Home Blog Page 1150

BOT Cai Lậy, ‘hoạ sĩ’ Hoàng Trung Hải và giao thông VN

VOA

Từ dự án BOT đường tránh Cai Lậy…

Mấy hôm nay, dư luận Việt Nam đặc biệt xôn xao trước một sự kiện hy hữu mà giới truyền thông ví von là “Cai Lậy thất thủ”.

Để phản đối việc chủ đầu tư thu phí giao thông bất hợp lý trong dự án BOT “Đầu tư xây dựng công trình quốc lộ 1 qua đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 – Km 2014+000” tại Tiền Giang, các tài xế đã sử dụng chiêu thức dùng những tờ tiền mệnh giá thấp để mua vé. Việc kiểm đếm tiền lẻ mất nhiều thời gian khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài trên quốc lộ 1A. Kết quả là chỉ sau 15 ngày đi vào hoạt động, trạm thu phí BOT Cai Lậy đã phải 5 lần xả trạm do tình trạng ùn tắc kéo dài. Cuối cùng, rạng sáng ngày 15/8, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH BOT Cai Lậy đã phải rút toàn bộ nhân viên khỏi trạm thu phí.

Hai lý do khiến giới tài xế phản đối trạm thu phí BOT Cai Lậy là mức phí cao khác thường và đặc biệt là nó được đặt ngay trên quốc lộ 1, khiến những phương tiện không đi vào đường tránh cũng buộc phải trả phí. (Nhà chức trách và chủ đầu tư thì biện minh cho việc đặt trạm thu phí tại vị trí hiện nay là do trong dự án có hợp phần “tăng cường mặt đường đoạn Km 1987+560 – Km 2014+000”.)

Ngày 16/8, Bộ GTVT đã họp với Công ty TNHH BOT Cai Lậy và UBND tỉnh Tiền Giang. Ba bên đã đi đến thống nhất giảm giá vé cho ô tô qua trạm từ loại 1 đến loại 5 cũng như miễn giảm cho một số đối tượng thuộc 4 xã lân cận. Mặc dù giá vé đã giảm nhưng thời hạn thu phí lại tăng lên và đặc biệt là lãnh đạo Bộ GTVT vẫn nhất quyết không thay đổi vị trí đặt trạm, nên vấn đề xem như vẫn chưa được giải quyết. Người dân, nhất là những tài xế thường xuyên đi qua trạm thu phí, lại tiếp tục kêu gọi nhau chuẩn bị khối lượng lớn tiền lẻ mệnh giá thấp để thanh toán khi qua trạm. Những bất ổn tại trạm thu phí BOT này xem ra sẽ còn kéo dài.

…đến các dự án BOT giao thông trên toàn quốc

Những tai tiếng của dự án BOT đường tránh Cai Lậy hoàn toàn không phải là một hiện tượng cá biệt. Ngược lại, đây là một dự án tiêu biểu cho những khuất tất đằng sau các dự án BOT giao thông tại Việt Nam nói chung.

Bài “BOT dày đặc, kinh tế không tụt hậu mới lạ” trên trang Một Thế Giới ngày 20/8/2017 cho biết, cả nước hiện có 88 trạm thu phí BOT, riêng trên quốc lộ 1A có 37 trạm, trung bình 62km/trạm, trong khi quy định khoảng cách tối thiểu giữa các trạm là 70km.

Các dự án này cùng chia sẻ những đặc điểm sau:

  1. Không phải là những tuyến đường mới. Hầu hết các dự án BOT giao thông đều là những dự án nâng cấp, cải tạo các tuyến đường cũ. Vì thế, người dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải đi vào các tuyến đường mà trước kia họ vẫn thường đi và phải trả phí thay vì miễn phí như trước. Điều này đã đi ngược lại nguyên tắc của dự án BOT – đó là quyền lựa chọn sử dụng hay không sử dụng của người dân.
  2. Không qua đấu thầu công khai. Mặc dù các dự án BOT là dự án công nhưng theo kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ, trong 78 dự án BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao) và BT (Xây dựng – Chuyển giao) từ trước tới nay (từ năm 2011 đến nay là 58 dự án BOT và 4 dự án BT) thì Bộ GTVT không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu; 100% đều là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án.
  3. Thời hạn thu phí tuỳ tiện, vượt quá thời gian hoàn vốn. Trong 27 dự án BOT giao thông giai đoạn 2011-2016 được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán thì có đến 26 dự ánphải điều chỉnh giảm thời gian thu phí hoàn vốn (từ 10 tháng đến 13 năm).
  4. Trạm thu phí đặt sai vị trí (quá gần nhau, hoặc theo kiểu “giăng lưới lùa xe”) và mức phí quá cao.
  5. Tình trạng “tự tung tự tác” của các nhà đầu tư. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Quang Thành đã dùng từ “tự tung tự tác” để mô tả hoạt động của các nhà đầu tư BOT, và đồng tình với nhiều ý kiến về vai trò rất mờ nhạt của công tác quản lý nhà nước (gần như đứng ngoài phương án tài chính của các dự án, nhà đầu tư tự chọn thiết kế, tự thi công và tự khai doanh thu).
  6. Thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước (phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt và chỉ đạo dự án) của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT.

…và bức tranh giao thông Việt Nam

Không chỉ là người chịu trách nhiệm cao nhất về các dự án BOT giao thông, mà với tư cách Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế ngành, trong đó có ngành giao thông, kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT, ông Hoàng Trung Hải còn là “thợ vẽ” để lại dấu ấn đậm nét nhất trên bức tranh giao thông Việt Nam giai đoạn 2007-2016. Và dưới đây là những gam màu chủ đạo trên bức tranh nham nhở đó.

Chất lượng kém. Tình trạng công trình giao thông nhanh xuống cấp đã trở thành một hiện tượng phổ biến, và điều này đã gây ra nhiều phản ứng tiêu cực trong công chúng; các dự án giao thông trở thành những cỗ máy ngốn ngân sách, gây lãng phí thời gian sửa chữa khắc phục.

Chi phí cao nhất thế giới. Ông Nguyễn Quang Khai, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) nhận xét: “Một con đường đẹp như mơ của Dubai với 12 làn xe có chi phí xây đường là 4 triệu USD/km, dùng trong 50 năm. Còn ở Việt Nam, chi phí xây đường trung bình là hơn 20 triệu USD/km, dùng trong 2 năm, thử hỏi làm sao phát triển được.”

Quy hoạch tệ hại. Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xẩy ra ở hai trung tâm đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Sài Gòn đủ cho thấy chất lượng của công tác quy hoạch giao thông dưới thời PTT Hoàng Trung Hải.

Đặc biệt, trong khi nhà cầm quyền Bắc Kinh cấm làm đường gần biên giới thì Việt Nam lại mở toang cửa ngõ biên giới với Trung Quốc: các hướng tiến quân chính của Trung Quốc trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 (Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu) đều đã hoặc sắp có đường cao tốc nối từ biên giới Việt -Trung về Hà Nội. Những năm qua, điều này đã góp phần quan trọng giúp Trung Quốc giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc xâm lăng kinh tế Việt Nam.

Và trong khi hạ tầng giao thông các tỉnh thành từ Hà Nội lên biên giới phía bắc nhận được sự ưu ái đặc biệt, phát triển nhanh chóng thì hạ tầng giao thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại rất tệ hại và chậm phát triển, một nguyên nhân quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, kìm hãm sự phát triển kinh tế của khu vực Tây Nam Bộ.

Chưa hết, trong 9 năm nắm giữ vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ (chỉ sau Thủ tướng), ông Hoàng Trung Hải cũng đã góp phần quyết định vào “thành tích” băm nát quy hoạch Hà Nội, hay “dâng” 90% dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia cho Trung Quốc, v.v.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nhờ những “thành tích” nêu trên hay vì lý do gì khác mà ngài cựu Phó Thủ tướng đã đường hoàng bước vào Bộ Chính rồi thống lĩnh bộ máy đảng – chính quyền – quân đội của một Hà Nội “ngàn năm văn hiến” từ Đại hội XII?

Và sau sự kiện “Cai Lậy thất thủ” khiến hàng loạt ung nhọt của ngành giao thông bị phơi bày, liệu ông ta có bị hề hấn gì không hay vẫn tiếp tục “bình chân như vại” như trong vụ đại thảm hoạ môi trường mang tên “Formosa Hà Tĩnh” mà ông ta là chính danh thủ phạm?

Trong bối cảnh TBT Nguyễn Phú Trọng đang hớn hở “nhóm lò” hiện nay, nếu ông ta lại một lần nữa “thoát hiểm” thì có lẽ ai cũng phải thốt lên: “Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!”[i]

Ghi chú:

[i] Vừa rồi xuất hiện một số bài báo cho rằng, lỗi ở đây là do lãnh đạo Bộ GTVT làm sai ý kiến chỉ đạo, bởi trong Công văn số 1908/TTg-KTN ngày 11/11/2013, PTT Hoàng Trung Hải chỉ đồng ý chủ trương xây dựng tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, chứ không đề cập đến hợp phần tăng cường mặt đường QL1.

Tuy nhiên trên thực tế, ngày 4/12/2013 Tổng cục Đường bộ đã có tờ trình số 95 về việc trình duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh QL1 và tăng cường mặt đường trên QL1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy theo hình thức BOT (việc bổ sung hợp phần cho dự án dựa trên ý kiến đồng thuận của các cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang ngày 4/11/2013). Trong khi đó, công văn số 97/TTg-KTN (v/v chỉ định nhà thầu thực hiện dự án) lại được PTT Hoàng Trung Hải ký ngày 15/1/2014, trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT tại công văn số 13450/BGTVT-ĐTCT ngày 10/12/2013).

Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.

