án quốc tế. Ở Việt Nam thì dựa vào những chỗ không vi phạm để cãi, còn mình thì dựa vào những chỗ vi phạm. Đương nhiên, khi đưa vụ án ra quốc tế thì trở thành tư liệu về án. Mà khi đã tuyên rồi thì trở thành những án lệ, không thể xóa được, tức là muôn đời không xóa được.

Cái án lệ này sẽ cung cấp cho những trường Đại học Luật, những viện học Luật và những văn phòng luật sư quốc tế, những văn phòng luật họ bắt đầu nghiên cứu, kể cả những người đam mê về luật. Đây có thể nói là một án lệ.

Rồi còn những vị, dù cho tù cải tạo hay là gì đều có những cái tương đồng, những vi phạm, có người bỗng dưng bị bắt. Và chính phủ Việt Nam vi phạm về quyền con người, vi phạm luật pháp quốc tế thì đều có quyền đi kiện. Tập họp lại kiện.”

Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước Việt Nam bị một cá nhân kiện ra tòa 2 lần. Vụ án ngày 21 tháng 8 tới đây sẽ phơi bày ra trước ánh sáng công luận nhiều mảng tối của những vụ tham nhũng, hối lộ, những thủ đoạn chèn ép, lừa đảo, tịch thu tài sản để ăn chia bất hợp pháp của những quan chức công quyền trong chế độ hiện hành.

Điểm mặt hàng loạt căn nhà mặt tiền, biệt thự, căn hộ cao cấp của gia đình Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại Hà Nội

LỀU CỦA ĐẦY TỚ
Nguyễn Hòa Bình sinh ngày 24 tháng 5 năm 1958; quê quán ở xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành, tỉnh tỉnh Quảng Ngãi là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam.

 

Chưa tính những bất động sản hàng trăm ha đất chiếm được của dân nghèo tại quê nhà Quảng Ngãi, chỉ tính những bất động sản tại nội thành Hà Nội, gia đình ông Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Thành viên Ban Chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng Nguyễn Hòa Bình đang sở hữu sơ sơ tới 8 căn nhà mặt tiền, biệt thự và căn hộ cao cấp, cụ thể như sau:

1- Căn nhà mặt tiền 3 tầng tại đường Giải Phóng

Căn nhà mặt tiền 3 tầng lầu tại số 1307 đường Giải Phóng, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội là nơi ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú. Năm 2007, sau khi được phong hàm Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, ông đã xây dựng trái phép căn nhà 3 tầng tại địa chỉ trên. Theo chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty TNHH MTV Tư vấn & Thẩm định giá Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) trị giá 22,5 tỷ đồng.

Bìa sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005Sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005Sổ đỏ số AD 585275 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2005Bìa sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007Sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007Sổ đỏ số AI 341714 của UBND Q. Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình năm 2007Trích chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) có giá 22,5 tỷ đồngTrích chứng thư thẩm định giá số 13.05.1743/CT ngày 24/5/2014 của Công ty Sao Mộc, mảnh đất này (không tính giá trị căn nhà vì xây dựng trái phép) có giá 22,5 tỷ đồng2- Căn biệt thự Vinhomes Riverside BL09-02

Ngày 7/5/2013, theo bản hợp đồng số BL09-02/VV/HĐMBBT, ông Nguyễn Hòa Bình và bà Phùng Nhật Hà đã mua căn biệt thự số BL09-02, đường Bằng Lăng 9 trên nền đất rộng 524,30m2 tại khu Vinhomes Riverside với giá 21,8 tỷ đồng, sau đó chi thêm hàng chục tỷ đồng vào việc tôn tạo, sửa chữa và chuyển về cư ngụ tại đây.

Căn biệt thự thô khi ông Nguyễn Hòa Bình mua vào thời điểm tháng 5/2013 với giá 21,8 tỷ đồngBản thiết kế 3D của căn biệt thự nguy nga tráng lệ so với những căn nhà xiêu vẹo của người dân nghèo Quảng NgãiMột góc sân vườn chẳng khác gì thiên đường mà nằm mơ cũng không thể tưởng tượng được của người dân xứ QuảngMặt tiền căn biệt thự bề thế sau khi hoàn chỉnh thêm hàng chục tỷ đồngLà nơi nghỉ ngơi của những mối quan hệ của bà Phùng Nhật Hà mỗi dịp cuối tuầnBà Phùng Nhật Hà và một góc sân vườn của căn biệt thựNữ đại gia Minh Kỳ, một trong những nữ tướng đô la của bà Phùng Nhật Hà trong lần viếng thăm căn biệt thựCơ man là đồ cổ, tranh cổ quý hiếm chất đống trong (một góc) căn biệt thự, bà Phùng Nhật Hà đã từng thách đố khách dự tiệc về tổng giá trị của các món đồ cổ này, nhưng không ai trả lời được, cuối cùng được bà Hà bật mí lên tới hàng trăm tỷ đồng, “bạn bè thân thiết” được phen tái xanh mặt mũiTiền lương công chức của Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình có lẽ chỉ đủ trang trải chi phí phát sinh hàng tháng cho căn biệt thự?3- Căn biệt thự Vinhomes Riverside AD01-58

