Home Blog Page 1158

“Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?

(Dân trí) – Người dân chúng tôi chỉ muốn được trả đúng với giá tiền mà mình phải trả, những con đường làm đúng với giá trị thực của nó, không bị ăn gian, khai vống … và không tồn tại những “cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” hay khuyến khích “ngầm”, phải không các bạn?

Nếu một trong những vấn đề bức xúc nhất trong đời sống kinh tế hiện nay là thuế và phí thì mức thu tại các trạm BOT là vấn đề bức xúc nhất trong các vấn đề bức xúc. Đã có nhiều, rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

Tại Hội thảo những vấn đề của Dự án BOT đường bộ tổ chức vào sáng 15/9, TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thảng thốt kêu lên: “Không phải dự án BOT do chủ đầu tư có tiền hoặc vay tiền, xây dựng rồi đặt trạm thu phí là của họ, họ muốn làm gì thì làm hoặc xin gì thì cho”.

Để làm rõ điều này, TS Kiên phân tích: “Điều đang gây tranh cãi nhất hiện nay, dự án BOT là của công hay của tư và cơ chế quản lý ra sao vì hiện chính sách quản lý BOT rất lỏng lẻo. Tôi khẳng định, dự án nằm trên đất, đất thuộc quyền sở hữu của toàn dân thì Nhà nước vẫn thực hiện quyền quản lý. Nhà nước thiếu vốn đầu tư cho hạ tầng, mời gọi anh vào và chỉ cho phép anh xây dựng khai thác, quản lý trong thời gian nhất định…”.

Những điều vị Phó Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói đã phản ánh một nét cơ bản và cũng là câu hỏi bức xúc: “Đường của ai?”.

Câu hỏi này đã được ông Nguyễn Văn Hoan, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính văn phòng Quốc hội cho biết, hiện phần lớn các nhà đầu tư chỉ có 11-15% vốn, còn lại là vay ngân hàng. Vấn đề đặt ra là an toàn tài chính, nợ xấu xảy ra thì ngân sách Nhà nước lại phải xử lý.

Như thế là đã rõ. BOT nằm trên đất đai của Nhà nước, kinh phí xây dựng hầu hết là vay ngân hàng, nếu làm ăn thua lỗ thì lại trông vào cái túi có tên là “ngân sách nhà nước”, thực ra là tiền thuế của dân.

Thế nhưng việc quản lý, vận hành thì hết sức tùy tiện, lỏng lẻo. Ông Ngô Văn Quý, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra một loạt các vấn đề như quy định khoảng cách giữa các trạm thu phí tối thiểu là 70 km, nhưng vẫn có “cơ chế mềm” để các trạm đặt quá gần nhau. Ví dụ, Quốc lộ 1 đã bị chủ đầu tư “chặt nhỏ” ra rất nhiều, có 32/88 trạm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km.

Đối với cam kết về lợi nhuận cho nhà đầu tư thì “chẳng khác gì một dạng “ân huệ”, tùy tiện, cao thì 14-15% mà thấp thì 11-12%”.

Về cơ chế kiểm tra, kiểm soát quá trình thu phí thiếu chặt chẽ điển hình là Dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, thanh tra đã phát hiện nhà đầu tư báo cáo sai 500 triệu đồng/ngày.

Về vai trò của các bộ, TS. Nguyễn Đình Ánh cho rằng, xét trên khía cạnh lợi ích, ông “cảm giác” rằng Bộ KH-ĐT thì cần nhà đầu tư, huy động vốn. Bộ GTVT cần công trình, càng nhiều đường cao tốc càng tốt. Họ không có trách nhiệm gì trong việc kiểm soát nhà đầu tư, thậm chí còn khuyến khích công khai và cả ngầm để nhà đầu tư tham gia. Còn mục tiêu của nhà đầu tư BOT là tìm kiếm lợi nhuận, từ khi đầu tư đến vận hành và chuyển giao lại cho nhà nước.

Than ôi! Thế thì làm gì phí không cao, làm gì không phải è cổ ra mà gánh…

Một điều đáng lo ngại là hiện nay, giá xăng dầu đang ở mức thấp, chỉ khoảng 14 – 16 ngàn/lít xăng. Nếu như giá xăng dầu tăng trở lại mức của thời kỳ cao điểm 24 – 25 ngàn đồng/lít thì khi đó, nền kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Làm được đồng nào không khéo đổ vào nuôi xăng dầu, thuế phí hêt.

Nhớ lại cách đây ít lâu, ông Đinh La Thăng khi đó còn là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong một bài trả lời phỏng vấn báo Dân trí đã nói: “Không thể có chuyện vừa không muốn mất tiền, hoặc mất rất ít tiền, lại vừa muốn đi trên những con đường chất lượng cao. Tôi chưa thấy ở đâu đáp ứng được điều đó”.

Xin thưa luôn, người dân chúng tôi không bao giờ muốn điều đó và cũng hiểu rất rõ giữa trách nhiệm và hưởng thụ, không “ăn không” của ai, song ngược lại, cũng không cho phép ai được phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của mình.

Người dân chúng tôi chỉ muốn được trả đúng với giá tiền mà mình phải trả, những con đường làm đúng với giá trị thực của nó, không bị ăn gian, khai vống … và không tồn tại những “cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” hay khuyến khích “ngầm”, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

BOT, cái “vỗ vai”, ai “đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”?

0
(Dân trí) – Nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này? Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!
 >> Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ
 >> “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?

BOT đang nóng bỏng những ngày qua. Thật ra, nó đã được cảnh báo từ rất lâu rồi. Cách đây gần một năm (9/2016), trong bài “Cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” và BOT của ai?” người viết bài này đã tập hợp ý kiến các chuyên gia và sau đó, có dẫn một câu nói của ông Đinh La Thăng, khi ấy còn làm Bộ trưởng Bộ GTVT:

“Không thể có chuyện vừa không muốn mất tiền, hoặc mất rất ít tiền, lại vừa muốn đi trên những con đường chất lượng cao. Tôi chưa thấy ở đâu đáp ứng được điều đó”.

Và bình luận: “Xin thưa luôn, người dân chúng tôi không bao giờ muốn điều đó và cũng hiểu rất rõ giữa trách nhiệm và hưởng thụ, không “ăn không” của ai. Song ngược lại, cũng không cho phép ai được phè phỡn trên mồ hôi nước mắt của mình.

Người dân chúng tôi chỉ muốn được trả đúng với giá tiền mà mình phải trả, những con đường làm đúng với giá trị thực của nó, không bị ăn gian, khai vống … và không tồn tại những “cơ chế mềm”, “chặt nhỏ”, “ân huệ tùy tiện” hay khuyến khích “ngầm””…

Công bằng, BOT là một chủ trương đúng. Nó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh cũng như đời sống nhân dân. Tất nhiên, nếu nó được thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, minh bạch.

Song tiếc thay, điều đó lại không xảy ra và hiện tại, không ít dự án BOT trở thành gánh nặng cho ngân sách đồng thời cũng là “cỗ máy nghiền tiền dân”.

Nhiều dự án BOT gần đây đã được thanh kiểm tra, đem lại khối tiền khổng lồ và giảm hàng thế kỉ thời gian thu phí.

Song, có một BOT mà dù dư luận đã “xì xèo” từ lâu, gần đây mới được nhắc tới một cách trực diện, mạnh mẽ. Đó là BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Có lẽ ai đã từng đi trên đoạn đường này đều biết, Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trước thuộc về nhà nước quản lý. Thế nhưng không hiểu sao, bỗng một ngày, nó “biến hóa” thành của một số người dù họ chỉ tráng qua lớp nhựa rồi thu mức đường cao tốc mới hoàn toàn như lời Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Thực tế chưa mở rộng, mới chỉ cải tạo mặt đường, đã thu phí.

Ông Phúc còn chia sẻ, từ Hà Nội về Thái Bình quê ông có hơn 100km mà 4 chặng đường BOT, 4 trạm thu phí. Có đoạn gần hết hạn thu phí đường chính thì lại mở thêm đường tránh để thu phí tiếp.

Mới hôm qua (18/8), theo phản ánh từ Dân trí, bài “Thanh tra Chính phủ chỉ rõ mức phí bất thường tại dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ” cho biết, dự án này đã có hàng loạt các sai phạm “bất hợp lý và bất thường”, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

Những điều “bất hợp lý và bất thường” này, xin mời các bạn đọc trên Dân trí, mục “bài liên quan”.

Có một điều mà người viết bài này băn khoăn, đó là vì sao những cái gọi là “bất thường” ấy, ai cũng nhìn thấy được, trong khi các chuyên gia trong vai trò thẩm định và ký duyệt lại không thấy?

Có thể câu này được lý giải bởi một đoạn trong bài “Ăn chặn” tiền dân! Được đăng trên báo Thanh niên ngày 18/8: “… tâm sự thật của một chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn tư nhân đa ngành uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông. Ông kể đã không còn hứng thú tham gia làm bất cứ dự án BOT nào nữa kể từ năm 2013, sau khi được “vỗ vai” phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp “sắp chết”, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao”.

Chao ôi! Nếu như làm ăn kiểu “vỗ vai” để cứu một doanh nghiệp “sắp chết” thì làm sao chương trình BOT không sụp đổ?

Và nếu như lời tâm sự trên báo Thanh niên là có thật thì cần làm rõ “người nhà” đó là ai? Và ai là “cựu lãnh đạo cao cấp” dù không còn quyền chức vẫn “phủ bóng” để “thâu tóm” dự án này?

Mong rằng UB Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ “làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân”, công khai cho người dân được biết.

Lò đã nóng, xin đừng để bất cứ “khúc củi” nào dù tươi và to đến mấy không cháy!

Bùi Hoàng Tám

Bản tin ngày 19/8/2017

0
TIẾNG DÂN

Tin trong nước

Tin Biển Đông

Báo Đất Việt: Ngư dân bị tàu lạ phá lưới, đổ dầu ở Hoàng Sa. Như vậy là không chỉ con tàu “ôn dịch” số hiệu 46106 tấn công ngư dân, mà còn có thêm con tàu “ôn hoàng” của Trung Quốc, số hiệu 46102, cũng đã tham gia tấn công ngư dân Việt Nam trước đó.

Bài báo cho biết: Ngày 2/7, tàu cá QNg 91727 TS của ông Võ Đắc đã bị tàu Trung Quốc 46102 cướp: có 5 người Trung Quốc trang bị vũ khí, dùi cui điện, máy quay phim, máy ảnh, nhảy lên tàu cá của ông Đắc “khống chế, dồn toàn bộ ngư dân về phía mũi tàu rồi tiến hành lục soát, chụp ảnh ngư dân, lấy 70 tấm lưới rê“.