Philippines giải cứu thuyền viên Việt từ tay phiến quân

0
VOA

Quân đội Philippines hôm 21/8 cho biết đã cứu một thuyền viên Việt Nam bị nhóm phiến quân Abu Sayyaf bắt làm con tin vào tháng 11 năm ngoái, theo tin Tân Hoa Xã.

Ông Đỗ Trung Hiếu, thành viên của tàu MV Royal 16, đã được hải quân Philippines giải cứu hôm 20/8 trên đảo Mataja thuộc tỉnh Basilan, nơi nhóm trên đặt cứ địa.

Đô đốc Rene Medina, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Tây Mindanao, tuyên bố: “Các cuộc tấn công quân sự ngày càng gia tăng khiến phiến quân Abu Sayyaf trốn chạy, và tạo cơ hội cho các hoạt động giải cứu.”

Ông Đỗ Trung Hiếu là một trong sáu thuyền viên của tàu MV Royale 16 đã bị các phiến quân Abu Sayyaf bắt cóc gần Đảo Sibago, ở eo biển Basilan, nằm giữa đảo Mindanao và tỉnh Basilan, vào sáng ngày 11/11/2016.

Đô đốc Medina nói: “Ông Đỗ Trung Hiếu sẽ được đưa đến bệnh viện quân đội để khám sức khoẻ và phỏng vấn trước khi đưa ông được đưa đến các cơ quan chức năng và cuối cùng là được trao cho chính phủ Việt Nam.”

Ngày 21/8, viên chức Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cho báo Người Lao động biết phía Việt Nam vừa nhận được thông tin thuyền viên Đỗ Trung Hiếu được quân đội Philippines giải cứu.

Tháng 7/2017, quân đội Philippines nói rằng phiến quân Abu Sayyaf đã chặt đầu hai thủy thủ Việt Nam: Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải. Hai người này bị bắt cóc cùng với ông Đỗ Trung Hiếu vào năm ngoái. Quân đội cũng đã cứu một thuyền viên khác là Hoàng Võ vào tháng 6/2017.

Vào tháng 2/2017, phiến quân Abu Sayyaf cũng đã giết chết một thuyền viên tàu MV Giang Hải của Việt Nam ở ngoài khơi đảo khu vực Pearl Bank đảo Sulu và bắt cóc 7 người khác.

Trong một diễn biến liên quan, rạng sáng hôm 21/8, hãng tin AFP trích lời cảnh sát trưởng tỉnh Basilan cho biết 60 phiến quân Abu Sayyaf đã càn quét một thị trấn trong tỉnh, giết chết 9 người và làm bị thương 10 người; chúng đốt nhà khi phụ nữ và trẻ đang ngủ.

Theo quân đội Philippines, nhóm Abu Sayyaf vẫn đang bắt giữ ít nhất 20 con tin.

Nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf được thành lập vào đầu những năm 1990 do nhóm al-Qaeda chu cấp tài chính. Đây là một trong những nhóm Hồi giáo cực đoan ở Philippines, cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo, khét tiếng vì bắt cóc đòi tiền chuộc, đánh bom và cướp ở miền nam Philippines.

Mỹ ngưng cấp visa không di dân cho người Nga

0
VOA

Hoa Kỳ sẽ ngừng việc cấp tất cả các thị thực không di dân cho công dân Nga từ ngày 23/08 đến ngày 01/09, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow.

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói rằng động thái này là đáp lại “giới hạn do chính phủ Nga áp đặt” đối với số nhân viên ngoại giao Mỹ.

“Tất cả các hoạt động xin thị thực không di dân trên khắp lãnh thổ Nga sẽ bị đình chỉ vào ngày 23/08. Các hoạt động sẽ trở lại bình thường tại thủ đô Moscow vào ngày 01/09, nhưng các hoạt động xin thị thực tại các lãnh sự quán Mỹ ở Nga sẽ vẫn bị đình chỉ vô thời hạn,” một tuyên bố của đại sứ quán Mỹ cho hay.

Bản tuyên bố nói rằng tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn theo đã lên lịch đối với đơn xin thị thực không định cư sẽ bị hủy bỏ.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng động thái mới trong cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Mỹ và Nga là “một hành động nhằm khuấy động sự bất mãn giữa các công dân Nga về hành động của chính quyền Nga.”

Tháng trước, khi đáp lại lệnh trừng phạt mới của Hoa Kỳ, Nga nói rằng họ đang áp dụng các biện pháp đối phó, bao gồm cả yêu cầu giảm số lượng nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ làm việc tại Nga từ 755 xuống còn 455 vào cuối tháng 8.

Ông Anatoly Antonov.

Ông Anatoly Antonov.

​Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bổ nhiệm Phó Thủ tướng Anatoly Antonov làm tân đại sứ của nước này tại Hoa Kỳ.

Ông Antonov sẽ thay thế đại sứ Sergei Kislyak, người đã đảm nhận vai trò đặc sứ của Moscow tại Washington trong hơn 9 năm qua.

Quan hệ Mỹ – Nga đã xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, khi các cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 nhằm giúp ông Donald Trump thắng cử. Nga đã phủ nhận việc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Công tố viên đặc biệt của Hoa Kỳ Robert Mueller đang tiến hành một cuộc điều tra hình sự về việc liệu chiến dịch tranh cử của ông Trump có “thông đồng” với Moscow hay không.

Ông Trump nhiều lần bác bỏ cuộc điều tra đang diễn ra ở Mỹ về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, ông gọi đó là “cuộc săn phù thủy.”

Chiến hạm John S. McCain gặp nạn, 10 người mất tích

0
VOA

Mười thủy thủ bị mất tích và 5 người bị thương sau khi một tàu khu trục Hoa Kỳ va vào một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore rạng sáng ngày 21/8, gây thủng mạn tàu chiến Mỹ và nước tràn vào khoang lưu trú của thủy thủ, theo Hải quân Hoa Kỳ.

Tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS John McCain và tàu chở dầu Alnic MC va vào nhau khi tàu chiến Hoa Kỳ đang hướng đến Singapore theo lộ trình thăm viếng hải quân thông thường, Hải quân Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.

Đây là lần thứ hai tàu hải quân Mỹ gặp tai nạn trong vùng biển châu Á trong vòng chưa đầy hai tháng qua.

Reuters dẫn thông báo của Hải quân Hoa Kỳ cho biết: “Các báo cáo ban đầu cho thấy tàu John S. McCain bị hư hỏng ở phía mạn. Hiện tại có 10 thủy thủ mất tích và 5 người bị thương”.

Tàu khu trục đã tự di chuyển đến Căn cứ Hải quân Changi của Singapore vào chiều 21/8.

Theo Hải quân Hoa Kỳ, tai nạn gây nước tràn vào làm ngập các khoang, bao gồm các khoang ngủ nghỉ, máy móc và phòng thông tin liên lạc, nhưng các thành viên trên tàu đã kịp thời ngăn không để nước tràn vào thêm.

Bốn người bị thương nhưng không quá nghiêm trọng đã được đưa bằng máy bay trực thăng tới một bệnh viện ở Singapore. Người thứ 5 bị thương nhẹ và không cần điều trị thêm.

Trước đó vào ngày 17/6, tàu USS Fitzgerald, gần như bị chìm ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, sau khi bị một chiếc tàu chở dầu của Philippines đâm vào. Tai nạn làm bảy thủy thủ của tàu USS Fitzgerald thiệt mạng.

Trực thăng quân đội Mỹ cũng như hải quân và hải quân Singapore đang tiến hành các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ. Malaysia cũng đã tham gia vào nỗ lực cứu hộ này.

Một thành viên của tàu chở dầu Alnic MC nói với Reuters qua điện thoại rằng tàu chở gần 12.000 tấn dầu từ Đài Loan tới Singapore.

Thượng nghị sĩ John McCain viết trên Twitter: “Tối nay, Cindy và tôi cầu nguyện cho các thủy thủ tàu USS John S McCain, chân thành cảm ơn các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ”.

Tàu USS John S. McCain đi vào hoạt động từ năm 1994 và được đặt tên theo cha và ông nội của thượng nghị sĩ John McCain.

Theo đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam, cả cha và ông của nhà lập pháp đại diện tiểu bang Arizona “đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau ở khu vực Thái Bình Dương trong Thế chiến II” và “trở thành cặp cha con đầu tiên trong lịch sử hải quân Mỹ được phong hàm đô đốc”.

Tin cho hay, các thủy thủ gọi con tàu là “Big Bad John” để thể hiện tinh thần chiến đấu kiên cường của những người mà con tàu được đặt tên theo. Khu trục hạm này từng “tuần tra, hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương và châu Á – Thái Bình Dương”.

Hồi đầu tháng này, USS John S. McCain đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa hiện nằm dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh tức giận.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Tờ Văn Nghệ TP. HCM đăng bài nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức

TIẾNG DÂN

Linh Quang

22-8-2017

Cách đây không lâu, dư luận xôn xao về việc Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh cho đăng một bài viết xúc phạm GS Ngô Bảo Châu bằng những lời lẽ thô bỉ, thóa mạ. Một tờ báo chính thống chuyên về văn học nghệ thuật mà lại dùng những lập luận xáo mòn, những lời lẽ khiếm nhã công kích GS Ngô Bảo Châu. Đây là một bằng chứng cho thấy một sự xuống cấp nghiêm trọng về văn hóa của xã hội Việt Nam.

Không dừng ở đó, mới đây tờ Văn Nghệ TP. HCM lại đăng một bài báo nhục mạ Chính phủ Đức với tựa đề “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tác giả Vũ Hương.