Cùng ngày ký hợp đồng căn biệt thự BL09-02 nêu trên, ông Nguyễn Hòa Bình cũng đầu tư cho cậu quý tửNguyễn Việt Anh (sinh ngày 27/9/1990) căn biệt thự sốAD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1 trên nền đất rộng305,89 m2 với giá 13 tỷ đồng theo bản hợp đồng sốAD01-58/VV/HĐMBBT ký ngày 7/5/2013. Căn biệt thự này cũng tốn thêm hàng chục tỷ đồng nữa của ông Nguyễn Hòa Bình cho chi phí sửa chữa, hoàn thiện và trang trí nội thất.

Căn biệt thự AD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1 trị giá phần thô đã là 13 tỷ đồng của cậu quý tử sinh năm 1990 Nguyễn Việt AnhCậu quý tử Nguyễn Việt Anh cùng bạn gái tại căn biệt thự riêng vào dịp tết 2014

4- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HP08-33

Căn biệt thự tại số HP08-33, đường Hoa Phượng 8 cũng nằm trong khu Vinhomes Riverside thuộc sở hữu của Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy vừa được mua vào ngày 19/11/2014 trên nền đất rộng 430m2 với giá18,9 tỷ đồng, hiện đang trong giai đoạn thiết kế.

Hiện căn biệt thự thứ 4 trị giá phần thô 18,9 tỷ đồng của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh đang trong giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế5- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HS06-29

Cũng “có hiếu” không khác gì Vũ Chí Hùng, con rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tháng 12/2014 vừa qua, Nguyễn Tuấn Anh đã “trả ơn” kèm “bịt miệng” gia đình bên vợ vì đã đứng tên giúp hàng loạt doanh nghiệp ma bằng căn biệt thự số HS06-29 trên lô đất rộng 266 m2tọa lạc tại đường Hoa Sữa 6, khu Vinhomes Riverside với giá 19,9 tỷ đồng, hiện Nguyễn Tuấn Anh cũng đổ thêm kinh phí 1,6 tỷ đồng nữa để đẩy mạnh giai đoạn hoàn thiện. Vợ chồng họa sỹ Hoàng Đăng Định và Nguyễn Thị Hằng đang chuẩn bị rời khu Láng Thượng để về hưởng thụ cuộc sống gần nhà sui gia Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình.

Bản thiết kế phòng ngủ căn biệt thự số HS06-29 trị giá 19,9 tỷ đồng do Nguyễn Tuấn Anh trả ơn cho gia đình nhạc phụ – họa sỹ Hoàng Đăng ĐịnhBản thiết kế phòng khách căn biệt thự số HS06-29 trị giá 19,9 tỷ đồng do Nguyễn Tuấn Anh trả ơn cho gia đình nhạc phụ – họa sỹ Hoàng Đăng Định6- Căn E-01, Dự án khu nhà ở thấp tầng số 15, Ngõ 91, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Căn nhà số E-01 thuộc Dự án Khu nhà ở thấp tầng số 15 ngõ 91 Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội do công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phú Điền là chủ đầu tư được con dâu ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy đứng tên mua ngày 4/11/2013. Diện tích đất 94,88 m2, tổng diện tích sàn 428,9m2 với giá10,8 tỷ đồng.
Trích hợp đồng Hoàng Minh Thủy đứng tên mua căn E-01 với giá 10,8 tỷ đồng (trang 2)Trích hợp đồng Hoàng Minh Thủy đứng tên mua căn E-01 với giá 10,8 tỷ đồng (trang 5)Hiện căn nhà trên được Công ty thiết kế MoreHome (19 Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Cầu Giấy, Hà Nội) thiết kế lại nội thất.
Bản thiết kế phòng khách căn nhà E-01 trị giá 10,8 tỷ đồng của Hoàng Minh ThủyThiết kế phòng ăn căn nhà E-01 trị giá 10,8 tỷ đồng của Hoàng Minh Thủy7- Căn hộ 1411 Vincom Centre Hà Nội

Căn hộ số 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre (114 Mai Hắc Đế, Hà Nội) được Nguyễn Tuấn Anh mua vào ngày 17/5/2009 với giá 6,7 tỷ đồng. Hiện căn hộ đang được vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh cho nước ngoài thuê với giá 52 triệu/tháng.

Trích sổ đỏ căn hộ 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre của vợ chồng Nguyễn Tuấn AnhTrích sổ đỏ căn hộ 1411 tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh

8- Căn hộ C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco

Vẫn chưa hết, vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy còn sở hữu căn hộ cao cấp số C(25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích sàn 143,84 m2.

