Home Blog Page 1151

Hãy dừng chiêu trò ở Biển Đông

0
TIẾNG DÂN

Foreign Policy

Tác giả: Robert A. Manning James Przystup

Dịch giả: Trúc Lam

17-8-2017

Mỹ lo ngại Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông là hơi quá và Trung Quốc thừa hiểu điều đó.

Phán đoán từ bình luận về chính sách đối ngoại được đưa ra và sử dụng ở Hoa Kỳ, bạn sẽ nghĩ Biển Đông là bờ biển nằm ở phía Đông nước Mỹ. Mọi hành động của Trung Quốc ở vùng lãnh hải tranh chấp đều được phân tích như thể nó là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn của Mỹ.

Không có nghi ngờ gì về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển xa bờ của họ đã gây ra sự lo lắng nhiều hơn trong khu vực. “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra làm cơ sở cho các yêu sách của họ, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực mà các nước láng giềng [của Trung Quốc] đã tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines.

Nhưng trên thực tế, Trung Quốc thừa biết lợi ích của Hoa Kỳ không hề bị đe dọa. Cuộc tranh luận gay gắt giữa những người quan tâm đến chính trị ở Washington cho thấy, các bãi đá ngầm và những đảo nhỏ ít quan trọng hơn là sự không chắc chắn của một nước Mỹ đang vật lộn để cân nhắc tới sự vượt trội thời hậu Đệ Nhị Thế Chiến của mình, giờ bị một nước Trung Quốc đang trỗi dậy tranh giành. Sẽ tốt hơn nếu chỉ đơn giản là có một cuộc đàm phán cởi mở.

Đúng vậy, tầm quan trọng của các tuyến đường biển trên Biển Đông, trong đó 3,4 ngàn tỷ đô hàng hoá được vận chuyển qua lại hàng năm không phải là phóng đại. Nhưng những tuyến đường biển đó chưa bao giờ bị đe dọa một cách nghiêm trọng (trong thời bình), khi lợi ích kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được chia sẻ, qua dòng chảy thương mại không bị gián đoạn.

Về mặt lịch sử, các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ ở Biển Đông bị giới hạn và nhất quán kể từ khi chiếc tàu cao tốc đầu tiên có tên Empress of China (Hoàng hậu Trung Quốc) đi tới Canton (nay là Quảng Châu) năm 1784. Hoa Kỳ luôn tìm kiếm tự do hàng hải – ngày nay gồm cả trên không – và cơ hội thương mại ở châu Á.

Tự do hàng hải phản ánh lợi ích quan trọng mà Hoa Kỳ nếu cần, có thể và nên bảo vệ một cách đơn phương. Để đạt được mục đích đó, các cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông nên được tăng cường, phối hợp với các đồng minh và các đối tác chiến lược, nhằm nhấn mạnh tiếp tục sự hiện diện và cam kết của Hoa Kỳ.

Hoạt động quyết đoán của hải quân Mỹ dưới thời chính quyền Trump tuần rồi (ngày 10/8) ở gần đá Vành Khăn do Trung Quốc kiểm soát là ví dụ điển hình về sự quyết tâm và sự hiện diện liên tục như thế. Mặc dù Trung Quốc phản đối quyết liệt, nhưng cuối cùng, các chiến lược như vậy mới có thể có tác động sít sao đến các hành động của Trung Quốc.

Trung Quốc đang sẵn sàng và có thể đi xa hơn Hoa Kỳ, khi điều đó đã được thấy rõ qua các sự kiện thay đổi trên mặt đất.

Người dân trong khu vực đang quan sát những tuyên bố của Bắc Kinh về các mỏm đá và bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông, thấy rõ rằng Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ cản trở. Họ đã hiểu rằng, thực tế của sự không cân xứng về lợi ích địa chính trị tương ứng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Lợi ích của Bắc Kinh ở Biển Đông là bản chất chính trị và chiến lược. Mục đích việc xây đảo nhằm khẳng định chủ quyền để đáp trả lại “thế kỷ của sự sỉ nhục”, nó trở thành yếu tố quan trọng về tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Về mặt chiến lược, Trung Quốc đang đẩy mạnh chu vi phòng ngự và tăng cường sự thống trị hàng hải của mình trong khu vực.

Nhưng đối với Hoa Kỳ thì Biển Đông chỉ là một phần trong mối quan hệ rộng lớn và phức tạp hơn với Trung Quốc. Các chính sách ưu tiên của cựu Tổng thống Barack Obama đối với Trung Quốc là hiệp ước về biến đổi khí hậu ở Paris và đối phó hạt nhân ở Iran; còn các chính sách ưu tiên của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc là vấn đề Triều Tiên và thương mại. Không cần nhìn đâu xa, hãy nhìn vào sự xuất hiện của Ngoại trưởng Rex Tillerson trong cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN hồi tuần trước. Mặc dù cuộc họp được tổ chức một năm sau khi tòa án quốc tế The Hague bác bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng vấn đề chiếm lĩnh các cuộc thảo luận lại là Bắc Hàn. Tranh chấp kéo dài ở biển Đông lại là vấn đề thứ yếu, và chủ tịch [ASEAN] tuyên bố, chỉ “một số nước thành viên” đã bày tỏ “mối quan ngại” về Biển Đông.

Trung Quốc biết rằng chính quyền của ông Trump thiếu một chiến lược toàn diện đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dù thiếu sót về mặt thực thi, nhưng “sự xoay trục châu Á” của chính quyền Tổng thống Obama đã hợp nhất toàn diện các yếu tố ngoại giao, quân sự và kinh tế của một chiến lược toàn diện trong khu vực. Ngược lại, sự từ chối của chính quyền hiện tại đối với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phải khó khăn chiến đấu mới có, đã gây ra một cú sốc chiến lược và là một cú giáng vào uy tín của Hoa Kỳ. Điều đó đã làm cho các dự án của Trung Quốc kiểu như sáng kiến Vành Đai và Con Đường, và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á không bị ngăn cản. Giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hiểu được sự yếu kém của Hoa Kỳ đã làm cho Trung Quốc bạo dạn hơn.

Thậm chí khi đối mặt với những cảnh báo của chính quyền Obama chống lại sự thay đổi đơn phương và ủng hộ cho một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, Bắc Kinh đã xem nhẹ ngoại giao của Hoa Kỳ, bất chấp những phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực The Hague chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và sự thay đổi hiện trạng.

Một cách chính xác, người Trung Quốc đánh cược rằng, miễn là các tuyến đường hàng hải không bị đe dọa, Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận rủi ro gây chiến với một nước sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ vì mấy mỏm đá và các rạn san hô mà họ không đòi chủ quyền, chỉ để bảo vệ Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), công ước mà họ sẽ không bao giờ phê chuẩn. Sự vắng mặt của Washington trong các hội đồng quản trị ở UNCLOS, làm cho Bắc Kinh dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy phần lớn sự  diễn giải không có thật của họ về phía hiệp ước.

