Home Blog Page 1145

XIN ĐỪNG TRÁNH XA CHÍNH TRỊ!

0
(Hay là đừng để kẻ khác “ỉa” vào ta những hậu quả chính trị)
Tôi đã sinh ra và trưởng thành trên một đất nước mà tôi thường xuyên nghe từ miệng của những người lớn chung quanh nào là “đừng có dính vô chính trị mà khổ thân” hoặc “ai làm chính trị thì kệ họ đi” hoặc “học theo 3 cái tượng kia kìa, bịt mắt, bịt tai, bịt miệng lại!” hoặc “thật thà như vậy thì không nên dính vào chính trị” hoặc “làm chính trị phải gian hùng, phải thủ đoạn, phải ác độc” hoặc “chính trị rất dơ bẩn không phải là chỗ cho người hiền đức” . . . vân vân. Nói tóm lại là những bài học tôi được người lớn dạy bảo có thể tóm gọn trong vài chữ: hãy tránh xa chính trị.

Những nhận xét của họ không phải là không đúng với sự thật. Nhưng không may chúng chỉ là những sự thật của một xã hội đã chìm ngập quá lâu trong bóng tối. Những khuyên răn của họ không phải là không có lý. Nhưng buồn thay chúng chỉ là cái lý của những người đã bị dìm quá lâu trong nếp sống vong thân.

Thế nào là vong thân? Vong thân là khi tự thân đã đánh mất chính mình, đã không thể có được sự tự chủ và tự do, đã không được quyền làm người, đã không được sống như là một con người đúng nghĩa, đã trở thành vô cảm trước những diễn biến chung quanh. Trong môi trường như vậy thì làm sao mà không khổ, làm sao mà kẻ xấu ác không hoành hành, làm sao mà chính trị không dơ bẩn, làm sao mà người hiền không bị bóp chết.

Câu hỏi quan trọng là: ai đã dung dưỡng những thứ xấu ác đó, ai đã để cho bóng tối áp bức tiếp tục phủ trùm lên đất nước, ai đã tiếp tay cho nếp sống vong thân?

Không cần biết ai đã tạo ra những thứ xấu ác, không cần biết ai đã áp đặt những thứ xấu ác, không cần biết ai đã duy trì những thứ xấu ác, có một điều chắc chắn là CHÍNH TÔI ĐÃ DUNG DƯỠNG NHỮNG THỨ XẤU ÁC ĐÓ; CHÍNH TÔI ĐÃ ĐỂ CHO BÓNG TỐI PHỦ TRÙM ĐẤT NƯỚC; CHÍNH TÔI ĐÃ TIẾP TAY CHO NẾP SỐNG VONG THÂN. Vâng, chính là tôi, một con dân của tổ quốc. Chính là tôi, một thành viên của xã hội. Chính là tôi, một tác nhân của môi trường sống.

Tại sao có thể là như vậy? Rất đơn giản. Tại vì là:
KHI IM LẶNG TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP ĐỒNG LÕA.
KHI CAM CHỊU CÚI ĐẦU TRƯỚC NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP KHUYẾN KHÍCH.
KHI TRÁNH XA CHỖ DIỄN RA NHỮNG ĐIỀU XẤU ÁC, TÔI ĐÃ TRỰC TIẾP MỞ RỘNG.

Khi mà đại đa số công dân đều chỉ biết im lặng khuất phục trước độc tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt, trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở thì thử hỏi làm sao đất nước không đầy dẫy độc tài chuyên chế, tham nhũng lũng đoạn, trấn lột cưỡng đoạt, dối gian bưng bít, gian ngoa xảo quyệt, khủng bố bạo hành, bất chính bất minh, tham lam tráo trở???

Khi mà đại đa số quần chúng đều chỉ biết tránh xa chính trị để mặc tình cho kẻ xấu ác hoành hành thì thử hỏi làm sao nền chính trị của quốc gia không dơ bẩn, không xấu xa, không ác độc, không tà đạo, không chuyên chế, không nằm trong tay của bọn đầu trâu mặt ngựa???

Khi mà mỗi cá nhân không dám xác lập quyền lực của chính mình để tạo ra sức mạnh cộng hưởng giúp xác lập quyền lực của toàn dân thì thử hỏi làm sao một đảng cầm quyền không thao túng, không tự ngồi trên cả luật pháp, không ngang nhiên vơ vét tài nguyên của đất nước, không hút nạo máu mỡ của bá tánh, không khủng bố những tiếng nói đối lập, không đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt hơn cả những kẻ ngoại bang đô hộ thuộc địa???

Sống trong một quốc gia, dầu muốn hay không muốn thì mỗi người dân trong quốc gia đó cũng đã tự nhiên tham gia vào nền chính trị của đất nước rồi . Chỉ có điều là tham gia để biến quốc gia đó thành một quốc gia lý tưởng, thành một nơi chốn đáng sống cho mỗi người và mọi người bằng cách tích cực xác lập quyền lực của người dân qua hành động cụ thể hay là tham gia để biến quốc gia đó thành địa ngục trần gian bằng
cách im lặng, cúi đầu và lánh xa. Phải, tôi không ngại lập lại một lần nữa, “im lặng, cúi đầu, lánh xa” là cách tham gia chính trị để biến một đất nước thành địa ngục.

Mãi cho tới ngày hôm nay tôi vẫn phải nghe từ miệng của những người chung quanh những lời tương tự, cũng với hàm ý “hãy tránh xa chính trị.” Nhiều thế hệ trước đã bị đầu độc với những lời khuyên vô trách nhiệm này. Thế hệ đương đại đang bị “mang niềng kim cô” với cụm chữ đầy răn đe này. Nếu không có sự thay đổi về nhận thức thì có lẽ những thế hệ mai sau cũng sẽ không khá hơn. Tôi thực sự ưu phiền và lo lắng. Với một tấm lòng vì tiền đồ của dân tộc, tôi xin mạn phép được hét to để mọi người, mọi thế hệ –trước kia, ngay bây giờ và mai sau–và mọi giai tầng của đất nước cùng nghe về một sự thật đơn giản:

KHÔNG CÓ MỘT CÔNG DÂN NÀO SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH CÓ THỂ TRỐN LÁNH THAM GIA CHÍNH TRỊ, CHỈ CÓ SỰ CHỌN LỰA THAM GIA CHÍNH TRỊ BẰNG THÁI ĐỘ NÀO MÀ THÔI.
Những đồng bào của tôi ơi, nhất là những người trẻ trong nay mai sẽ phải kê vai nâng cả một gánh sơ hà, xin đừng để cho kẻ xấu ác tiếp tục khủng bố bằng cụm chữ răn đe “hãy tránh xa chính trị.” Cũng đừng để cho những kẻ ươn hèn vô trách nhiệm nhồi sọ cả một thế hệ rường cột với cụm chữ “hãy tránh xa chính trị” để biến thành kẻ vô trách nhiệm như họ .

Sự nhẫn nhục nào cũng phải có giới hạn. Khi mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, khi tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, khi tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng thì GIỚI HẠN CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Ở thời điểm lịch sử này toàn dân đang có cơ hội để giành lại NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN đã bị tước đoạt trong nhiều năm qua, hãy tham gia để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN và nói cho ĐCSVN biết rằng DÂN LÀ CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY chứ không phải họ. Hãy tham gia với quyết tâm “KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC” nhưng KHÔNG ĐỂ BỊ Ô NHIỄM BỞI HẬN THÙ. Hãy tham gia với MỘT TÌNH THƯƠNG LỚN và CHO MỘT ƯỚC MƠ LỚN.

Con đường mà chúng ta cùng đi để XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN chắc chắn là không bằng phẳng, nếu không muốn nói là có thể phải hy sinh cả tánh mạng. Trên con đường đó, chúng ta tuyệt đối không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực; tuyệt đối không thể để hận thù dẫn chúng ta vào con đường lập lại sai lầm lịch sử mà chính chúng ta đã từng là nạn nhân; tuyệt đối không thể để sự sợ hải biến chúng ta thành lũ người xấu ác mà chính chúng ta đang lên án họ. Những cái không thể này không phải là những ý nghĩ “lãng mạn trong đấu tranh” mà là một “tính toán chính lược” sẽ quyết định xác suất thành bại của một cuộc cách mạng, trong đó có cả nỗ lực kiến tạo một quốc gia lý tưởng sau khi quật ngã được chế độ độc tài. Như tôi đã từng nói trong bài Bát Chánh Kiến Cho 1001 Ghonim Của VN: Chỉ có tình thương lớn mới chuyển hóa được tâm thức con người và đưa cá nhân, chủng tộc, nhân loại vượt lên trên mọi dị biệt để hình thành một môi trường sống dung nạp hơn, phồn thịnh hơn, nhân bản hơn và an ninh hơn.
Hãy dùng chính cái sức mạnh chúng ta có được mà họ không có để thắng. Họ có sức mạnh của bạo lực, chúng ta có sức mạnh của biển người phản kháng bất bạo động. Họ độc tài chuyên chế, chúng ta biểu dương dân chủ tự do. Họ khinh bạc nhân dân, chúng ta có lòng thành kính thể hiện qua sự tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Họ tàn nhẫn với dân đen, chúng ta có lòng từ mẫn thể hiện qua sự quan tâm và tương trợ. Họ chà đạp sĩ phu và trí thức, chúng ta tôn trọng lắng nghe dù là tiếng nói đối lập. Họ bán nước cầu vinh, chúng ta sắc son với tiền nhân giữ nước và dựng nước. Họ bịt mắt thiên hạ, chúng ta có thông tin và sự thật. Họ có ĐCSVN, chúng ta có toàn dân trong đó bao gồm cả cảnh sát, quân đội và CNV của bộ máy hành chánh. Họ có được ngọn roi của kẻ cầm quyền, chúng ta có được áo giáp lương tâm và nhiệt tình của toàn nhân loại trên thế giới. Họ sử dụng cương thi XHCN để tiếp tục phủ bóng tối lên đất nước, chúng ta mang quang huy của mặt trời chân lý “sống như con người” chiếu sáng khắp hang cùng ngõ hẹp. Họ chỉ có một kết quả duy nhất là phải đầu hàng trước sức mạnh của toàn dân, chúng ta có một chọn lựa đúng đắn là sẽ ôm vào vòng tay tất cả những người đã qui phục trước sức mạnh của dân. Họ chắc chắn sẽ tan rã, chúng ta chắc chắn sẽ có 1001 Ghonim của Việt Nam bước ra từ dân để hoàn thành ý nguyện của dân thứ ý nguyện đơn giản mà thiêng liêng:
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC SỐNG NHƯ MỘT CON NGƯỜI.

Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân. Đã đến lúc mọi người cần phải đứng lên cùng nhau tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể để tái lập một xã hội văn minh và thiện đức.