Trích sổ đỏ căn hộ cao cấp C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco của vợ chồng Nguyễn Tuấn AnhTrích sổ đỏ căn hộ cao cấp C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco của vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh

Như vậy, thống kê cho thấy tài sản của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng là khủng khiếp, không thua kém mấy so với gia đình Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong bài trước chúng tôi đã chỉ mặt thủ đoạn của hai cha con ông Nguyễn Hòa Bình nhằm chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2 dự án lên đến gần một ngàn năm trăm tỷ đồng (1.500.000.000.000 VNĐ). Lòng tham của ông Nguyễn Hòa Bình cũng như ông Nguyễn Xuân Phúc là vô hạn, cơ man nào là đất đai như thế nhưng vẫn bằng mọi thủ đoạn gian trá để vơ vét cho mình hàng loạt biệt thự và căn hộ cao cấp như độc giả vừa thấy. Chỉ mới cộng sơ giá trị các biệt thự và căn hộ cao cấp tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ đồng, chưa tính tại Đà Nẵng và TP.HCM, chưa tính bao nhiêu là đồ cổ, kim cương và đô la giấu trong nhà, chưa tính những cổ phiếu tại các Ngân hàng và các Tập đoàn, chưa tính những khu đất vàng tại Hà Nội nấp dưới danh nghĩa các doanh nghiệp của con trai Nguyễn Tuấn Anh…

Cả gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đều là Đảng viên, công chức nhà nước, con thì đứa vừa ra trường, đứa còn đang đi học nhưng sơ sơ về tài sản tính theo bất động sản tại nội thành Hà Nội đã lên đến hàng trăm tỷ như thế, độc giả có thể suy xét tay và cả người của Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình xem đã nhúng chàm hay chưa? Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong các phóng sự tới, mong độc giả đón chờ.

Nguồn: Thanh tra Nhân dân

https://m.facebook.com/notes/chân-dung-quyền-lực/hãy-chia-sẻ-mạnh-mẽ-viện-trưởng-vksnd-tối-cao-nguyễn-hòa-bình-và-vụ-chạy-án-rúng/754258764643784/

“Nghĩa địa” trên Thái Bình Dương của mảnh vỡ thiết bị vũ trụ

0
RFI

Khi không còn được sử dụng, các vật thể vũ trụ có riêng một nơi trên Trái Đất để về “yên nghỉ”. Một “nghĩa trang” nằm sâu thẳm giữa Thái Bình Dương, cách xa khu vực có người ở, là nơi “trút hơi thở cuối cùng” của hơn 260 thiết bị của những chiếc vệ tinh và phi thuyền sau nhiều năm hoạt động trong không gian.

“Nghĩa trang” này nằm cách phía bắc châu Nam Cực chừng 1.500 km và cách bờ đông của New Zealand khoảng 2.500 km. Phần lớn các vật thể này được lập trình để rơi sâu 4 km trong lòng đại dương ở “khu vực không thâm nhập” được, hay còn gọi là “điểm Nemo”, lấy tên thuyền trưởng trong cuốn truyện khoa học viễn tưởng của Jules Vernes.

Từ Skylab đến trạm vũ trụ Mir (trạm vũ trụ Hòa Bình), chính tại khu vực rộng lớn này, những cựu ngôi sao của không gian tỏa sáng lần cuối. Thế nhưng, ngay cả những con tầu vũ trụ nổi tiếng nhất cũng không được quyền “chôn” trong cùng một “khu mộ” theo đúng nghĩa, đơn giản là vì khi rơi xuống Trái Đất, tất cả đều vỡ tan thành nghìn mảnh.

Nghĩa địa lớn nhất thế giới

Trong một hội thảo năm 2013 về chủ đề này, ông Holger Krag, giám đốc ban phụ trách mảnh vỡ vũ trụ của Cơ Quan Vũ Trụ Châu Âu, giải thích đó là cả một “vùng rộng hơn là một điểm hạ cánh chính xác”. Và khu vực này được ấn định ở phía nam Thái Bình Dương.

Ông khẳng định : “Điểm chính dĩ nhiên là được ấn định chính xác nhưng các vật thể không gian vỡ thành nhiều mảnh khi rơi vào bầu khí quyển. Vì thế, chúng tôi phải dự phòng một phạm vi rộng để tất cả các mảnh vỡ đều rơi xuống một vùng đã được vạch ra trước”.

Theo trang Mashable, chỉ 25 trên tổng số 142 tấn của trạm vũ trụ Hòa Bình rơi xuống Thái Bình Dương, sau khi nổ tung khi đang bay. “Ngôi sao” Nga phục vụ hơn 15 năm trong vũ trụ, sau đó được cố tình đưa ra khỏi quỹ đạo để rơi xuống đáy Thái Bình Dương vào năm 2001. Cũng tại khu vực này, phần lớn vật thể rơi xuống, gồm 190 mảnh vỡ, là của Nga, 52 mảnh của Mỹ, 8 của châu Âu và 6 của Nhật Bản.

Ông Holger Krag cho biết là các cơ quan vũ trụ được tự do sử dụng vùng này. Nhưng khu vực nằm dưới sự quản lý chung của các cơ quan hàng hải và hàng không Chilê và New Zealand. Họ được thông báo trước vài ngày trước khi có một vật thể được đưa ra khỏi quỹ đạo và chịu trách nhiệm thông báo cho các phi công hay thủy thủ tránh khu vực đó càng xa càng tốt.