Bắc Kinh thực hiện vài bước đi trước Washington trong việc củng cố các sự kiện mới trên cơ sở mà họ đã tạo ra ở Biển Đông. Trung Quốc đã âm thầm điều đình với ASEAN Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông. Bắc Kinh đã công bố các dự án viện trợ và đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào Philippines và hiện đã đồng ý khai thác năng lượng chung với Manila, vô hiệu hóa đồng minh Mỹ một cách hiệu quả. Tương tự như vậy, Bắc Kinh đã công bố cho vay và đầu tư vào Malaysia hơn 30 tỷ USD, cũng như tăng cường các mối quan hệ quân sự với Kuala Lumpur và Thái Lan. Nếu ASEAN và Trung Quốc đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử không ràng buộc và yếu ớt, khẳng định các thực tế mới, Hoa Kỳ sẽ không có nhiều sự lựa chọn, mà sẽ phải ủng hộ nó (Bộ Quy tắc Ứng xử).

Trung Quốc dường như đã học được từ sự quan sát “bẫy Thucydidean”, rằng các cường quốc lớn “làm những điều họ có thể”. Trong phiên họp ASEAN năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lúc đó là ôn Dương Khiết Trì, nói với các nhà lãnh đạo tham gia cuộc họp, rằng “Trung Quốc là một nước lớn, và các nước khác là nước nhỏ – và đó là thực tế”. Các quy tắc có thể bị phá vỡ hoặc bỏ qua bởi các cường quốc lớn, nếu lợi ích của họ bị sai khiến, và Bắc Kinh cũng cho thấy cách tiếp cận riêng tương tự với trật tự dựa trên luật pháp giống như các cường quốc khác làm.

Trò phục hồi lãnh thổ của Trung Quốc là điều phiền nhiễu. Nhưng dù chúng ta có thích hay không thì Trung Quốc cũng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực. Đến lúc Hoa Kỳ cần đặt câu hỏi chiến lược lớn về thời đại của chúng ta: Nó tồn tại thế nào với vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?  Tương tự, Bắc Kinh cần quên niềm hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ lờ đi và trả lời câu hỏi quan trọng: Vị thế của Hoa Kỳ trong khu vực như thế nào để Trung Quốc có thể sống với họ?

Dần dần, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải học cách nhận ra những lợi ích tương đối mà họ phải có và những thứ mà họ chọn nên có. Đó là chìa khóa để tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi ích và tạm ước cho mối quan hệ Mỹ-Trung trong thế kỷ 21.

Những quan điểm trình bày trong bài viết này là của riêng tác giả, không đại diện cho quan điểm hay các chính sách của Hội đồng Đại Tây Dương hoặc trường Đại học Quốc phòng.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Hành xử của công chức Việt

0
RFA

Cơ quan tuyên truyền Việt Nam luôn nhắc nhở cán bộ, viên chức nhà nước là ‘người đầy tớ của nhân dân’. Tuy nhiên, hành xử của nhiều công chức khiến dân chúng bất bình; và từ đó có nhìn nhận lại về quy trình tuyển chọn trong hệ thống công quyền Việt Nam. Phóng viên RFA ghi nhận một số bình luận về tình trạng liên quan.

Ngay từ khi xảy ra các vụ việc quan chức, công chức chính quyền hành xử không đúng mực, cộng đồng mạng xã hội đã loan tải rộng rãi, kèm theo những bình luận, chê trách và có nhiều người phân tích sự việc dưới những góc độ khác nhau.

Từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định đánh giá những vụ việc này không phải chỉ mới diễn ra, các công chức ở Việt Nam chỉ được đào tạo ra để phục vụ cho chế độ và tuân lệnh các cấp uỷ đảng, chứ không hiểu về quyền hạn, trách nhiệm phục vụ người dân.

Luật sư Lê Công Định:“Do đó, khi họ ngoi lên một chức vụ thì họ lại tỏ vẻ coi là người có uy quyền, để rồi hành xử một cách nhố nhăng như ta thấy qua mạng xã hội”

Nhà hoạt động trẻ Nguyễn Trường Sơn tỏ vẻ lạc quan hơn khi thừa nhận vẫn còn một bộ phận thiểu số trong hệ thống công quyền có hành xử văn minh, hoà nhã và tận tâm phục vụ.

Nguyễn Trường Sơn: “Không phải tất cả ai làm trong bộ máy chính quyền thì đều xấu cả. Tuy nhiên chính những hành vi xấu đã khiến người dân trở nên có ác cảm với họ và hình thành định kiến và cuối cùng có suy nghĩ bao trùm lên tất cả những ai làm cho chính quyền thì đều là xấu.”

Đánh giá về việc tuyển dụng công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, Luật sư Lê Công Định cho rằng, hệ thống tuyển dụng của đảng cộng sản tùy tiện không theo qui định dẫn đến hệ lụy tiêu cực.

Luật sư Lê Công Định: “Vì không dựa trên luật pháp, cho nên cấp dưới luôn luôn tìm cách nịnh cấp trên để được để ý đến, được ưu đãi, được phát triển trong hệ thống của mình. Cho nên, khi họ lên được vị trí nào đó, họ phải tỏ ra uy quyền, bằng cách họ đạp lại những người bên dưới không cùng cánh. Tôi tạm gọi nó là thượng đội hạ đạp. Ở trong hệ thống tổ chức của đảng cộng sản là vậy. Cho nên khi mà đảng giới thiệu người của đảng vào hệ thống bộ máy công quyền, họ tỏ một thái độ không thể chấp nhận được trên phương diện xã hội.”

Anh Nguyễn Trường Sơn nêu ra thực tế tuyển dụng tại Việt Nam qua những câu cửa miệng “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, thứ tư mới là trí tuệ”.

Khi họ ngoi lên một chức vụ thì họ lại tỏ vẻ coi là người có uy quyền, để rồi hành xử một cách nhố nhăng như ta thấy qua mạng xã hội
-Luật sư Lê Công Định

Khi họ ngoi lên một chức vụ thì họ lại tỏ vẻ coi là người có uy quyền, để rồi hành xử một cách nhố nhăng như ta thấy qua mạng xã hội-Luật sư Lê Công Định

Nguyễn Trường Sơn: “Chính vì cái quan niệm này, cái lối làm việc như vậy, đã khiến bộ máy hành chính của Việt Nam trở nên hết sức cồng kềnh, thiếu hiệu quả, và nhiều lúc khiến cho người dân cảm thấy bức xúc vì các công việc không được làm đúng như người dân mong đợi, và chất lượng công chức rất kém cỏi so với những gì người dân thực sự kỳ vọng.”

Luật sư Lê Công Định nhận xét, các công chức, quan chức Việt Nam không được đào tạo để trở thành những chính trị gia, nhà kỹ trị đúng nghĩa, mà chỉ là những thành phần phục vụ cho đảng cầm quyền.