Và cho những ai còn e ngại, sao không thử bắt đầu với trách nhiệm nhỏ nhất như tác giả Nguyễn Ngọc Già đã viết trên Dân Luận: “Mỗi lần chúng tôi gặp nhau hàn huyên, tôi và anh ấy luôn nói về tình hình chính trị – xã hội, tôi cũng hay chia sẻ những bài viết của mình với anh ấy. Ban đầu anh ấy ngại ngùng và có vẻ lảng tránh, dần dần (sau cả năm trời) anh ấy bớt thái độ né tránh và quan tâm hơn. Tôi dấn thêm bước nữa, đề nghị anh ấy đọc bài của tôi, anh ấy bảo: “tôi yêu đất nước này, và cũng rất đau đáu với những bất công đầy rẫy trong xã hội, nhưng có lẽ tôi không có lý tưởng như anh”, tôi trả lời: “không, đó không phải là lý tưởng, đó là trách nhiệm của chúng ta. Anh cứ coi như, trách nhiệm của tôi là viết, trách nhiệm của anh là đọc và truyền bá cho những người chung quanh. Hãy bắt đầu từ trách nhiệm nhỏ nhất”, và anh ấy đồng ý.”
Xin đừng tránh xa chính trị !
(Iris Vinh Hayes, Ph.D)

— cùng với Hà Trung Dũng.

“When will daddy come home?” – Bao giờ thì bố về…

Nguyen Tri Dung (English version by Danlambao)

Nguyen Tri Dung (English version by Danlambao)“When will daddy come home?” – My little sister, Bi, anxiously asked at dinner. I kept on eating without a word, while our mother turned to switch on the TV to listen to the news. I don’t know how many times her question has been repeated since the day our father was arrested in April 2008, nor do I remember how many times my mother and I answered her in silence. Our meals among the three people and a dog often exist amid the noise coming from the T.V. set… like tonight.

The days preceding the trial of Sept. 24, the security police continued to pay their visits and sent us their “invitations” with ridiculous contents, demanding more “working sessions” with us. Then “the homeless” (a local term I gave to the police in plain clothes) occupied our front door, watching, eating, sleeping, lying, sitting in their car and on the sidewalk. Any of us who stepped out of the house could immediately hear their shouting, calling on each other to block us, or to follow us on their motocycles. They often followed us so closely that we could smell the foul breath from these heartless machines living off cigarettes. My mother and I could have predicted the unjust sentence that the authorities would give my father at the trial, just from our observation of the facts that the authorities had given a green light allowing their “thugs-for-hire” to beat up my mother in Bac Lieu city, and to chase after me with the intention to stage a traffic accident. The days before the trial, the authorities’ threats became more and more overt.

5 a.m. on the trial day, Sept. 24, 2012: 

In front of our residence’s communal gate, which was not yet open for the day, a few security police, local security guards, and more than five plain-clothed agents were already sitting in their truck, talking, laughing loudly and sharing cigarettes. There was hardly a soul yet in the street at this early hour of the morning, which made their conversation and laughter echoed so loudly that even from the high balcony, I could hear them clearly. Nevertheless, instead of listening to them and figuring out what it was that made them talk so cheerfully among themselves, I began to think of how they would be arresting me and my baby sister this morning…

The “homeless” with their truck

6:30 a.m.: 

My sister and I were ready to leave: her off to school and I, to the court house. My thought at that moment was simple: “Education is important. I am a free individual. I have never committed any crime. I, myself have been forbidden to continue my studies. It would be absurd for me to think that these security police would lose any last ounce of humanity left within them to stop my baby sister from going to school too. I would just simply take my sister to school. There would be nothing to worry about”. But I was wrong… they didn’t need any logical reason. When I came out, a guard wearing a plain shirt rushed out to call over more than seven agents, in police uniform as well as in plain clothes, and they all tried to stop us. The agent wearing the yellow shirt (photo attached) blocked me off and tried to snatch the key from my motorcycle’s ignition. He screamed: “where do ya think y’re going?”. “Your wearing black is an offence…”, “Committing an offence results in your coming with us to the police station”… Surely you could guess all kinds of naive questions that I would have thrown back at them such as “why would wearing black be an offence?”, “what offence did I commit?”, “who are you people?” etc. … unfortunately instead of answering me, they all rushed in to twist my arms behind my back, and pushed, and pulled me out from my motorcycle. All the while another plain-clothed agent with a challenging look on his face, took out his mobile phone to make a call.

My little sister, Bi, bursted out in tears. The agent in a plain shirt called over another local security guard. The latter suggested that I complied and went along with him. I knew it would not be good for my sister to witness any more of this so I turned my head back to quickly tell my sister: “go back upstairs and protect yourself”; all the while these self-claimed to be security police twisted my arms to the back and kicked me as they would capture a wild animal … I didn’t know if my sister could hear anything I said to her in the midst of all the senseless screaming and shouting of these distorted individuals. I only remembered that when we reached the street, I turned back to see my little sister still standing crying at the bottom of the stairs. Some neighbours in the building who unfortunately had to witness all this were quickly rushing by to avoid these loud and aggressive assailants.

When approaching closer to the street, I was pushed hard and tight into the metal rod of their truck, I yelled out several times: “what did I do wrong?”. I was trying to test the degree of desensitization of the bystanders. De-sensitized or scared? I asked myself of their inaction? Maybe both. It meant the same thing when one faced against the skillful and machine-like oppression from these non-uniformed, no-identity individuals, but above all, when they would bear no responsibility, no accountability for whatever they did. So I was utterly alone, by myself, I still naively screamed those 4 words until they grabbed my hair and pushed my head in first inside their truck. These nameless individuals hastily answered my question with both their “body language” and with words: they punched and kicked me non-stop and at the same time, cursed me “F…you! what offence? what offence you asked???” ….

Local district security police, ward police, neighbourhood police … I knew all their faces and they were all there. These local agents were careful not to engage directly in beating me but were very actively helping the act by blocking off the street and chasing away curious bystanders.

No-identity agents

I, Nguyen Tri Dung, who not only had a direct interest in the trial but more importantly was an immediate family member of the accused’s – my father’s. I was someone who should have received a notice to attend the trial and also to provide witness statements for the defence regarding the allegations against my father, when called upon. I was someone who should not have been absent at the so-called public trial. But on the contrary, this someone was “kidnapped” as the first one of the many arrests to follow during the course of Sept. 24.

In less than 3 minutes later:

The truck that captured me turned on its siren and raced to the police station in hostility. The two plain-clothed police breathed heavily as they tried to hold me down tightly in the back seat. Suddenly I thought of my dad on the day that he was arrested and taken to the police station in this same manner. He was consistently treated this way back in early 2008 until he left Saigon to go to Dalat city for health care treatment, and there he was arrested urgently on April 19, 2008. That was 9 days before the Beijing Olympic torch was to be relayed in Saigon.

My father – blogger Dieucay Nguyen Van Hai and his friends
with posters saying Paracel and Spratly islands belong to VN

I stepped down of the truck and saw on all sides, local security police, local security guards, and plain-clothed agents. In the wind, the smell of burnt cigarettes seemed to have been awaiting the arrival of my black shirt that day. I took an effort to stand up straight so that they could see and read my black shirt clearly before Mr. Tran Song Nam directed two nameless agents to pull me into a “working room”. I knew the faces of these two nameless agents well because they had been persistently staking out in front of our house every time there was a foreign reporter, an international human rights organization, or a foreign diplomat who came to Vietnam and the authorities suspected that these concerned “foreigners” might have requested a meeting with our family regarding my dad’s trial. These two agents were so predictable and persistent to the point that I voluntarily changed their job duty to that of an “alarm clock”: each time I saw their faces snooping in front of our house, I immediately knew there ought to be something important concerning my dad and my family that I needed to know.

These two nameless faces sat across from me and asked me trivial questions. I answered their questions with always the same question: “what did I do wrong?”. That stopped them from talking. With sniggers, they took out a mobile phone to take pictures of me.

The loud conversation exchange coming from their Motorola devices cut short our trivial questioning: “A2 reporting, there are 7 people wearing black walking from Ky Dong St. direction”. One of them quickly turned the volume of his reporting device lower. However another agent standing outside of the room, on the other side of the iron-barred window, replied to the other party on the Motorola phone device, that helped me put together the rest of their report: “Remember to arrest them immediately at the waiting area… Try not to move the barricade…” These two nameless then rushed out of the room without failing to signal another local security guard to use a chair to jam shut my detention room’s door, and to sit on the outside watching me, who just became “their prisoner”. To satisfy my curiosity, I put my ears to the iron bars of the window to listen to their chasing, arresting and reporting coming from their Motorola reporting devices coming from outside. Like a little kid hiding behind a stage curtain to sneak a peak at the show without paying for the show ticket, I overheard that: “the black-coloured clothes have been coming from all directions now towards the court house”. Then each individual wearing black was either arrested and taken to the police station or forced to turn back home: “Tell them either go to the station or go home”, “arrested because they occupied the sidewalk, blocking the traffic”, “arrested for administrative questioning” … It was all from a male, older voice who quickly gave direct orders for the arrests over the reporting device…

8:20 am:

All of a sudden, the local police station of Ward 6, District 3 became noisy. From the iron-barred- window, I saw more than one truck racing into the driveway. I caught a glimpse of my mother who was being pulled down the truck by four plain-clothed agents. They twisted her arms backward and lifted her off the ground. She was resisting with all her might against their arbitrary arrest. An older agent in a white shirt was giving orders to other plain-clothed police to rush in to “beat the f. out of her”, referring to my mother and also to the other women who were wearing black who had just been brought in. I noticed among them, female blogger, Thuc Vi, the two sisters of blogger Ta Phong Tan, the co-accused on the same trial with my dad, (Ms. Ta Minh Tu and Ms. Ta Khoi Phung), and Father Thanh from the Redemptorist church, who was holding in his arms Ms. Tu’s baby boy. They were all roughed up badly then pushed and pulled into the courtyard of the police station. I screamed and yelled out to them: “Mom, mom are you hurt? Miss, aunties, uncles, are you ok?” Then I held my breath to watch each of them being pulled across the courtyard. Each person was kept in one detaining room. The noises died down. Then every now and then there was a loud screech or a kick into the door that made my imagination reacted …

Then a security police agent in full uniform with an army crew haircut walked in. As he was wiping off the sweats trickling down on his chin, and telling the local security guard who had been watching me: “F***. just like fighting in battles”

Short of 9 am (from behind the iron-barred window): 

The phone was ringing off the hook that caused Mr. Vu Van Hien to cry out angrily: “why nobody answers the damn phone?”. There was a female voice answering him, whose face I couldn’t see: “there is some jerk who has been calling non-stop, asking for Mr. Nam, questioning why we arrested people”. The phone kept ringing, and as if without thinking, Mr. Hien picked up the phone and said: “we don’t arrest anyone here”, then slammed the phone down. (Days afterwards I learned from a friend who told me that there had been some supporters who used the nicknames of “brother Five, and brother Seven”, who even during their working hours and shifts, kept calling to demand the police to release those detained. I deeply appreciate all those who showed their concerns and took quick, timely and persistent action to support us that day).

Perhaps the security police was well trained in “prisoner” psyche, knowing that I would be bored out of my mind, so they let a local ward police officer who wore no badge nor name tag to enter my detention room twice. The first time he threw on the desk some paper and a pen and said to me “write your report now”. I asked: “report about what?” what did I do wrong?”. I was terribly amused with his answer: “why you were arrested, you write it down! Those who arrested you were not police agents from this ward, so I don’t know why you were arrested. Now I am a police officer of this ward, I ask you to answer me why you were arrested”. I said clearly: “the security police truck, the local police officers all assisted in my arrest this morning, I’ve been asking the authorities to inform me of the reasons why I am being detained, now you’re asking me to provide you with the reasons why I’m being held??? I honestly don’t know what to say to you.” He was silent for a few seconds, then left the room, but not before he threw back over his shoulder a last warning: “if you don’t write your report now, then just sit there, if you’d like; until you’re allowed to go home”. Then he signaled the local security guard to bar the door using a metal chair. The second time it was when Mr. Hien who was standing outside of the iron-barred window giving the order: “strip his black shirt and file it as evidence”. This time, the same security police agent re-entered my room and said: “wearing this T-shirt is an offence. Take it off yourself.” But he could not answer me why wearing this black shirt was an offence, so he left the room again. But again, not without threatening that if “you don’t take it off yourself, we’ll force you to take it off”.