Ngày 26/7, cả ba tàu cá gồm: tàu cá QNg 90847 TS của ông Bùi Văn Nhành, tàu cá QNg 90999 TS của ông Võ Văn Hân và tàu cá QNg 90899 TS của ông Võ Cu, đã bị tàu Trung Quốc số hiệu 46102, trang bị vũ khí, dùi cui điện, máy quay phim, máy ảnh, khống chế ngư dân, lục soát và lấy toàn bộ số hải sản đánh bắt được và tài sản trên tàu của ngư dân.

Sau khi lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đơn phương áp đặt ở Biển Đông vừa hết hạn ngày 16/8, đã có cả trăm tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông. Báo Thanh Niên dẫn nguồn từ Tân Hoa xã, cho biết: “Khoảng 100 tàu cá với sự bảo vệ của Cảnh Sát Biển Trung Quốc vào chiều 16/8 đã từ tỉnh Hải Nam xuất phát xuống khu vực Biển Đông để bắt đầu mùa đánh bắt cá“.

VOA có bài: Thủ Tướng Phúc ‘lôi kéo’ Bangkok về phía Hà Nội trong tranh chấp Biển Đông? Ông Lê Minh Nguyên nhận định: “Vấn đề Biển Đông, các sự kiện vừa qua cho thấy Việt Nam rất là đơn độc, bởi vì gần như hầu hết 10 quốc gia Đông Nam Á hoặc là thân thiện với Trung Quốc hoặc ở trạng thái trung dung và Trung Quốc gây ảnh hưởng cả khối ASEAN … Lợi ích kinh tế của Thái Lan từ việc hợp tác với Trung Quốc quá lớn so với lợi ích kinh tế từ Việt Nam”.

RFI có bài: Biển Đông: Trung Quốc chuẩn bị chiến dịch lấn chiếm tại khu vực đảo Thị Tứ? Bài báo dẫn lời ông Euan Graham, một chuyên gia về vấn đề an ninh Đông Á, cho biết, “Bắc Kinh đang phô trương sức mạnh Hải Quân tại khu vực xung quanh đảo Thị Tứ nhằm gửi tín hiệu răn đe chính quyền Philippines, để ngăn cản Manila trong kế hoạch sửa chữa đường băng sân bay và hoàn thiện một số cơ sở hạ tầng trên đảo Thị Tứ“.

Mời đọc thêm: Philippines: Đối lập tố cáo chính phủ coi nhẹ hiểm họa Trung Quốc (RFI). – Quan hệ Trung Quốc-Philippines lại căng thẳng vì Biển Đông (KT). – Nhật Bản và Mỹ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông (VOV). – Nhật sẽ giúp VN và Philippines về an ninh hàng hải (BBC). – Bình Định: Tàu cá với chín ngư dân mất liên lạc trên vùng biển Hoàng Sa(ND).

Cán bộ cấp cao và tham vọng quyền lực

Về chuyện TBT Nguyễn Phú Trọng ban hành quy định, cán bộ cấp cao phải “tuyệt đối không tham vọng quyền lực”, RFA có bài: Phải làm gì để trở thành lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam?

Nhà báo Bùi Tín nhận định: “Tôi nghĩ rằng thì đây có thể là một thủ thuật chính trị, một mưu đồ của ông Trọng để đi tới việc vận dụng những tiêu chuẩn đó nhằm loại bỏ nhóm này hay nhóm khác đang dự định tranh giành cái ghế tổng bí thư mà ông Trọng chỉ muốn duy trì vị trí Tổng Bí thư không những cho đến hết nhiệm kỳ này mà còn sang nhiệm kỳ sau nữa.”

Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh

Tờ TAZ đưa tin: Người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh: Một tên bắt cóc đã bị bắt giữ. Hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha, đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp đã bắt giữ tài xế lái chiếc xe gây án. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, cho biết: “Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi không thể nói thêm về việc này”.

Thông tin về người bị bắt: Theo lời những người hàng xóm, người đàn ông bị bắt giữ gần 50 tuổi và là công dân Việt Nam. Người này điều hành một văn phòng chuyển tiền “MoneyGram” trong chợ Sapa ở Praha. Facebook Ông Tám Bà Támcho biết, người bị cảnh sát Czech bắt giữ là ông Nguyễn Hải Long, điều hành văn phòng chuyển tiền MoneyGram.

LS Nguyễn Văn Thân có bài: Bắt cóc rồi ”tự thú” là màn diễn xuất phát từ Bắc Kinh. Theo ông, Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên thi hành chính sách bắt cóc, nhưng “lực lượng an ninh Việt Nam đã chứng tỏ tư duy đàn em xuất sắc khi bắt chước công an Trung Quốc đưa nạn nhân lên truyền hình diễn màn tự thú“.

LS Thân cho rằng, Việt Nam đang cần đồng minh chống lại Bắc Kinh, nhưng bây giờ mà “mở miệng nhờ Đức và các nước khác ủng hộ cho vấn đề Biển Đông thì chẳng khác gì một tên tội phạm trơ tráo kêu gọi mọi người khác hãy tôn trọng luật pháp?“.

Bị kỷ luật vì viết bài trên Facebook?

LS Võ An Đôn thông báo: Đoàn LS tỉnh Phú yên sắp kỷ luật tôi. Ông Đôn đính kèm một văn bản của Đoàn LS tỉnh Phú Yên, thông báo “xem xét kỷ luật” đối với ông. Lý do được Đoàn LS Phú Yên đưa ra là, trên Facebook LS Võ An Đôn “có nhiều bài viết, clip nói xấu luật sư đăng tải các clip phỏng vấn giữa LS Võ An Đôn với các đối tượng ở nước ngoài với các nội dung kích động, xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và luật sư Việt Nam“.

LS Võ An Đôn cho rằng, “luật sư không có vai trò gì đối với công lý, chỉ là vật trang trí cho đẹp phiên tòa, để người khác nhìn vào phiên tòa có dân chủ. Sự thật thì luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là ‘Cò chạy án’ để lừa người dân lấy tiền“.

“Của Caesar trả lại cho Caesar”

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Bộ sách Lịch sử Việt Nam đã chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không gọi chính quyền Việt Nam Cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền, thừa nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn cũng như vương triều Nguyễn.

PGS. TS Trần Đức Cường, cựu viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử VN cho biết: “Trung Quốc cho quân tiến vào lãnh thổ VN mấy chục cây số như vậy thì không thể nói rằng đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược. Và trận chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của VN không chỉ gói gọn trong tháng 2-1979 mà còn kéo rất dài. Cán bộ, chiến sĩ của chúng ta phải hy sinh rất nhiều xương máu. Đến năm 1988 mới thực sự tương đối có hoà bình ở vùng biên giới phía Bắc“.

Còn chuyện trước đây Nhà nước VN gọi chính quyền VNCH là ngụy quân, ngụy quyền, ông Cường nói rằng: “Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan…“. Nhân đây, có lẽ cũng nên trả lại cái tên ‘Sài Gòn’ thân thương, thay cho ‘Hồ Chí Minh’ đi các ông!

VAT hay VẮT cổ dân?

TS Vũ Thành Tự Anh, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cảnh báo: Cần thận trọng với quyết định tăng thuế VAT, vì những lý do sau:

Thứ nhất, tăng thuế VAT “sẽ làm người thu nhập thấp bị tổn thương nhiều hơn – do vậy khó được chấp nhận dưới góc độ công bằng“. Thứ hai, việc tăng thuế suất VAT “không hiển nhiên cải thiện vai trò của sắc thuế này trong tổng ngân sách“. Thứ ba, “nguồn gốc của nợ công và thâm hụt ngân sách nặng nề ở Việt Nam không phải do thiếu khả năng huy động ngân sách mà chính là do hiệu quả chi ngân sách thấp…”.

Báo Tiền Phong có bài: Thuế tận thu, hậu quả khó lường. TS Nguyễn Đức Thành cho rằng: “Việc tăng thuế chứng tỏ anh không có khả năng kiểm soát chi tiêu. Thực tế, mức thu thuế của Việt Nam đã cao so với nhiều nước trong khu vực, nếu tiếp tục tăng thu VAT sẽ gây khó khăn cho nền kinh tế”.

Báo Infonet nêu ý kiến của TS Lưu Bích Hồ: Tăng thuế VAT là điều tất yếu, có thể chấp nhận! Ông Hồ nói: “Tôi đồng ý với việc tăng thuế VAT lên 12% từ năm 2019 là nhằm tăng thêm nguồn thu, và trong điều kiện kinh tế hiện nay của chúng ta còn nhiều khó khăn thì việc tăng thuế VAT là điều tất yếu có thể chấp nhận. Nhưng nói tăng thuế VAT lên để phù hợp với thông lệ quốc tế là không thuyết phục”.

Báo NLĐ có bài: Tăng thuế GTGT dễ gây phản tác dụng. TS Ngô Trí Long, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, thuộc Bộ Tài chính, nhận định, “lâu nay chúng ta chỉ tập trung tái cơ cấu nguồn thu và tăng thuế mà ít chú trọng đến nguồn chi, khi có nhiều khoản chi hết sức bất hợp lý“.

Fcaebooker Ngô Trường An viết: “Còn tiền thuế của ta đi về đâu mà để trẻ em đu dây qua sông đến trường vậy mấy cha? Tiền thuế của ta làm chi mà để bệnh nhân chen chúc nhau dưới gầm giường và cả ngoài hành lang bệnh viện vậy mấy cha? Tiền thuế của ta ở mô mà để trẻ em chết đói, người lìa trần phải bó chiếu đem chôn vậy mấy mẹ???

Muốn biết tiền về nơi đâu, mời độc giả xem clip: Gặp gỡ người được BNG Mỹ trao Giải thưởng ’Các lãnh đạo trẻ mới nổi’

GS Trần Hữu Dũng bình luận trên trang Viet-studies: “Điệu kiện tối cần để VAT thành công là các doanh nghiệp phải có một hệ thống kế toán minh bạch và đầy đủ, và nhà nước phải có một hệ thống kiểm toán trong sạch và hiệu quả… Một loại thuế dù có ‘hay’ cách mấy trên lý thuyết, nhưng nếu bộ máy hành chánh và khả năng cán bộ thuế vụ là kém, thì cũng sẽ hoàn toàn thất bại (làm khổ dân, gây méo mó thêm cho nền kinh tế) trên thực tế! Tất nhiên, nếu đặt ra thuế chỉ là để móc túi dân, càng nhiều càng tốt, thì nên hỏi Công An, chứ cần gì ý kiến của các nhà kinh tế?