Luật sư Lê Công Định: “Trong một cái bộ máy đảng trị thế này chỉ có những nô bộc của đảng cộng sản mà thôi, chứ chẳng có một nhà chính trị nào hết. Trước đây, có vài người phong cho nhân vật cải cách này, cải cách nọ là những nhà chính trị, thậm chí gọi họ bằng cái tên rất đẹp là các chính khách. Tôi cho rằng, đó là do chúng ta cố tình gọi thôi. Còn trong hệ thống đảng trị này, chỉ có những tên nô bộc của đảng, suốt đời cúc cung làm việc cho đảng mà thôi.”

Theo anh Nguyễn Trường Sơn ở Việt Nam chưa có chính trị gia, chính khách hoạt động chính trị chuyên nghiệp và theo phân tích của anh này là  bởi cách vận hành nền chính trị Việt Nam được hình thành từ nhân sự gói gọn trong đảng cộng sản, người dân không có vai trò quyết định trong việc lựa chọn nhân sự của chính quyền.

Nguyễn Trường Sơn: “Thì rõ ràng, khi mà người dân không bầu lên lãnh đạo của mình thì họ sẽ không quan tâm đến người đó làm việc hay hoạt động ra làm sao. Và đối với một người đại diện, một người lãnh đạo mà không được người dân bầu thì người ta sẽ không hoạt động vì lợi ích của người dân mà chỉ vì đảng của người ta mà thôi.”

Xét đến nguyên nhân vì sao Việt Nam không có tầng lớp chính trị gia, chính khách đúng nghĩa, Luật sư Lê Công Định nhấn mạnh đến việc nhà nước Việt Nam không theo mô hình “Tam quyền phân lập”, chỉ có mô hình đảng lãnh đạo toàn diện, từ trên xuống dưới, không như nhiều quốc gia khác.

Một người đại diện, một người lãnh đạo mà không được người dân bầu thì người ta sẽ không hoạt động vì lợi ích của người dân mà chỉ vì đảng của người ta mà thôi.
-Nguyễn Trường Sơn

Luật sư Lê Công Định: “Tức là anh phải tuân thủ những quy định về vấn đề quyền và trách nhiệm của anh. Những quy định đó luôn đặt ra giới hạn trong hành xử của công chức. Còn tại Việt Nam, hoàn toàn không có quy định như vậy. Cho nên là công chức hoàn toàn hành xử theo cái mà họ nghĩ rằng họ được trao quyền bởi đảng cộng sản mà thôi.”

Trên thực tế, trong hệ thống chính trị độc đảng như tại Việt Nam, thì các ứng viên đại biểu quốc hội là đảng viên chiếm tỷ lệ áp đảo, đảng cộng sản Việt Nam không phải cạnh tranh với bất cứ đảng phái nào, đảng viên đảng cộng sản cũng không phải cạnh tranh với ứng viên của đảng khác.

Luật sư Lê Công Định: “Bầu cử thì nói đến những nhà chính trị chuyên nghiệp thực sự. Những nhà chính trị chuyên nghiệp bao giờ họ cũng phải chịu trách nhiệm với lá phiếu của người dân. Nếu hệ thống bầu cử chỉ là hình thức thôi, thì chẳng có ai cảm thấy phải chịu trách nhiệm với lá phiếu của người dân. Họ muốn hành xử thế nào, thì như tôi nói,  họ chỉ nghe lời đảng, chiều theo ý đảng.”

Do đó, giải pháp để Việt Nam có một tầng lớp quan chức, viên chức điều hành đất nước một cách chuyên nghiệp không tạo nên những tai tiếng như lâu nay; theo Luật sư Lê Công Định và nhà hoạt động trẻ Nguyễn Trường Sơn thì phải áp dụng mô hình chính trị “tam quyền phân lập”, cải cách hệ thống bầu cử và có qui định loại bỏ những người không xứng đáng ra khỏi bộ máy nhà nước.

Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!

0
RFA

Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho ra mắt bộ Lịch sử Việt Nam. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử này được báo Tuổi Trẻ nói là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây.

Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học.

Nên gọi trung tính!

Kể từ khi bộ sách được giới thiệu, một bộ phận dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn bị gọi là ngụy quyền mà được gọi là Chính quyền Sài Gòn. Giải thích về lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách gọi này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, người đã từng góp ý trong quá trình biên soạn bộ sách này, cho rằng trong thời kỳ còn đấu tranh chính trị, chuyện chính quyền này không thừa nhận chính quyền kia cũng là điều dễ hiểu:

“Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả.Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ”
– PGS.TS Trần Đức Cường

“Theo tôi trong thời kỳ đấu tranh chính trị thì không thừa nhận nhau là chuyện thường. Nhưng bây giờ khi thống nhất và lo xây dựng đất nước thì Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực đã diễn ra trong lịch sử và được nhiều nước công nhận và có tham gia Liên Hiệp Quốc nữa.”

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.

Đáp lại thắc mắc của chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại nhiều chục năm về trước nhưng vì sao đến tận bây giờ Việt Nam mới đổi cách gọi chính quyền miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng những vấn đề về chính trị phải có điều kiện mới có thể thay đổi được, còn tùy theo tình hình. Ông cho rằng “bây giờ thời gian đã chín mùi”.

Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:

“Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả”.

“Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây.”

“Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn.”

image
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa Courtesy of Thoibao

Tiến sĩ Nguyễn Nhã lại phân tích rằng “Việt Nam sẽ rất lời nếu công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Trước hết là vấn đề biển đảo:

“Trước hết là việc đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế thì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu vào xâm lấn, cho rằng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ. Nhưng thực chất đâu có vô chủ. Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!”

Một yếu tố khác rất quan trọng được vị Tiến sĩ Sử học này nhấn mạnh đó là dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu và kinh tế làm việc rất độc lập. Ông đánh giá đó là một điểm tốt cần được học hỏi, phát huy.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ rằng kể cả về văn hóa giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nhiều điều quý giá:

“Theo tôi đó là một di sản quý giá của cả dân tộc chứ không phải chỉ có chính trị, hay chính quyền!”

Không có sức ép

“Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!”
– Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Khi được hỏi việc công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữa thời điểm này, các nhà sử học có phải chịu sức ép nào không, PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định rằng việc đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì. Ông cho biết trước đây tên Chính quyền Sài Gòn đã từng được sử dụng chứ không phải bây giờ mới là lần đầu tiên:

“Một ví dụ, bạn về tìm đọc cuốn Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam của Bộ Quốc phòng in năm 2015, tức là cách đây đã 2 năm rồi do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Cuốn đó đã không dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền mà dùng từ Quân đội và Chính quyền Sài Gòn.”

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng tình với quan điểm rằng không có sức ép nào trong chuyện đổi cách gọi này mà chỉ là các nhà sử học đồng lòng đưa ra ý kiến nên thay đổi và được chấp thuận.

Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”?

0
Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-08-21

Bộ sách thông sử bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000, có tựa đề “Lịch sử Việt Nam”, vừa được ấn hành tái bản lần thứ nhất với nội dung chỉnh sửa và bổ sung; trong đó thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn-Quân đội Sài Gòn” thay vì “ngụy quân, ngụy quyền” khi nhắc đến Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, kể từ sau ngày 30/04/1975 cho đến nay.

Không gọi “ngụy quân, ngụy quyền”

Dư luận trong nước những ngày qua phấn khởi đón nhận bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gồm 15 tập với hơn 10 ngàn trang, được 30 nhà nghiên cứu sử học biên soạn trong 9 năm, vừa được tái bản lần thứ nhất và phát hành vào hôm 18 tháng 8.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận qua trang Fanpage của Báo mạng điện tử Tuổi Trẻ Online, rất nhiều độc giả bày tỏ sự vui mừng và hoan nghên các nhà sử học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Xã hội Việt Nam đã nhìn nhận lịch sử và viết đúng với những gì xảy ra trong lịch sử trong việc thay đổi cách gọi tên “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, chứ không gọi “ngụy quân, ngụy quyền” cùng lời khẳng định của Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Đức Cường trong buổi giới thiệu bộ sách “Lịch sử Việt Nam” rằng “Lịch sử phải khách quan và phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.

Báo Tuổi Trẻ Online dẫn lời nhận định của Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” mang lại những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng công pháp quốc tế. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã cũng xác nhận với RFA rằng Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải được Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức thừa nhận thì mới đảm bảo tính pháp lý quốc tế liên tục để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

…Khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn
-Ông Trần Công Sung

Trong khi đó, từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết Chính quyền Hà Nội đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng là không thừa nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, theo Hiệp định Geneve 1954 và Hiệp định Paris 1973 mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tham gia ký kết. Theo quan điểm nhận xét cá nhân của ông về bộ sách “Lịch sử Việt Nam” mới vừa phát hành, thay đổi cách gọi tên đối với Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một cách mà Chính phủ Hà Nội bắn tiếng để chấp nhận những gì thuộc về của Việt Nam Cộng Hòa và có thể thừa kế quyền lợi hợp pháp, hợp lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 cũng như có thể trở thành quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ như trước đây, bởi vì:

“Bây giờ đứng trước tình hình ở Biển Đông, có thể có một số những biến động rất lớn. Đồng thời hiện tại Chính phủ Hà Nội và Chính phủ Hoa Kỳ đã có những bước thỏa thuận ngầm, điều đó tôi có các nguồn thông tin để khẳng định rằng Hoa Kỳ đang bí mật để trang bị vũ khí cho Việt Nam.”

Từ Paris, Pháp quốc, cựu Nhà báo Trần Công Sung của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa còn chú ý đến ý kiến của không ít chuyên gia sử học trong quốc nội, được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online, cho rằng việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền” và công nhận Việt Nam Cộng Hòa như một chính quyền độc lập là bước tiến quan trọng để hàn gắn vết thương của người Việt sau chiến tranh, mà Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhắc lại việc công nhận này sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, theo ý nguyện lúc sinh thời của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Tiền đề của hòa hợp hòa giải dân tộc?

Tuy nhiên, ông Trần Công Sung nhấn mạnh với RFA là rất khó dự đoán được Chính quyền Hà Nội sẽ thừa nhận sai lầm của họ và chính thức công nhận Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa hay không. Cựu nhà báo của Việt Tấn Xã Việt Nam Cộng Hòa nói thêm:

“Đã có những tờ báo khen ngợi chuyện đó. Nhưng cũng có một vài tờ báo chính thức của Nhà nước bắt đầu chỉ trích. Thành ra khó có thể nói đó là một sự chuyển hướng thực sự của Nhà nước hay không. Chính sách của Việt Nam khó mà nói trước lắm. Hôm nay như thế này, ngày mai lại thế khác. Hôm nay mềm dịu vì một vài dữ kiện mới, nhưng tháng tới lại đổi hoàn toàn.”

Thế nhưng, số đông những người Việt hải ngoại, thuộc thế hệ 1.5 chia sẻ đối với họ việc Chính quyền Hà Nội cho phép xuất bản bộ sách lịch sử mà có động thái thay đổi, không gọi tên “ngụy quân, nguy quyền” như suốt hơn 4 thập niên qua là một dấu hiệu mở ra cho sự kết nối của các thế hệ người Việt trong tương lai. Cựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn nói với chúng tôi ông tin vào điều đó, mặc dù ngay thời điểm hiện tại, những người như ông vẫn còn dè dặt:

Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại
-Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo

“Nhìn lịch sử của thế giới, nhìn lịch sử của Hoa Kỳ thì mình cũng thấy họ mất 40-50 năm sau mới bắt đầu hòa hợp hòa giải được. Trong 42 năm vừa qua, tôi nghĩ là có thể thay đổi. Sẽ không có sự thay đổi nếu như không đổi hướng đi. Và nếu bây giờ Việt Nam bắt đầu chuyển hướng thì có thể đây là sự hy vọng. Tuy nhiên, quá khứ đã cho thấy có sự hy vọng của người Việt (hải ngoại) rất nhiều nhưng cũng đã bị lường gạt quá nhiều nên sự tin tưởng vào những câu nói của họ thì chưa biết có thành thật hay không.”

Đáp câu hỏi của RFA xoay quanh quan điểm của một số những người là hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa, đang sinh sống tại hải ngoại mà có tấm lòng luôn hướng về đất mẹ với mong muốn góp một bàn tay cho quê hương được hùng cường, văn minh, thì liệu rằng họ có thể là những chìa khóa đầu tiên để mở cánh cửa cho việc “hòa hợp hòa giải” một khi Chính quyền Hà Nội chính thức công nhận thể chế Việt Nam Cộng Hòa, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, quả quyết để thể hiện thực tâm mà Chính quyền Hà Nội kêu gọi “hòa hợp hòa giải” thì hãy tiến hành hòa giải với người dân trong nước trước:

“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh (Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo) thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại.”

Và những người Việt hải ngoại mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc đều chấm dứt cuộc trò chuyện với chúng tôi bằng câu nói dân tộc Việt Nam chỉ có thể hòa hợp khi không còn chế độ Cộng sản, với lý do như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo dẫn lời của ông Phạm Khắc Hòe, Ngự tiền văn phòng đổng lý, hàm Thượng thư của Vua Bảo Đại, từng giữ các chức vụ: Giám đốc Nha Pháp chính và Đổng lý văn phòng Bộ Nội Vụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã nói với ông trong khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian 17 năm tù mà hai người gặp nhau rằng “Các anh sống 100 năm nữa cũng không hiểu được người Cộng sản đâu”.

Sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BOT, BT ở TPHCM

Dân trí Theo nguồn tin của phóng viên Dân trí, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn TPHCM và kiến nghị xử lý sai phạm với số tiền trên 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án.

Kết luận thanh tra cho biết, từ năm 2010 đến giữa năm 2015 trên địa bàn TPHCM có 13 dự án BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao), BT trong lĩnh vực giao thông, môi trường đang được triển khai với giá trị gần 33.000 tỷ đồng của 8 nhà đầu tư.

Trong đó có 5 dự án trong lĩnh vực giao thông đã hoàn thành với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ, 8 dự án đã ký hợp đồng hoặc đang triển khai với tổng mức đầu tư gần 26.000 nghìn tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra 6 dự án gồm: Dự án xây dựng cầu Phú Mỹ, dự án đường kết nối cầu Phú Mỹ; Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương- An Lạc; Dự án xa lộ Hà Nội; Dự án cầu Bình Triệu 2; Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu.

Qua đó phát hiện UBND TPHCM không xây dựng danh mục dự án, không thực hiện việc công bố danh mục, hoặc thực hiện công bố chậm.

Mặt khác, việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án chủ yếu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu không đúng quy định pháp luật.

Tại dự án BOT cầu Phú Mỹ, Thanh tra Chính phủ cho rằng UBND TPHCM đã “ưu ái” chọn Công ty Cổ phần Đầu tư xây Phú Mỹ làm nhà đầu tư dù hồ sơ chuẩn bị đầu tư của doanh nghiệp này thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn, tức được lựa chọn khi chưa rõ năng lực nhà đầu tư.

Trong quá trình thực hiện dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ theo hình thức BT với tổng mức đầu tư hơn 1.440 tỉ đồng, UBND TPHCM không thực hiện việc xây dựng công bố danh mục kêu gọi đầu tư và đấu thầu rộng rãi mà giao luôn cho Công ty Cổ phần đầu tư xây Phú Mỹ thực hiện dự án.

Tại dự án BOT nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1A đoạn An Sương- An Lạc, Thanh tra Chính phủ phát hiện quá trình thực hiện dự án, IDICO đã đề xuất bổ sung xây dựng 2 nút giao thông và lắp đặt dải phân cách làn xe cơ giới và thô sơ với tổng mức đầu tư trên 700 tỷ đồng.

Thay vì bổ sung dự án vào danh mục và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia theo quy định, UBND TPHCM lại chỉ định luôn IDICO làm nhà đầu tư.

Kết luận nhấn mạnh, việc không kiến nghị, không xây dựng và công bố kế hoạch dự án hoặc có nhưng chậm và chỉ định thầu đã không phát huy được nguồn lực xã hội, làm giảm tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và khó lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính và kinh nghiệm tốt nhất.

Cơ quan thanh tra nhận định, do thiếu trách nhiệm trong công việc nên nhiều hợp đồng BOT, BT chưa đủ trình tự, thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định, tổng vốn đầu tư tăng sai dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn không đúng quy định; thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn, trong khi điều khoản trong hợp đồng mâu thuẫn làm tăng chí phí, giảm doanh thu thu phí.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định, UBND TPHCM và các đơn vị chuyên môn đã có nhiều sai sót trong công tác thẩm định, phê duyệt dự án khả thi, nội dung dự án thiếu sự cần thiết phải đầu tư, phương án so sánh.

Hầu hết các dự án BOT nêu trên đều chậm tiến độ, dẫn đến giảm doanh thu, tăng chi phí và lãng phí vốn đầu tư.

Chính vì thế, cơ quan thanh tra đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành và TPHCM xử lý khoản tiền sai phạm theo kết quả thanh tra là 2.172 tỷ đồng.

Thế Kha

Chỉ thảm lại mặt đường rồi thu phí BOT là tước đoạt quyền của người dân

Dân trí “Bây giờ, nhà đầu tư vào lập dự án BOT (một số đoạn chỉ là thảm lại bề mặt) và thu phí, nhà đầu tư lập luận rằng đang bán phần giá trị gia tăng nhưng thực chất là đã tước đoạt đi quyền sử dụng của người dân đối với một tiện ích vốn thuộc về họ”.

Đây là khẳng định trong báo cáo Thực trạng thu phí và những giải pháp để tránh thất thu đối với các dự án BOT đường bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đưa ra mới đây.

Xung đột lên cao khi người dân phản đối chủ đầu tư BOT tại trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang trả tiền lẻ, để tiền trong chai nhựa (ảnh minh hoạ)

Xung đột lên cao khi người dân phản đối chủ đầu tư BOT tại trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang trả tiền lẻ, để tiền trong chai nhựa (ảnh minh hoạ)

Theo Bộ KH&ĐT, về bản chất, với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nhà đầu tư tiến hành xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, thực trạng công tác thu phí hoàn vốn thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu sót và chưa hoàn thiện, mức thu phí cao gây bức xúc dư luận… Điều này có thể dẫn đến bóp méo, làm sai lệch chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển hạ tầng giao thông.

Bộ KH&ĐT đã tiến hành thanh tra 11 dự án BOT trên quốc lộ 1A thời gian qua và quá trình này đã chỉ ra những bất cập, thiếu sót trong công tác thu phí hoàn vốn này, cụ thể:

Về vị trí trạm thu phí, nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo và khi trạm thu phí mọc lên, khách hàng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận qua trạm thu phí. Đây là hình thức cưỡng bức sử dụng dịch vụ gây bức xúc, phản đối kéo dài trong thời gian qua.

Người dân đã đóng thuế và Nhà nước có nghĩa vụ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo nhu cầu đi lại cho người dân. Những tuyến đường độc đạo này trước đây được xây dựng dựa trên tiền thuế của người dân; được duy tu, bảo dưỡng dựa trên tiền phí của người dân (qua Quỹ bảo trì đường bộ).

Tuy nhiên, bây giờ, nhà đầu tư vào lập dự án BOT (một số đoạn chỉ là thảm lại bề mặt) và thu phí, lập luận rằng nhà đầu tư đang bán phần giá trị gia tăng nhưng thực chất là đã tước đoạt đi quyền sử dụng của người dân đối với một tiện ích vốn thuộc về họ.

Về khoảng cách giữa các trạm thu phí, Bộ KH&ĐT dẫn nguồn của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính trên hệ thống các tuyến quốc lộ, có tới 32 trên tổng số 88 trạm thu phí (tương đương 36%) không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km. Dù theo Thông tư 159/2013/TT-BTC, trường hợp đặc biệt có thể bố trí khoảng cách giữa các trạm nhỏ hơn 70 km khi Bộ GTVT thống nhất với tỉnh và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc có quá nhiều trường hợp “đặc biệt” được chấp thuận đang khiến mật độ trạm thu phí trở nên dày đặc và ngột ngạt.