Một mảnh động cơ bằng titan được tìm thấy ở Ả Rập Xê út năm 2001.WikiCommon

Sau khoảng 60 năm phát triển nghiên cứu không gian, hơn 29.000 vật thể có kích thước lớn hơn 20 cm bay trong quỹ đạo quanh Trái Đất. Ngoài một số vệ tinh, trạm không gian và những phi thuyền khác có ích, phần lớn các vật thể trong không gian không còn được sử dụng (hết tuổi thọ) và khiến bãi rác vũ trụ ngày càng lớn bay quanh Trái Đất. Những sọt rác di động này mỗi ngày lại bị hút thêm một chút về phía địa cầu vì lực hấp dẫn của Trái Đất và có rất nhiều khả năng nằm ngoài tầm kiểm soát.

Từ khoảng 20 năm nay, các cơ quan hàng không đã thống nhất với nhau về việc giảm lượng rác thải không gian với hai giải pháp : đưa một mođun kéo rác về Trái Đất và kiểm soát được quá trình rác rơi, hoặc đẩy chúng ra khỏi quỹ đạo để mãi mãi biến mất trong thiên hà.

Đối với những thiết bị được đưa về Trái Đất, rất nhiều khả năng chúng rơi vào “nghĩa địa”ngoài khơi Thái Bình Dương. Thế nhưng, một số khác lại không “tuân” theo chỉ dẫn của các nhà khoa học và trở nên mất kiểm soát. Nếu phần lớn bị biến thành tro bụi khi xuyên qua bầu khí quyển, thì những vật thể lớn nhất đôi khi vẫn rơi xuống mặt đất thành những mảnh vỡ lớn.

Khoảng tháng 11/2015, một chủ trang trại Tây Ban Nha giật mình vì phát hiện một hình cầu kim loại kỳ lạ có đường kính 1 mét rơi trong vườn. Và đây không phải là trường hợp duy nhất. Đối với những mảnh vỡ bị “lạc đường”, chúng luôn có một chỗ trong một viện bảo tàng nào đó.

“Chị gái tôi bị cầm giữ như một con tin”: Cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh

RFA

Trường hợp một công dân Việt Nam ở nước ngoài về thăm gia đình và sau đó không được cho xuất cảnh trở lại gây bức xúc cho bản thân và gia đình.

Khủng bố tinh thần

Người trong cuộc là bà Đỗ Ngọc Xuân Trầm vào sáng ngày 10/07/2017, từ Sài Gòn, kể lại vụ việc ngay sau khi nhập cảnh vào Việt Nam hồi ngày 19 tháng 5, bà liên tục bị Đại úy Trần Đại nhắn tin qua tài khoản Facebook, làm áp lực yêu cầu có trách nhiệm khai báo những việc làm của em gái là cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và chồng là nhà hoạt động Trần Ngọc Thành.

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong những người sáng lập Phong trào Lao động Việt trong nước, từng bị tuyên án 7 năm tù giam  vì tham gia các phong trào công nhân biểu tình và đình công để đòi tăng lương và bảo đảm an toàn lao động. Bà Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do sớm hồi cuối tháng 6 năm 2014, sau hơn 4 năm tù đày. Ông Trần Ngọc Thành là cố vấn của Phong trào Lao động Việt.

Hành động sử dụng chị Đỗ Ngọc Xuân Trầm làm một con tin để khống chế những công việc nói lên sự thật của em gái cho thấy họ sử dụng một phương thức hết sức bỉ ổi và coi thường luật pháp
-Bà Đỗ Thị Minh Hạnh

Bản thân bà Đỗ Ngọc Xuân Trầm nói không phải là thành viên cũng như không có bất cứ hoạt động nào trong tổ chức xã hội dân sự độc lập Phong trào Lao động Việt mà chồng bà tham gia trong tư cách cố vấn.

Sau thời gian ở tại Việt Nam để thăm gia đình, bà Xuân Trầm không chỉ bị khủng bố tinh thần qua các cuộc điện thoại và tin nhắn trên Facebook mà vào ngày 27/06 bà bị chặn ở cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, khi xuất cảnh trở về Áo. Nguyên nhân được cơ quan chức năng cho biết là “vì lý do an ninh”.