Bài báo này đã phỉ báng một cách nặng nề khi ví Chính phủ Đức là một “lũ kền kền vô trách nhiệm“, hoặc thóa mạ là “những lang sói trong giới phản động ngoại quốc”, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là “các thế lực đen tối” hoặc “các thế lực thù địch” ám chỉ ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là “mua phiếu … cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới”, nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là “hồ đồ”, là “thần kinh” v.v…

Bài báo nhục mạ Chính phủ Đức đăng trên Tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức, quyền lợi của đất nước và dân tộc Việt Nam bị de dọa. Việt Nam có thể bị Chính phủ Đức cắt viện trợ, Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu (EU) có nguy cơ bị ngưng lại, không thành. Vụ bắt cóc này đã phá hoại các nỗ lực tìm kiếm bạn bè và tăng cường uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế nhằm bảo vệ biển đảo trước sự đe dọa của Trung Quốc. Việt Nam có nguy cơ bị các nước Âu Mỹ cô lập.

Nhưng bất chấp quyền lợi của đất nước, của dân tộc có thể bị tổn thuơng, bị thiệt hại ra rao, tờ Văn Nghệ TP. HCM, một tờ báo chính thống, tiếp tục “tưới xăng vào lò lửa”, thay vì tìm cách “hạ nhiệt” cuộc khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt.

Nếu nhìn về biển Đông, ai sẽ có lợi trong tình trạng này? Trung Quốc hay Việt Nam?

Phe nhóm nào có ý đồ “tưới xăng vào lò lửa”? Ai đã chỉ đạo tờ Văn Nghệ TP. HCM làm như thế, trong lúc đang có những nỗ lực từ phía Việt Nam muốn đối thoại với phía Đức để giải quyết cuộc khủng hoảng?

Một mặt, nguyên khí quốc gia, những nhân tài đất nước như GS Ngô Bảo Châu, bị trấn áp và trù dập; mặt khác, Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh, cơ quan chủ quản tờ Văn Nghệ TP. HCM, lại tăng cường giao lưu kết nghĩa với Trung Quốc:

Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP.HCM giao lưu với Hội Văn liên Thượng Hải. Nguồn: tác giả gửi tới.
Bài tường thuật của tờ Văn Nghệ TP HCM. Nguồn: TB Văn Nghệ

Hồ Ngọc Thắng và tác giả Vũ Hương là một?

Trở lại bài báo nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức của tác giả Vũ Hương, tất cả những lập luận và lý luận đều được lấy từ bài viết nhiều tai tiếng của Hồ Ngọc Thắng mang tựa đề “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?“. Thậm chí giống nhau hầu như không khác một chữ:

Hồ Ngọc Thắng Vũ Hương
Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông TXT bị bắt cóc”. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức dpa đưa tin, “nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc”. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là “vermuten”. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ” (tiếng Đức “Das ist ein Verdacht”). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp (dringender Verdacht). Một điều phi lý trong quả quyết „bắt cóc“ là chi tiết „có người thấy ông TXT bị lôi vào xe ô tô“. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là Ringfahndung.Tuyên bố của Bộ NG Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho TXT trong thủ tục xét tị nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc TXT. Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh “bị bắt cóc”. Ngày 2-8-2017, Hãng thông tấn xã Đức DPA đưa tin: “nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc”. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là “vermuten”. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của Công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ” (tiếng Đức: “Das ist ein Verdacht”). Một điều phi lý trong nghi ngờ “bắt cóc” là chi tiết “có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô”. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là: Ringfahndung. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tỵ nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang: Cảnh sát LB (tức CA Biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn, Cục Kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9… chưa có cơ quan nào đưa ra chứng cứ về việc ông Thanh bị bắt cóc. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ Nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Tờ Báo Miền nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông TXT sang Đức năm 2016 và ngày 24.07.2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nan. Như vậy có nghĩa là, ông TXT trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở VN và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Có thể có một phiên dịch của văn phòng dịch thuật tư nhân hỗ trợ ông khai báo và đọc các tờ hướng dẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người xin tị nạn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tị nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc. Hồ sơ thủ tục xin tị nạn được lưu trữ 10 năm và sau đó được hủy.Như vậy ông TXT chưa được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Tờ báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông Thanh sang Đức năm 2016 và ngày 24-7-2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn. Như vậy có nghĩa là, ông Thanh trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở Việt Nam và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tỵ nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tỵ nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào (theo Điều 32, thủ tục xét tỵ nạn).

Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo.

Nguồn bài viết “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?” của Hồ Ngọc Thắng.

Bài viết của Hồ Ngọc Thắng “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?” được nhà nước Việt Nam xem như một luận điệu tuyên truyền mẫu mực phản bác vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, thậm chí ông Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ đã bê nguyên bài này về đăng trên Facebook của mình.

Hiện nay ông Hồ Ngọc Thắng đang bị điều tra vì bị tình nghi làm gián điệp, cung cấp tin tức cho mật vụ Việt Nam trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Bài báo nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức trên tờ Văn Nghệ TP. HCM cũng không kém phần mờ ám, có phải Hồ Ngọc Thắng và tác giả Vũ Hương là một?

_____

Nhằm tạo điều kiện cho báo chí truyền thông Đức và giới chức Đức tham khảo bài báo “Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?” của tờ Văn Nghệ TP. HCM, nó đã được dịch sang tiếng Đức:

Skandal aus Viet Nam: Das Auswärtige Amt wurde beschimpft und massiv beleidigt

Es ist schon ein Skandal, während auf der einen Seite die Regierung in Hanoi die deutsche Regierung um ein Gespräch zum Entführungsfall Trinh Xuan Thanh gebeten hat, hat auf der anderen Seite die vietnamesische regierungstreue Wochenzeitschrift “Van Nghe in Ho Chi Minh Stadt” einen Artikel vom 18.08.2017 veröffentlicht, in dem das Auswärtige Amt beschimpft und massiv beleidigt wird. Auch die Rechtsanwältin von Herrn Trinh Xuan Thanh wurde in den Kakao gezogen. Im Folgenden ist die Übersetzung des Artikels:

In der Affäre „Trinh Xuan Thanh hat sich in der Heimat gestellt“: Hat das deutsche Auswärtige Amt unüberlegt gehandelt oder war es ein Stimmenkauf?

18.08.2017

Der Artikel vom 18.08.2017 in der Wochenzeitschrift “Van Nghe in Ho Chi Minh Stadt”

Ein in der öffentlichen Meinung im Rahmen der Antikorruptionskampagne seit über einem Jahr tiefsitzender Stachel konnte entfernt werden, als Trinh Xuan Thanh, ein mit internationalem Haftbefehl gesuchter Straftäter, in die Heimat zurückkehrte und sich bei der Polizei stellte. Natürlich wird dieser große Korruptionsprozess entsprechend der vietnamesischen Gerichtsbarkeit ermittelt und entschieden. Jedoch das Gerede und sogar die Konsequenzen daraus haben – im Hinblick auf die internationalen Beziehungen – die öffentliche Meinung vergiftet, obwohl der Prozess gegen TXT noch nicht stattgefunden hat. Andererseits hat diese Affäre noch mehr Bösewichte und Hyänen der reaktionären Szene im Ausland, die die Entwicklung Vietnams schaden wollen, enttarnt.

Der Grund liegt auf der Hand, Trinh Xuan Thanh hat sich dem Haftbefehl entzogen und versteckte sich seit über einem Jahr in der Bundesrepublik Deutschland, die noch kein Auslieferungsabkommen von Straftätern mit Vietnam geschlossen hat; er hat damit bei den feindlichen Kräften die Hoffnung genährt, die Ordnung und Rechtsvorschriften Vietnams zerstören zu können. Dass sich Trinh Xuan Thanh in der Heimat nun gestellt hat, stellt eine totale Pleite für das Vorhaben dar, diesen Straftäter für den Zweck dieser dunklen Mächte zu nutzen.

Dummes Geschwätz oder Absicht vom deutschen Auswärtigen Amt?

Eines muss klargestellt werden: Nachdem sich Trinh Xuan Thanh gestellt hat, haben die verantwortlichen Dienststellen Vietnams die von Trinh Xuan Thanh schriftlich verfasste Selbstanzeige veröffentlicht, um die Nachricht zu dokumentieren und andererseits um klarzustellen, dass Trinh Xuan Thanh sich freiwillig gestellt hat. Der schriftliche Antrag und die Bilder eines ganz unbedrohten Trinh Xuan Thanh sind doch klare Beweise dafür, dass sich Trinh Xuan Thanh gestellt hat. Trotzdem wurde eine Denunzierungspropaganda gestartet, wohl aus Enttäuschung darüber, dass das dreckige Vorhaben, Vietnam zu sabotieren, nun zusammengestürzt ist. Bezeichnend ist hierbei ein verlogener, denunzierender Video-Clip vom „Zeitungsreporter“ Le Trung Khoa – Chefredakteur der Berliner vietnamesischen Zeitung Thoibao.de – veröffentlicht über den BBC und die persönliche FB-Seite des Herrn Khoa, der über den Ort der „Entführung“ berichtete: mal sagt er, dass die „Entführung“ in der Wohnung von TXT (Trinh Xuan Thanh)“ stattfand; mal sei es an „einem Ort, wo TXT gerade spazieren ging“, vorher soll TXT im …“fernen Polen“ entführt worden sein!  Über die Zeitung Thoibao.de, die den Ruf hat, nur Müll verbreiten, sowie ihren Chefredakteur brauchen wir nicht viel mehr zu reden; (die Wochenzeitschrift) Van Nghe TP. Ho Chi Minh hat bereits die üble Absicht von Thoibao.de, die Heimat zu sabotieren, entlarvt. Das Verhalten und die Ansagen von Trinh Xuan Thanh auf VTV1 (der vietnamesische Staatssender, Anm. des Übersetzers) sind wie eine Ohrfeige für Herrn Khoa. Vorher gab es noch die Anklage von der Rechtsanwältin, die von Trinh Xuan Thanh mit der Durchführung seines Asylverfahrens in Deutschland beauftragt wurde. Wir wissen doch alle, dass die Anklage nur eine PR-Aktion für sich ist, deswegen wird der Autor dieses Artikels darum bitten, den Namen der Rechtsanwältin hier nicht erwähnen zu müssen. Die Anklage lautete, dass Trinh Xuan Thanh vom vietnamesischen Sicherheitsdienst in Deutschland entführt und nach Vietnam verschleppt wurde. Aber natürlich: außer diesen Aasgeiern waren noch die Pseudo-Demokraten im Ausland, die sich mittels Fakes und Fotomontagen anschlossen, um die Medien gegen Vietnam aufzuwiegeln. Den Höhepunkt stellte die Erklärung des deutschen Auswärtigen Amtes über diese Affäre dar.