Về hình thức thu phí, hầu hết các dự án BOT không phải xây dựng tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường hiện hữu vốn có nhiều giao cắt đồng mức. Do đó, chỉ có thể áp dụng hình thức thu phí hở (thu phí theo lượt), không thể áp dụng hình thức thu phí kín (thu phí theo chiều dài quãng đường thực đi). Hình thức thu phí hở này vừa không đảm bảo kiểm soát được lưu lượng thực tế, vừa gây khó khăn cho địa phương nơi trạm thu phí được lắp đặt.

Trên thực tế, người dân sống gần trạm thu phí là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do họ có xu hướng bị nộp phí nhiều hơn và gánh chịu chi phí hàng hóa đắt đỏ hơn. Vì vậy, cần có giải pháp đối với người dân địa phương sống gần trạm thu phí để tránh những bức xúc như hiện nay.

Về thời gian thu phí, các thông số như thời gian thu phí và giá vé được nêu trong Thông tư riêng cho từng dự án được tính toán dựa trên tổng mức đầu tư được phê duyệt tại bước lập dự án đầu tư.

Tuy nhiên, tổng mức đầu tư là khái toán, thường có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị quyết toán vốn đầu tư dẫn đến thời gian thu phí quy định trong hợp đồng BOT thường dài hơn nhiều so với thực tế.

Về hệ thống thiết bị, phần mềm thu phí, tất cả các trạm thu phí đều là một dừng và phần lớn trong số đó xé vé bằng tay, chỉ có số ít trạm thu phí có kết hợp sử dụng thẻ từ. Việc xé vé bằng tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất thoát doanh thu thu phí khi hoặc với sự vô tình giúp sức từ chính những khách hàng không lấy cuống vé, hoặc với sự thông đồng giữa nhân viên thu phí và khách hàng về thỏa thuận một mức phí thấp hơn quy định nếu không lấy cuống vé.

Nguyễn Tuyền

Ai chịu trách nhiệm về khủng hoảng Cai Lậy ?

Cuộc ‘khủng hoảng tiền lẻ’ ở trạm thu phí Cai Lậy vẫn chưa đến hồi kết mà còn có “khả năng lây lan” như lo ngại của Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Thường vụ quốc hội Nguyễn Văn Giàu. Câu hỏi được đặt ra là: Ai là người chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này và cả khả năng có thể lây lan của nó?

Vì các tài xế, những người đã trả phí bằng tiền lẻ chăng? Không phải, bởi vì ngay chính cả công an Tiền Giang cũng xác định là họ không hề phạm luật, cho dù có đưa tiền lẻ vào bịch ni lông hay chai nhựa. Những bác tài đó chỉ phản ứng lại với tư cách là những người bị buộc mua một dịch vụ mà họ cho rằng họ… chẳng hề muốn sử dụng hay chẳng sử dụng như chuyện vận chuyển qua đường tránh quốc lộ 1A ở Cai Lậy.

Ở đâu ra ở cái thời văn minh thương mại đã thuộc thế kỷ XXI này mà lại có chuyện buộc người khác không có quyền lựa chọn mua hay không mua một dịch vụ, một món hàng? Sự quay lại với thời bao cấp chăng? Đó chính là điều mà chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã chỉ rõ ra: việc các nhà đầu tư đã sử dụng con đường độc đạo do “ông bà để lại”, cải tạo lại một chút, sau đó thu tiền khiến người dân bức xúc.

Điều vô lý, sai trái đến mức không thể biện luận gì được, thậm chí trẻ con cũng chỉ ra được đó là vì sao làm đường tránh thị xã Cai Lậy mà lại đặt trạm thu phí ở “con đường độc đạo mà ông bà để lại” là quốc lộ 1A?

Những người “mãi lộ” như công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang muốn đặt trạm ở vị trí đó là điều đương nhiên, vì họ là những người kinh doanh mà nguyên tắc của mọi nhà buôn đều là lợi nhuận phải chiếm vị trí hàng đầu. Người bán bao giờ cũng muốn bán được giá cao, thu lợi thật nhiều. Nguyên tắc này có khi còn được thực hiện ở sự gian trá, thủ đoạn và chính vì vậy trong lịch sử tầng lớp thương buôn thường hay bị “hiểu lầm”, khinh ghét.

Chính vì vậy mà một trong những nhiệm vụ của mọi nhà nước là làm “trọng tài” xử lý các mối xung đột quyền lợi giữa người mua và người bán. Do đó, nhiều người thật ngạc nhiên khi ông Nguyễn Nhật, thứ trưởng bộ Giao thông vận tải trước đó phát biểu rằng: “Trước mắt trạm BOT Cai lậy vẫn phải thu phí theo giá đã được phê duyệt và sẽ không có chuyện di dời hay giảm phí. Làm gì cũng phải có kỷ cương phép nước chứ không phải ai muốn làm gì thì làm”.

Xin hỏi ông “phép nước” nào cho phép làm đường tư nhân mà thu tiền cả quốc lộ? “Phép nước” nào cho phép anh sử dụng tài sản công cộng như quốc lộ để kinh doanh thu phí? “Phép nước” nào bắt mọi người phải trả tiền dịch vụ của anh khi người ta không muốn xài? Và có “phép nước” nào cấm người dân vẫn phải chấp nhận trả số tiền bất hợp lý đó nhưng bằng tiền lẻ?

Cuộc “khủng hoảng tiền lẻ” hiện nay ở trạm thu phí Cai Lậy gây thiệt hại lớn hơn những gì mà người ta tưởng. Đó là những thiệt hại vật chất như sự ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế, là thiệt hại về tinh thần do sự ức chế, mất niềm tin của những người qua lại trạm thu phí, chưa kể những thiệt hại sâu xa hơn mà ông Nguyễn Văn Giàu đã nêu, đó là nó sẽ trở thành tiền lệ cho những cuộc khủng hoảng có thể lây lan ở các trạm thu phí BOT trên cả nước. Nó có thể ảnh hưởng xấu đến chính sách đầu tư BOT khi trong ấn tượng của nhiều người, các trạm BOT được cho trên mạng là các trạm “hút máu dân”.

Những cuộc khủng hoảng thường có những “dư âm” gây tác hại lâu dài mà các nhà quản lý nếu biết xử lý tốt sẽ giảm bớt tác hại. Việc dời trạm thu phí có thể là cách xử lý tối ưu cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Cai Lậy vì nếu thật sự đường tránh thị xã Cai Lậy tiện lợi thì không cần bắt buộc, người dân cũng sẽ chọn sử dụng. Đó cũng là cách để cho thấy nhà nước, chính quyền của ta thực sự cầu thị, kiến tạo, thực sự mang lại sự hài lòng cho người dân như định hướng của chính phủ trong những năm gần đây…

Và theo lẽ thường tình, cũng phải có ai đó phải bị quy trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng này và những cuộc khủng hoảng tiếp theo hoàn toàn có thể xảy ra…

Tăng thuế VAT lên 12% do nợ công, tham nhũng: Hàng triệu dân nghèo bị ảnh hưởng

0

Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao.