Đến ngày 3 tháng 7, bà Đỗ Ngọc Xuân Trầm đã nhờ Luật sư Đặng Đình Mạnh làm đơn khiếu nại về việc không được xuất cảnh của mình. Đến ngày 06/07, bà Xuân Trầm được yêu cầu có một buổi làm việc tại văn phòng của Công an Xuất nhập cảnh thành phố Hồ Chí Minh. Bà Xuân Trầm kể lại:

“Họ lục soát khắp người tôi, cả vùng kín của tôi và họ dùng máy camera quay tôi. Tôi hỏi lý do tại sao họ quay camera tôi thì các anh công an trả lời là ‘để làm việc cho khách quan’. Tôi đã nói ‘nếu vậy thì các anh phải cho tôi quay (thu hình) lại các anh’. Nhưng các anh công an trả lời tôi rằng ‘tại vì chị là người yêu cầu xuất cảnh nên chỉ có chúng tôi quay (thu hình) chị mà thôi’. Còn khi bắt ký kết biên bản để làm Giấy Cam kết được đi xuất cảnh thì họ yêu cầu cam kết không thuộc tổ chức nào. Tôi đã cam kết. Họ yêu cầu tôi phải lên mạng rút tất cả những tin nhắn xuống và bắt tôi lập đi lập lại nhiều lần câu ‘Vì bức xúc không được xuất cảnh nên tôi đã đưa tất cả những tin nhắn và số điện thoại của anh Trần Đại lên mạng nên mọi người làm phiền tới anh Trần Đại. Chính vì vậy, tôi cảm thấy việc làm đó của tôi là sai trái cho nên tôi xin lỗi’. Họ kêu chỉ cần học thuộc câu này để về nhà viết lên một tờ giấy, đưa lên Facebook của Đỗ Thị Minh Hạnh là họ cho đi.”

Không được xuất cảnh
Screenshot_20170710-201929.jpg
Con gái bà Xuân Trầm giăng biểu ngữ yêu cầu Việt Nam trả mẹ. Courtesy: Ảnh do bà Xuân Trầm cung cấp.

Khẳng định với RFA không làm điều gì sai trái vì bản thân không phải là người đăng tải và phổ biến số điện thoại cũng như nội dung tin nhắn của Đại úy Trần Đại lên Facebook, bà Xuân Trầm nhấn mạnh không thể thực hiện yêu cầu như vừa nêu. Đồng thời, bà không thể đăng nhập vào tài khoản Facebook cá nhân của em gái là Đỗ Thị Minh Hạnh để xóa những gì đã đăng theo yêu cầu của phía công an.

Cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh chia sẻ với RFA bà cũng không thể xóa những thông tin đăng tải liên quan Đại úy Trần Đại vì việc bà làm không phải phổ biến thông tin cá nhân của người đại úy công an này, mà đó là những bằng chứng Đại úy Trần Đại khủng bố, truy bức chị gái Xuân Trầm của mình. Bà Đỗ Thị Minh Hạnh có ý kiến:

Cha con tôi kéo đến Đại Sứ quán Việt Nam, mang biểu ngữ của những đứa trẻ đi đòi mẹ, phản đối nhà cầm quyền không từ một bất cứ hình thức nào để hành hạ, truy bức con người theo ý muốn của họ. Chúng tôi cũng có những đề nghị đối với giới ngoại giao của Áo cùng một số tổ chức xã hội. Tôi nghĩ rằng việc làm này hoàn toàn trái pháp luật và trái với các thông lệ quốc tế
-Ông Trần Ngọc Thành

“Hành động sử dụng chị Đỗ Ngọc Xuân Trầm làm một con tin để khống chế những công việc nói lên sự thật của em gái cho thấy họ sử dụng một phương thức hết sức bỉ ổi và họ ngồi xổm trên luật pháp, coi thường luật pháp. Việc cấm xuất cảnh không phải ai cũng có thể ra lệnh được trong điều khoản ‘cấm xuất cảnh vì lý do an ninh’, một lý do hết sức mù mờ thì phải do Bộ trưởng Bộ Công an ký. Tuy nhiên Trần Đại chỉ là một đại úy, nhưng anh ta nói rằng ‘phải xin lỗi anh ta thì anh ta mới cho phép để đi xuất cảnh’. Như vậy có điều gì đó mờ ám ở đây, ngay trong chính nội bộ của Bộ Công an.”

Từ nước Áo, ông Trần Ngọc Thành cho rằng việc chính quyền Việt Nam không cho vợ của ông xuất cảnh trở về Áo mà cầm giữ như một con tin là không thể chấp nhận được:

“Họ truy bức bằng cách dùng vợ để làm con tin thì chúng tôi rất bất bình. Bản thân tôi lúc này cũng đã lên tiếng. Cha con tôi kéo đến Đại Sứ quán Việt Nam, mang biểu ngữ của những đứa trẻ đi đòi mẹ, phản đối nhà cầm quyền không từ một bất cứ hình thức nào để hành hạ, truy bức con người theo ý muốn của họ. Chúng tôi cũng có những đề nghị đối với giới ngoại giao của Áo cùng một số tổ chức xã hội. Tôi nghĩ rằng việc làm này hoàn toàn trái pháp luật và trái với các thông lệ quốc tế, ngay cả về pháp luật Việt Nam quy định rằng người Việt Nam có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí…Trong cách hành xử của họ với những người vô tội và không làm gì, tôi thấy không thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ tranh đấu đến cùng.”