Am 02.08.2017 hat das Büro des deutschen Auswärtigen Amtes folgende Presseerklärung abgegeben: „Die Entführung des vietnamesischen Staatsangehörigen Trinh Xuan Thanh auf deutschem Boden ist ein präzedenzloser und eklatanter Verstoß gegen deutsches Recht und gegen das Völkerrecht. Dank der Aufmerksamkeit der deutschen Strafverfolgungsbehörden kam der Vorgang ans Licht. Inzwischen laufen dazu auch Ermittlungen bei den deutschen Strafverfolgungsbehörden. Ein derartiger Vorgang hat das Potenzial, die Beziehungen zwischen Deutschland und der Sozialistischen Republik Vietnam massiv negativ zu beeinflussen…. Der Staatssekretär im Auswärtigen Amt Markus Ederer hat dies gestern gegenüber dem vietnamesischen Botschafter in aller Klarheit und Deutlichkeit zum Ausdruck gebracht. Er hat ihm auch unmissverständlich zu verstehen gegeben, dass die Bundesregierung verlangt, dass Herr Trinh Xuan Thanh unverzüglich nach Deutschland zurückreisen kann, damit der Antrag auf Auslieferung und der Antrag auf Asyl jeweils in einem rechtstaatlichen Verfahren zu Ende geprüft werden können. Als Konsequenz aus diesem völlig inakzeptablen Vorgang werden wir den offiziellen Vertreter der vietnamesischen Nachrichtendienste an der Botschaft der Sozialistischen Republik Vietnam in Deutschland zur Persona non grata erklären und ihm 48 Stunden geben, Deutschland zu verlassen. Wir behalten uns außerdem vor, gegebenenfalls weitere Konsequenzen auf politischer, wirtschaftlicher sowie entwicklungspolitischer Ebene zu ziehen.“

Es ist schon seltsam, dass sich gerade die Bundesregierung, und nicht irgendwelche Boulevardzeitungen mit den verantwortungslosen Aasgeiern, zu so einer unüberlegten Erklärung hinreißen ließ. Trinh Xuan Thanh hat doch öffentlich erklärt, dass er sich freiwillig gestellt hat; seine Selbstanzeige wurde über die Presse veröffentlicht, aus welchem Anhaltspunkt heraus darf das deutsche Auswärtige Amt behaupten, dass Trinh Xuan Thanh in Deutschland entführt wurde? Es schließt sich natürlich auch folgende Frage an: Wie arbeitet der deutsche Staatssicherheitsdienst, so dass ein Mensch in Deutschland entführt und erfolgreich außer Landes verschleppt werden konnte? Und würde dieser Apparat- mit so einem „übergroßen“ Potential-  fähig sein, das Land zu verteidigen. Es ist doch klar, dass es keine Entführung gegeben hat und dass kein Mensch Europa unfreiwillig verlassen kann. Es liegt nur daran, dass das deutsche Auswärtige Amt unüberlegt oder mit Absicht unüberlegt gehandelt hat, um die Stimmen der antivietnamesischen Extremisten, Deutschen mit vietnamesischen Migrationshintergrund, für die in den nächsten Wochen stattfindende Bundestagwahl zu kaufen. Wenn es so ist, dann sind diese Extremisten mit vietnamesischer Abstammung wohl schon stark genug, um eine „Revolution“ durchzuführen – natürlich eine Revolution auf deutschem Boden, um die deutsche Politik zu verändern. Sie haben jedoch keine Chance, sich in die inneren Angelegenheiten Vietnams einzumischen.

Doch wegen der Verwicklungen in den bilateralen internationalen Beziehungen sollten wir ein bisschen sorgfältiger über das vietnamesische Recht und das internationale Völkerrecht im Zusammenhang mit dem Ereignis, dass sich Trinh Xuan Thanh in der Heimat gestellt hat, diskutieren.

Deutschland hat keinerlei Recht in der Angelegenheit, dass sich Trinh Xuan Thanh in der Heimat gestellt hat.

Bislang konnten die deutschen Ermittlungsbehörden keine Beweise liefern, dass Herr Trinh Xuan Thanh „entführt wurde“. Am 02.08.2017 meldete die DPA: „ die Ermittler in Berlin vermuten….entführt wurde“. (im Original: „vermuten“). Der Sprecher der Berliner Polizei, Herr Winfried Wenzel sagte: „Das ist ein Verdacht“  (Original auf Deutsch: „Das ist ein Verdacht“). Das Absurde in dem Verdacht einer „Entführung“ liegt in dem Detail „Die Zeugen haben gesehen, dass Herr Trinh Xuan Thanh in ein Auto gezerrt wurde“. Warum hat die Polizei nicht sofort eine Ringfahndung in einem großen Bereich veranlasst? Der Terminus der deutschen Polizei hierfür ist: Ringfahndung. Die Presseerklärung des deutschen Auswärtigen Amtes lehnt sich hauptsächlich an die Aussagen der für das Asylverfahren mandatierten Rechtsanwältin von Trinh Xuan Thanh. Sie ist keine Zeugin, sie hat nur von einer anderen Person gehört. Der Name dieser Person wurde auch nicht genannt. Die unter der Fachaufsicht des Bundesinnenministers stehenden Behörden – wie die Bundespolizei (auch Bundesgrenzschutz), der Bundesnachrichtendienst (BND), der Staatsschutz, das Bundesamt für Migration und Flüchtlinge (BAMF), das Bundeskriminalamt (BKA), das Sondereinsatzkommando GSG 9…. – haben noch keine Beweise für eine Entführung des Herrn Trinh Xuan Thanh vorlegen können. Das Bundesinnenministerium hat sich bislang, weder auf der behördlichen Website noch über die Presse, über die Affäre Trinh Xuan Thanh geäußert.

Noch dazu ist Herr Thanh kein deutscher Staatsbürger, kein Asylberechtigter in Deutschland; er ist sogar noch kein Asylbewerber. Die Süddeutsche Zeitung berichtete am 02.08.2017, dass Herr Thanh 2016 nach Deutschland kam und am 24.07.2017 einen Termin zur Anhörung beim Bundesamt für Migration und Flüchtlinge hat. Das bedeutet, dass er vorher nur bei der antragsannehmenden Dienststelle war. Dort wurde von ihm ein Lichtbild gemacht, seine Fingerabdrücke gesichert und er hat auf der Seite 1 des Asylantrags unterschrieben. In den nächstfolgenden Seiten wurden die Personalien des Antragsstellers, die der Eltern und der Ehefrau des Antragsstellers, die Anschriften in Vietnam und in Deutschland und der Name des Rechtsvertreters  aufgenommen. Dann bekam er einen Termin zur Anhörung. Erst in der Anhörung würde er von dem Anhörungsbeamten nach seinen Personalien, dem Fluchtweg von Vietnam nach Deutschland, dem Asylgrund und nach weiteren Dokumenten… befragt werden. Nach §33 Absatz 3 des Asylgesetzes gilt der Antrag auf Asyl als zurückgezogen, wenn der Asylbewerber, egal aus welchem Grund, Deutschland verlassen hat und in sein Heimatsland zurückgekehrt ist (nach §32 Asylgesetz). Demnach hat Herr Trinh Xuan Thanh noch kein politisches Asyl und auch kein Bleiberecht aus humanitären Gründen bekommen. Aus welchem Grund nun darf das deutsche Auswärtige Amt von Vietnam die Rückführung des Trinh Xuan Thanhs  fordern? Ein Mensch mit gesundem Menschenverstand würde diese Forderung niemals verstehen.

Und die Reaktion Vietnams

Auf die Frage nach der Reaktion von Vietnam hinsichtlich der Affäre Trinh Xuan Thanh erklärte Frau Le Thi Thu Hang am 03.08.2017: “Bezugnehmend auf die Presseerklärung des Sprechers des deutschen Auswärtigen Amtes hinsichtlich der Sache Trinh Xuan Thanh bedauere ich diesen Erklärungen vom deutschen Auswärtigen Amt.“ Zu der Frage, ob die Affäre Trinh Xuan Thanh den vietnamesisch – deutschen Beziehungen für die Zukunft schaden würde, sagte die Sprecherin des vietnamesischen Außenministeriums bestimmt: „Vietnam respektiert stets und will die strategischen Beziehungen Vietnam – Bundesrepublik Deutschland bewahren und weiterentwickeln“.

Hinter dieser Antwort steht eine entschlossene Haltung: Alle Länder sind gleichgestellt und freundschaftliche Beziehungen dienen nur zum Wohl der beiden Völker. Bedroht uns nicht. Es ist zwecklos.

Vu Huong

Wochenzeitung Van Nghe in Ho Chi Minh Stadt, Ausgabenummer 462

Link: https://tuanbaovannghetphcm.vn/vu-trinh-xuan-thanh-ve-nuoc-dau-thu-bo-ngoai-giao-duc-ho-do-hay-mua-phieu/

Nhà nước không đầu cho đến bao giờ?

0
VOA

Ông Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) bỗng nhiên mất hút từ ngày 25/7, đến nay gần một tháng.

Hoạt động cuối cùng của ông là đến thăm và đưa quà cho thương binh liệt sỹ nhân dịp Ngày Thưong binh 27/7, một bài báo «Uống nước nhớ nguồn» ký tên ông trên báo Nhân Dân và Quân đội Nhân dân; và gần nhất là ngày 20/8 lại có thêm một bài đăng báo, cũng được ký tên ông, nhan đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới,” trên VietnamNet.