Hãy nghe người dân và doanh nghiệp nói gì và các nước trong khu vực tính thuế ra sao, có như giải thích của Bộ Tài chính hay không:

Mời đọc thêm: Thuế tài sản dễ có nhiều lỗ hổng (TBKTSG). – ‘Tăng thuế VAT sẽ dung dưỡng cho việc chi ngân sách vung tay quá trán’ (Zing). – Đề xuất “sốc” tăng thuế VAT: Người nghèo chịu hậu quả nặng nề hơn (DT). – Tăng thuế VAT lên 12%: Hàng triệu người chi tiêu đắt đỏ hơn (Soha). – Tăng thuế VAT lên 12%: Lo “thuế chồng thuế” khi chuyển nhượng bất động sản (DT). – Tăng thuế VAT lên 12%, giá nhà ở đội giá (Infonet). – Tăng thuế GTGT có phải là sự lựa chọn cuối cùng? (DĐDN/ TTTG).

Túng quá rồi…

Bài trên báo Đất Việt: Thủ tướng đốc thúc NHNN huy động vàng, đô trong dân. “Thủ tướng đã nhắc đi nhắc lại 3 lần việc Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực USD đang nằm trong dân“.

Bài viết của chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: Cân nhắc kỹ huy động vàng và đôla trong dân. Tác giả cho biết, trong khoảng thời gian 1990-2011 chính phủ đã huy động được của dân khoảng 100 tấn vàng, tương đương 5,5 tỉ USD tại thời điểm đó. Nhưng làm ăn không hiệu quả, đã gây ra những thất thoát nghiêm trọng.

Ông Sơn viết: “Rủi ro cho hệ thống ngân hàng là rất lớn vì nếu không may khủng hoảng xảy ra, Ngân hàng Nhà nước không thể nào ‘in’ ra vàng để giải cứu các ngân hàng thương mại“.

Mời đọc thêm: Huy động vàng, tăng thuế và cái khó chung (VN Finance).

Ngành nào cũng thấy lãng phí

Báo An ninh Tiền tệ có bài: Đường sắt ngàn tỷ chở… vài khách mỗi ngày. Tuyến đường sắt Hạ Long – Hà Nội dài 113 km mặc dù được gọi là “tuyến đường vàng” đạt chuẩn quốc tế, bề thế nhất miền Bắc, tổng vốn đầu tư 7.000 tỉ đồng, nhưng “khách khứa đâu ra, thi thoảng mới có khách cũng chỉ chở mấy cọng rau cho các bà chợ tạm thôi”.

Ông Nguyễn Đức Đại, Trưởng ga Hạ Long cho biết lý do: “Đường sắt ở đây chạy khổ 1,435m nên chỉ chạy lên được Yên Viên (Hà Nội) hoặc Kép (Bắc Giang). Muốn chuyên chở hàng hóa cũng khó vì toàn quốc đang sử dụng khổ ray 1,067m,… Còn khách khứa thì người ta chọn đường bộ cho tiện lợi, cực chẳng đã, người ta mới đi tàu”.

Mời đọc thêm: Hà Nội: Cận cảnh nhà ga trăm tuổi trước đề xuất di dời ra khỏi nội đô (DT). – Đường sắt đô thị, mong muốn và nỗi lo (DĐDN). – Yêu cầu bổ sung cao tốc Bắc Nam vào nhóm dự án trọng điểm (VnEconomy).

Bất cập trạm thu phí BOT

Thông điệp của nhà báo Bùi Thanh, Tổng Thư ký Tòa soạn báo Tuổi Trẻ, nói thẳng với Bộ trưởng Bộ GTVT: “Phải bỏ ngay trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và truy cứu trách nhiệm những người liên quan. Hãy chấp nhận sửa sai, chứ không thể tiếp tục đối phó dư luận và bảo vệ điều phi lý“.

Báo Thanh Niên: ‘Ăn chặn’ tiền dân! Bài báo đưa tin, theo tiết lộ của một nhân vật uy tín, từng làm khá nhiều dự án BOT giao thông, kể rằng, ông đã bị buộc “phải nhường một dự án BOT đã hoàn thành những thủ tục cuối cùng, cho một doanh nghiệp ‘sắp chết’, vốn đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao“.

Cựu lãnh đạo cấp cao đó là ai? Theo tin từ nhà báo Huy Đức, đó chính là bà Đỗ Thị Huyền Tâm, đệ nhị phu nhân của cựu TBT Nông Đức Mạnh. Ông Huy Đức viết: “Trước năm 2013, bà Đỗ Thị Huyền Tâm ở trong tình trạng thua lỗ, nợ nần tới mức bị Ngân hàng liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt. Thế nhưng, không hiểu sao ‘tập đoàn’ của bà vẫn được giao hai dự án BOT: Nâng cấp sửa chữa đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Đầu tư cải tạo, nâng cấp QL1 Hà Nội – Bắc Giang“.

Từ chỗ nợ như chúa chổm, tay đã chạm tới hơi lạnh của còng, chỉ cần nhận được hai dự án BOT, các khoản nợ ‘nghìn tỷ’ trở thành tiền lẻ. Hãy nhìn phòng khách trọc phú của vợ chồng bà Tâm hiện nay, để thấy bản chất của BOT. Tiền đấy là tiền dân, tiền của chúng ta, chứ không phải là tiền anh Thăng, anh Dũng“.

Đỗ Thị Huyền Tâm chính là người bị con gái ông Nông Đức Mạnh tố cáo hồi năm 2015.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có bài: Bộ GTVT có dám trả lời những câu hỏi của kỹ sư Huy Toàn. Ông Chênh cho rằng, nguồn cơn của những bức xúc về các dự án BOT chính là sự mập mờ, thiếu minh bạch. Còn về trạm BOT Cai Lậy thì “có nguồn tin cho rằng, trạm thu phí này là của con trai ông Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên BCT, nguyên Chủ nhiệm UBKTTƯ ĐCSVN, nên mới được hưởng nhiều ưu đãi“.

LS Hà Huy Sơn nêu ý kiến: Luật pháp hiện nay quy định, hình thức đầu tư BOT thì có Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 là cao nhất. Nhưng “nội dung của Nghị định này rất sơ sài đã tạo ra lỗ hổng để thời gian qua và hiện tại nhiều cá nhân, tổ chức có quyền đã và trục lợi trên lưng của toàn xã hội… Do đó, trách nhiệm của bà Chủ tịch Quốc hội và UBTV Quốc hội phải sớm có kế hoạch xây dựng Luật đầu tư đối tác công tư để lấp chỗ hổng này“.

Mời xem video clip tổng hợp về việc thu phí BOT:

Mời đọc thêm: Thanh tra các dự án BOT: 100% chỉ định thầu (TT). – Ứng xử với công sản quốc lộ (TBKTSG). – Bất thường trong dự án Cai Lậy (TP). – Trạm BOT phải dời về đúng chỗ (TN). – Lời kêu gọi toàn quốc chống BOT (FB VVT). – Không mua lại cũng không dời trạm BOT Cai Lậy (TN). – Infographic: BOT – Thiên la địa võng (DV). – Vụ BOT Cai Lậy: Tỉnh Tiền Giang phản ứng Bộ GTVT (NLĐ). – Cai Lậy: BOT để ngỏ khả năng khởi kiện và thế lưỡng nan của Bộ GT-VT (LKTC). – Phương án giải quyết tranh chấp trạm BOT Cai Lậy (FB PLVC).

Nhân quyền ở Việt Nam

RFI đưa tin: Phóng Viên Không Biên Giới kêu gọi thả blogger Nguyễn Văn Oai. Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới vừa ra thông cáo, kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger Nguyễn Văn Oai, sẽ ra tòa vào 21/8.

Thông báo có đoạn: “Nguyễn Văn Oai là một trong những tiếng nói công dân sử dụng những phương tiện công nghệ mới để chỉ trích đảng cầm quyền và chính sách của họ. Những cáo buộc đối với anh chỉ là cái cớ để chính quyền chặn đứng những bài viết gây khó khăn cho họ. Chúng tôi kiên quyết kêu gọi chính quyền và ngành tư pháp địa phương trả tự do vô điều kiện cho blogger này vì anh đã không phạm tội gì“.

Mời đọc thêm: RSF kêu gọi trả tự do cho tù nhân Nguyễn Văn Oai (RFA).

Quỹ Lương Tâm thông báo số 06/2017: Quỹ Lương Tâm bắt đầu hỗ trợ thân nhân TNLT Nguyễn Trung Tôn. Thông báo cho biết: “Ngoài việc đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền, ông còn tham gia hỗ trợ cứu nạn người dân vùng lũ, giúp đỡ ngư dân miền Trung khiếu kiện Formosa...”

Việt Nam chỉ trích báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo: Báo cáo của Mỹ về tôn giáo VN ‘bị sai lệch’ (BBC).

Dân oan Việt Nam

Facebooker Trịnh Bá Phương cho biết: “Mặc dù an ninh sử dụng mọi thủ đoạn nhằm ngăn chặn quyền hội họp của chúng tôi, nhưng với sự đoàn kết và đồng lòng của bà con chúng tôi vẫn duy trì thực hiện hàng tuần“.

Ông Phương cảnh báo: “Sau các biện pháp Hoà Bình và pháp lý, vận động quốc tế mà cường quyền không trả đất thì chúng tôi buộc phải tái hiện cả trăm vụ Đắc Nông… Ngàn đời nay trước giặc xâm lăng cha ông chúng tôi đã đổ bao xương máu để bảo vệ mảnh đất này, và thế hệ chúng tôi cũng sẵn sàng hi sinh và không khuất phục trước một lũ cướp mang danh chính quyền“.

Dân oan khắp nơi tối 18/8. Ảnh: FB Trịnh Bá Phương

Bất cập giáo dục

BBC có bài: Bất cập giáo dục VN ‘bộc lộ rõ’ qua kỳ thi PTTH. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, thuộc Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam, cho rằng, hình thức thi trắc nghiệm cho tất cả các môn trừ môn văn như năm nay “không có chỗ cho sinh viên thể hiện sự sáng tạo và khác biệt“.

GS toán Nguyễn Tiến Dũng, trường Đại học Toulouse ở Pháp, nhận xét: Chuyện một số trường trong ngành sư phạm có điểm chuẩn chỉ 9 điểm cho ba môn là “rất đáng lo ngại” và việc có học sinh đạt điểm tuyệt đối mà vẫn trượt, thì “chắc là chỉ có ở Việt Nam“.