Đài RFA đã liên lạc với Đại úy Trần Đại qua số điện thoại được phổ biến và lan truyền trên các mạng xã hội để kiểm chứng những cáo buộc của bà Đỗ Ngọc Xuân Trầm. Thế nhưng, các cuộc điện thoại viễn liên đều không kết nối được.

 

HOÀNG QUỐC KHÁNH – SƠN LA

Câu chuyện về biệt phủ của Hoàng Quốc Khánh – UVTV tỉnh ủy, Đại biểu quốc hội, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh Sơn La có cô nàng vợ rất xinh đẹp Phạm Thị Doan hiện đang làm Phó giám đốc Sở Công Thương Sơn La râm ran mấy ngày qua trên khắp các trang mạng xã hội cũng như báo chính thống.

Đến hôm nay thì chúng tôi tiếp tục nhận được các nguồn tin khá thân cận từ các CTV từ Sơn La gửi cho biết Hoàng Quốc Khánh sinh năm 1969 đã từng du học ở CHLB Nga về nước và làm đầy tớ cho nhân dân, trực tiếp là phục vụ đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La. Là một tỉnh nghèo nhất trong cả nước thiếu đói quanh năm, Hoàng Quốc Khánh bằng phát huy trí tuệ kết hợp kiến thức Đông – Tây đã giúp bà con nhân dân Sơn La một số bộ phận thoát nghèo tiến lên làm giàu chính đáng.

Toà nhà này ở Ngã tư Yên Châu

Không thể phủ nhận công sức của anh Khánh khi còn làm chủ tịch, bí thư huyện ủy Phù Yên, tỉnh Sơn La. Thời đương nhiệm anh đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện Phù Yên, thế nhưng trong thơ Kiều của Nguyễn Du đã đúc kết “Chữ tài liền với chữ tai một vần” và anh cũng chẳng thể nào khác được. Anh rất hào hoa, đẹp trai, thể thao cũng ổn “trai tài gái đảm” hội tụ đủ tố chất và điều tiếng của anh dư âm đến bây giờ vẫn còn đọng mãi ở đất Phù Yên. Tiếng tăm trai gái lăng nhăng, vơ vét cũng nhiều đã để lại trong nỗi niềm người đi kẻ ở. Đến bây giờ thì chắc chỉ còn duy nhất Nguyễn Hồng Hà – Trưởng phòng giáo dục huyện là đệ tử ruột của anh nên vẫn trọn nghĩa vẹn tình và vài doanh nghiệp sân sau như Thái Hoàng, Hải Hùng là thủy chung.

Sau khi rời mảnh đất Phù Yên màu mỡ để đến trốn quan trường rộng lớn nhưng tiếc thay đất có thổ công, sông có hà bá, ai cũng có chốn có nơi, chỉ mình Khánh bơ vơ lạc lõng không được lọt vào Top lợi ích nhóm nên đành bẻ lái sang nhiều vị trí khác nhau. Trót đâm lao phải theo lao, miếng thịt không vít nổi lỗ miệng, đồng tiền đi trước mà chẳng khôn được, đành ngậm bồ hòn ngồi một chỗ đâm bị thóc cho nó chảy ra, cuối cùng BTV đành phải tìm cách bố trí vào vị trí Chủ nhiệm UBKT đảng. Mà nghe đâu bọn trẻ trâu nó đang đồn thổi ngoài bờ đê là anh Khánh đang chạy marathon để về đích chức Chủ tịch tỉnh sắp tới, chưa rõ thực hư thế nào chờ thêm thời gian sẽ rõ.

Tòa lâu đài ở Phù Yên

Cũng theo bạn đọc cung cấp nguồn thì Hoàng Quốc Khánh không chỉ có một tòa lâu đài các trang mạng rầm rộ đăng tải đó là ngã tư Yên Châu mà còn ở Phù Yên có thêm một tòa lâu đài tọa lạc nữa cũng kiểu kiến trúc Châu Âu. Ngoài ra còn tòa lâu đài nào nữa mà anh Khánh chưa công khai với quần chúng nhân dân thì hồi sau sẽ rõ.

Ảnh 1: Tòa lâu đài nằm ở ngã tư Yên Châu

Ảnh 2: Tòa lâu đài ở Phù Yên

bài viết tác giả Nam Việt

Nga-Trung : Một liên minh bề nổi ?

0
Liên minh giữa Nga và Trung Quốc dường như vững chắc đến mức có thể kết nạp được hai nước láng giềng thù nghịch Ấn Độ và Pakistan cùng làm thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào ngày 09/06/2017. Như vậy, khoảng 40% dân số thế giới nằm trong một tổ chức quốc tế không do phương Tây quản lý.
RFI

Liên minh giữa Nga và Trung Quốc dường như vững chắc đến mức có thể kết nạp được hai nước láng giềng thù nghịch Ấn Độ và Pakistan cùng làm thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vào ngày 09/06/2017. Như vậy, khoảng 40% dân số thế giới nằm trong một tổ chức quốc tế không do phương Tây quản lý.