Chủ tịch Nước, đứng đầu chế độ bỗng nhiên biến mất, không có một tăm hơi, không một thông báo, không một tin tức chính thức, từ Bộ Chính trị mà ông là nhân vật số 2, từ Phủ Chủ tịch trên đường Hùng Vương, từ bà Phó Chủ tịch nước Ngọc Thịnh, người thay ông khi ông vắng mặt, từ Ban Bảo vệ sức khỏe Trung Ương, từ báo Nhân Dân, tiếng nói của đảng Cộng Sản.

Thật là kỳ lạ, thật là bí hiểm, thật là khó hiểu.

Chỉ có những dự đoán, phán đoán, và cả tưởng tượng, ly kỳ nhất.

Ông bị ốm chăng? bệnh gì nặng và bí hiểm chăng?

Hay ông bị hãm hại do đấu tranh nội bộ trong đảng, các phe cánh «thịt nhau» để dành nhau cái ghế Tổng bí thư do ông Tổng Trọng đã 73 tuổi, ốm yếu, hứa sẽ về nghỉ giữa nhiệm kỳ ?

Hay ông bị bọn bành trướng hãm hại từ chuyến thăm Bắc Kinh trước đây vì trung thành chưa đủ mức, mặn mà chưa đủ «đô» với thiên triều phương Bắc?

Hay là ông đã cao chạy xa bay sang một nước nào đó khi bị phe ông Trọng chiếu tướng về ăn gian 6 tuổi trên giấy tờ, chữa năm sinh 1950 thành 1956.

Nhưng điều kỳ lạ hơn cả là trong xã hội có bao nhiêu người có liên hệ hàng ngày với ông, mà không một ai dám tiết lộ, dám nói lên sự thật mình biết rõ. Vợ con, thân nhân của ông là người biết rõ nhất cũng vẫn câm lặng với bạn bè, người quen. Họ bị bịt chặt mồm, cấm khẩu. Vì sao?

Tôi biết ở trong Phủ Chủ tịch có hơn 60 cán bộ và nhân viên phục vụ, hàng ngày có quan hệ với ông Chủ tịch. Văn phòng Chủ tịch có 1 chánh và 2 phó, có một số trợ lý theo dõi các lĩnh vực đối nội, đối ngoại, liên hệ với Chính phủ, Quốc hội, với báo chí và nhân dân, có vài phiên dịch tiếng Trung, Nga, Anh, Pháp, Nhật… Lại có một bác sỹ và một y tá riêng trong Ban Bảo vệ sức khỏe TƯ, có một số người phục vụ: đi chợ, nấu nướng, hầu bàn, lo phòng ngủ, vệ sinh, thể thao, giải trí, làm vườn, tưới cây, chăm sớc ao cá, đội xe riêng có hơn 1 chục xe và người lái… chưa kể đến một trung đội Cảnh sát vũ trang bảo vệ. Tất cả hơn 60 người ấy tất có nhiều người phải biết rất rõ thủ trưởng của mình hiện ra sao, hiện đang ở đâu, làm gì. Có nhà báo nào tò mò tiếp cận họ và tìm hiểu sự thật ra sao?

Việt Nam là một xã hội khép kín theo kiểu hội kín, ít ai dám tò mò về những điều bí mật thâm cung bí sử của đảng, vì đụng đến có thể chết người, mang họa vào thân.

Đành phải chờ thôi. Chả lẽ một Nhà nước cứ mất đầu mãi, không biết ông Chủ tịch Nước đang ở đâu làm gì, thì kỳ quặc quá, phi lý quá. Với nhân dân, còn với thế giới nữa chứ.

Do chế độ khép kín, nên để ngỏ cho những phán đoán ly kỳ giàu tưởng tượng nhất. Nào là nhóm lãnh đạo Nam Định – Ninh Bình đang bị thải loại.

Ly kỳ hơn là tin tức về nhóm Ba Dũng đang tụ họp ở Quân Khu IX – thủ phủ là Cần Thơ, để … đảo chính.

Khi không có tin thật, người ta đồn đoán và tin vào tin đồn. Mà tin đồn là sản phẩm của trí tưởng tượng vốn không có giới hạn. Sẽ còn nhiều đồn đoán ly kỳ nữa, cho đến khi chế độ độc đảng hết ngậm tăm và hé mở tấm màn đen. Vài ngày nữa? Và sẽ có một vài đại biểu Quốc hội lên tiếng chất vấn Chính phủ là ông Chủ Tịch Nước ở đâu, làm gì, có khỏe không?

Chả lẽ bà Chủ tịch Quốc hội Kim Ngân cũng ú ớ mù tịt?

Một Nhà Nước không đầu quá lâu, chuyện ly kỳ có một không hai trên thế giới văn minh.

Vị trí mafia của rọ đơm phí BOT đã phủ chiếu một số quốc lộ/ tỉnh lộ và hủy hoại huyện/ xã lộ

TIẾNG DÂN

Nguyễn Đức Thắng

21-8-2017

Tuần vừa rồi cả đất nước nóng lên vì sự bất bình của người dân và lái xe đối với các trạm thu phí của các dự án giao thông BOT vì 2 lý do chính (i) Không đi  vào đường BOT mà vẫn phải nộp phí. (ii) Phí quá cao, không hợp lý.

Vị trí đặt trạm thu phí BOT gây tranh cãi. Ảnh: VTV

Nhiều lái xe đã đem tiền lẻ ra thanh toán, ùn tắc giao thông đã xẩy ra. Trên Facebook của mình, Trương Huy San (nhà báo Huy Đức) đã chỉ ra tính chất Mafia ở VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM, như những cái NƠM, RỌ để hút tiền, lái xe dù không đi vào đường BOT vẫn phải nộp phí. Vị trí đặt rọ oái ăm và béo bở này dành cho chủ đầu tư BOT là sự “ưu ái” của quan chức Bộ GTVT cho chủ đầu tư. Người dân mất quyền tự do đi lại nếu như không trả phí cho trạm BOT mặc dù không đi vào đường BOT.

Để dễ hiểu về đầu óc Mafia cho vị trí đặt trạm, tôi mạn phép mô tả vui như sau: Có hai bờ môi của cái mồm để một đàn kiến có thể bò từ mép nọ sang mép kia và ngược lại. Một môi được tô son hồng cho đẹp, môi còn lại là để mộc, sẵn có. Trạm thu phí BOT lại không đặt trên môi tô son hồng mà đặt tại 1 đầu mép bất kỳ, nơi giao nhau của hai bờ môi. Đàn kiến có bò trên môi mộc, từ đầu mép bên này sang đầu mép bên kia vẫn phải chui qua trạm BOT mới thoát ra được. Ngược lại, từ đầu mép bên kia, đàn kiến bắt buộc phải chui qua trạm BOT, sau đó tùy thích muốn bò theo bờ môi son hồng hay môi mộc cũng được để sang đầu mép bên này. Môi mộc ở đây là quốc lộ hay tỉnh lộ đã có.

Tất nhiên cũng có nhiều lái xe chịu vất vả, tìm cách đi vào huyện lộ hay xã lộ thì thoát được trạm thu phí BOT. Hậu quả là các đường nhỏ, chịu tải thấp sẽ sớm bị tàn phá.

Ở những nơi không có đường ngang, ngõ tắt nhỏ hẹp giúp tránh vòng qua trạm thu phí BOT, thì lái xe hết cách. Vì đã phải trả tiền nên chẳng con kiến nào dại mà không bò trên bờ môi son hồng cho sướng. Đường quốc lộ cũ được ngân sách nhà nước đầu tư, còn đi được thành ra lại thừa, lãng phí, không sử dụng. Có nghĩa là vị trí Mafia trạm thu phí BOT đã đắp chăn, phủ chiếu những đoạn đường quốc lộ đã có; dẫn đến tình trạng thừa đường chứ không phải thiếu đường.

Theo Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra toàn diện các dự án BOT. Đến tháng 9/2015, Bộ GTVT đã triển khai 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức đầu tư khoảng gần 219.000 tỷ đồng (trong đó trên 202.000 tỷ đồng là các dự án BOT). Bình quân 99,55 tỷ đồng/km (tương đương 4,6 triệu USD/km, nếu tạm lấy tỷ giá năm 2015, 1 USD = 21.500 đồng). 100% số dự án là chỉ định thầu, dưới sự lãnh đạo của một Tổng tư lệnh quyết đoán là Đinh La Thăng. Nhờ vậy, anh được BCH Trung ương bầu vào BCT.

Đúng là Bộ GTVT là một ĐẠI NHÓM LỢI ÍCH.

Trận chiến tay 3 hay trận chiến 3 chống 1?

0
VOA

Tình hình chính trị trong nước đang căng thẳng. Kẻ thù ngoại xâm lấn lướt, đe dọa, khiêu khích, ngang nhiên đưa dàn khoan vào vùng biển, ráo riết xây căn cứ tên lửa trên các đảo chúng lấn chiếm, cho các tàu húc chìm tàu đánh cá của ngư dân ta.

Công cuộc chống tham nhũng do ông Tổng Bí thư đích thân chỉ đạo dậm chân tại chỗ, 12 vụ đại án xét xử kéo dài như 12 mớ bòng bong, kéo thêm 2 vụ việc cực nóng, đều mang tên 2 ông họ Trịnh, làm cho tình hình thêm rối loạn. Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm luật quốc tế và vụ xử của Tòa Trọng Tài Quốc tế do nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình kiện chính quyền Việt Nam diễn ra ngày 21/8 tại Paris, làm cho tình hình thêm gay go, phức tạp.

Hội nghị TƯ 5 sắp diễn ra để bàn về nhân sự giữa nhiệm kỳ, chuẩn bị cho Đại hội XIII trong năm tới. Chiếc ghế Tổng bí thư sẽ vào tay ai đang là mục tiêu gầm ghè của các phe nhóm, một sự tranh chấp quyết liệt, sống mái trong vài tháng tới.