The Free Dieucay, Taphongtan, Anhbasaigon T-shirt

2 p.m.:

Words came with action. Mr. Vu Van Hien and five local security guards and a few plain-clothed agents approached my detention room. My mother who was detained in the next room had been released and was ordered to go home immediately. Knowing that I was still detained there, my mom rushed over but was stopped by Mr. Hien and some others. This time, the minute the metal chair barring the door was removed, an agent in a blue/green T-shirt barged in quickly with a threatening voice: “I’m telling you to take your black shirt off yourself, nobody wants to do it the hard way”. I asked: “how is wearing black wrong?”. He replied: “The sentence was handed out at trial. Now you keep on wearing this shirt is a violation of the law”. I was straightforward: “if you want to take it by force, you can, but I believe I did nothing wrong, so I’m not taking it off voluntarily”. Another agent rushed over to pull off my shirt. The strange thing I noted was that while he was trying to pull off my black shirt, he kept saying loudly “yes, good!, you take it off yourself. It is so much easier this way, isn’t it?”. I assumed they were recording it to fabricate evidence later that they were not applying force on me and that I volunteered to take off my black shirt by myself, so I said loudly “No, I am not taking it off myself”. Upon hearing it, Mr. Hien who was trying to stop my mom outside of my detention room, turned and cursed at me “do you believe I would break your f. mother’s neck? Freedom, my dick!!!” (sorry for my repeating his exact vulgar words). He then ordered the rest of them to come into the room and to forcibly strip me off of my black T-shirt. When they succeeded taking it off, the agent in the green/blue T-shirt tried to push my neck down so that he could force over my head one of their shirts. I resisted as long as I could, and upon seeing that his agents could not pull over me the shirt that they had prepared for me, Mr. Hien yelled out: “let him f… naked going home”. And that was the last sentence I heard from an official before leaving the ward 6, district 3 police station on the memorable day of Sept. 24, 2012.

Walked home with my mom

My mom and I walked home. She told me in anger that they sentenced my dad to 12 years of prison term and 5 years of house arrest. So there it was: after the record-breaking long period of temporary detention followed by another long investigative detention, was a record-breaking short trial, ended by a long jail sentence that was also record-breaking unjust.

Later, our defence lawyer gave me and my mom the following update of the court proceedings that morning:

– There was no examination nor cross-examination between counsel and witnesses, and absolutely no cross-examination between witnesses and the defendants.

– All defence counsels were cut off while they were giving their defence statements, and the defendants were also cut short while speaking.

– There were 3 witnesses (for the prosecution) out of 10 in total, were present at the trial. When questioned by the defence, the prosecutor could not present any written statement from the rest of the witnesses asking to be excused from trial. So these 3 witnesses were the only “evidence” used in court that morning to find the defendants guilty of their offences.

– The evidence in regard to “propaganda” and “causing serious damage to national security” were not presented nor disclosed in any way by the prosecution, despite the repeated requests from the defence.

– The whole trial lasted 5.5 hours for a guilty sentence that must have been pre-calculated to push my dad over the average age of life expectancy in Vietnam: 70 years.

There were too many thoughts inside my head that I was still trying to process, so instead of showing my anger, I just kept walking in silence. The bystanders in the street seemed to have regained a little of their sensitivity and concerns, they now pointed at me, talked among themselves and laughed at us. I remained half-naked and came home with my mom while the grey sky was getting ready to downpour its evening rain.

danlambaovn.blogspot.com

*

Bao giờ thì Bố về… Chuyện kể của con trai blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

“Bao giờ thì bố về vậy?” – Con bé Bi (bé Yến) lại nhấp nhỏm hỏi giữa bữa cơm tối. Tôi ngồi ăn không nói, còn mẹ thì xoay sang bật tivi để nghe thời sự. Chẳng biết câu hỏi này của nó đã lặp lại lần bao nhiêu từ dạo bố bị bắt từ tháng 4 năm 2008. Cũng chẳng nhớ mẹ và tôi đã trả lời nó bằng sự im lặng bao nhiêu lần… Bữa cơm ba người và một con chó vẫn thường văng vẳng tiếng tivi nói cười như vậy.

Những ngày trước phiên xử 24 tháng 9 công an liên tục đến hỏi thăm và gửi những giấy mời với nội dung vô lý. Những người “vô gia cư” sau đó cứ lam lũ đến trước cửa nhà trông ngóng, ăn, ngủ, nằm ngồi vô tội vạ trên xe và vỉa hè. Chỉ cần bước xuống nhà là nghe tiếng hô hoán, vẫy gọi nhau để đón đường hoặc kè xe. Có xe ép sát đến nỗi có thể ngửi thấy hơi thở hôi hám của những cỗ máy sống bằng thuốc lá này. Tôi và mẹ đã có thể đoán được bản án sẽ vô cùng bất công qua cách công an bật đèn xanh thậm chí hỗ trợ cho những tên côn đồ đánh đập mẹ tôi tại Bạc Liêu, cũng như tìm cách ép xe tôi. Công khai thể hiện sự đe dọa.

Năm giờ sáng ngày xử bố 24 tháng 9: 

Trước cánh cổng chung cư còn chưa mở, vài công an, dân phòng và hơn năm người mặc thường phục chễm chệ trên xe bán tải chuyên dụng đã ngồi cười nói và chia nhau điếu thuốc từ bao giờ. Đường còn vắng nên tiếng họ cười nói vang vang dù ở ban công cũng có thể nghe thấy. Nhưng thay vì tò mò nghe xem họ nói gì vui thế, tôi bắt đầu suy nghĩ xem họ sẽ bắt tôi và em tôi như thế nào…

Xe bán tải và những người “vô gia cư”

Sáu giờ rưỡi sáng: 

Tôi và em gái đã sửa soạn xong để em đến trường còn anh lên tòa án. Tôi nghĩ đơn giản “Chuyện học là quan trọng, tôi là người tự do và không phạm pháp. Bản thân tôi đã bị ngăn cấm chuyện học, không lẽ họ mất hết tính người ngăn cản cả em tôi. Chuyện tôi chở em đến trường là không phải e ngại”. Nhưng tôi sai! Bọn họ không cần lý lẽ. Khi tôi vừa đi xuống, một người mặc áo sơ mi chạy ra gọi hơn bảy người cả sắc phục lẫn thường phục ùa vào chặn bắt. Tên mặc áo thun vàng chặn đầu xe tìm cách giật chìa khóa ra và hỏi “mày đi đâu…? Mặc áo đen là vi phạm… Vi phạm thì đi lên phường.” Chắc ai cũng đoán được tôi sẽ quẳng vào họ những câu hỏi ngây ngô như “mặc áo đen có gì sai?”“tôi vi phạm cái gì?”; “các người là ai?”… Nhưng thay cho việc trả lời, họ đồng loạt lao vào bẻ tay lôi tôi ra trong khi một người mặc thường phục vẻ mặt thách thức cầm điện thoại quay lại.

Bé Bi bật khóc. Tên mặc áo sơ mi liền đưa tay vẫy người mặc sắc phục dân phòng đang chặn xe máy ngang cổng chung cư chạy vào. Người này đề nghị “em đi với anh”. Thấy chuyện không tốt lành tôi ngoái lại dặn em “phải lên nhà tự bảo vệ mình” trong lúc những người vô danh tự xưng công an bẻ tay tôi ra sau lưng và đạp vào cẳng chân tôi như bắt một con thú hoang… Chẳng biết con Bi có còn nghe tôi dặn dò gì giữa tiếng la hét vô nghĩa của những con người méo mó kia không? Chỉ nhớ đến đầu ngõ tôi ngoái thấy nó vẫn đứng khóc ở chân cầu thang. Những người hàng xóm trong chung cư “chẳng may” được chứng kiến cũng vội vàng lướt qua đám đông sừng sộ.

Sát đến mé đường, bị ép chặt vào thành sắt chiếc bán tải. Tôi la to “tôi làm gì sai?”nhiều lần, như là một phép thử cho mức độ bàng quan của người qua đường. Bàng quan hay sợ hãi?! Có lẽ đều giống nhau trước sự chuyên nghiệp và máy móc của những con người không mặc sắc phục, không tên tuổi, và trên hết là họ không phải chịu trách nhiệm bất cứ việc gì họ làm. Một thân một mình, tôi vẫn hồn nhiên hét bốn chữ đó cho đến khi bị nắm đầu vào trong chiếc bán tải. Những người vô danh vội vã trả lời bằng cả ngôn ngữ cơ thể lẫn lời nói. Họ vừa đấm đá túi bụi vừa nói “Đ* M*! có tội gì hả. có tội gì hả!?”

Công an khu vực, công an phường, và dân phòng quen mặt của khu phố tôi sống đều có mặt. Họ cẩn thận không tham gia trực tiếp đánh đập tôi, nhưng rất nhiệt tình hỗ trợ chặn đường và đuổi những bà con hiếu kỳ.

Những người “vô danh”

Tôi, Nguyễn Trí Dũng. Người không những có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án mà còn là thân nhân ruột thịt của bố tôi. Người mà lẽ ra phải có giấy mời triệu tập đến tòa án để tham dự và chứng thực những bằng chứng buộc tội khi cần thiết. Người lẽ ra không thể vắng mặt tại phiên tòa “công khai” này lại bị “bắt cóc” trong cuộc chặn bắt có thể xem là đầu tiên của ngày 24 tháng 9.

Clip công an bắt người


Chưa đầy 3 phút sau:

Chiếc xe bắt tôi hụ còi lao đến phường như bay, hai người mặc thường phục thở phì phào ghì chặt tôi xuống ghế sau. Tôi bất chợt nghĩ đến bố tôi những ngày ông đã phải lên phường theo cùng một cách này suốt đầu năm 2008 đến khi ông bỏ đi Đà Lạt để chữa bệnh và bị bắt khẩn cấp ngày 19 tháng 4 năm 2008, 9 ngày trước khi ngọn đuốc Bắc Kinh đi qua Sài Gòn.

Tôi bước xuống xe thấy bốn bề là công an phường, dân phòng và những người mặc thường phục vô danh. Trong gió đã khét khói thuốc và cả sự chờ đợi của họ dành cho màu áo đen tôi từ bao giờ. Tôi đứng thẳng để họ được ngắm cho kỹ trước khi ông Trần Song Nam chỉ đạo hai người vô danh lôi tôi vào phòng “họp”. Hai người vô danh đó tôi biết, vì đã mòn mặt ngồi trước cổng nhà tôi mỗi khi có bất kỳ nhà báo, tổ chức bảo vệ nhân quyền, quan chức chính trị ngoại quốc… đến Việt Nam và có khả năng gặp gỡ gia đình tôi. Mòn mặt đến nỗi tôi đã tự ý chuyển đổi chức năng của các anh thành cái chuông báo, mỗi khi thấy xuất hiện là chắc rằng có gì đó tôi cần phải biết.