Cả hai vị nói trên đều cho rằng, hiện nay các trường Đại học, Cao đẳng được mở ra quá nhiều, trường nào cũng muốn thu hút học sinh để tăng nguồn thu học phí, nhưng không quan tâm đến chất lượng đầu vào.

Một tượng đài sắp sụp!

Báo Pháp luật TP có bài: Tượng đài đang xây có nguy cơ đổ sụp xuống sông. Bài báo cho biết, công trình di tích lịch sử “Đại đội săn tàu” trên sông Giồng Trôm, Bến Tre “sắp hoàn thành thì bị sạt lở, sắp sụp“.

Xem qua hình ảnh công trình, có thể thấy, tượng này không sụp mới là chuyện lạ, bởi nơi đặt tượng chỉ là một mỏm đất nhô ra trên khúc sông rộng, lại đúng chỗ đoạn cua, nên rất dễ bị sóng đánh làm sạt lở. Việc đơn vị thi công dùng cừ tràm và gỗ dừa đóng xuống sông làm tường chắn là vô ích, vì nền móng gần bờ sông không ổn định, rất dễ đẩy cả công trình xuống sông.

Công trình di tích lịch sử đang xây dở dang đã bị sạt lở nghiêm trọng. Báo PLTP

Nổ bom ở Khánh Hòa, 6 người chết

Báo SGGP đưa tin: Nổ bom tại Khánh Hòa, 6 người chết tại chỗ. Vụ nổ xảy ra tại thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn làm 6 người tử vong tại chỗ, trong đó có 3 trẻ em.

Ngoài 6 người chết còn có một người khác bị trọng thương đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Hiện chính quyền địa phương đang điều tra, nhưng theo phản ánh của người dân, nguyên nhân có thể do người dân… cưa bom còn sót lại sau chiến tranh.

VOA cho biết thêm: “Theo các số liệu của chính phủ, kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, hơn 42.000 người đã thiệt mạng và hơn 62.100 người bị thương do bom mìn chưa nổ (UXO) gây ra. Hầu hết các vụ nổ xảy khi nông dân chạm phải bom mìn khi canh tác hoặc cưa vỏ bom để lấy thuốc nổ“.

Tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67

Trang BNews của TTXVN có bài: Nghị định 67 góp phần hiện đại hoá và nâng cao sản xuất thuỷ sản. Nhưng VTV đưa tin: Quảng Bình: Hàng loạt tàu cá vỏ thép phải nằm bờ vì hư hỏng.

Tin quốc tế

Khủng bố ở Barcelona, Tây Ban Nha

RFI đưa tin: Tây Ban Nha: Tấn công khủng bố tại Barcelona và Cambrils. Hai vụ tấn công khủng bố vào chiều và tối 17/08/2017, ở TP Barcelona và Cambrils, cách xa khoảng 120 km, đã giết chết 14 người chết, làm bị thương hơn 100 người. Cả hai vụ, hung thủ sử dụng xe hơi lao vào đám đông, tương tự như vụ bạo loạn xảy ra ở Mỹ hồi cuối tuần trước.

Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định để quốc tang 3 ngày, tưởng niệm các nạn nhân. Ảnh tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố này:

Quốc vương Tây Ban Nha Felipe (giữa), Thủ tướng Mariano Rajoy (giữa trái), Chủ tịch Catalonia Carles Puigdemont (giữa phải), cùng công chúng cử hành phút mặc niệm các nạn nhân trong các vụ tấn công khủng bố ở Barcelona, Tây Ban Nha, ngày 18/8/2017. Ảnh: AP

Tác giả Thạch Đạt Lang có bài: Khủng bố ở Barcelona và kẻ bệnh hoạn trong tòa Bạch Ốc nói về phát biểu kỳ quặc của Trump, khuyến khích tra tấn kẻ khủng bố, nhưng Trump đưa tin sai về tướng John Pershing, khi nói rằng ông tướng này đã hành quyết 49 tù nhân Hồi giáo bằng đầu đạn tẩm máu heo.

Mời đọc thêm: Khủng bố ở Barcelona và Cambrils: Cập nhật mới nhất(BBC). – Barcelona: Đại lộ Ramblas vắng lặng sau khủng bố (RFI). – Tây Ban Nha: Cảnh sát ‘chặn vụ tấn công thứ hai’ (BBC). – Tây Ban Nha chặn đứng một cuộc tấn công khác, bắn chết 5 nghi can (VOA). – Các nạn nhân vụ tấn công tại Tây Ban Nha (BBC). – Xe tông đám đông, vũ khí giết người hàng loạt (RFI). – Tây Ban Nha điều tra liệu các vụ tấn công khủng bố có liên hệ với nhau (VOA). – Thế giới nhất loạt lên án các vụ khủng bố ở Tây Ban Nha (RFI). – Nghi phạm khủng bố ở Barcelona có thể đã bị hạ sát(VOA).

Vụ tấn công ở Phần Lan: Phần Lan: Cảnh sát bắn một kẻ đâm người tại Turku (BBC). – Tấn công bằng dao gây tử vong ở Phần Lan và Đức (VOA). – Phần Lan : Nhiều người bị đâm. Một nghi can bị bắt (RFI). – Đâm chém bừa bãi ở Phần Lan, 1 chết, nhiều người bị thương (VOA). – Vụ đâm dao ở Phần Lan: 2 người chết (VOA).

Bê bối trong chính trường Mỹ: Hỗn loạn!

Báo NYT đưa tin: Steve Bannon, cánh tay phải của Trump và là chiến lược gia trưởng của TT Mỹ, sẽ phải cuốn gói rời tòa Bạch Ốc. Steve Bannon là một trong những người đã tích cực giúp Trump thắng trong cuộc cử tổng thống năm 2016.

Bannon chính là người đứng đằng sau những chính sách gây tranh cãi của Trump, trong đó có lệnh cấm dân từ đa số các nước Hồi Giáo nhập cảnh vào Mỹ. Ông ta cũng là người “chiến” với các phe nhóm khác bên trong tòa Bạch Ốc, trong đó có con rể tổng thống là Jared Kushner và ông Herbert Raymond McMaster, Cố vấn An ninh Quốc gia, với những màn cáo buộc ông Bannon “đâm sau lưng chiến hữu”.

Reuters đưa tin: Chánh Văn phòng tòa Bạch Ốc và Steve Bannon thống nhất với nhau, hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của Steve Bannon. Báo Người Việt: Hỗn loạn trong Tòa Bạch Ốc, TT Trump sa thải chiến lược gia Steve Bannon. VOA: Chiến lược gia trưởng của Trump ra đi.

Thêm một cố vấn khác của Trump từ chức. Reuters đưa tin, tỉ phú Carl Icahn, cố vấn đặc biệt của TT Trump đã từ chức. Tỉ phú Carl Icahn vừa từ chức vì bị chỉ trích vì mâu thuẫn lợi ích bởi những khuyến nghị của ông Icahn đưa ra cho Tổng thống Trump có thể có lợi cho việc đầu tư của chính ông. VOA có bài tóm lược: Thêm một cố vấn của Tổng thống Trump từ chức.

Về vụ biểu tình bạo loạn ở Virginia, Ngoại Trưởng Tillerson: Kỳ thị chủng tộc là ‘ma quỷ’. “Ngoại Trưởng Rex Tillerson hôm Thứ Sáu lên án các phát biểu có tính cách kỳ thị, nói rằng đây là điều đi ngược với truyền thống Mỹ và phản lại các giá trị mà nước Mỹ dùng làm nền tảng và cũng khuyến khích ở các quốc gia khác“.

Người Việt: TT Trump ngưng thành lập Hội Đồng Cố Vấn Xây Dựng Hạ Tầng. “Quyết định của tổng thống được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông cho giải tán hai hội đồng khác, Hội Đồng Sản Xuất và Diễn Đàn Sách Lược và Chiến Lược, sau khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổng giám đốc và lãnh đạo nghiệp đoàn rút chân ra khỏi hội đồng, phản ứng trước việc ông Trump đổ lỗi ‘cả hai phía’ trong vụ bạo động ở Charlottesville, Virginia“. RFI: Charlottesville: Tổng thống Trump sợ “mất văn hóa Mỹ”.

Khủng hoảng Bắc Hàn

Bài trên BBC: Tướng Mỹ: ‘Chiến tranh Bắc Hàn sẽ ‘kinh hoàng’. Khi đang thăm Trung Quốc, Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, nói rằng, giải pháp quân sự đối với Bắc Hàn sẽ là “kinh hoàng” nhưng vẫn là một lựa chọn.

Ông Dunford nói: “Điều không thể tưởng tượng được đó chính là cho phép [lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un] phát triển tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân có thể đe doạ Hoa Kỳ và tiếp tục đe dọa khu vực“.

RFI có bài: Mỹ nhấn mạnh vẫn duy trì phương án quân sự với Bắc Triều Tiên. Tại Đối thoại An ninh thường niên giữa hai nước Mỹ – Nhật ở Washington ngày 17/08/2017, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cùng lên tiếng nhấn mạnh rằng các phương án quân sự nhắm vào Bắc Hàn vẫn được duy trì.

Ngoại trưởng Tillerson nói với người đồng nhiệm Nhật Bản: “Chúng tôi đã nói rất rõ về chính sách cũng như quan điểm của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên. Chúng tôi đã sẵn sàng… sẵn sàng về quân sự. Chúng tôi cũng sẵn sàng phối hợp với các đồng minh của chúng tôi để đáp trả nếu cần thiết“.

Mời đọc thêm: Mỹ: ‘lập tức bắn hạ tên lửa Bắc Hàn nhắm vào Mỹ và đồng minh’ (VOA). – Báo chí Bắc Triều Tiên chê thậm tệ tổng thống Hàn Quốc(RFI).

“Cách mạng Dù” ở Hồng Kông

VOA có bài: Cựu Thống đốc Hong Kong Patten chỉ trích án tù cho thủ lãnh Dù Vàng. Ông Chris Patten, Thống đốc cuối cùng của Hong Kong trước khi Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, đã lên tiếng chỉ trích việc bỏ tù ba thanh niên lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân chủ Hong Kong, trong khi ông Rimsky Yuen, Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông bác bỏ vụ án này mang động cơ chính trị.

Ông Chris Patten, nói: “Tôi cho rằng họ sẽ được mọi người nhớ đến, tên tuổi họ sẽ được ghi nhớ rất lâu sau khi không ai còn nhớ tôi là ai, và có lẽ Chủ tịch Tập Cận Bình là ai. Chúng ta nên tự hào về những gì mà những thanh niên trẻ tuổi này đang làm”.