Cuộc tranh chấp đang diễn ra giữa các phe nhóm nào và triển vọng ra sao? Có nhiều phán đoán khác nhau, vì tình hình chuyển biến khá nhanh, các phe nhóm đan xen nhau không thật rõ ranh giới, tương quan lực lượng có thể đổi thay, đột biến.

Theo ông Bùi Quang Vơm, đang diễn ra trận chiến tay ba. Một bên là thế lực đáng kể của ông Ba X, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng oanh liệt một thời, từng nắm lực lượng Công an, Quân đội, Ngân hàng, các đảng bộ phía Nam, dựa vào phe cánh Lê Đức Anh, nguyên tư lệnh Quân khu IX vùng sông Cửu Long trù phú; một bên là cánh của ông Nguyễn Phú Trọng đương kim Tổng Bí thư đảng, kiêm Bí thư Quân ủy, nắm chặt tổ chức đảng, ngành tuyên huấn, nhưng già yếu, uy tín sút giảm; thứ 3 là nhóm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đương quyền, có xu hướng cơ hội, có vẻ bắt mạch được công luận, muốn thoát dần Trung Quốc, ngả dần theo phương Tây dân chủ.

Ông Vơm có vẻ lạc quan, mong muốn ông Phúc thắng thế. Được vậy còn gì hơn. Nhưng thế của ông Phúc còn yếu. Thế của ông Ba X là thế ẩn nấp, không còn đương quyền. Cho nên hiện ông Trọng vẫn ở kèo trên, tuy sức có đuối.

Theo tôi, khả năng nhóm ông Phúc thắng còn mong manh vì ông Phúc chưa có tham mưu giỏi, chưa tập họp thêm được mọi thế lực đòi độc lập thật sự, tự do thật sự, trong đó có có các tổ chức xã hội dân sự, các trí thức, công dân đòi tự do ngôn luận, tự do lập hội, đòi một nền tư pháp độc lập công bằng, minh bạch, tạo nên đòn bẩy cực mạnh, một thế chiến lược hòan tòan mới, mang tính đột biến, cách mạng, mà đa số đảng viên ở cơ sở cùng toàn dân cũng mong chờ.

Cho nên hiện nay là một thời kỳ quá độ, tiền cách mạng, ương ương, sắp chín muồi, phải qua một cú sốc mạnh, đó là lúc ông Trọng lên làm vua, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, sắp sửa diễn ra trong vài tháng tới.

Theo tôi, có nhiều khả năng là tình hình trước mắt vẫn dẫm chân tại chỗ, cách mạng dân chủ chưa xảy ra, và cuộc chiến đang diễn ra trước mắt là trận chiến «3 chống 1,» do ông Tổng Trọng đạo diễn. Đó là trong 4 nhân vật chóp bu: Tổng bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Chủ Tịch Quốc hội, – ông Trọng, ông Phúc và bà Kim Ngân cùng chung sức cô lập, hạ bệ ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang, để ông Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch Nước, thỏa mãn tham vọng vô độ của ông Trọng vốn chủ quan, tự tin và lú lẫn. Điều này giải thích sự mất tích lạ lùng của ông Đại tướng Quang suốt gần một tháng nay biệt vô âm tích. Cùng là một kỉểu bắt cóc độc đáo. Do hành động liều lĩnh mạo hiểm này mà tình hình sẽ vô cùng bi đát. Toàn dân không còn có thể chịu nổi nữa, khi những kẻ bắt cóc cướp quyền.

Lúc ấy tình hình chuyển sang tận cùng bế tắc và sẽ dẫn đến toàn xã hội không chịu nổi, sẽ có đột biến. Phần lớn trong đảng bao gồm đông đảo đảng viên bình thường – những đảng viên thật thà ở cơ sở, sẽ cũng nhân dân phẫn nộ xung thiên

vẫy gọi nhau xuống đường, cùng nhau làm nên lịch sử, nhanh chóng, dứt khoát, khiến bọn bành trướng không kịp can thiệp.

Ông Trọng sẽ hiện nguyên hình là kẻ tham quyền cố vị, bất tài, lú lẫn mà độc đoán u mê, bị lên án, bị cô lập khi dân bị sưu cao thuế nặng hơn, bị đàn áp khốc liệt hơn, nợ nhà nước nặng thêm, tài chính vỡ nợ, kinh tế lao dốc, bị nhân dân khinh thị, căm ghét hơn, và tự mình dẫn đến thất bại ô nhục của cá nhân ông, kéo theo sự tan rã ê chề của đảng, sau 72 năm đảng trị xấu xa.

Lúc này là lúc mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, tiến bộ, yêu nước thật lòng, thương dân thực bụng cần tạo nên một tổ chức cứu nước để đảm nhận vai trò lãnh đạo cao trào cách mạng mới, được cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài và thế giới Dân chủ ủng hộ mạnh mẽ và bảo vệ.

Lúc này, thế lực cộng sản Việt Nam cuối mùa, tham nhũng, thối nát, như ngọn đèn cạn dầu bỗng bừng lên sáng chói lên để rồi tắt lịm.

Mọi lực lượng dân tộc, nhất là đội ngũ trí thức, lao động, nông dân, tuổi trẻ, trai gái các dân tộc, tôn giáo hãy nhận ra thời cơ lớn, chung lòng chung sức cùng nhau trỗi dậy giành quyền sống xây dựng nước Việt Nam Dân chủ, Độc lập, phát triển bình đẳng hạnh phúc, bù lại hơn 70 năm bị cầm tù hành hạ bởi cái học thuyết ma quái Mác Lênin.

Nghị Quyết Quốc Hội bị “lạm dụng”? Hay ai đang làm giáo dục Việt nam ra nông nỗi này?

TIẾNG DÂN

NAGL

15-8-2017

Sau thông báo về việc World Bank (Ngân hàng Thế giới) chấp thuận cho khoản vay 77 triệu đô la Mỹ nhằm cải cách giáo dục phổ thông (“GDPT”) [1] vào cuối năm 2016, đề án cải cách GDPT được bật đèn xanh để thực hiện theo lộ trình, mà thực tế đã bị chậm gần 2 năm so với dự kiến [2].

Lần đầu tiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (“Ủy ban”), sau hơn 1 tháng đưa ra công luận lấy ý kiến, đề nghị Bộ GD-ĐT cân nhắc kiến nghị lùi thời điểm triển khai chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.  Đồng thời, Ủy ban yêu cầu Bộ GD-DT giải trình về “báo cáo về kinh phí – Kinh phí thực hiện Đề án xây dựng chương trình, sách giáo khoa GDPT lần này, cũng như kinh phí thực hiện các đề án khác liên quan đến việc đổi mới GDPT“.
Đây là một đề nghị khá thiết thực và phản ánh đúng vai trò của Ủy ban và Quốc hội trong việc giám sát cơ quan chủ quản về một chương trình cải cách lớn về giáo dục phổ thông.

Với vai trò là một người quan sát trong suốt quá trình soạn thảo, xin phê duyệt, đi vay tiền, đưa dự thảo đề cương chương trình ra lấy ý kiến của nhân dân, một trong những điểm rất nên lưu ý là việc những người tham gia chủ trì đề án GDPT mới đã sử dụng Nghị Quyết số 29/NQ-TW – Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị Quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông [3] như một lời giải thích cho những bất cập mà đề án hiện đang vướng, mà chưa có giải pháp.

Hầu hết các chia xẻ và phản hồi về đề án đều dựa trên những nội dung của các Nghị Quyết làm nền tảng của một đề án cải cách GDPT, để đến nỗi một giáo sư toán phải kêu lên “Tôi có cảm giác bản dự thảo bị ám ảnh bởi Nghị quyết, chính sách nên đặt ra nhiều tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu là chính” [4].

Vậy, liệu có hiện tượng các Nghị quyết về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, về sách giáo khoa giáo dục phổ thông, có bị “lạm dụng” trong chương trình cải cách này hay không? Vai trò của những lãnh đạo, cán bộ, thực thi và triển khai từ Nghị Quyết đến chương trình hành động là như thế nào?

Chúng ta đã mổ xẻ, phân tích nhiều về tình trạng “đúng quy trình”, “đúng luật pháp”, nhưng hóa ra vẫn quá nhiều điều sai và thậm chí, phải gọi là “tệ hại”, trong cái “đúng quy trình và pháp luật” đó.

Việc Quốc hội ra một Nghị quyết cho cải cách giáo dục và đào tạo, thể hiện sự quyết tâm của đất nước đưa giáo dục Việt nam lên một trình độ mới, tránh bị tụt hậu và mất tính cạnh tranh của người lao động Việt nam với các nước trong thời đại kinh tế tri thức này.

Nghị Quyết được ban hành vào năm 2013, 2014 và đề án được chuẩn bị từ năm 2011, và cho đến nay, 2017, mới đi vay được tiền để thực hiện.

Một câu hỏi đơn giản được đặt ra, liệu những gì chuẩn bị từ 2011, đến lúc có Nghị Quyết là 2013/2014, và mất 4 năm để chuẩn bị tiếp và chờ có tiền thực hiện, 2017, thế giới đã đi được đến đâu? Chúng ta đã chuẩn bị được đến đâu? Chúng ta đã cập nhật được gì trong gần 6 năm chuẩn bị đó?

Những câu hỏi, những phản biện của những tổ chức, cán bộ chuyên ngành giáo dục đưa ra với đề án thực sự là mối lo lắng cho chương trình cải cách lần này, vì nó đang phản ánh việc hình như, chúng ta chuẩn bị một chương trình cải cách giáo dục phổ thông lớn, nhưng ý kiến của những nhà chuyên môn, những nghiên cứu nền tảng, những con người thực thi việc cải cách, lại chưa được bàn bạc thống nhất về đường hướng cải cách!