Hai người này vào ngồi đối diện và hỏi thăm tôi những câu hỏi vu vơ. Tôi trả lời câu hỏi bằng câu hỏi “tôi làm gì sai?” thì hai người này ngừng nói. Chỉ lấy điện thoại ra chụp hình tôi rồi cười khẩy.

Tiếng điện đàm Motorola dắt trên túi áo vang vang cắt ngang cuộc nói chuyện không tên: “A2 báo cáo, có bảy người mặc đồ đen đi ra từ hướng Kỳ Đồng”, một người vội lấy tay kéo volume của máy xuống. Nhưng tiếng một người tôi không thấy mặt đứng ngoài song sắt trả lời vọng lại đã cho tôi nốt phần còn lại của đoạn hội thoại “Nhớ bắt ngay ở những chỗ chờ, cố gắng đừng kéo hàng rào…” Vội vã đi ra, nhưng hai người vô danh không quên phẩy tay gọi một dân phòng của phường ra chốt cánh cửa lại và bắt ghế ngồi trông “thằng tù” tôi. Để thỏa trí tò mò tôi gióng tai qua song sắt cửa sổ để nghe diễn biến cuộc vây bắt đang diễn ra qua tiếng điện đàm vang vang. Như đứa trẻ nấp sau cánh gà nghe lậu vở cải lương, tôi nghe được màu áo đen đã đổ về từ mọi hướng, rồi lần lượt mỗi người được mời về phường hoặc tống tiễn về nhà. “Bảo nó lên phường hay về nhà”; “Bắt vì tội lấn chiếm lòng lề đường, cản trở giao thông”; “Bắt để kiểm tra hành chính”… một giọng nam đứng tuổi liến thoắng chỉ đạo qua điện đàm…

Tám giờ hai mươi phút:

Bất chợt trụ sở công an Phường 6 Quận 3 trở nên ồn ào, từ song sắt cửa sổ tôi thấy nhiều hơn một chiếc bán tải lao vào trong phường. Tôi nhác thấy mẹ tôi bị bốn người đàn ông thường phục kéo từ xe ra rồi bẻ tay xốc bổng lên. Bà phản kháng mãnh liệt vì họ đã bắt bà vô lý cớ, còn một người đứng tuổi mặc áo sơ mi trắng liên tục văng tục chỉ đạo những tay chân vô danh lao vào, người này lớn tiếng dọa “đánh chết m*” mẹ tôi và những người mặc áo đen đang kêu gào. Blogger Hoàng Vi, hai chị em cô Tạ Minh Tú và Tạ Khởi Phụng lần lượt bị lao vào giằng kéo, rồi cha Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế tay đang bế con trai cô Tú bị hai cảnh sát giao thông áp tải vào trong sân của trụ sở. Tôi la hét chán rồi nín thở nhìn từng người bị lôi ngang qua sân. Mỗi người một phòng. Tiếng lầm rầm lắng lại. Cứ cách quãng lại có tiếng la hét hay đạp cửa khiến cho trí tưởng tượng của tôi phải nhảy múa…

Mẹ có đau không? Các cô các chú có sao không?…

Có một công an mặc sắc phục đầu đinh đi vào, vừa lấy vai áo lau mồ hôi ở cằm, anh này nhìn anh dân phòng đang ngồi canh “tù” mà rằng “Đ* M*, y như đánh trận”. 

Chín giờ kém (từ phía sau song sắt): 

Điện thoại của phường đổ chuông liên hồi làm ông trung tá công an Vũ Văn Hiển phát cáu “sao không đứa nào nhấc máy”. Tiếng một phụ nữ tôi không thấy mặt trả lời “có thằng cha nào đó cứ đòi gặp ông Nam, hỏi tại sao bắt người”. Rồi như không cần suy nghĩ, ông Hiển nhấc máy lên vài giây rồi nói “ở đây không bắt ai hết”và cúp máy. (Sau này tình cờ một người bạn mới hỏi thăm tôi và nói cho tôi biết một người có nickname “anh năm anh bảy” dù đang phải đi làm nhưng đã gọi liên tục để yêu cầu thả người, tôi rất lấy làm cảm ơn mọi người đã quan tâm và có hành động kịp thời đến như vậy).

Có lẽ công an phường rất tâm lý khi biết tôi buồn chán nên đã cho một công an phường không có bảng tên vào hỏi thăm tôi hai lần. Lần thứ nhất người này đem theo giấy bút quăng ra bàn nói “viết tường trình đi”. Tôi hỏi “tường trình gì chú? tôi làm sai cái gì?” thì được chọc cười bằng câu trả lời sau “tại sao mày bị bắt lên đây thì ghi lại! Những người bắt mày không phải công an phường, tao không biết. Bây giờ công an phường hỏi mày thì mày trả lời”. Tôi nói rõ “xe công an và công an khu vực đã hỗ trợ bắt tôi, tôi đang yêu cầu cho biết tại sao bị bắt. Giờ chú hỏi ngược lại vậy, tôi bó tay”. Lặng im vài giây người này liền bỏ đi. Lúc quay lưng đi ra chú công an vô danh không quên bỏ lại vài câu “giờ không làm tường trình gì hết thì cứ ngồi, ngồi chán thì về”. Rồi phẩy tay cho anh dân phòng chốt cửa và bưng cái ghế sắt chèn cửa lại. Lần thứ hai là lúc ông Hiển đứng ngoài song sắt cửa sổ ra lệnh “thu áo lập biên bản”, vẫn người công an phường này lại vào bảo “mặc áo này là vi phạm, mày tự cởi áo ra”, nhưng rồi vẫn không trả lời được là “mặc áo thun đen vi phạm chỗ nào” nên người này lại đi ra. Vẫn không quên thị uy người này nói “không cởi thì tiến hành cưỡng chế…”

Chiếc áo đen “FREE” bị trấn lột

Hai giờ chiều:

Nói là làm. Ông Vũ Văn Hiển cùng năm dân phòng và vài người mặc thường phục đã tiến đến trước cửa phòng “họp”. Mẹ tôi bị giam ở phòng bên đã được thả ra và được yêu cầu về nhà ngay. Biết tôi còn ở bên trong nên bà đã lao sang và bị ông Hiển cùng vài dân phòng chặn lại. Ngay khi dân phòng mở chốt và kéo cái ghế sắt đang chèn cửa ra, một người mặc áo thun xanh lao vào giọng đe dọa “bây giờ anh nói nhỏ nhẹ mày tự cởi áo ra, không ai muốn phải làm theo cách khó hết”. Tôi bảo “mặc áo thun có gì sai?” thì được trả lời “án đã tuyên rồi bây giờ mày mặc áo thun này là vi phạm pháp luật”. Tôi thẳng thừng “muốn cưỡng chế thì anh cứ làm, tôi không làm gì sai tôi không phải tự cởi”. Một dân phòng nhảy vào kéo áo tôi ra, lạ ở chỗ là người này vừa cởi áo tôi vừa nói “đúng rồi, mày tự cởi áo vậy có phải dễ không”. Tôi đoán rằng họ ghi âm để ngụy tạo bằng chứng họ không cưỡng chế tôi nên tôi nói lớn “tôi không tự cởi”. Lúc này ông Vũ Văn Hiển đang chặn mẹ tôi quay sang văng tục “mày có tin tao bẻ cổ chết m* mày không, tự do con c*t…” và thúc những người khác cũng xông vào cưỡng chế, lập tức khi áo đen bị kéo ra. Người mặc áo thun xanh nhảy vào ghì cổ tôi xuống để cưỡng chế tôi lần thứ hai. Cưỡng chế tôi mặc áo sơ mi của họ chuẩn bị sẵn. Thấy họ đánh vật mà không mặc được áo vào cho tôi, ông Hiển quát “kệ mẹ nó cởi trần đi về” và đó cũng là câu cuối cùng mà tôi được nghe trước khi rời trụ sở công an phường 6 quận 3 ngày 24 tháng 9 đầy kỷ niệm…

cùng với mẹ Dương Thị Tân

Tôi và mẹ đi bộ về, bà cho tôi biết họ đã vội vã tuyên án bố tôi 12 năm tù và 5 năm quản chế trong sự phẫn nộ. Như vậy, sau một thời lượng tạm giam và điều tra dài kỷ lục, là một phiên xét xử ngắn kỷ lục, kết lại bằng một bản án cũng bất công kỷ lục.

Luật sư đã cập nhật cho tôi và mẹ biết qua những dòng súc tích sau:

– Không có đối đáp giữa luật sư và nhân chứng, càng không có đối đáp giữa nhân chứng và bị cáo.

– Tất cả luật sư đều bị cắt ngang khi đang đọc bài bào chữa, bị cáo bị cắt lời khi đang nói.

– Nhân chứng (thứ duy nhất được dùng để buộc tội) có mặt 3/10 người, và thẩm phán đã không thể trưng ra những giấy “xin vắng mặt” của các nhân chứng còn lại khi LS yêu cầu.

– Bằng chứng “tuyên truyền” hay việc “gây tổn hại nghiêm trọng” đã không được trưng ra dù nhiều lần cả bố tôi và luật sư yêu cầu…

– Phiên tòa năm tiếng rưỡi cho một bản án được tính toán là sẽ đẩy bố tôi đến ngưỡng “tuổi thọ trung bình của người Việt Nam” là 70 tuổi.

Quá nhiều suy nghĩ trong đầu, thay vì tức giận tôi lặng im bước đi. Người dưng trên phố giờ như đã tìm lại được chút quan tâm, họ chỉ trỏ rồi nói cười. Tôi ở trần về nhà với mẹ trong lúc trời bắt đầu âm u cơn mưa chiều.

Vàng thế giới lùi xa ngưỡng 1.300 USD/ounce

0

TTO – Trái với dự đoán có thể chạm mốc 1.300 USD/ounce, cuối ngày 22-8, giá vàng thế giới đã giảm về mức 1.285,6 USD/ounce do đồng đôla tăng và áp lực chốt lời từ phía các nhà đầu tư.

Theo giới phân tích, dù có các thông tin hỗ trợ giá vàng thế giới như việc Mỹ và Hàn Quốc tập trận quân sự chung kéo dài theo kế hoạch khiến căng thẳng tiếp tục trở lại trên bán đảo Triều Tiên, nhưng trước thềm cuộc họp của các Ngân hàng Trung ương, có vẻ các nhà đầu tư thận trọng hơn.

Thêm vào đó do giá vàng thế giới đã tăng quá nhanh trong thời gian qua nên áp lực chốt lời của các nhà đầu tư hiện khá lớn.

Các nhà đầu tư vàng đang dồn sự chú ý vào bài phát biểu sắp tới của chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi vì lo rằng ECB bắt đầu dịch chuyển chính sách tiền tệ sang hướng thắt chặt.

Còn bài phát biểu của chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Janet Yellen vào ngày 24-8 được giới đầu tư dự báo sẽ không có nhiều thông tin bất ngờ.

Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 35,28 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó giá vàng miếng SJC bán ra ở 36,45 triệu đồng/lượng. So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn 1,2 triệu đồng/lượng.

Giao dịch vàng trên thị trường vẫn chưa thoát khỏi cảnh trầm lắng. Các tiệm vàng cho biết chủ yếu là giao dịch nhỏ lẻ của người dân với mục đích cất giữ.

A.H.

“Mùa xuân Prague” và cuộc đàn áp đẫm máu

BBC

Ngày 21/8/1968, hàng chục người bị giết chết trong cuộc trấn áp quân sự của quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw.