Trong định hướng sửa các luật về thuế, Bộ Tài chính cho hay, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt).

Theo Bộ Tài chính, số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016.

Từ năm 2009 – 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. Cụ thể Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách, thì xu thế tăng thuế suất GTGT diễn ra phổ biến.

Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu NSNN theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT, như Phi-líp-pin, Ấn Độ, Nhật Bản…

Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%.

Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);”

Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án.

Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.

Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.

Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019.

Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này.

Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.

“Cuộc chiến” tiền lẻ với những ông chủ trạm BOT có lòng tham không đáy

“Cô Phượng rồi sao?”

VietFact

Tham nhũng và thế giới văn minh:

Khi Nguyễn Tấn Dũng bị loại tại Đại hội 12, một nhà ngoại giao phương Tây tại Sài Gòn hỏi tôi: “Cô Phượng rồi sao?”. Tôi nói: “Bà nên hỏi cô ấy, nhưng tôi e nước Mỹ và phương Tây sẽ có thêm nhiều công dân giàu có và tôi muốn lưu ý bà, tiền đấy là xương máu của nhân dân chúng tôi”.

Nếu quả thật, Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thay vì bị dẫn độ, phản ứng của Đức là dễ hiểu. Việt Nam chắc chắn có khó xử dù bây giờ họ có thể gửi cho phía Đức những phủ nhận của Trịnh Xuân Thanh (bắt cóc thì điều quan trọng nhất là phải có nạn nhân). Tôi không đủ thông tin để bình luận thêm. Chỉ suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mấy năm qua tôi tham gia nhiều dự án của các định chế quốc tế giúp Việt Nam phòng, chống tham nhũng, bây giờ chính những nơi mong muốn Việt Nam thực sự chống tham nhũng đó có khả năng trở thành nơi trú ẩn cho những tên trộm cướp tiền bạc của nhân dân tôi hung hãn nhất.

Tôi ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng và mong muốn những kẻ bỏ trốn như Trịnh Xuân Thanh phải bị bắt. Chính trị nào cũng có phe phái vấn đề là chúng ta còn phải chờ các phiên tòa để thấy những kẻ hôm nay bị bắt là nạn nhân của phe phái hay là những kẻ đang ăn cướp của dân. Tối qua khi theo dõi phản ứng của Đức, tôi nói với một nhà báo lớn và một luật sư tên tuổi, “Chúng ta có thể còn nghi ngờ anh công an đứng bên kia đường vẫn làm mãi lộ, nhưng nếu có kẻ cướp giật bên nay ta vẫn cần ở anh ấy”.

Việc để xảy ra sự phản ứng của Đức là đáng tiếc khi lần đầu tiên Đảng CSVN thực sự có truy đuổi những tên tham nhũng (lúc đầu tôi cũng ngờ rằng với những dây rợ của Trịnh Xuân Thanh, BCA sẽ không muốn bắt). Nhưng, “tái ông thất mã”, tôi hy vọng là trước phản ứng của Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh, ông Trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng và các đồng chí của ông nhận ra, cải cách là đòi hỏi cấp thiết của đất nước. Có dân chủ, có nhà nước pháp quyền chưa chắc đã chống được tham nhũng; nhưng nếu không có dân chủ, không có nhà nước pháp quyền thì các thành tựu chống tham nhũng nếu đạt được cũng chỉ là cục bộ.

Thể chế nào muốn chống tham nhũng cũng đều phải cần những bàn tay sạch. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào những bàn tay sạch thay vì một thể chế thì các thành tựu chống tham nhũng dù có đạt được cũng chỉ là tạm thời.

(Huy San)

“Vơ bèo vạt tép”, 3 điểm/môn vào được ngành Sư phạm, ra trường không ai thèm thuê?

Chuyên gia: ‘Đặt trạm thu phí ở Cai Lậy là sai hoàn toàn’

VietFact

Theo các chuyên gia, về nguyên tắc dự án ở đâu phải đặt trạm thu phí ở đó, không thể làm đường mới một nơi lại thu phí nơi khác.

Để tránh kẹt xe, ùn tắc qua thị trấn Cai Lậy, năm 2009 Bộ Giao thông Vận tải cho khảo sát, lập đề cương làm tuyến đường tránh với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2013, nhà đầu tư xin sửa chữa Quốc lộ 1 với kinh phí 300 tỷ đồng và bổ sung luôn vào dự án đường tránh.

Hiện trạm thu phí đặt trên quốc lộ 1, thu phí cả xe qua quốc lộ và tuyến tránh. Điều này khiến tài xế bức xúc đòi di dời trạm vào tuyến tránh, vì đây mới là đường được đầu tư mới. Còn quốc lộ sửa chữa, họ bảo đã đóng phí bão trì đường bộ hàng năm. Mới đây, Bộ GTVT đã cho giảm mức phí tại trạm Cai Lậy, tuy nhiên tài xế cho biết sẽ tiếp tục phản đối.

Liên quan đến vấn đề này, TS. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng việc đặt trạm thu phí Cai Lậy hiện nay để thu phí toàn bộ xe đi trên Quốc lộ 1 và tuyến đường tránh là không hợp lý. Chủ đầu tư trạm cho rằng có đóng góp xây dựng, làm mới đường tránh, sửa quốc lộ nên có quyền được thụ hưởng, đặt trạm thu phí cả hai con đường là không thuyết phục.

“Việc sửa chữa đường sá đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân là trách nhiệm của chính quyền. Ngân sách đường bộ người dân vẫn đóng tại sao không sử dụng để sửa mà phải nhờ đến nguồn vốn tư nhân?”, ông Sơn đặt vấn đề.

Ông Sơn cho rằng, Nhà nước luôn luôn phải đảm bảo hạ tầng giao thông tối thiểu cho người dân đi lại. Còn những dự án đường tránh, đường cao tốc làm thêm cần kêu gọi nhà đầu tư tư nhân thì phải rõ ràng, minh bạch. Chính quyền có trách nhiệm cung cấp cho người dân được biết số vốn như thế nào và thu phí trong thời gian bao lâu để họ đóng góp ý kiến.

“Trong trường hợp này, quốc lộ phải được sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách, cho nên không thu thêm bất kỳ chi phí nào nữa. Đường tránh do tư nhân xây dựng thì trạm thu phí phải dời vào đó mới hợp tình, hợp lý”, ông Sơn nói và cho rằng, phần chi phí cải tạo quốc lộ mà tư nhân đã bỏ ra, Nhà nước phải hoàn trả cho nhà đầu tư, làm được như vậy thì toàn dân sẽ đồng thuận và hết lòng ủng hộ.