Lấy một ví dụ, hiện nay, với chương trình cải cách GDPT mới, chủ trương của đề án là tạo ra thế hệ thanh niên Việt nam, với 6 phẩm chất và 10 năng lực [5].  Thú thật, ngoài những người làm đề án, ai đọc cũng thấy không hề thuyết phục về những phẩm chất và năng lực được “gán” vào các chương trình giảng dạy, khi chương trình còn chưa rõ về môn học sáng tạo có là một môn riêng hay sẽ được lồng ghép vào các môn học khác.  Điều khó khăn nhất trong quá trình tranh luận và phản biện, theo tôi quan sát, là việc giải thích xây dựng các phẩm chất và năng lực thanh niên Việt nam dựa trên nghiên cứu các văn kiện của Đảng và chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam (Nghị quyết 5 của BCH Trung ương khóa VIII, Nghị quyết 33 của BCH Trung ương khóa XI, Năm điều Bác Hồ dạy học sinh)” [6].

Quan điểm cá nhân tôi về việc “lạm dụng” Nghị Quyết trong các hoạt động triển khai chương trình GDPT mới vừa rồi như sau:

  1. Việc cán bộ thực hiện chương trình luôn sử dụng Nghị Quyết của Quốc hội trong công việc đòi hỏi tri thức khoa học, tri thức phổ quát và giá trị cốt lõi về con người mang tính toàn cầu, có lẽ cần được đánh giá lại về mục đích.  Ví dụ, thời của Bác Hồ, bản thân bác tự học mà sử dụng được nhiều ngoại ngữ.  Vậy, tại sao giờ này, chi rất nhiều tiền cho đề án ngoại ngữ 2020, mà bản thân Bộ GD-DT thừa nhận là thất bại? Hay như con người cần trung thực, thì đâu phải thời đại này mới cần, chúng ta luôn cần con người trung thực từ trước đến nay, và không chỉ có Việt nam cần người trung thực, nước nào, chỗ nào cũng cần! Vậy, để giải trình về phẩm chất và năng lực của con người mới của Việt nam, có nhất thiết phải dựa vào Nghị Quyết hay không?
  1. Một trong những điểm thể hiện rõ việc hạn chế trong tư duy sáng tạo của đề án, có lẽ chính vì dựa vào Nghị Quyết để xây dựng đề án và để giải thích với những ý kiến đóng góp từ nhà khoa học.  Việc Quốc hội họp và đưa ra Nghị Quyết để thể hiện ý chí và quyết tâm, đại diện cho nhân dân cả nước trong việc đổi mới giáo dục phổ thông. Nhưng từ Nghị Quyết đến đề án tổng thể, đề án chi tiết, đó là trách nhiệm của các lãnh đạo chuyên ngành, cán bộ có chuyên môn và phải dựa trên nghiên cứu khoa học.  Nếu điều gì cũng đề cập đến Nghị Quyết của Quốc hội, liệu có cần một bộ chuyên ngành và một ban đề án rất lớn, tiêu một số tiền không nhỏ, cho chương trình cải cách GDPT nữa không?
  1. Do lạm dụng Nghị Quyết trong chương trình GDPT mới quá nhiều, có những ý kiến nghi ngờ việc sử dụng Nghị Quyết của Quốc Hội như một phương thức “trốn tránh trách nhiệm” của những người xây dựng và triển khai đề án GDPT mới.  Sau khi chương trình tổng thể về GDPT mới được công bố, rất nhiều bài báo đã phản ảnh tư duy và cách thức làm chương trình này không khác gì so với những đề án cải cách năm 2000 (cách đây 17 năm) và những đề án về sách giáo khoa gần đây, với những số tiền hàng chục nghìn tỷ [7].

Chúng ta đã từng được nghe phát biểu “Quốc hội là dân.  Dân quyết sai, thì dân phải chịu, chứ kỷ luật ai?” [8]…một cách vô trách nhiệm của những lãnh đạo đại diện cho nhân dân…

Tôi không rõ 95 triệu người dân Việt nam, hơn 25 triệu học sinh sinh viên và hơn 3 triệu người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, sẽ suy nghĩ như thế nào, khi họ biết được, trong hơn 15 năm qua, chúng ta đã vay hơn 3 tỷ đô la Mỹ [1] để thực hiện cải cách giáo dục, mà đi từ thất bại này đến thất bại khác?

Vậy, rõ ràng là có lý khi ai đó toan tính đẩy tất cả những đề án cải cách giáo dục (mặc dù biết thất bại từ trong trứng nước) lên Quốc Hội và dựa vào Nghị Quyết của Quốc Hội, để tránh phải chịu trách nhiệm và giải trình sau này chăng?

Liệu có ai đã tổng kết các chương trình giáo dục, để thấy cải cách nào là tốt lên, là phù hợp với xu hướng của thế giới, là tăng cường chất lượng tri thức và kỹ năng lao động có khả năng giúp cho người Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế tốt hơn?

Hay là, thay vào đó, điều mà nhiều người đều thấy, chất lượng giáo dục và đặc biệt là đạo đức người Việt nam có phần giảm sút đáng kể, chúng ta tụt hậu ngay với các nước bên cạnh chúng ta như Campuchia và Lào [9], mà không hề có tên ai phải chịu trách nhiệm.

Chương trình dành cho trường công lập, nhưng rất nhiều mảng, nhiều môn lại được thiết kế để các công ty tư nhân vào tham gia cung ứng dịch vụ [10], trong khi Bộ GD-DT hô hào cải cách giáo dục với việc bỏ biên chế giáo viên [11].

Nếu những tư duy về cải cách giáo dục này không hề xuất phát dựa trên khoa học nghiên cứu, các học thuyết hiện đại về giáo dục, mà chỉ dùng Nghị Quyết của Quốc hội là “lá chắn” cho những mục tiêu không vì lợi ích của con trẻ, của người học, của giáo dục…theo tôi nghĩ, đã đến lúc Quốc Hội và Ủy ban phụ trách về giáo dục cần thể hiện rõ quyền lực của nhân dân với những đề án giáo dục kiểu này.

Vai trò giám sát của Quốc hội cho những cải cách GDPT cần được thực hiện ở tất cả các bước của đề án, từ khâu ý tưởng, xây dựng đề án, nhân sự tham gia…cho đến tài chính, kinh phí, mục tiêu thực hiện.

Chính phủ đã thành lập hội đồng giáo dục và nhân lực quốc gia nhằm cải thiện chất lượng các đề án cải cách giáo dục Việt nam…Có lẽ Quốc Hội cũng cần có những chuyên gia giáo dục ưu tú bên cạnh, nhằm giúp cho Quốc Hội có thể thực hiện việc giám sát các hoạt động cải cách giáo dục một cách độc lập và có hiệu quả, tránh tình huống Quốc hội chỉ nhận được báo cáo là “Đã thất bại” hay ‘Xin nhận trách nhiệm”, trong khi tương lai của đất nước, của con trẻ thì phụ thuộc quá nhiều vào các đề án cải cách giáo dục này.

Theo chia xẻ của một nhà nghiên cứu có tên tuổi, việc vay 77 triệu đô la Mỹ để thực hiện GDPT mới hình như chưa được thông qua bởi Quốc Hội [12]…Vậy, Quốc hội và Nghị Quyết của Quốc Hội có cần kiểm tra, kiểm soát kỹ những ai đang “lạm dụng” quyền lực của Quốc Hội, của nhân dân để kiếm tìm “lợi ích nhóm” ở lĩnh vực giáo dục hay không?

Ai đang làm cho giáo dục của Việt nam ra nông nỗi này? Việc chậm đề án GDPT mới có giúp đổi mới toàn diện được giáo dục Việt nam hay không?  Hay chúng ta cần làm lại từ đầu nền giáo dục, dựa trên tinh thần dân tộc mới, tư tưởng mới và do những con người mới thực hiện?

Xin Quốc hội hãy trả lời!
___

Tài liệu tham khảo:

[1] Vay 77 triệu đô la Mỹ cho đổi mới giáo dục Phổ thông và Quyền được thông tin (GDVN).

[2] Cân nhắc lùi thời điểm áp dụng chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới (VNN).

[3] Ban hành Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (LĐ). – NGHỊ QUYẾT VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (TVPL).

[4] Giáo sư Ngô Việt Trung: Tôi có cảm giác dự thảo của Bộ mang khẩu hiệu là chính (GDVN).

[5] GS Nguyễn Minh Thuyết giới thiệu “chân dung” học sinh sau năm 2017 (GDVN).

[6] Báo chí phản biện và… phản biện báo chí (GD&TĐ).

[7] Những đề án, dự án hàng nghìn tỷ đồng đổi mới giáo dục và đào tạo trước nguy cơ thất bại (ND). – Điểm mặt những cải cách chưa trọn vẹn của bộ Giáo dục & Đào tạo (NĐT).

[8] QH là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai? (VN).

[9] Việt Nam thua Lào, Campuchia: Người Việt có kém? (Zing).

[10] Ma trận dạy ngoại ngữ liên kết trong các trường Tiểu học ở Hà Nội(GDVN). – Dạy tiếng Anh tại TP.HCM gặp rối (VNN). – Không nên dạy tiếng Anh kiểu hồn nhiên kèm cuồng nhiệt (GDVN). – TPHCM: Ký kết hợp tác công nhận chuẩn đầu ra ACT cho chương trình tiếng Anh tích hợp(GD&TĐ).

[11] Bỏ biên chế giáo viên: Nên áp dụng từ Bộ trưởng đến cán bộ quản lý(CafeF).

[12] Ba kiến nghị của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (GDVN).