Mời đọc thêm: Chính quyền Hồng Kông trấn áp mạnh giới dân chủ theo lệnh Bắc Kinh? (RFI). – Giới dân chủ HK lo ngại có thêm người bị tù(RFA).

Báo Văn nghệ Thành phố đánh Bộ Ngoại giao Đức

0
TIẾNG DÂN

LTS: Tuần báo Văn nghệ TPHCM, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TP. HCM, số 462 ra ngày 18-8-2017, có bài “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.

Bài báo có đoạn: “Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới“.

Có vẻ như phía Việt Nam đang vừa “đánh” vừa “đàm”. Một mặt Chính phủ Việt Nam cho người tiếp cận với Bộ Ngoại giao Đức để giải quyết vụ này, mặt khác để cây bút Vũ Hương vung bút đánh cơ quan này.

Trước đó, cũng tờ báo này, số 459 ra ngày 26-7-2017, đã có bài viết đánh GS Ngô Bảo Châu: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“.

____

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?

Vũ Hương

18-8-2017

Ảnh bìa báo VNTP số 462.

Cái gai trong dư luận về phòng chống tham nhũng trong hơn một năm qua đã được nhổ ra khi Trịnh Xuân Thanh, tội phạm tham nhũng đã có lệnh truy nã quốc tế về nước, đến cơ quan Bộ Công an đầu thú. Dĩ nhiên, vụ án tham nhũng lớn này sẽ được điều tra xét xử theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, những lùm xùm, thậm chí là hệ lụy của vụ án trong quan hệ quốc tế, mặc dù vụ án chưa được xét xử đã làm dư luận phiền lòng. Mặt khác, vụ việc đã làm lộ ra thêm những kẻ xấu, những lang sói trong giới phản động ngoại quốc đối với sự phát triển của Việt Nam.

Nguyên nhân đơn giản, Trịnh Xuân Thanh đã trốn truy nã tại Cộng hòa Liên bang Đức, quốc gia chưa ký hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam hơn một năm, đã là niềm hy vọng phá hoại trật tự pháp luật Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch lợi dụng tội phạm này của các thế lực đen tối đó.

Sự hồ đồ hay cố tình của bộ ngoại giao Đức?

Cũng cần nói rõ ngay, sau khi đầu thú, các cơ quan có trách nhiệm Việt Nam đã công khai đơn xin tự thú viết tay của Trịnh Xuân Thanh để xác thực tin tức, mặt khác khẳng định Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn tự nguyện về nước đầu thú. Đơn viết tay và hình ảnh hoàn toàn không bị đe dọa của Trịnh Xuân Thanh là chứng cứ hiển nhiên cho việc tự nguyện đầu thú. Ấy vậy mà thất vọng trước sự sụp đổ kế hoạch bẩn thỉu nhằm phá hoại Việt Nam, một chiến dịch vu cáo Việt Nam đã được dựng lên. Điển hình nhất là video clip xuyên tạc bịa đặt của “Nhà báo” Lê Trung Khoa – Tổng Biên tập tờ báo tiếng Việt Thoibao.de tại Berlin trên BBC và trên trang fb cá nhân của ông Khoa về nơi xảy ra vụ Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”, lúc thì ông ta nói “ở tại nhà riêng của TXT”, lúc thì nói “ở công viên khi TXT đang đi dạo”, trước đó thì lại bị bắt ở… tận Ba Lan! Về tờ báo Thoibao.de, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã có bài vạch rõ dã tâm chống phá đất nước của nó, chúng ta không cần bàn thêm về bản chất rác rưởi của tờ báo cũng như tổng biên tập của nó. Chính hành vi và những phát biểu của Trịnh Xuân Thanh trên VTV1 là cái vả vào miệng ông Khoa rồi. Trước đó là tố cáo của luật sư người Đức mà trước đó Trịnh Xuân Thanh đã từng thuê để nhằm làm các thủ tục xin tỵ nạn tại Đức. Biết rõ tố cáo này chỉ là hành vi nhằm PR cho bản thân, người viết bài này xin bạn đọc cho miễn nhắc tên bà ta. Nội dung tố cáo là Trịnh Xuân Thanh đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc tại Đức rồi đưa về Việt Nam. Dĩ nhiên, ngoài những kền kền đó còn có một lũ những ngụy dân chủ đang sống ở hải ngoại cũng hùa vào với những tin vịt, ảnh ghép nhằm kích động dư luận chống Việt Nam. Và cao trào chính là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về sự việc này.

Ngày 2/8/2017, Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức đã ra tuyên bố: “Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có. Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra. Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã nói rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý. Do hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này, viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức. Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển”.

Quái lạ, Chính phủ Đức chứ có phải là mấy tờ lá cải với một lũ kền kền vô trách nhiệm đâu mà phát biểu một cách hồ đồ như vậy. Trịnh Xuân Thanh đã công bố công khai về sự tự nguyện đầu thú, đơn tự thú đã được công khai trước báo chí, vậy Bộ Ngoại giao Đức lấy căn cứ nào để nói là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức? Và dĩ nhiên, đằng sau nó còn có một câu hỏi nữa: Lực lượng bảo vệ đất nước của Đức làm ăn thế nào mà có một người bị bắt cóc đưa ra khỏi đất Đức một cách thành công? Và với năng lực “vĩ đại” như vậy, lực lượng này làm sao có đủ năng lực bảo vệ đất nước? Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới. Và nếu đúng như vậy, những kẻ cực đoan gốc Việt đã đủ lớn mạnh đến mức có thể làm “cách mạng” rồi, dĩ nhiên là làm cách mạng trên đất Đức để thay đổi đường hướng chính trị của nước Đức. Và tất nhiên, chúng chẳng có chút hy vọng nào can thiệp vào nội tình của Việt Nam.

Nhưng vì những mắc mớ liên quan đến ngoại giao, chúng ta cũng cần bàn kỹ một chút về những quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú.

Nước Đức không có quyền gì với việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú

Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh “bị bắt cóc”. Ngày 2-8-2017, Hãng thông tấn xã Đức DPA đưa tin: “nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc”. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là “vermuten”. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của Công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ” (tiếng Đức: “Das ist ein Verdacht”). Một điều phi lý trong nghi ngờ “bắt cóc” là chi tiết “có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô”. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là: Ringfahndung. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tỵ nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang: Cảnh sát LB (tức CA Biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn, Cục Kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9… chưa có cơ quan nào đưa ra chứng cứ về việc ông Thanh bị bắt cóc. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ Nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.

Thêm nữa, ông Thanh không là công dân Đức, chưa phải là người được hưởng quy chế tỵ nạn tại Đức, thậm chí ông Thanh chưa nằm trong danh sách được cứu xét có cho tỵ nạn hay không. Tờ báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông Thanh sang Đức năm 2016 và ngày 24-7-2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn. Như vậy có nghĩa là, ông Thanh trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở Việt Nam và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tỵ nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tỵ nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào (theo Điều 32, thủ tục xét tỵ nạn). Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Vậy lý do gì mà Bộ Ngoại giao Đức yêu cầu phía Việt Nam trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức? Những người có thần kinh bình thường không thể hiểu nổi yêu cầu này.

Và thái độ của Việt Nam

Ngày 3-8, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Liên quan đến phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 2-8 của Bộ Ngoại giao Đức”. Khi được hỏi liệu vụ việc Trịnh Xuân Thanh có gây tổn hại đến quan hệ Việt Nam – Đức trong tương lai hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì và phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức”.

Đằng sau câu trả lời đó là thái độ cương quyết: Mọi quốc gia đều bình đẳng và quan hệ hữu nghị chỉ có lợi cho nhân dân hai nước. Đừng đe dọa chúng tôi. Vô ích.

Ông Trọng đang sử dụng “luật rừng” để giải quyết khủng hoảng với phía Đức.

0

Việt Nam đã “hội nhập” 3 thập niên nhưng xem ra một bộ phận lớn lãnh đạo cao cấp trong đảng, hay những “chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, vẫn như còn đang sống trong rừng. Vụ TX Thanh đổ bể, quan hệ hai bên VN và Đức căng thẳng, quyền lợi của đất nước và dân tộc VN bị de dọa.

Phía VN khư khư với lập luận TX Thanh về VN “đầu thú”.
Trong khi phía Đức, kết quả điều tra ngày càng xác quyết : TX Thanh bị mật vụ VN “bắt cóc” tại Đức.

Đây là một khủng hoảng lớn. VN có thể bị các nước Âu Mỹ cô lập. Hành vi đưa mật thám có vũ trang vào một quốc gia khác bắt người được luật quốc tế xếp vào thể loại “khủng bố”. VN xâm phạm chủ quyền của nước Đức đồng thời vi phạm luật quốc tế.

Nếu VN không “bình tĩnh”, giải quyết một cách khôn ngoan, tác hại của nó có thể xem như là “bom nguyên tử”, so với vụ “pháo tép” Trịnh Vĩnh Bình.

Nhưng vì “lò đang nóng”, chiến dịch “củi ướt củi khô” của ông Trọng đang được “cổ vũ bằng một lực lượng chính trị nhân dân đông đảo”. Không biết mục đích là để loại các đối thủ chính trị, củng cố quyền lực bản thân, hay là để chống tham nhũng. Cả nước “hừng hực” đốt lò, dẫn đầu là những bài viết “mở đường” của các “chiến sĩ văn hóa”.

Cả bộ phận “chiến sĩ văn hóa” đang như “lên đồng”. Không khí hôm nay không khác thời “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông bên Tàu.

Bài viết “Vụ TX Thanh về nước đầu thú: Bộ ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu ?” trên Tuần báo Văn nghệ TP HCM là điển hình cho sự “sắc cạnh” của “chiến tranh tâm lý”.

Đã là “chiến tranh”, cho dầu là “tâm lý”, thì người ta xài “luật rừng”, cứu cánh biện minh cho phương tiện, chớ không xài luật quốc gia hay quốc tế.

Trong bài viết này “người chiến sĩ văn hóa” đã phỉ báng những chính trị gia, những công chức người Đức có trách nhiệm trong vụ TX Thanh là “hồ đồ”, là “thần kinh” là “mua phiếu”. Một cách nặng nề, họ đã ví nhà nước Đức là “lũ kền kền vô trách nhiệm” (sic!).

Hội nhập 3 thập niên nhưng bản chất “rừng rú” vẫn chưa cởi bỏ. Quan niệm “địch ta” thời chiến tranh lạnh vẫn đầy ắp trong đầu óc.

Họ tìm mọi cách để bảo vệ danh tiếng của ông Trọng. Đó cũng là “lợi ích của đảng”.