Hình ảnh liên minh Nga-Trung mang tính biểu tượng lớn, theo đánh giá trên trang The Conversation (26/06/2017) của giảng viên đại học Cyrille Bret, trường Khoa học Chính trị Sciences-Po nổi tiếng của Pháp.

Tuy nhiên, ông cũng đặt câu hỏi : Liên minh này gắn bó đến mức nào ? Liệu liên minh này có bị tan vỡ ở Trung Á ? Vì chính tại khu vực này, nằm trong tầm ảnh hưởng Nga, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn xây dựng một “con đường tơ lụa mới”. Chẳng lẽ liên minh này lại không vấp phải sự bất cân bằng về kinh tế và dân số giữa các nước đối tác? Tác giả bài viết cho rằng đằng sau liên minh bề nổi, xuất hiện nhiều vết rạn nứt.

Quan điểm chung về đối ngoại

Sau những lần căng thẳng và xích lại gần nhau trong thời kỳ Sa hoàng và Cộng sản, quan hệ Nga-Trung nhanh chóng được bình thường hóa. Năm 1996, hai nước ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược và năm 2001 cùng ký một hiệp định hữu nghị thể hiện quan điểm chung về đối ngoại : Chặt chẽ trong việc tôn trọng chủ quyền quốc gia, áp dụng đúng từng từ các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và mỗi nước có quyền thảo ra mô hình phát triển của riêng mình. Cuối cùng, vào năm 2004, hai nước giải quyết dứt điểm mọi tranh chấp lãnh thổ.

Sự đồng nhất về chính trị của hai nước được thể hiện rõ trong việc chống lại quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Vì thế, việc Mỹ can thiệp vào Kosovo (1999) và Irak (2003) đồng loạt bị Bắc Kinh và Matxcơva lên án là hành động xâm phạm chủ quyền của những nước đó.

Đối với Matxcơva và Bắc Kinh, cần phải cảnh cáo mọi ý định can thiệp vào Đài Loan, Bắc Triều Tiên, vùng Kavkaz hay Ukraina. Tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga có thể thường xuyên dựa vào Trung Quốc vì từ năm 2007, Bắc Kinh đã 7 lần sử dụng quyền phủ quyết ở Hội Đồng Bảo An và luôn phủ quyết cùng với Nga.

Tương tự, cả Nga và Trung Quốc khẳng định quan điểm gần giống nhau về vấn đề hạt nhân Iran, cuộc nội chiến ở Syria hay chủ nghĩa khủng bố Hồi Giáo quốc tế. Một hành động được đánh giá mang tính biểu tượng cao cho liên minh hai nước : Vào tháng 05/2014, khi cuộc khủng hoảng tại Ukraina vẫn căng thẳng, tổng thống Nga đến Thượng Hải ; về phần mình, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Thế Chiến II tại Matxcơva ngày 08/05/2015. Liên minh giữa hai nước cũng tỏ ra vững chắc trên các diễn đàn đa phương.

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mối liên kết an ninh

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), được thành lập năm 2001, nhằm hình thành một liên minh về an ninh. Nga và Trung Quốc liên kết quanh mình các nước thuộc liên bang Xô Viết cũ ở Trung Á và hiện trở thành các nước chủ chốt của châu Á.

Các đối tác trong khối muốn cản trở các cuộc cách mạng mầu tại Trung Á ; họ muốn kiềm chế sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, tại Afghanistan và ở Trung Đông với thành công là đóng cửa các căn cứ không quân của Mỹ tại Uzbekistan và Kyrgyzstan, sau thượng đỉnh SCO tại Astana (thủ đô của Kazakhstan) năm 2005.

Quan hệ hợp tác Nga-Trung được thúc đẩy nhất trong lĩnh vực quân sự. Vào các năm 2005, 2007, 2009, 2010 và mùa hè 2017, Trung Quốc và Nga cùng tiến hành các cuộc tập trận hàng hải và trên bộ có quy mô lớn trong vùng biển Baltic với tên gọi “Sứ mệnh Hoà Bình” dưới sự bảo trợ của SCO.

Quan hệ hợp tác song phương đặc biệt mạnh mẽ trong lĩnh vực vũ khí đạn đạo. Sau năm 1989, do liên tiếp bị trừng phạt vì vụ thảm sát Thiên An Môn, Trung Quốc chuyển sang nhập vũ khí của Nga. Vì vậy, trong những năm 1990, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ của 50% lượng vũ khí xuất khẩu của Nga.

Năm 2005, sau cuộc tập trận chung “Sứ mệnh Hoà Bình 2005”, Trung Quốc đã đặt mua rất nhiều chiến đấu cơ và máy bay vận tải của Nga. Trong lĩnh vực tên lửa cũng vậy, Trung Quốc thường xuyên đặt mua từ ngành công nghiệp Nga, dù mới đây, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia hàng đầu nhập khẩu vũ khí của Nga.

Hợp tác kinh tế mới được chú trọng

Từ lâu, trao đổi kinh tế là điểm yếu trong mối quan hệ Nga-Trung. Nhưng từ đầu những năm 2010, Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của Nga, với mục tiêu được hai nước đề ra là nâng trao đổi thương mại từ 90 tỉ đô la lên thành 200 tỉ đô la mỗi năm.