Đất Việt

BOT giao thông – Miếng bánh trên mâm cỗ

TIẾNG DÂN

Đỗ Thành Nhân

21-8-2017

Một đất nước muốn phát triển trước tiên phải đầu tư vào lĩnh vực giao thông. Một xã hội muốn phát triển thì phải huy động được nguồn lực của cả nước.

Luật Đầu tư công ra đời phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội theo quy luật kinh tế thị trường. Mô hình hợp tác theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên thế giới đã áp dụng từ lâu để huy động đầu tư xã hội nhưng vẫn bảo đảm hài hòa các lợi ích nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khi mô hình PPP đưa vào Việt Nam lại trở thành “miếng bánh trên mâm cỗ” dành cho các thế lực chia chác nhau, đặc biệt là giao thông. Cuối cùng, người lãnh đủ là nhân dân cả nước.

Tại sao dự án PPP đầu tư các lĩnh vực khác như y tế, văn hóa, giáo dục ít điều tiếng hơn lĩnh vực giao thông?

Vụ BOT giao thông Cai Lậy là một dự án điển hình về BOT giao thông Việt Nam hiện nay; như giọt nước tràn ly mà người có lương tâm không thể im lặng. Từng làm việc với nhiều dự án PPP, nhưng khi làm việc với các dự BOT giao thông, tôi chứng kiến các thực trạng mang tính “vĩ mô” sau:

Một: Vận dụng méo mó chính sách

Nhiều dự án BOT giao thông xuất phát từ sự thỏa hiệp giữa nhà đầu tư và một số quan chức nhà nước, trên cơ sở nhà đầu tư đề xuất và nhà nước cho chủ trương, chứ không phải từ quy hoạch tổng thể của tư lệnh ngành giao thông và được Quốc hội hay Hội đồng nhân dân phê duyệt.

Chính vì vậy mà hình thành nhóm lợi ích (mối quan hệ giữa nhà đầu tư và một số quan chức nhà nước) từng dự án riêng lẽ. Nhóm lợi ích này sẽ đầu tư chi phí để chạy, lách luật với mục đích phê duyệt dự án và chỉ định thầu không thông qua đấu thầu công khai, minh bạch theo đúng Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu.

Hai: Nâng giá xây lắp

Từ thời còn bao cấp, các quy định về định mức, dự toán các dự án bên giao thông thường cao hơn bên xây dựng. Ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán đơn giá xây dựng đã rất cao, nếu nhà thầu thi công nghiêm túc thì lãi gộp cũng đã lên đến hơn 20% tổng dự toán. Còn trường hợp thi công không nghiêm túc thì lợi nhuận gộp lên đến 40-50% là bình thường; tất nhiên khoản chênh lệch nhà thầu không thể hưởng một mình.

Chỉ cần dự án BOT chỉ định thầu, xong giai đoạn xây dựng là nhà đầu tư đã thu hồi vốn tự có làm đối ứng theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng rồi.

Ba: Khảo sát số liệu không trung thực

Để hình thành dự án BOT, nhà nước thường giao hẳn cho nhà đầu tư công tác khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Có hai nội dung chính cần khảo sát là:

– Khảo sát hiện trạng kỹ thuật để lập hồ sơ khảo sát thiết kế thi công: giai đoạn này chủ đầu tư đánh giá thấp hiện trạng, đưa ra tối đa các hạng mục phải đầu tư để nâng giá trị xây lắp như trình bày ở phần Hai.

– Phần khảo sát số liệu tính toán hiệu quả đầu tư: số liệu khảo sát mang chính chất thống kê sơ sài hoặc số liệu khảo sát bằng cách đo đếm không khách quan, trung thực. Còn số liệu dự báo ở mức độ bi quan và đã xử lý rủi ro cho nhà đầu tư.

Sai số của số liệu khảo sát thường làm tăng chi phí đầu tư và giảm hiệu quả đến 30-40%.

Bốn: Tạo chính sách độc quyền

Như đã nói ở phần Một, khi các nhóm lợi ích đứng sau dự án BOT giao thông thì họ sẽ lách những quy định của pháp luật, dùng quyền lực nhà nước, dùng tiền để tạo ra sản phẩm độc quyền để buộc người sử dụng không có sự lựa chọn.

Về nguyên tắc, dự án BOT giao thông sẽ tạo thêm lựa chọn dịch vụ cho người sử dụng nhằm giảm thời gian, chi phí lưu thông tối thiểu với mức phí bỏ ra. Đằng này những trạm thu phí được đặt ở vị trí giao thông huyết mạch với mức phí kịch trần, buộc chủ phương tiện giao thông không còn chọn lựa khác.

Để tạo thế độc quyền cho chủ đầu tư, quan chức nhà nước trong nhóm lợi ích sẽ gợi ý chủ đầu tư làm thêm một số hạng mục nào đó để hợp thức hóa vị tí đặt trạm thu phí. Đúng ra các hạng mục này được lấy từ nguồn kinh phí bảo trì đường bộ mà chủ phương đã nộp không thiếu một đồng.

Năm: Phân tích rủi ro đầu tư

Tôi thường phân tích độ nhạy và đánh giá rủi ro dự án đầu tư, thì các dự án BOT giao thông hiện nay “gần như” không có rủi ro; thời gian thu hồi vốn đầu tư khá thấp so với dự án PPP các lĩnh vực khác như y tế, văn hóa, thể thao, …

Với các dự án BOT giao thông:

– Chi phí đầu tư đẩy lên ở mức tối đa, nguồn vốn đối ứng khoảng từ 10-30% được chủ đầu tư thu hồi trong giai đoạn xây dựng.

– Số liệu khảo sát lưu lượng xe ở mức thấp, phí dịch vụ ở mức trung bình; nhưng vào giai đoạn vận hành nhờ cơ chế độc quyền nên tăng lên tối đa, thời gian thu hồi vốn đầu tư không chiết khấu chỉ từ 2-5 năm.

– Chủ đầu tư dùng dự án BOT để thế chấp, bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án, nên rủi ro (nếu có) thì chuyển thành nợ xấu của ngân hàng.

Rủi ro duy nhất cho chủ đầu tư BOT giao thông là chưa thu hồi vốn mà thay đổi nhóm quan chức sân sau từ nhà nước! nhưng điều này hiếm xảy ra và chi phí không đáng kể với tổng mức đầu tư dự kiến.

Chính vì đầu tư ít rủi ro, siêu lợi nhuận nên thực tế đã có doanh nghiệp nợ như Chúa Chổm, trên đà phá sản, mất cân đối tài chính, chỉ cần nhờ quan hệ mà chạy được dự án BOT giao thông là trở thành thượng khách của các Ngân hàng thương mại.

Sáu: Giải quyết hệ quả BOT giao thông

Người hoạch định chính sách vĩ mô cần phải nhìn thấy gốc rễ của vấn đề. Tại sao đầu tư PPP được các nước phát triển áp dụng thành công, nhưng khi vận dụng vào Việt Nam lại biến thành “miếng bánh trên mâm cỗ” dành cho quan lại và phú ông chia nhau?

Lẽ ra khi Chính phủ huy động nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu thì được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Đơn giản là vì chính sách này bị những con bạch tuộc lợi dụng để hút máu nhân dân. Quy luật tất yếu theo hiệu ứng domino là phí BOT giao thông quá cao dẫn đến cấu thành tất cả sản phẩm xã hội đều tăng lên, hiệu quả đầu tư xã hội giảm.

Những con bạch tuộc vì lợi ích nhóm cục bộ đã triệt tiêu tính cạnh tranh của quốc gia.

Trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi toàn dân chống tham nhũng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển.

Tại sao?

– Từ một xe biển số xanh mà phát hiện ra một Trịnh Xuân Thanh để kéo theo một hệ thống tham nhũng trong ngành dầu khí.

– Vậy thì, từ một Cai Lậy, Tiền Giang sao lại không thể làm đến nơi đến chốn cho ra những “Cai Lậy” khác, để đưa ra ánh sáng cái đầu con bạch tuộc giao thông nằm ở đâu đó trong hệ thống quyền lực tối cao!

Thực hiện như thế nào

– Điều kiện cần đầu tiên là công bố đầy đủ thông tin tất cả dự án BOT giao thông: số liệu khảo sát thiết kế; hạng mục, khối lượng, giá trị công việc nhà đầu tư thực hiện; những quan chức phê duyệt dự án.

– Điều kiện đủ tiếp theo là cho phép nhân dân (qua báo chí) giám sát việc thu phí.

Suy cho cùng dự án BOT giao thông không thuộc bí mật quốc gia và người dân mới chính là chủ đầu tư thực sự.

Kết quả đạt được

Nếu công bố được tất cả những con bạch tuộc BOT giao thông thì sẽ không sợ dư luận cho là nhóm lợi ích này “đánh” nhóm lợi ích khác.

Tổng Bí thư yên tâm không lo “đánh chuột vỡ bình” vì được nhân dân ủng hộ; Thủ tướng cũng thực hiện cam kết “kiến tạo phát triển” qua những hành động cụ thể.

Kết quả cuối cùng nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong chuỗi sản phẩm gia tăng toàn cầu hóa hiện nay.

_____

Về tác giả: Ông Đỗ Thành Nhân là một chuyên gia độc lập phân tích, phản biện dự án đầu tư. Tác giả đã từng làm việc ở ngành giao thông, ban quản lý khu kinh tế, có kinh nghiệm hơn 20 năm về quản lý đầu tư xây dựng. Ông Nhân cũng là tác giả của hai chương trình duy nhất ở Việt Nam về lĩnh vực phân tích và quản lý đầu tư:

  1. Chương trình Lynxdo SARAP (​Program Sensitivity analysis and project risk assessment), chương trình phân tích độ nhạy và đánh giá rủi ro dự án. Bản quyền số 3468/2017/QTG,
  2. Chương trình ​Lynxdo SAOIP (Program Support analysis of investment projects), chương trình hỗ trợ phân tích dự án đầu tư. Bản quyền số ​364​4/2017/QTG