Xe tăng Liên Xô kéo vào thành phố, nghiền nát cuộc thử nghiệm “chủ nghĩa xã hội với bộ mặt nhân bản”.

Một số thành viên lãnh đạo của phong trào tự do Tiệp Khắc bị bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Alexander Dubcek.

Hãng thông tấn Liên Xô, Tass, nói rằng việc “kháng cự” được thực hiện theo yêu cầu của các thành viên trong chính phủ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhằm chống lại “các lực lượng phản cách mạng”.

Tuy nhiên, trong một bài diễn văn bí mật phát trên kênh phát thanh, Chủ tịch nước Tiệp Khắc Ludvik Svoboda lên án việc các đồng minh khối Hiệp ước Warsaw chiếm đóng lãnh thổ là bất hợp pháp, và đã được thực hiện mà không được sự đồng ‎ý của chính phủ Tiệp.

Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô

Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?

Cuba muốn trả nợ cho CH Czech bằng rượu rum

Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Lyndon Johnson nói cuộc xâm chiếm là sự vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và những l‎í do Liên Xô đưa ra để biện minh cho việc này là “hoàn toàn bày đặt”.

“Đó là lời bình luận đáng buồn trong tư duy những người cộng sản khi họ cho rằng dấu hiệu tự do tại Tiệp Khắc bị coi là mối đe dọa căn bản cho an ninh của hệ thống Xô-viết,” ông nói.

Giới chức Tiệp Khắc đã ra lệnh cho lực lượng quân đội với số lượng đông áp đảo của mình không đánh trả, và kêu gọi dân chúng kiềm chế.

Người dân Prague xúm quanh xe tăng Liên Xô hôm 21/8/1968. Quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw trấn áp cải cách được gọi là AFP/Getty Images
Người dân Prague xúm quanh xe tăng Liên Xô hôm 21/8/1968

Phản kháng

Việc thay đổi hướng đi của Tiệp Khắc bắt đầu khi ông Dubcek, người Slovakia, trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản vào tháng 1/1968.

Một chương trình cải cách dân chủ diện rộng bắt đầu được đưa ra, mở đầu cho phong trào “Mùa xuân Prague”.

Trong ngày 21/8/1968, những đám đông tụ tập trên đường phố, hô vang ủng hộ ông Dubcek và đòi lính nước ngoài rút về nước.

Hầu hết sự phản kháng diễn ra quanh khu vực đài phát thanh Prague.

Sau đó, các thanh niên Tiệp ném bom xăng và thậm chí còn tìm cách chiếm xe tăng Nga.

‘Biết ơn Gorbachev đã khiến Liên Xô sụp đổ’

Cảnh sát EU thu giữ xe hơi chợ Sapa, Czech để ‘điều tra’

Các tường thuật nói một số xe tăng và xe tải chở đạn dược bị phá hủy, nhưng binh lính Liên Xô đáp trả bằng súng máy và nã pháo. Ít nhất có bốn người bị bắn chết.

Tại các khu vực quảng trường Wenceslas và Phố Cổ, hàng trăm thanh niên dựng rào chắn và lật đổ xe tải cỡ lớn nhằm chặn đường tiến của đối phương.

Các chỉ huy Liên Xô và của khối năm thành viên Hiệp ước Warsaw sau đó áp lệnh thiết quân luật vào ban đêm và dọa bắn bỏ bất cứ ai dám vi phạm lệnh này.

Toàn bộ các tuyến đường xe lửa, đường bộ và đường không ra khỏi Tiệp đều bị đóng trong lúc binh lính nước ngoài tiếp tục tiến vào. Ước tính có khoảng gần 175 ngàn lính tham gia chiến dịch.

Người dân Tiệp Khắc tuần hành hôm 25/1/1969 tại quảng trường Wenceslas ở trung tâm Prague tại lễ tang của Palach, một sinh viên tự thiêu để phản đối Liên Xô xâm chiếm Tiệp.GERARD LEROUX/AFP/Getty Images
Người dân Tiệp Khắc tuần hành hôm 25/1/1969 tại Quảng trường Wenceslas ở trung tâm Prague tại lễ tang của Palach, một sinh viên tự thiêu để phản đối Liên Xô xâm chiếm Tiệp.

Phản ứng quốc tế

Sau cuộc xâm chiếm, ông Dubcek và các gương mặt chính trị khác bị cấm hoạt động và bị thay thế bằng một chế độ cộng sản đàn áp hà khắc. Toàn bộ các cải cách trước đó bị tuyên bố vô hiệu, hoặc bị bỏ, không thực hiện.

Cuộc xâm chiếm bị lên án mạnh mẽ trên thế giới.

Đáng kể là có đảng cộng sản ở các nước Nam Tư và Romania tuyên bố họ không dính gì tới các hành động của Liên Xô.

Cũng như những gì từng xảy ra tại Hungary hồi 1956, phương Tây không hành động gì.

Khi đó, Hoa Kỳ đang trong giữa kỳ bầu cử tổng thống và đang bận rộn với cuộc chiến Việt Nam.

Đảng Cộng sản cuối cùng bị lật đổ tại Tiệp Khắc vào 24/11/1989, và ông Dubcek vinh quang trở lại thủ đô Prague.

Ông trở thành lãnh đạo của chính quyền hậu cộng sản trong diễn biến về sau được gọi là “Cuộc Cách mạng Nhung”.

Helmut Kohl, người ‘thống nhất nước Đức’ qua đời

Trận Ba Lan thắng Hồng quân năm 1920

Tiêu chuẩn cho tứ trụ ‘chỉ theo ý Đảng’?

0
BBC

22-8-2017

Một nhà quan sát ở Hà Nội bình luận với BBC rằng “vấn đề không phải là tiêu chuẩn cho tứ trụ mà là việc bầu chọn những người này có đảm bảo tính dân chủ, phù hợp và tuân thủ hiến pháp hay không.”

Truyền thông Việt Nam hôm 22/8 cho hay, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ban hành tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý.

Theo đó, ứng viên cho chức danh Tổng bí thư phải “bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị…”

Bên cạnh đó, người này phải “có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc; có năng lực lãnh đạo, điều hành Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.”

Ngoài ra, người này phải “là người đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).”

Tài liệu này cũng đề cập về tiêu chuẩn cho các ứng viên chức danh chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.

‘Dân chủ trong Đảng’

Hôm 22/8, trả lời BBC từ Hà Nội, Luật gia Nguyễn Đình Hà, nói: “Với tôi, chức danh tổng bí thư cần phải đảm bảo tiêu chuẩn gì không phải mối quan tâm, vì đó là chuyện nội bộ của Đảng và tôi không phải đảng viên Cộng sản.”

“Còn trên tư cách một cử tri, tôi quan tâm đến cơ chế bầu cử để chọn ra người đại diện cho dân trong cơ quan dân cử, quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.”

“Cơ chế bầu cử phải thực sự dân chủ, đảm bảo tranh cử công bằng, công khai, có sự giám sát của người dân và mọi người dân được thực hiện quyền của mình mà không bị gây khó khăn.”

“Mặt khác, báo chí phải thực sự tự do để người dân có thông tin đa chiều, chính xác, không bị bưng bít.”

“Theo tôi, với chức danh thủ tướng, chủ tịch nước, tiêu chuẩn quan trọng nhất là đặt lợi ích quốc gia, dân tộc và người dân cao hơn lợi ích của đảng phái, phe nhóm; tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền công dân, quyền con người của người dân; và phải là con người trong sạch, được người dân và báo chí giám sát.”

Đề cập về việc công bố các tiêu chuẩn làm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng ở thời điểm này liệu có liên quan gì đến tin đồn về sức khỏe chủ tịch Trần Đại Quang cũng như tin sẽ hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước, ông Nguyễn Đình Hà cho hay: “Cho đến hiện tại, thông tin về sức khỏe của Chủ tịch Trần Đại Quang chưa có gì rõ ràng. Vấn đề hợp nhất chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã được nói nhiều lần, nhưng chưa bao giờ có sự tham vấn ý kiến người dân.”

“Điểm mấu chốt là việc bầu chọn các chức danh lãnh đạo nhà nước có đảm bảo tính dân chủ, phù hợp và tuân thủ Hiến pháp hay không, hay chỉ “dân chủ trong đảng”, đảng làm theo ý đảng mà thôi.”

Trong một diễn biến khác, hôm 20/8, Chủ tịch Trần Đại Quang có phát biểu được đăng trên website chính phủ về sự cần thiết của việc tăng cường đối phó với các nguy cơ an ninh mạng và sự cần thiết của việc phát triển hệ thống kiểm duyệt mạng chặt chẽ hơn.

Chính phủ trong năm qua đã đẩy mạnh việc trấn áp các nhà hoạt động với những vụ bắt giữ và ra án tù nặng, nhưng không có mấy dấu hiệu cho thấy giới chức dập tắt được các ý kiến chỉ trích trên mạng xã hội.

Chủ tịch nước nói các thế lực thù địch đã sử dụng Internet để tổ chức những chiến dịch công kích làm “giảm uy tín của các lãnh đạo Đảng và nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các lực lượng nòng cốt, các đảng viên và người dân”.

Sự vắng bóng của ông Trần Đại Quang trong các hoạt động chính thức, công khai trong thời gian gần đây cũng là chủ đề cho các tin đồn đang lan truyền trên Internet, theo Reuters.

Sự vô minh trong Quy định số 90

0
Nguyễn Đình Cống

22-8-2017

Ngày 04/8/2017 ĐCSVN ban hành Quy định số 90- QĐ/TW: Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ Ban chấp hành trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư. Về QĐ này tôi đã đọc được một số phản biện và nhận xét rất hay của Tô Văn Trường, Lê Phú Khải, Hòa Ái, Hạ Đình Nguyên, Bùi Quang Vơm đăng trên trang Boxitvn. Chỉ xin có vài ý kiến bổ sung.

Vô minh là khái niệm thường dùng trong Phật giáo để chỉ tình trạng không hiểu biết thấu đáo về bản chất của sự việc, tạo ra nhận thức nhầm lẫn và hành động sai trái, dẫn đến kết quả lợi ít hại nhiều. Vô minh là cách nói văn hoa, còn theo dân giả, nói trắng ra là sự ngu tối. Trong tác phẩm “Thất bại lớn”, Brzezinski chỉ ra rằng Chủ nghĩa cộng sản chắc chắn sụp đổ, mà nguyên nhân cơ bản là “ Thiếu trí tuệ”, hoặc nói cách khác là vô minh.

ĐCSVN vì vô minh mà đã phạm nhiều sai lầm như CCRĐ, Cải tạo tư sản, Hợp tác hóa NN, Kinh tế quốc doanh, vụ Vinashin, Vinaline, Bô xit Tây Nguyên, Formosa, Trịnh Xuân Thanh, Trịnh Vĩnh Bình v.v…Trong các nước dân chủ, khi đảng cầm quyền chỉ phạm một trong những sai lầm loại trên thì đã bị mất tín nhiệm, bị nhân dân dùng lá phiếu loại bỏ. Ở VN, mặc dầu vì vô minh, ĐCS mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác, nhưng dựa vào bạo lực, tuyên truyền và trên nền dân trí thấp mà vẫn giữ được sự thống trị tạm thời.

Để tỏ ra sự sáng suốt ĐCS viết và công bố hết nghị quyết này đến NQ khác, hết Quyết định này đến QĐ khác. Nhưng xem ra trong các NQ và QĐ đó, ngoài những khẩu hiệu và ngôn từ sáo rỗng, còn chứa đựng nhiều điều vô minh. Xin phân tích vài điều như vậy trong QĐ số 90- QĐ/TW.