Đồng quan điểm, TS Phạm Sanh (giảng viên ĐH Giao thông Vận tải) cho rằng về nguyên tắc đối với dự án BOT là làm ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó, không có văn bản nào của Nhà nước cho làm đường một chỗ lại đặt trạm thu phí ở chỗ khác. Nếu đặt trạm thu phí ở một nơi khác thì không công bằng, quá ưu ái cho nhà đầu tư mà không để ý đến quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.

“Trạm Cai Lậy cũng lặp lại tình trạng này như ở một số dự án ngoài Bắc nhưng với cách đối phó hay hơn. Đó là người ta giả vờ kết hợp làm đường tránh dài 12,5 km với việc sửa một số chỗ trên 26 km quốc lộ để rồi cuối cùng dự án này có tên ‘vừa làm đường tránh Cai Lậy vừa nâng cấp quốc lộ’. Điều này khiến dư luận thấy có một cái gì đó lắt léo, không minh bạch”, ông Sanh nói.

Theo TS Sanh, Quốc lộ 1 là một con đường có sẵn lâu, Nhà nước phải lấy phí bảo trì đường bộ, hoặc nguồn ngân sách nào đó để sửa chữa. Không thể có chuyện đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng làm một con đường mới, sau đó bỏ thêm 300 tỷ đồng vá víu một đoạn đường khác rồi lại đặt trạm để thu cả hai đường. Việc này rõ ràng là sai hoàn toàn và lỗi này thuộc về Bộ Giao thông Vận tải.

Đánh giá về tình hình đầu tư các công trình giao thông theo hình thức BOT, ông Sanh cho rằng lợi ích nhóm đang thể hiện trong một số dự án. Ngay từ đầu thay vì phải đấu thầu, thì họ đưa ra các lý do này nọ để chỉ định, rồi sau đó chia nhỏ ra, cắt khúc dự án ra. Tuyến đường 100 km được cắt ra giao cho 3-4 nhà đầu tư (vì nếu giao cho một nhà đầu tư sẽ bị kiện).

“Ngay từ đầu không đấu thầu rộng rãi mà chỉ định là đã tạo ra tiêu cực rồi vì tổng mức đầu tư sẽ không được xác định chính xác. Rồi rất nhiều dự án BOT không làm công tác nghiệm thu quyết toán – cơ sở để cho thu phí – lại là một sự nhập nhằng”, ông Sanh phân tích.

Theo TS Sanh, đầu tư theo hình thức BOT ở Việt Nam những năm qua bị lổ hỏng này rất nhiều, rất trầm trọng, nhưng chưa được xử lý đến nơi đến chốn, khiến người dân rất bức xúc. Trách nhiệm của các cơ quan đại diện Nhà nước, các cá nhân cho thực hiện các dự án cần phải được mổ xẻ, xử lý.

“BOT ở nước ngoài người ta làm rất nhiều, nhưng cơ quan đại diện cho Nhà nước phải có tính độc lập, khách quan để làm sao vừa bảo đảm quyền lợi cho người dân, vừa cho doanh nghiệp”, ông Sanh nói.

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia (ĐH KHXH&NV TP HCM), việc giảm phí ở trạm Cai Lậy chỉ mới giải quyết được một nửa vấn đề bức xúc của người dân. Có rất nhiều dự án đường cao tốc, đường mới người dân đều đóng phí vì mức phí cũng như vị trí đặt trạm hợp lý. Vì sao riêng chỗ trạm Cai Lậy lại bị người dân phản ứng. Đây chính là vấn đề cơ quan chức năng phải giải quyết.

“Chính quyền địa phương và Bộ GTVT phải có trách nhiệm trả lời công khai với người dân, đưa ra lý lẽ vì sao đặt trạm thu phí ở đây mà không đặt ở đường tránh? Nếu cơ quan chức năng đưa ra được lý do xác đáng thì người dân sẽ chấp nhận thôi”, ông Nguyên nói.

TS Nguyên cũng cho rằng nguyên tắc của đấu thầu BOT phải là công khai, lựa chọn nhiều đơn vị tham gia. Cho nên đã gọi là đấu thầu thì không thể có chuyện chỉ định, chỉ định là đặt hàng chứ không gọi là đấu thầu nữa. Điều này là sai nguyên tắc đấu thầu.

“Phải đấu thầu công khai để nhiều nhà đầu tư tham gia thì mới có tổng mức đầu tư chính xác; có mức kiểm toán, kiểm soát bao nhiêu năm thu hồi vốn; chia ra được thu phí với mức bao nhiêu. Nếu nhìn tổng thể, BOT người dân có lợi chứ không có hại, vấn đề là cách triển khai hình thức này ở Việt Nam chưa được công khai, minh bạch”, ông Nguyên đánh giá.

Trong kết luận của Thanh tra Chính phủ hôm qua cũng chỉ ra hai vi phạm chính trong việc đầu tư, quản lý dự án BOT, đó là Bộ Giao thông không thực hiện đầy đủ quy trình đấu thầu và một số dự án ghép việc cải tạo với xây dựng mới rồi đặt trạm thu phí không hợp lý.

Phản hồi kết luận này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lý giải, 100% dự án chỉ định thầu do có tính cấp bách hoặc ít nhà đầu tư tham gia. “Đúng là chúng tôi chưa có quy trình đánh giá, xác định thế nào là dự án cấp bách, song mỗi dự án đều tính toán sự cần thiết đầu tư dựa trên hiện trạng, lấy ý kiến địa phương và các bộ ngành, rồi báo cáo Thủ tướng”, ông Đông nói.

“Trạm BOT Cai Lậy nằm trong dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt quốc lộ 1, hoạt động từ ngày 1/8, thời gian thu phí 6 năm 5 tháng, mức phí mỗi lượt từ 35.000 đến 180.000 đồng.

Sau một tuần hoạt động, nhiều tài xế dùng tiền lẻ 200, 500, 1.000 đồng khi qua trạm nhằm phản đối cách đặt trạm bất hợp lý. Họ yêu cầu dời trạm thu phí vào tuyến đường tránh, vì đây mới là đường được đầu tư.

Đại diện chủ đầu tư, Công ty TNHH BOT đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang lý giải, phí bảo trì mỗi năm đóng trên đầu xe chỉ đủ để “dặm vá ổ gà”. Còn dự án tăng cường mặt đường trên quốc lộ do đơn vị thực hiện, bốc dỡ toàn bộ mặt đường để thảm lại nên chi phí cao hơn. Mức phí ở trạm thu cao hơn cao tốc Trung Lương vì thời gian thu ngắn hơn, chỉ hơn 6 năm so với trên 20 năm.

Ngày 16/8, Bộ Giao thông đã quyết định giảm mức phí lượt của các phương tiện qua trạm thấp nhất là 25.000 đồng, cao nhất là 160.000 đồng và miễn phí cho các xã nằm gần trạm thu phí, thực hiện từ 21/8.”

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghị sỹ quốc hội Đức đồng loạt kêu gọi trừng phạt Việt Nam