Rõ ràng phe ông Trong đã và đang sử dụng “luật rừng” để giải quyết khủng hoảng với phía Đức. Quyền lợi của đất nước, của dân tộc bị tổn thuơng, bị thiệt hại ra rao, họ bất cần.

Bài viết trên tuần báo Văn Nghệ, nếu được dịch sang tiếng Đức, sẽ là một “xì căng đan” ngoại giao.

Trên bình diện quốc gia, việc sỉ nhục như vậy là điều cấm kị.

Cưỡng đoạt tài sản ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt Nam có thể phải bồi thường $1.25 tỷ

1
Người Việt
Ông Trịnh Vĩnh Bình với tư cách người bị hại trong phiên xử ngày 4 Tháng Năm, 2013, tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Hình: Báo Thanh Niên)

BÀ RỊA-VŨNG TÀU, Việt Nam (NV) – Trọng Tài Quốc Tế tại Paris, Pháp, sẽ phân xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam đòi bồi thường tối thiểu $1.25 tỷ vào ngày 21 Tháng Tám. Việt Nam chắc chắn sẽ thua, chỉ chưa biết mức bồi thường ra sao.

Ông Trịnh Vĩnh Bình, 70 tuổi, cư ngụ tại Sài Gòn, vượt biên năm 1976, đến Hòa Lan định cư trong cùng năm rồi trở thành triệu phú nhờ cung cấp chả giò cho thị trường Hòa Lan, Bỉ, Anh.

Theo Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), năm 1990, ông Bình được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở Châu Âu mời gọi về Việt Nam đầu tư. Ông Bình bán toàn bộ cơ sở thương mại, mang về Việt Nam $2.3 triệu và 96 kg vàng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực như nuôi, chế biến, xuất cảng hải sản, trồng rừng lấy gỗ, du lịch… Trong sáu năm, tài sản của ông Bình tại Việt Nam tăng lên khoảng tám lần.

Năm 1996, ông Bình đột nhiên bị bắt với hai cáo buộc “trốn thuế” và “đưa hối lộ.” Hai năm sau, tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa ông Bình ra xử sơ thẩm, phạt ông Bình 13 năm tù. Ông Bình kháng cáo, Tòa Án Tối Cao đưa vụ án ra xử phúc thẩm, giảm hình phạt xuống còn 11 năm tù. Nhờ sự can thiệp của chính phủ Hòa Lan, ông Bình được tại ngoại và trước khi bị bắt để “thi hành án,” ông Bình vượt biên lần thứ hai.

Có nhiều bằng chứng cho thấy, vụ tống giam-kết tội ông Bình là sử dụng cường quyền để cưỡng đoạt tài sản cá nhân một cách trái phép, vi phạm nghiêm trọng cả luật pháp Việt Nam lẫn các cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và giới đầu tư.

Năm 2003, ông Bình nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế, đòi bồi thường $100 triệu.

Năm 2006, chính phủ Việt Nam chủ động thương lượng với ông Bình bên ngoài phạm vi Tòa Trọng Tài Quốc Tế, cam kết bồi thường cho ông Bình $15 triệu và trả lại toàn bộ tài sản mà ông Bình đã thủ đắc hợp pháp tại Việt Nam. Truy cứu trách nhiệm hình sự một số cá nhân lạm quyền, đẩy ông Bình vào vòng lao lý và đi đến chỗ trắng tay. Theo thỏa thuận này, ông Bình rút lại đơn kiện và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

Tuy ông Bình đã thực hiện đúng các thỏa thuận trong phạm vi trách nhiệm của ông nhưng chính phủ Việt Nam lại bội tín thêm một lần nữa (lần đầu là bội tín vì không thực hiện đúng các cam kết khi mời gọi đầu tư).

Tháng Giêng, 2015, ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế lần thứ hai.

Nhân sự kiện Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại Paris sẽ đưa vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam, tuần vừa qua, VOA đã thực hiện một loạt bài, phục dựng toàn bộ bối cảnh dẫn tới vụ kiện. Trong loạt bài vừa kể, có một điểm đáng chú ý là VOA đã tiếp cận và thuyết phục được ông Nguyễn Mạnh Cầm, cựu phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam, và ông Ðinh Hoàng Thắng, cựu đại sứ Việt Nam tại Hòa Lan, lên tiếng.

Cả ông Cầm lẫn ông Thắng cùng tiết lộ rằng, họ và nhiều viên chức cao cấp khác của hệ thống công quyền Việt Nam đã nỗ lực hết mức để giải quyết hậu quả của việc hệ thống tư pháp (công an, viện kiểm sát, tòa án) tống giam-kết tội ông Bình nhưng không thành công vì nội bộ có quá nhiều phe phái mâu thuẫn với nhau về lợi ích và sự chi phối của lực lượng an ninh.

Cũng theo lời ông Cầm, sở dĩ chính phủ Việt Nam bội tín lần thứ hai là vì tài sản của ông Bình đã bị thất thoát, đổi chủ. Theo ông Cầm, bất luận phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng Tài như thế nào thì vụ kiện vẫn có nhiều bài phải học. Việt Nam đang trên đường hội nhập vào mọi mặt của sinh hoạt quốc tế nên phải tuân thủ những cam kết quốc tế. Phải như thế mới bảo vệ được hình ảnh Việt Nam, không chỉ vì lợi ích của Việt Nam, mà còn vì lợi ích của các đối tác quốc tế khác, bất luận đó là cá nhân hay quốc gia.

Khoan nói tới chi phí bồi thường, chắc chắn là không nhỏ, chi phí mà chính phủ Việt Nam phải trả cho các hãng luật quốc tế đứng ra bảo vệ mình lần trước (từ 2003 đến 2006) và lần này chắc chắn đã rất lớn, 100 triệu công dân Việt Nam, bất kể giới tính, tuổi tác, gia cảnh sẽ chia nhau chịu toàn bộ những chi phí ấy. (G.Ð)

Bắt anh Chánh VP Thành uỷ Đà Nẵng vì tin nhắn doạ Chủ tịch TP

0
TIẾNG DÂN

LTS: Sau vụ “Tiếng súng Yên Bái” gây chấn động cả nước, cướp đi mạng sống của ba lãnh đạo tỉnh này, có thể thấy, dường như các băng đảng xã hội đen đang hiện diện trong chính quyền, bởi cách hành xử của các quan chức “xã hội đỏ” không khác gì “xã hội đen”.

Sự kiện ông Đào Tấn Cường, anh của ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà nẵng mới vừa bị bắt hôm nay vì nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho thấy: khi luật pháp vắng bóng, thì luật rừng lên ngôi.

LS Lê Văn Luân viết: “Có lẽ tiếng súng Yên Bái là một cảnh báo lớn cho nhiều người có quyền chức trong hiện trạng hiện nay. Vụ cát tặc ở Bắc Ninh thì chủ tịch tỉnh cũng bị nhắn tin đe doạ và ông này phải cầu cứu ông Thủ tướng đề nghị vào cuộc làm rõ những kẻ đứng sau hành vi đó. Đến nay thì một ông là anh trai chánh văn phòng thành uỷ (bên đảng) Đà Nẵng đã nhắn tin đe doạ giết chủ tịch thành phố, nơi mà người ta mệnh danh là đáng sống nhất Việt Nam. Ông này đã bị cơ quan điều tra bắt theo thủ tục tố tụng hình sự.

Quả thực tình trạng này diễn ra khiến chúng ta phải lo lắng cho các vị này, và đặc biệt hơn khi chính người trong hệ thống lại đe doạ lẫn nhau.

Đến giờ tôi hiểu câu nói của ông Cục trưởng cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt khi bất lực lên tiếng rằng, những kẻ tham nhũng là những người có quyền chức, chống lại có khi chúng tôi chết trước. Quả đúng thế.

Và tại sao chúng ta lại thấy một xã hội mà quan chức nhiều nơi giàu có khủng khiếp đến thế, một số thì hành xử thiếu văn hoá và một số khác lắm khi là côn đồ với nhau như vậy? Chúng ta sẽ trông chờ gì ở những lực lượng cán bộ với vai trò công bộc của dân mà với nhận thức, lòng tham và hành xử gớm ghiếc như đã thấy?”

Ông Đào Tấn Cường bị bắt do nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Nguồn: VNM

____

VietNamNet

19-8-2017

Cục Cảnh sát hình sự (C45), Bộ Công an vừa bắt khẩn cấp ông Đào Tấn Cường (trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) để điều tra về hành vi đe doạ giết người.

Thông tin ban đầu cho biết, ông Đào Tấn Cường đã có hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin với nhiều nội dung đe dọa gửi tới số điện thoại cá nhân của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Nội dung của những tin nhắn có lời lẽ ám chỉ sẽ gây ra việc nguy hiểm đến cá nhân ông Thơ và người thân trong gia đình ông.

Ngoài ra, cùng thời điểm ông Thơ bị nhắn tin đe dọa thì một số lãnh đạo, cán bộ cấp sở, Văn phòng uỷ ban của TP Đà Nẵng cũng nhận được những tin nhắn tương tự.

Được biết, ông Cường là anh trai ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng.

Được biết trước thời điểm ông Huỳnh Đức Thơ bị nhắn tin đe dọa, tại Đà Nẵng đã xảy ra nhiều sự việc lùm xùm liên quan đến bổ nhiệm cán bộ, gây nhiều điều tiếng trong dư luận. Ngoài ra, một số báo chí, mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin về tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ. Sau đó, Tỉnh ủy, UBND TP Đà Nẵng đã xác định việc để lọt thông tin về kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ có dấu hiệu rò rỉ tài liệu mật.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: VNN

DUYÊN ANH và NHỮNG ĐỨA TRẺ CON KHÔNG MUỐN LỚN

0

Tác giả: ttlan (20/4/2017)

(Dưới đây là lời giới thiệu “DANH NÁ”, quyển sách đầu tiên được xuất bản 20 năm sau khi tác giả Duyên Anh qua đời, và 35 năm sau khi nó được viết xong, đang chờ đợi đến tay bạn đọc khắp nơi).