1- Mục đích của QĐ

Sau khi QĐ được công bố, nhiều người hỏi nhau: Mục đích của QĐ này là gì. Hỏi rồi đưa ra lời đoán. Đoán thì có thể đúng hoặc sai. Không có giải thích rõ ràng và trung thực, thế là đã vô minh. Đề ra Tiêu chuẩn (TC) để đánh giá chứ không phải TC để lựa chọn. Ừ thì TC đánh giá và TC lựa chọn có thể giống nhau, nhưng TC lựa chọn là thuộc tiềm năng, còn TC đánh giá là dựa vào công việc đã làm. Trong hơn tám chục năm tồn tại của ĐCSVN tôi chưa thấy có khi nào tổ chức đảng đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để lựa chọn cán bộ mà chủ yếu dựa vào bầu cử ở các đại hội. Ở đó, về hình thức có các khẩu hiệu “Sáng suốt lựa chọn…”và bầu cử dân chủ. Nhưng dưới chế độ CS, càng ngày bầu cử chỉ là cách hợp pháp hóa của một sự áp đặt độc đoán. Những người được bầu chủ yếu đạt tiêu chuẩn quan trọng nhất là “được lòng cấp trên” và cùng phe cánh với các nhóm lợi ích.

Bỗng dưng xuất hiện QĐ 90. Phải chăng vì từ trước đến nay không có TC đánh giá nên mới làm cho Đảng nát bét như hiện nay và rồi với QĐ này ĐCS VN sẽ trở nên trong sạch, vững mạnh, tiến thêm một bước vững chắc hay QĐ 90 chỉ là cái cớ để các phe phái lợi dụng đấu đá lẫn nhau. Vậy mục đích là vô minh.

2- Phương pháp thể hiện

Đặt ra TC là để vận dụng. Tùy vào đối tượng mà TC cần rất cụ thể hoặc có tính khái quát hóa. Sự khái quát ở mức cao đưa về 2 khái niệm tốt và xấu. Ở các nước dân chủ, để chọn lựa người đứng đầu nhà nước hoặc một tổ chức nào đó chỉ cần TC quan trọng và duy nhất là được sự tín nhiệm của đa số cử tri. Để đánh giá sự hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức cũng chỉ cần TC quan trọng và duy nhất là được lòng hay mất lòng đa số cử tri. Để loại bỏ một người khỏi cương vị (ví như Tổng thống Nicxơn của Mỹ, Tổng thống Păckinhee của Hàn quốc) chỉ cần vạch ra một tội nào đó đáng kể, chẳng cần những TC dài dòng. Để chọn lựa quan chức của chính quyền, ông Lý Quang Diệu chỉ dựa vào 2 TC: có tài năng và liêm chính. Các cụ của chúng ta ngày trước cũng có một số TC được khái quát hóa thành Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín, hoặc Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, hoặc gần đây là Cần, Kiệm, Liêm, Chính v.v…. Sự đánh giá một con người, một cán bộ nhiều khi và có thể quan trọng nhất là một sự cảm nhận tổng hợp về mức độ lương thiện và năng lực, mức độ đáng tin cậy. Cần gì phải viết cho dài dòng, kể ra nhiều thứ như trong QĐ 90.

QĐ 90 có TC chung lại có TC chức danh cụ thể. Trong TC chung có 5 mục: 1- Về chính trị tư tưởng. 2- Về đạo đức lối sống. 3- Về trình độ. 4- Về năng lực và uy tín. 5- Về sức khỏe. Mỗi mục lại có nhiều TC cụ thể. Tôi cố đọc đi đọc lại các TC, nếu tách ra từng thứ thì TC nào cũng đúng, cũng cần, nhưng ghép chung lại thì thành một mớ hỗn loạn. Như vậy về hình thức trình bày QĐ 90 cũng thuộc loại vô minh.

3- Về một số TC cụ thể

Nhiều TC đưa ra là những tính cách thông thường, cần thiết cho bất kỳ một con người lương thiện nào, thí dụ: trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, không tham nhũng, cơ hội, chống tệ quan liêu, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền. Nhiều TC là thông thường đối với bất kỳ cán bộ hoặc đảng viên nào, thí dụ: Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ ; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao…. Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; Có tinh thần yêu nước nồng nàn; có trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.

Đưa ra nhiều TC của người bình thường để gán cho cán bộ cấp cao cũng phạm vào lỗi vô minh.

TC  « tuyệt đối không tham vọng quyền lực » đã được một số người phân tích, tôi chỉ viết thêm. Vấn đề quan trọng không phải là tham hay không tham quyền lực mà người ta định dùng quyền lực để làm gì, tương quan giữa năng lực và quyền lực có phù hợp không. Nếu lên án sự tham vọng quyền lực chung chung thì những ứng viên tổng thống của tất cả các nước đều bị lên án và loại bỏ. Không tham vọng quyền lực là một khái niệm vô minh.

TC « Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng ». Đây là một khái niệm mơ hồ vì chưa thấy một văn bản nào định nghĩa lợi ích của Đảng gồm những thứ gì. Thỉnh thoảng có được nghe giải thích, ngoài lợi ích của dân tộc thì Đảng không còn lợi ích nào khác. Bây giờ lại có thêm « Trung thành với lợi ích của Đảng ». Việc trung thành này có gì khác so với trung thành với các lãnh đạo chóp bu của Đảng. Trong điều lệ đảng không thấy viết gì về quyền lợi của Đảng. Sự trung thành này thuộc dạng vô minh.

TC “Kiên định Chủ nghĩa Mác- Lênin (CNML)” thể hiện sự vô minh rõ ràng nhất. Điều này không cần chứng minh thêm. Một mặt bắt kiên định CNML, mặt khác đề ra TC năng động sáng tạo, sự vô minh càng lộ rõ.

TC “tốt nghiệp đại học trở lên” thể hiện cái nhìn thiển cận về bằng cấp, sự vô minh về cách đánh giá trình độ. Các bậc tiền bối như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Đỗ Mười v.v… chắc sẽ giật mình khi biết TC này.

TC “Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng”. Hỏi rằng hiện nay Đảng đang định làm cách mạng gì nữa trong lúc khẳng định là đảng cầm quyền.

TC “Có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng” là một TC mơ hồ, vô minh. Những lý luận chính trị theo CNML, đường lối xây dựng đảng theo mô hình CNML đã tỏ ra quá lỗi thời, quá lạc hậu. Ai đánh giá trình độ này. Liệu có dám đối thoại công khai để thể hiện trình độ này cho toàn dân biết không.

Trong QĐ có khá nhiều nhầm lẫn giữa TC đánh giá và TC lựa chọn.

4- Kết luận

Sự vô minh hoặc kém trí tuệ là một bệnh nặng và cố hữu của phong trào cộng sản. Tại sao lại như vậy, nguyên nhân từ đâu. Phải truy tìm từ gốc. Chủ nghĩa cộng sản được sinh ra từ sự vô minh là đánh giá sai động lực phát triển xã hội, vạch ra con đường sai lầm làm cách mạng và chuyên chính vô sản. Không thấy được cái sai, hoặc thấy nhưng vì để củng cố quyền lợi cá nhân mà cố níu giữ, càng đẩy sâu thêm vào trạng thái vô minh. Từ vô minh trong nhận thức dẫn đến vô minh trong hành động.

Ông chủ cay nghiệt: “Ngươi đã bị sa thải!”

0
Bùi Tín

22-8-2017

Ông chủ đây là ông Tổng thống Donald Trump, ông chủ của Bạch Cung, ông chủ của nước Mỹ. Từ khi ông còn là nhà tỷ phú kinh doanh bất động sản, sòng bạc, sân golf, có lắm tay sai, kẻ hầu người hạ, khi có kẻ không làm ông vừa lòng là ông phán luôn: “You are fired!” – Nghĩa là “Ngươi đã bị thải lọai!”, có nghĩa là anh đã bị đuổi việc, trở thành thất nghiệp, ngày mai khỏi phải đi làm. Động từ Fire tiếng Anh còn có nghĩa là “bắn”, “bị bắn”, nặng và đau hơn là “thải lọai, đuổi việc”.

Khi làm ông chủ chương trình giải trí The Apprentice, lúc điểu khiển các cuộc thi đố vui, ông Donald Trump cũng quen mồm: “You are fired!” – “Ngươi đã bị sa thải!”, mỗi khi có người giơ tay đoán sai câu đố vui của ông. Một câu luôn ở cửa miệng.  Có những ông chủ hiền lành, lịch sự, chỉ nói khéo: “Xin cám ơn và tạm biệt!”. Ông Trump không bao giờ biết cám ơn ai.

Bảy tháng nay từ khi vào Bạch Cung, ông Trump vẫn mang theo cách ứng xử của một ông chủ đầy quyền lực, hống hách, dùng câu nói lạnh lùng mà  độc ác: “You are fired! ” gần một chục lần, cho các trợ lý, cố vấn, người phát ngôn gần gũi thân cận nhất của ông.

Xin tạm kể tên những “nạn nhân” chủ yếu, đó là:

– Tướng Michael Flynn, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống, bị sa thải/ từ chức tháng 2/2017.

– Ông James Conney, Giám đốc  FBI – Cục Điều tra Liên bang, bị sa thải tháng 5/2017.

– Ông  Michael Dubke, Giám đốc Truyền thông của Bạch Cung, ra đi yên lặng tháng 6/2917.

– Ông Sean Spicer, Người phát ngôn của Bạch Cung, xin từ chức tháng 7 /2017, sau khi Trump bổ nhiệm ông Anthony Scaramucci vào chức Giám đốc Truyền thông.

– Ông Reince Priebus Chánh văn phòng Bạch Cung xin từ chức cuối tháng 7 do bị Anthony Scaramucci bôi nhọ, vu cáo.

– Đến lượt ông Anthony Scaramucci, Giám đốc truyền thông của Bạch Cung bị sa thải giữa tháng 8/2017 chỉ sau 11 ngày nhận việc.

– Và mới đây nhất là ông Steve Bannon, từng là Trưởng ban Vận động tranh cử của ông Trump, Cố vấn chiến lược của Bạch Cung, cận thần số 1 của ông Trump, bị ông Trump nghiến răng sa thải không thương tiếc khi ông tỏ ra bất đồng với tổng thống về một lọat vấn đề: đối phó với Bắc Triều Tiên, kinh tế và người nhập cư…

Đây là sự sa thải nổi bật nhất.  Báo chí bình luận rằng ông Steve Bannon ra đi ở thời điểm nguy hiểm nhất, khi chíếc tàu Trump đang chìm. Ông này nổi tiếng cực đoan hơn ông chủ của mình. Ông rời Bạch Cung với lời đe dọa sẽ dẹp những kẻ chống lại chính sách của Bạch Cung, dù là Dân chủ hay Cộng Hòa.

Vậy thì ông Donald Trump còn sống hòa thuận với ai trong Bạch Cung? Ông sa thải gần hết, tự chặt hết chân tay, bộ hạ từng cúc cung phục vụ ông thời tranh cử gay go quyết liệt, kể cả cánh tay phải của mình, đúng vào lúc ông có nguy cơ bị coi là có tội nặng, khi bị nhận ra có quan hệ mờ ám với chính quyền Nga của Putin, dìm đối thủ Hillary Clinton để kiếm phiếu, và cố tình ngăn cản pháp luật.