Mặt hàng trao đổi bên phía Nga lại không đa dạng lắm : chỉ riêng dầu khí (hydrocarbon) đã chiếm đến 80% lượng xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc. Nhưng vì vẫn bất đồng về giá bán và thái độ dè chừng từ phía Matxcơva nên việc xây dựng hệ thống ống dẫn khí và ống dẫn dầu bị chậm trễ nghiêm trọng.

Phải đến năm 2010, Nga mới mở đường ống dẫn dầu đầu tiên sang Trung Quốc và đến năm 2014, dự án đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia” mới thành hình. Nhờ đó, Bắc Kinh và Matxcơva đã ký một thoả thuận cung cấp 38 triệu mét khối khí đốt mỗi năm kể từ năm 2018 với tổng trị giá được thẩm định là 400 tỉ đô la và thời hạn hợp đồng kéo dài 30 năm.

Trong lĩnh vực tài chính, thông qua tổ chức BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), Trung Quốc và Nga tìm cách phát triển một hệ thống ngân hàng và tài chính song song với thị trường tài chính của các nước phương Tây. Nhưng trên thực tế, liên minh kinh tế lại khập khiễng vì tình trạng chênh lệch kinh tế giữa các nước đối tác.

Một liên minh bị hạn chế vì các chủ đề căng thẳng về cơ cấu

Liệu liên minh Nga-Trung có thể đối chọi được sức mạnh phối hợp của Mỹ và châu Âu không ? Không có gì là chắc chắn vì quan hệ đối tác vấp phải nhiều trở ngại về cơ cấu.

Quan điểm địa chính trị của hai cường quốc không hẳn liên kết với nhau. Hiện Nga đi theo chiến lược việc đã rồi, với mục đích thay đổi thế cân bằng tại châu Âu và Trung Đông. Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ ra bảo thủ hơn và chú ý đến việc đối xử khéo léo với một Hoa Kỳ hung hăng hơn của Donald Trump.

Tương tự, về việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée, Trung Quốc không nhiệt tình ủng hộ Nga vì điều này tác động xấu đến đường hướng chung của hai nước trong việc bảo vệ nguyên tắc không can thiệp.

Ngoài ra, Nga cũng nhận thấy Trung Quốc là một đối thủ tại Trung Á, nên viễn cảnh về tương lai của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải có thể trái ngược nhau. Mở rộng thẩm quyền của SCO sang cả phạm vi kinh tế là ý muốn của Bắc Kinh, nhất là để tăng thêm ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua dự án con đường tơ lụa mới. Đây lại là điều Matxcơva dè chừng.

Để giảm bớt trọng lượng của Trung Quốc trong tổ chức, Nga đã ủng hộ hai nước Ấn Độ và Pakistan gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Như vậy, đằng sau sự nhất quán bề ngoài đó còn ẩn giấu những cạnh tranh đáng ngờ.

Trong lĩnh vực quân sự, Matxcơva không ngần ngại cung cấp trang thiết bị quốc phòng cho các đối thủ của Trung Quốc trong vùng (Ấn Độ, Việt Nam…). Và Matxcơva cũng ngày càng thận trọng hơn trong việc chuyển giao công nghệ trọng điểm cho Trung Quốc.

Năm 2004, chính quyền Nga đã ngừng xuất khẩu chiến đấu cơ Sukhoi SU-35 và oanh tạc cơ Tupolev Tu-22M cho Trung Quốc vì bất đồng trong việc bảo vệ công nghệ đối với máy bay Sukhoi Su-27SK, được Trung Quốc gọi là Thẩm Dương (Shenyang) J-11. Nói tóm lại, Nga sợ các phiên bản sao chép của Trung Quốc.

Trong lĩnh vực kinh tế, Nga tỏ ra ngập ngừng tham gia vào chính sách “xoay trục của Trung Quốc”. Thực vậy, chính quyền Matxcơva giám sát hạn chế các nguồn đầu tư Trung Quốc vào Nga. Như năm 2002, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation), được cho là sẽ thắng thầu tập đoàn Slavneft của Nga, cuối cùng lại bị chính quyền Nga loại khỏi thương vụ.

Tóm lại, rất nhiều bất trắc đang đè lên tương lai của liên minh này. Tình đoàn kết giữa Trung Quốc và Nga trước chính quyền của Donald Trump sẽ đi đến đâu ? Trong khi nền kinh tế Nga lại không đa dạng lắm, thì liệu hợp tác kinh tế được định hình bởi dự án “Sức mạnh Siberia” có đạt đến tầm cao như trong hợp tác quân sự và trong các hình ảnh đầy tính tượng trưng trên truyền thông hay không ? Nếu như cơ cấu liên minh Nga-Trung có vẻ vững chắc vẻ bề ngoài, thì lại dễ vỡ khi nhìn từ bên trong.