Sàigòn, hè 74. Cũng như những mùa hè trước, bãi trường rồi là tôi được tiền bố tôi thưởng cho một năm học chăm chỉ, đủ mua một quyển truyện mới để đọc trong những ngày hè nhàn hạ. Tôi nằm thẳng cẳng trên chiếu đọc ngốn nghiến “Hạ ơi”, truyện mới nhất về bọn Dzũng Đakao của Duyên Anh mà hè nào tôi cũng đón đọc. Trời hè nóng oi ả. Và trước sau vẫn thế, sách úp trên mặt, tôi trôi vào giấc ngủ trưa hè, trôi vào thế giới mộng mơ hồn nhiên của tuổi thơ, vào một thế giới mà tôi, một con nhóc tì, cũng được mơ thành người Quang Trung…

Tôi bàng hoàng tỉnh dậy. Trời sao ren rét, ngủ thiếp đi không đắp chăn làm hai bàn chân tôi buốt lạnh. Trên mình tôi trải bao nhiêu tờ giấy mỏng vàng khè, chi chít chữ viết tay… Tôi dụi mắt như tỉnh dậy từ một giấc ngủ tăm tối dài trên 42 năm. Những tờ giấy mà tác giả gọi là “bản thảo viết trên giấy xã hội chủ nghĩa”, đang ngổn ngang trên giường tôi, là truyện phiêu lưu của “Danh ná” ! À phải rồi, thằng “Danh ná” mà tôi đã làm quen từ những trang “Hạ ơi” của mùa hè huy hoàng cuối cùng của đời tôi, mùa hè 74…

Đã mấy lần ở viện dưỡng lão, bố tôi cứ nhắc nhở : “Con nhớ nhé, nhớ ghé thăm vợ con chú Long cho bố nhé. Chú Long là nhà văn Duyên Anh, mà ngày xưa con hay đọc sách đấy.” Bố tôi cứ nhắc đi nhắc lại vì cứ nói trước lại quên sau. Nhưng làm sao tôi quên được chuyện ông kết bạn với ‘chú Long’ trên cái tầu há mồm, khi cả hai ông “thanh niên đơn thân độc… áo” như nhau, theo đoàn người di cư vào Nam năm 54. Rồi đường đời họ hai ngả… Bố tôi sống khiêm nhường với nghề vẽ. Chú Long thành nhà báo, nhà văn, với bao nhiêu bút hiệu khét tiếng ở Sàigòn. Lúc ấy còn bé tôi chỉ đọc tủ sách “Tuổi Ngọc”, nên chỉ biết chú Long là nhà văn Duyên Anh thôi. Rồi sau biến cố 75, sau trại cải tạo, trại tập trung, khám Chí Hòa, và sau ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh vượt biển, họ lại một lần nữa hội ngộ trên con đường tỵ nạn cộng sản, lần này tại Paris. Ở xứ người, tên tuổi của Duyên Anh lại một lần nữa nổi lên như cồn. Giới văn chương Pháp từng gọi ông là “một thiên tài quốc gia”, là một Solzjenitsyn của Việt Nam… Thật chính đáng, vì ông viết sách như ông thở, không ngừng nghỉ. Sau khi bị đánh trọng thương ở Mỹ, liệt tay phải ông luyện tập tay trái để tiếp tục viết. Ông chỉ ngừng viết khi ông đã ngừng thở… thấm thoát nay đã hai mươi năm.

Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm gia đình Sơn, người con trai út của ông. Không bao giờ tôi nghĩ sẽ có ngày tôi nhận lấy cái trách nhiệm to tát mà Sơn dò hỏi tôi : “Chị Lan ơi, chị xem trong bộ sách của bố em coi có gì chưa xuất bản, mình đem ra in được hông chị ?” Tôi đâu bao giờ tưởng tượng nổi rằng trong cái kho tàng văn chương mà nhà văn Duyên Anh để lại, có thể còn những quyển truyện chưa xuất bản ! Hạnh phúc sao, khi tôi soạn ra và tìm thấy năm bản thảo hoàn tất mà chưa bao giờ được ấn bản, và hàng chục những bút ký về những nhân vật mà tác giả cảm phục, từ cụ Nguyễn Khuyến, Hàn Mạc Tử,… qua nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, đến nhạc sĩ Phạm Duy, hay cô ca sĩ Bích Thuận… Duyên Anh viết rất nhiều, về rất nhiều đề tài, viết nhiều truyện cùng một lúc, nên khi ông bất chợt ra đi, ông bỏ lại rất nhiều tác phẩm dở dang… Tôi bùi ngùi hối tiếc… Nhưng rồi khi nhìn lại những gì mình có trên tay, tôi bồi hồi sợ hãi, vì cả đời tôi chưa viết được bài nào huống hồ là in sách, mà lại là sách của một văn hào như Duyên Anh !

Sau bao tháng vừa hì hục làm vừa tập tễnh học nghề, vừa xin thủ tục in sách theo luật của Pháp, truyện phiêu lưu của “Danh ná” ra đời, ngót 43 năm kể từ ngày Duyên Anh đặt bút viết hàng chữ đầu tiên của câu truyện.
“Truyện ‘Danh ná’ tôi khởi viết ngay sau khi Trung Cộng tấn chiếm đảo Hoàng Sa, và Hoàng Sa, thuở đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Thuở đó, Hà Nội đã cúi gầm mặt, im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng bỉ ổi này. Chương thứ nhất của“Danh ná” đã đăng trên Tạp chí Tuổi Ngọc.”

Tôi không biết nguyên do nào đã đưa đẩy đến sự lãng quên “Danh ná” trên kệ sách của tác giả cho đến ngày hôm nay. Khi ông hoàn tất bản thảo năm 1982, sau khi ra khỏi nhà tù cộng sản, Thiên Hương, con gái ông đã viết :
« Thưa bố, những trang bản thảo “Danh ná” con biết bảo vệ năm con mười một tuổi. Năm nay, con đã mười tám rồi. Con xin bố tha thứ cho con cái tội đã trót giấu bố đem thằng Danh ná sang Pháp mong cho xuất bản công khai, không cần ký ẩn dưới bút hiệu nào khác. Xuất bản “Danh ná”, mục đích khờ khạo của con gái bố chỉ muốn nói lên điều này : “Bố tôi viết chuyện con nít đòi chiếm lại đảo Hoàng Sa, không chịu để mất một tấc đất cho kẻ thù truyền kiếp Trung Hoa mà tại sao người ta dám bảo bố tôi phản động !”»

Phải chăng, năm 1986, sau khi Thiên Hương cùng chồng là D. McAree- cả hai đều là những nhà hoạt động nhân quyền đầu tiên của người Việt tỵ nạn trong tổ chức Ân Xá Quốc Tế – đã tử nạn hàng không ở Thái Lan, trong đau đớn tột cùng đó, ông Duyên Anh đã gác sách và đóng Tủ sách Dzũng Đakao lại, không xuất bản một quyển sách tuổi thơ nào nữa, dù trước đó ông đã hoàn tất hai truyện (Danh ná ; Nhóc tì phản động) và còn dự tính viết thêm bốn truyện trẻ thơ nữa (Giặc cờ đỏ; Hoàng tử trên sân cỏ; Tâm gạc ổi; Những thằng bé quốc lộ một).

Như Thiên Hương đã viết : « Truyện Danh ná thuộc loại truyện “những đứa trẻ con không muốn lớn” mà bố tôi có ý định viết hàng trăm cuốn. Mỗi cuốn bố tôi giới thiệu một nhô con cự phách và dễ thương ở một địa phương. Để nhô con cả nước Việt Nam hiểu nhau, yêu nhau và thấy được rằng quê hương mình chỗ nào cũng đẹp, chỗ nào cũng hiền hòa. Nhưng việc làm của bố tôi bị ngừng lại từ tháng 5 năm 1975. »

Giờ đây “Danh ná”, quyển sách đầu tiên được xuất bản 20 năm sau khi tác giả Duyên Anh qua đời, và 35 năm sau khi nó được viết xong, đang chờ đợi đến tay bạn đọc khắp nơi. Tôi đã giữ được chặng đầu của lời hứa của tôi với Sơn và với bố tôi. Nhưng trên hết đó phải là nguyện ước của tôi đối với “những đứa trẻ con không muốn lớn”, những đứa trẻ đã từng cùng tôi trải qua bao giấc mộng tươi sáng hồn nhiên của miền Nam dấu yêu trước 75, và một lần nữa chúng đã cho tôi sống lại những ngày tháng huy hoàng đó qua “Danh ná”. Và qua “Danh ná” tôi cảm thấy như mình cũng thuộc vào “những đứa trẻ con không muốn lớn”.

ttlan.

viết cho chú Long, cho Thiên Hương, và cho bố.
08/04/2017
Ps : Để đặt mua sách, xin liên lạc thẳng với Vũ Thiên Sơn qua email: duyen.anh.and.sons@gmail.com. Giá €20 + tiền cước, chỉ nhận trả qua Paypal.

Những tin nhắn kêu cứu từ nhà tù Việt Nam

0
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-08-17

Trong khoảng 2 tháng qua, Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do nhận được một số tin nhắn kêu cứu từ trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng và từ một vài nhà tù khác ở Việt Nam.

Điều kiện sống bị vi phạm

Vài tin nhắn ngắn gọn qua tài khoản Facebook của Hòa Ái với nội dung cho biết họ là phạm nhân đang ở trại giam Xuân Nguyên, Hải Phòng nhờ Đài RFA lên tiếng về hoàn cảnh tù nhân bị ngược đãi. Đồng thời, Ban Việt ngữ cũng nhận được tin báo từ một số gia đình của phạm nhân ở trại giam Xuân Nguyên rằng người thân kêu cứu vì bị đói, bị cưỡng bức lao động và có những trường hợp bị tra tấn hay biệt giam đến chết.

Lần theo những thông tin vừa nêu, chúng tôi tìm đến các cựu tù nhân từng có thời gian thụ án tại trại giam Xuân Nguyên và vừa được mãn án trong năm 2015. Họ cho biết tiêu chuẩn khẩu phần ăn của một phạm nhân được nhận trong một tháng bao gồm 17 kg gạo, 800 gram cá, 700 gram thịt và 0,7 lít nước mắm.

Chúng tôi chứng kiến có những trường hợp bị đánh trực tiếp và người đấy 1 tháng sau thì chết nhưng lại tung tin đồn ra là chết vì bị SIDA/AIDS
– Anh Quỳnh, cựu tù nhân

Tuy nhiên, khẩu phần này luôn bị cắt xén và họ bị ép viết đơn không muốn nhận quà từ gia đình. Hàng tháng gia đình của phạm nhân đến thăm gặp một lần và chuyển tiền cho trại giam ghi vào sổ lưu ký để trừ dần mỗi khi phạm nhân mua thức ăn, thuốc men, vật dụng cá nhân ở căn-tin. Một cựu phạm nhân sắc tộc thiểu số, kể lại thời gian chín tháng ở phân trại 71 thuộc trại giam Xuân Nguyên:

“Chín tháng ở trại giam 71, chỗ ăn chỗ nằm chỗ ngủ chật chội, thiếu nước. Chế độ ăn uống vẫn phát theo đợt trong tuần vào thứ Hai và thứ Sáu. Mỗi người được 2 miếng thịt to hơn ngón chân cái một tí, có lúc được cá. Mỗi đợt chế độ, gia đình đến thăm gặp không được gửi đồ ăn bên ngoài, không cho gửi vào bất cứ cái gì, bắt buộc em phải mua những đồ trong trại giam thì đắt quá. Em ví dụ, 10 ngàn đồng mua 3 quả cà chua to hơn đầu gón chân cái một tí thôi mà đôi lúc còn bị dập, bị nát. Em thấy chế độ đó không hợp lý.”