Mạng CNN và tạp chí Newsweek đều cho rằng, sự kiện Charlottesville là phép thử nghiệt ngã về lập trường chính trị đậm mùi phân biệt chủng tộc của ông Donald Trump, không còn che giấu, lấp lửng được nữa.

Ông John McCain, một lãnh tụ của đảng Cộng Hòa đã phải lên tiếng dứt khoát lên án tệ phân biệt chủng tộc. Hai cựu tổng thống Bush – bố và con – thuộc đảng Cộng Hòa, đều lên tiếng phản đối lập trường ba phải, thực tế là khuyến khích bọn phân biệt chủng tộc cực đoan của ông Trump. Cựu tổng thống Clinton và Obama nhân dịp này đều viết trên twitter lập trường chống phân biệt chủng tộc triệt để của mình, đẩy ông Donald Trump vào thế bị cô lập và cô đơn nguy hiểm.

Đến  con gái cưng của ông Trump là cô Ivanka Trump cũng không thể đồng tình với bố. Cô lên án đích danh bọn kỳ thị màu da, coi da trắng là thượng đẳng, bọn Kluk Klux Klan và Tân Quốc xã.

Thế là hết. Báo CNN và Newsweek dự báo thời của Donald Trump sắp cáo chung.

Một tổng thống Hoa Kỳ không thể đi đêm với nước Nga là kẻ thù lịch sử và kẻ thù tiềm năng của Hoa kỳ, không thể ra mặt bênh vực bọn phân biệt chủng tộc cực đoan, coi người da trắng là thượng đẳng, khuyến khích bọn Klux Klux Klan trỗi dậy, ngang nhiên chà đạp Hiến pháp Hoa Kỳ mà ông thề bảo vệ.

Báo CNN còn phán đoán trước tình hình cô đơn nguy khốn, ông Trump có thể chọn con đường lui binh, xin từ chức, để khỏi bị “sa thải”, bị bãi miễn bởi Quốc hội.

Lúc ấy ông chủ Bạch Cung sẽ bị Quốc Hội thay mặt cho người dân Hoa Kỳ, ông chủ hợp pháp của nước Mỹ, tuyên bố long trọng với ông Trump rằng:

– “You are fired!” – Ông đã bị sa thải! Câu mà ông thích nói với bộ hạ.

Đây là sự công bằng khắc nghiệt của cuộc đời, sớm hay muộn, có quả báo, nhân nào quả ấy. Ông sa thải bao nhiêu cận thần từng tận tụy phục vụ ông, thì nay ông hãy chịu khó nếm mùi bị sa thải cay đắng nhất, từ thượng đẳng quyền lực rơi tự do xuống hàng bạch đinh.

Được thế còn hơn là bị bãi miễn.

Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN: Chế độ độc đảng phơi mặt giữa Thủ Đô Ánh Sáng

Blog VOA

Bùi Tín

23-08-2017

Vụ án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền Việt Nam được Tòa án trọng Tài Quốc tế (Tòa án TTQT) của ICC – International Chambre de Commerce – Phòng Thương mại Quốc tế, xét xử tại Paris từ ngày 21/8, đang làm xôn xao dư luận nước Pháp.

Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lập gần 100 năm, từ năm 1923, cùng với cơ quan phụ thuộc là Tòa án Trọng tài Quốc tế do ICC chỉ định Hội Đồng Trọng tài để xét xử các vụ án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quốc tế theo Luật quốc tế và các hợp đồng thỏa thuận giữa các quốc gia và các nhà kinh doanh của 137 quốc gia đã chính thức tham gia ICC. Việt Nam là một nước tham gia ICC.

Tòa án TTQT hàng năm thụ lý và xét xử hàng nghìn vụ kiện cáo, và tuyên án của Tòa là bắt buộc các bên phải tuân theo. Riêng trong năm 2016, Tòa thụ lý và xét xử 966 vụ án kinh tế và tài chính.

Các phiên tòa có khi ngắn vài ngày, có khi kéo dài đến mươi hôm do phải thẩm tra, đối chiếu, tranh tụng các bên, mỗi bên đều thuê những công ty pháp luật và luật sư tài giỏi nhất.

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt Nam được Mạng Đối thọai ở trong nước và đài VOA ở Hoa Kỳ đăng bài nhiều kỳ, tả lại khá chi tiết về vụ án lớn. Ông Trịnh Vĩnh Bình cũng trả lời nhiều cuộc phỏng vấn dài, lần này ông đòi Nhà nước Việt Nam đền bù thiệt hại về kinh tế tài chính, thêm đền bù những năm tháng bị tù đầy ác nghiệt, trong phòng tối thiếu dưỡng khí, bị cùm tay, không cho tắm rửa giữa mùa Hè.

Sáng 21 và 22/8 chúng tôi đến trước trụ sở Tòa Trọng Tài Quốc Tế, tại 112, đường Kleber, Quận XIV giữa Paris, khi Tòa đang làm việc những buổi đầu, nghe kín 2 bên trình bày. Một số bà con người Việt ở Pháp, đến từ CHLB Đức, Hà Lan… mang cờ Việt Nam Cộng Hòa và biểu ngữ đòi công bằng cho doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình. Bà con sau đó ghé các quán cà phê, bàn luận sôi nổi về vụ án này, hy vọng Tòa sẽ mở công khai những phiên cuối. Nhiều bạn trẻ giải thích vụ án cho các bạn Pháp quan tâm.

Trên đại thể, có những nhận định, phán đoán như sau.

Qua vụ án lớn xử giữa thủ đô Ánh Sáng Paris, các nhược điểm của chế độ độc đảng toàn trị kiểu vô sản chuyên chính sẽ được phơi bày nguyên vẹn. Nạn tham nhũng dưới nhiều hình thức – trắng trợn, công khai, thành từng nhóm lợi ích ở các địa phương là phổ biến, mang tính chất mafia, khinh thường luật pháp suốt hàng chục năm, ngày một nặng nề hơn.

Nền tư pháp do đảng lũng đoạn nắm chặt là công cụ để chà đạp công lý và quyền lợi hợp pháp của công dân, của các nhà kinh doanh. Các cường hào mới – quan chức cộng sản tham ăn vô – lăm le cướp tiền của, cướp đất, cướp nhà, cướp ruộng vườn, vàng bạc của quý của nhân dân, giúp nhau tẩu tán nhanh, truyền tay nhau nhanh để mất tăm tích.

Điều bi đát nhất là của cải tham ô cực lớn này đều biệt tăm biệt tích, phân tán, tan nát không sao truy ra để thu hồi, dù chỉ một phần nhỏ.

Cuối cùng là dân đen phải è lưng gánh chịu hết. Họ đã mất một phần tài sản lương thiện của mình, nay mọi khoản tiền phạt lớn hàng tỷ hay vài tỷ đô la đền bù cho nhà kinh doanh họ Trịnh cũng sẽ lấy từ ngân sách quốc gia, là mồ hôi nước mắt của hàng chục triệu lao động, nông dân, trí thức lương thiện, bị bóc lột một lần nữa trong khi bọn tham nhũng xưa và nay vẫn sống nhởn nhơ, phè phỡn trong các biệt thự xa hoa sang trọng. Hai lần bất công !

Trong thời hội nhập hơn 40 năm nay, chế độ và Nhà nước Việt Nam đã được hưởng nhiều điều lợi lớn, vài trăm tỷ đôla FDI và ODA, thì nay ắt phải được giáo dục chu đáo để mở mắt thấy thật rõ thế nào là nền pháp quyền quốc tế, thế nào là một nền tư pháp nghiêm minh, độc lập, công bằng cho mọi người.

Một chế độ cổ hủ, vô pháp, vô đạo, tối tăm đã đến lúc phải cáo chung, nhường chỗ cho một chế đô dân chủ – pháp quyền, nghiêm minh, trong sạch, xứng đáng với dân tộc vốn chuộng công bằng và lòng nhân ái.

Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang

TUỔI TRẺ
Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
Xe chở cán bộ của đoàn triển khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương rời khỏi trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ khoảng 16g30 ngày 22-8 – Ảnh: CHÍ QUỐC

Chiều 22-8, tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, ông Nguyễn Thanh Sơn- Ủy viên Trung ương Đảng, phó chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã thay mặt UBKTTƯ triển khai kết luận sai phạm xảy ra tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ (BCĐTNB) giai đoạn 2011-2016.

Theo đó, sau gần 7 tháng tiến hành kiểm tra (từ chiều 23-1-2017), UBKTTƯ kết luận cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016 đã có các vi phạm, khuyết điểm như sau:

Thường trực Ban chỉ đạo đã thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế làm việc, các quy định về công tác cán bộ, để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng trong thời gian dài; chưa phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể thường trực Cơ quan BCĐ và Đảng ủy cơ quan này, để một số cá nhân vi phạm quy chế làm việc, quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm ngạch công chức, xếp bậc lương, bổ nhiệm, điều động cán bộ không đúng quy định.

Chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy định về công tác cán bộ; buông lỏng lãnh đạo, quản lý, để văn phòng, bộ phận nghiệp vụ tài chính, kế toán cơ quan BCĐ TNB (giai đoạn 2011-2016) vi phạm các quy định về quản lý tài chính, để ngoài sổ sách kế toán nguồn kinh phí vận động tài trợ số tiền hơn 100 tỷ đồng.\

Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
Ông Nguyễn Phong Quang (áo xanh, bên trái) bước ra cổng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sau buổi họp triển khai kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương chiều 22-8 – Ảnh: CHÍ QUỐC
Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Đối với cá nhân, ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban thường trực, Thủ trưởng Cơ quan thường trực BCĐ TNB (giai đoạn 2011-2016), phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực BCĐ TNB giai đoạn 2011-2016. Vi phạm Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc cho chủ trương và quyết định về công tác tổ chức, cán bộ; trực tiếp ký bổ nhiệm 32 trường hợp không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trong đó có trường hợp bổ nhiệm ông Vũ Minh Hoàng – phó vụ trưởng Vụ kinh tế và Nguyễn Tiến Khoa.

Không chỉ vậy, ông Quang đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm để cấp dưới làm trái các quy định về quản lý tài chính, tài sản; để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên 100 tỷ đồng; lập chứng từ khống để rút ngân sách nhà nước và tiền tài trợ, gây thất thoát nghiêm trọng tiền, tài sản của Nhà nước; Vi phạm trong việc chuyển giao hơn 2.000 m2 đất của Cơ quan BCĐ cho Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ; Vi phạm quy định của Đảng trong việc tự nhận đề cử chức Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Tây Nam bộ. Lấy danh nghĩa BCĐ để vận động tài trợ cho Hội là không đúng chức năng, nhiệm vụ của BCĐ. Với những sai phạm trên UBKT TƯ kết luận ông Quang đã vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải xử lý kỷ luật.

Ông Nguyễn Quốc Việt “cùng chịu trách nhiệm”

Đối với ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng BCĐ TNB, UBKT TƯ nhận định ông Việt phải “cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Đảng ủy và Cơ quan Thường trực BCĐ TNB”.

Ông Việt đã trực tiếp ký 11 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trực tiếp ký ban hành một số văn bản không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế làm việc của BCĐ; ký văn bản đề nghị UBND TP. Cần Thơ giao đất của Cơ quan BCĐ cho Hội Hỗ trợ người nghèo Tây Nam bộ không đúng quy định.

Không chỉ ông Quang và ông Việt

Ngoài ông Quang và ông Việt,  UBKT TƯ đã kiểm tra và kết luận vi phạm, khuyết điểm của các ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Chánh Văn phòng; ông Trần Văn Út – Chánh Văn phòng; bà Lê Thị Thu Hằng, nguyên phó chánh VP, nguyên Kế toán trưởng, Thủ quỹ Sơn Thị Quanh Ni và nguyên Thủ quỹ Hồng Gấm của Cơ quan Ban Chỉ đạo giai đoạn 2011-2016.

Tiến hành quy trình kỷ luật ông Nguyễn Phong Quang
Lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương bước ra khỏi phòng họp triển khai kết luận về các sai phạm tại Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chiều 22-8 – Ảnh: CHÍ QUỐC

Kết luận của UBKT TƯ nêu rõ những vi phạm, khuyết điểm của ông Nguyễn Phong Quang, ông Nguyễn Quốc Việt và một số người trong Cơ quan Thường trực BCĐ TNB  giai đoạn 2011-2016 đã “gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của BCĐ, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật đảng”.

Ủy Ban kiểm tra Trung ương cũng yêu cầu các cá nhân gồm ông Nguyễn Phong Quang, nguyên phó trưởng ban thường trực, ông Nguyễn Quốc Việt – phó BCĐTNB, ông Nguyễn Thanh Hải- nguyên chánh văn phòng và các cá nhân sai phạm trên phải tiến hành viết bản kiểm điểm các sai phạm và tự phong hình thức kỷ luật.

Thời gian viết kiểm điểm từ ngày triển khai kết luận đến 28-8. Sau đó, từ ngày 6 đến 12-9, cơ quan thường trực BCĐTNB phải tổ chức họp kiểm điểm các cá nhân liên quan đề xuất xử lý sai phạm theo thẩm quyền.

Xem xét kỷ luật về mặt Đảng

“Hai ông Nguyễn Phong Quang và Nguyễn Quốc Việt là cán bộ thuộc diện Ban Bí thư Trung ương quản lý, do vậy sau kiểm điểm UBKT TƯ sẽ xem xét đề xuất Ban Bí thư thi hành kỷ luật về mặt Đảng”, một thành viên đoàn kiểm tra tham dự buổi họp cho hay.

Đến khoảng 16g30, buổi họp kết thúc. Rất đông phóng viên các báo có mặt tại trụ sở BCĐTNB xin gặp lãnh đạo cơ quan này tham dự buổi họp để tìm hiểu vụ việc, nhưng đều bị bảo vệ cơ quan này ngăn lại.

Trao đổi riêng với Tuổi Trẻ qua điện thoại ngay sau buổi họp triển khai kết luận ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó chủ nhiệm UBKTTƯ cho biết, tham dự buổi triển khai kết luận có đầy đủ các lãnh đạo BCĐTNB, đảng uỷ, bí thư các chi bộ, các vụ trưởng và các cá nhân liên quan được UBKTTƯ triệu tập. Ông Quang và ông Việt cùng các cá nhân sai phạm đã nghe công bố và chấp hành kết luận.

Cuối giờ chiều cùng ngày, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Phong Quang – nguyên phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ để hỏi ý kiến của ông về kết luận của UBKTTƯ liên quan đến công tác điều hành của ông nhưng ông Quang từ chối trả lời.

PV Tuổi Trẻ cũng liên hệ với ông Nguyễn Quốc Việt – phó ban chỉ đạo Tây Nam bộ, nhưng ông Việt không nghe máy.

Mua bán dâm và tham vọng quyền lực

0
VNTB

Giang Nam (VNTB) Đáng lẽ, nếu cần,chỉ nêu danh phê phán những “tú bà” hành nghề thu lợi mà trốn thuế, báo chí tha hồ mặc sức hành hạ bêu riếu những cô gái bán dâm. Điều này đáng suy nghĩ, để phân biệt giữa Chủ Nghĩa Nhân Văn thực sự và thói Đạo Đức Giả đang hoành hành.

Vừa qua, một loạt trang tin-báo Nhà nước đã cho đăng tải về đường dây mại dâm qua mạng xã hội của giới người mẫu ca sĩ. Trong đó có Vietnamnet, VOV, Một thế giới.

Bài viết này đặt vấn đề là có rất nhiều kẻ quan chức bán tài nguyên đất nước, bán và cho thuê ruộng đất của công, bán chức vụ – những thứ vốn không phải tài sản của họ.

Như bộ GTVT và BOT bán mặt đường vốn không phải tài sản của chúng.

Pháp luật bảo vệ “quyền” của bọn chúng và kiêng né khi có mâu thẫn xung đột lợi ích với nhân dân.

Tuy nhiên pháp luật cấm cản những cô gái bán cái quyền sở hữu của họ.

Đám báo chí nhà nước bất lương cũng xúm xít chụp ảnh đưa tin, như đàn kền kền ăn theo hổ báo…

Và còn nhiều báo chí khác cũng đua nhau hăm hở đưa tin gái bán dâm với thái độ hả hê..

Xin giới thiệu ý kiến hai luật sư về sự việc trên.

Bao giờ mãi dâm được Pháp luật bảo vệ?

Theo blogger Hoàng Dũng ghi chú trong một bức ảnh được cho là “diễn viên Bảo An, người bị CA.HCM bắt vì bán dâm. Giá bán của cô là khoảng $ 2,500/lần.”

Tuy nhiên, sở dĩ blogger này không che mặt vì người được chụp đẹp. Và quan trọng hơn theo blogger này là, ông không nhận thấy mua bán dâm có điều gì xấu để che mặt.

“Tôi không thấy có điều gì xấu để phải che mặt. Bảo An bán cái cô ấy có và có thỏa thuận giá cả bình thường, thuận mua vừa bán. Người mua dâm cũng vậy, họ sẵn sàng bỏ ra từng đó tiền để được chiều chuộng, vui vẻ, dù có thể có người chẳng còn làm ăn được gì.

Đàn ông ít người không mua dâm. Nhưng chắc chắn là có người không mua. Tôi nói thế để các bà khỏi đánh đồng. Tôi có ít nhất 2 người bạn như vậy.

Bảo An chẳng có gì phải xấu hổ, em ạ. Hành vi của em có từ thời loài người mới ra đời. Nó chỉ đơn giản là bị cấm ở VN thôi. Rồi bọn bán nước kia sẽ sớm phải luật hóa mãi dâm, để còn bám háng các em. Ngày đó không còn xa.

Nhìn về Cai Lậy, mỗi ngày hàng trăm ngàn người phải trả tiền cho sản phẩm dịch vụ mà họ không hề sử dụng kìa. Bọn khốn ăn chặn đó mới đáng lên án, Bảo An em ạ.”

Ý kiến của luật sư Luân Lê vào ngày 18/08 cũng đã cho biết, “một xã hội kỳ lạ khi coi hành vi tình dục của con người (thông qua mua bán) là bất hợp pháp, trong khi đây là nhu cầu tự nhiên nhất của một con người từ thuở sơ khai. Nhưng họ lại coi nó là bất hợp pháp để xử phạt cả những người bán lẫn những người mua.

Trong khi các quốc gia phương Tây, hay như Thái Lan, Nhật Bản, họ coi việc mua bán dâm là một nghề kinh doanh, được pháp luật bảo hộ về thân thể, danh dự, nhân phẩm, được đóng bảo hiểm và khám sức khoẻ định kỳ, và họ phải nộp thuế như người có thu nhập khác trong xã hội.

Vậy nhưng xã hội họ có suy đồi, tha hoá hay các hành vi mang dấu hiệu tội phạm như dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm có nhiều như ở đất nước chúng ta không? Vì hành vi tính dục của con người bỗng bị khống chế và hiểu sai bản chất của nó nên coi nó là bất hợp pháp cần ngăn chặn. Điều ấy chỉ có thể viện dẫn vì lý do “văn hoá và đạo đức”. Tuy nhiên, phạm trù văn hoá và đạo đức chỉ là thứ quan niệm chủ quan, phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người nơi nó được sinh ra. Khi con người không được đáp ứng cả về mặt tư tưởng (trói buộc và áp đặt người ta không được nghĩ khác, nghĩ khác là “tự diễn biến”) và ức chế cả về bản năng mang tính nhu cầu thì những con người trong trạng thái xã hội ấy sẽ nảy nòi ra vô cùng nhiều những thứ quái đản và nhiều trong số đó là các hành vi tội phạm ghê gớm.

Nhìn theo một khía cạnh khác, ở nơi nào mà lại có lắm diễn viên, người mẫu, hoa hậu và người đẹp bán dâm đến thế, cả thạc sỹ, sinh viên hay công nhân lao động chân tay, cũng đều có nhu cầu bán dâm, hoặc vì trang trải cuộc sống, hoặc vì nhu cầu cần được giải toả vì bản năng sinh học của họ.

Vậy nhưng một quan hệ mang tính tự nhiên, được hai bên đồng thuận để đáp ứng cho nhu cầu của mỗi bên, lại bị coi là bất hợp pháp và mỗi khi được bêu tên trên báo chí thì xã hội lại quay ra coi khinh hay xổ toẹt bãi nước bọt vào họ. Họ có lấy của ai đâu? Bao bọn có quyền lực tham nhũng, tìm cách vơ vét ngân khố, tìm mọi cách làm giàu bất chấp môi trường, giá trị con người, thậm chí câu kết để cướp đoạt các lợi ích của quốc gia, thì bọn chúng mới đáng khinh bỉ, ghê tởm và cần phải xử lý. Chứ không phải thấy chúng tàn phá thì lại im lặng và tặc lưỡi coi đó là chuyện bình thường và thậm chí lắm khi còn hùa theo chúng để kiếm chác lợi ích cho bản thân mình.

Cũng như đánh bạc, hành vi mua bán dâm là những mưu cầu đời thường của con người, và khi coi nó là hợp pháp thì sẽ có những quy định để điều chỉnh nó một cách văn minh và tiến bộ, từ đó tạo ra được nếp sống và lớn hơn là nhận thức chung cho một xã hội có một cách nhìn và đánh giá chuẩn xác cũng như tốt đẹp hơn.

Câu chuyện về giá trị của gái đĩ cũng nhiều và rất cảm động. Như Thuý Kiều truyện của cụ Nguyễn Du mà chúng ta vẫn học đó thôi. Người Việt Nam cảm thương và thông cảm với Kiều. Như mối tình lãng mạn của một triệu phú với một cô sinh viên buộc phải làm đĩ ở một đại lộ trên phố Manhattan đã được dựng thành phim “Pretty Woman” đó thôi. Như câu truyện nổi tiếng trong Trà Hoa Nữ giữa một gái điếm với một Nam tước giàu có quý tộc đó thôi.

Nên việc làm đĩ, không quan trọng, mà họ làm gì trong hoàn cảnh của họ mới là việc đáng để bàn tới.

Hành vi tình dục là một nhu cầu của con người, và nó cũng giống như tham vọng quyền lực của mỗi người chúng ta, nhưng cái chúng ta cần là điều chỉnh nó chứ không phải là triệt tiêu nó – tức bắt con người ta không được “tham vọng quyền lực” cũng như “bắt bớ hành vi mua bán dâm” vậy.”

Ghi chú: bài viết thể hiện quan điểm tác giả, không thể hiện quan điểm của IJAVN.