Không chỉ là thức ăn mà thuốc men cũng vậy. Phạm nhân bị buộc phải mua thuốc với giá đắt gấp 2 đến 3 lần giá cả thị trường. Thuốc đặc trị như thuốc lao là loại thuốc cấp miễn phí cho phạm nhân nhưng họ phải mua thì mới có.

Bị tra tấn dã man

Qua tìm hiểu, trại giam Xuân Nguyên từng được báo giới trong nước ghi nhận là một nơi kỷ luật. Cán bộ trại giam như Trung tá Nguyễn Văn Kiều, Phó Giám thị Hà Đình Thêm cho báo Lao Động biết từ năm 2014, sản phẩm do phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sẽ được chia tùy theo năng suất và hạnh kiểm. Trong trường hợp làm tốt sẽ được thưởng và số tiền thưởng sẽ đưa cho phạm nhân khi họ mãn án.

Mặc dù vậy, các cựu tù nhân ở trại giam này mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết bị ép phải lao động theo hình thức khoán sản phẩm. Số lượng sản phẩm dư ra sau khi đáp ứng chỉ tiêu bắt buộc bị chia đôi cho cán bộ trong trại. Phạm nhân cho rằng họ bị cưỡng bức lao động với mức tiền công rẻ mạt chứ không phải là tiền thưởng.

Các cựu tù nhân của trại giam Xuân Nguyên cho biết thêm phạm nhân sẽ bị trù dập, đánh đập, biệt giam nếu những đơn tố cáo của họ vượt ra ngoài phạm vi của nhà giam. Và đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng nhất của những tù nhân. Họ kể lại lời nói của cán bộ trại giam Xuân Nguyên rằng nhà nước cho phép đánh đập và dìm phạm nhân vào bể nước chết thì thôi.

Hai Dieu Cay
Cựu tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (trái) ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới tổ chức tại Washington DC ngày 1/5/2015. AFP photo Cựu tù nhân Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (trái) ngồi cạnh Tổng thống Mỹ Barack Obama trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới tổ chức tại Washington DC ngày 1/5/2015. AFP photo

Nhiều phạm nhân bị đánh đến ngất xỉu, bị còng chân tay và bị dìm vào bể nước trong thời tiết giá rét, có phạm nhân bị cán bộ dựng chuyện đưa vào biệt giam đã phẫn uất thắt cổ tự vẫn… Anh Quỳnh, một người lãnh án hình sự, ở trại giam Xuân Nguyên trong 12 năm, nói với Hòa Ái từ năm 2003 đến năm 2015, có khoảng 2% phạm nhân bị chết oan ức và những tù nhân thiệt mạng như thế bị ém nhẹp một cách trắng trợn. Anh Quỳnh nhắc đến trường hợp phạm nhân bị đánh đến chết:

“Còn có những trường hợp bị trận đòn thật căng, đánh trước mặt những tù nhân khác. Chúng tôi chứng kiến có những trường hợp bị đánh trực tiếp và người đấy 1 tháng sau thì chết nhưng lại tung tin đồn ra là chết vì bị SIDA/AIDS”.

Những lời kêu cứu của tù nhân không chỉ ở trại giam Xuân Nguyên mà còn từ các nhà giam khác ở Việt Nam rằng phạm nhân bị giới hạn quyền con người nhưng không vì thế mà họ bị cán bộ trại giam lạm quyền hành hạ một cách nhẫn tâm. Chúng tôi liên lạc với cựu tù nhân lương tâm Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, ông chia sẻ mặc dù Quốc Hội phê chuẩn hồi năm 2011 và Nhà nước Việt Nam năm 2014 thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và các hình thức trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người nhưng những trại tù ông từng ở qua đều đối xử vô cùng khắc nghiệt với tù nhân. Cựu tù nhân Nguyễn Văn Hải hồi tưởng cảnh tượng xảy ra ở trại tù Cái Tàu, Cà Mau mà ông từng chứng kiến:

“Một lần tôi chứng kiến một tù nhân mới đưa vào trại. Trong khi khám đồ thì tù nhân đó bị lấy một món đồ nên tù nhân đó không chịu nên mới xông ra giành lại thì bị xúm lại đánh hội đồng. Sau đó tù nhân này bị đưa thẳng vào phòng quản trị của trại. Thường tù nhân bị đưa đi làm việc trong phòng đó là bị cùm chân vào trong cái ghế rồi mới làm việc và trong quá trình làm việc bị đánh thì không thể chạy được. Đại úy Phú “Ma” chạy chiếc xe gắn máy từ cổng vào đến bậc thềm của phòng quản trị thì rồ máy lên lao xe thẳng vào thằng nhỏ đang bị cùm. Nó lùi xe ra rồi lại lao vào nữa, 5-6 lần như vậy rồi mới xông vào đánh. Sau khi đánh thì đưa thằng nhỏ vào biệt giam cùm luôn”.

Không luật pháp

Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải nêu lên Thông tư 37 của Bộ Công An quy định phân loại và giam giữ phạm nhân là văn bản vi phạm nhân quyền, thậm chí vi phạm ngay cả Luật thi hành án hình sự của Quốc Hội, và vi phạm Hiến pháp cũng như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ông Nguyễn Văn Hải trích dẫn nội dung của Thông tư 37:

“Trong Luật Thi hành án hình sự khi phạm nhân có vi phạm nội quy trại giam, mức kỷ luật cao nhất có thể bị giam riêng không quá 10 ngày nhưng theo Thông tư 37 thì giam riêng đến 3 tháng và có thể gia hạn. Điều 28, trong Luật là tù nhân được tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, được học tập học nghề nhưng trong Thông tư 37 của Bộ Công An thì những quyền này bị tước đi hết và còn có Thông tư số 2 của Bộ Giáo Dục, cả hai thông tư này tước đoạt hết quyền tù nhân có thể nhận sách vở từ bên ngoài.”

Trong Luật Thi hành án hình sự khi phạm nhân có vi phạm nội quy trại giam, mức kỷ luật cao nhất có thể bị giam riêng không quá 10 ngày nhưng theo Thông tư 37 thì giam riêng đến 3 tháng và có thể gia hạn.
– Ông Nguyễn Văn Hải

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cựu tù nhân lương tâm Luật sư Lê Quốc Quân từng tuyệt thực phản đối trại giam không cho ông nhận Kinh Thánh. Mới đây nhất, tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức lên tiếng trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An cưỡng bức lao động và để trả đũa sự bất tuân của anh Thức, trại giam cúp điện trong buồng giam liên tục 8 tiếng đồng hồ trùng với thời gian lao động mỗi ngày.

Những tiếng kêu cứu của các tù nhân lương tâm nói riêng và của tù nhân ở Việt Nam nói chung đang trông đợi lương tri thế giới giúp đỡ họ để thoát khỏi sự đọa đày bị hành hạ, ngược đãi theo như báo cáo có tựa đề “Nhà tù trong nhà tù” tại Việt Nam vừa được Tổ chức Ân xá Quốc tế lần đầu tiên công bố hồi tháng 7 năm nay.

Trong báo cáo có đoạn viết rằng, “Ân xá Quốc tế đưa ra bản báo cáo này là để góp phần gia tăng quyền làm người của mọi cá nhân, để đóng góp vào việc giảm tra tấn không riêng gì cho các tù nhân lương tâm mà cho toàn thể tù nhân tại Việt Nam”.

Báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế cũng ghi rõ bản báo được viết với mục đích xây dựng để chính quyền Việt Nam dựa vào đó cải thiện chính sách và để giúp cộng đồng thế giới có tài tiệu nói chuyện với chính phủ Việt Nam.

Chiến lược gia trưởng của Trump ra đi

0
VOA

Cập nhật: Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc, John Kelly và ông Steve Bannon vừa đồng ý với nhau rằng hôm nay sẽ là ngày làm việc cuối cùng của ông Bannon tại Tòa Bạch Ốc, theo Reuters.

***

Chiến lược gia trưởng của Tòa Bạch Ốc Steve Bannon vừa rời chức.

ABC News nói ông Bannon từ chức, nhưng nguồn tin của Reuters cho biết ông bị Tổng thống Trump sa thải.

Reuters dẫn nguồn tin thân cận với ông Bannon cho biết ông không tự từ chức.

“Ông Bannon sẽ buộc họ phải sa thải ông,” nguồn tin này nói và cho biết thêm “Ông ấy sẽ không chính thức từ chức. Ông vẫn còn đang làm việc, đang thực hiện các kế hoạch.”

Tờ New York Times dẫn một nguồn tin khác cũng thân cậy với ông Bannon cho biết ông đã đệ đơn từ chức hôm 7/8 và lẽ ra tuần này sẽ loan báo nhưng bị trì hoãn bởi vụ biểu tình bạo động ở Virginia cuối tuần trước.

Ông Bannon bị ‘mất thế’ sau cuộc phỏng vấn với American Prospect mà trong đó ông đưa ra quan điểm mâu thuẫn với Tổng thống Trump về vấn đề Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Donald Trump mấy ngày gần đây tỏ ý không hài lòng với chiến lược gia trưởng của mình, đặc biệt là sau những phát biểu của ông Bannon về vấn đề Bắc Triều Tiên và khẳng định của ông Bannon rằng ông có thể thay đổi nhân sự ở Bộ Ngoại giao.

Ông Bannon từng nói với bạn bè rằng sẽ trở lại tòa báo cánh hữu Breitbart News nếu không còn làm việc ở Tòa Bạch Ốc.

Ông Bannan, cựu giám đốc điều hành tờ Breitbart News, là phụ tá cao cấp mới nhất rời khỏi Tòa Bạch Ốc.

Hôm 21/7, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc Sean Spicer từ chức, sau đó là Chánh văn phòng Reince Priebus.

Vài ngày sau, Giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc, Anthony Scaramucci, bị sa thải sau khi nhậm chức chỉ 11 ngày.

Nguồn CNN/ABC News/Reuters