Home Blog Page 1136

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức điều tra thêm hai người Việt

BBC
Trịnh Xuân ThanhAFP
Đức điều tra thêm hai đối tượng người Việt liên quan đến nghi vấn bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi tháng trước

Nhà chức trách Đức đang điều tra thêm hai đối tượng liên quan đến nghi vấn bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tháng trước từ Berlin.

Một đối tượng là một công dân Việt ở Cộng hòa Czech, được nghi là một trong những kẻ bắt cóc, sẽ bị dẫn độ về Đức, AFP đưa tin.

Một đối tượng khác là ông Ho. N. T., người gốc Việt làm việc tại cơ quan nhập cư và tỵ nạn của Đức, và đã bị đình chỉ để điều tra vì nghi ngờ cung cấp thông tin cho an ninh Việt Nam.

Báo Đức cũng nói theo nguồn tin của họ nhóm an ninh sang Đức “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” có bảy người.

Trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận qua lời một người phát ngôn rằng hôm 17/8, cuộc họp cao cấp đầu tiên giữa chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh đã diễn ra tại Berlin .

Về phía Việt Nam, các báo chí vẫn tiếp tục yên lặng về cuộc khủng hoảng này.

Nhân viên Việt Nam bị đình chỉ công tác

Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF) của Đức hiện đang điều tra liệu một nhân viên người Việt của họ có tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không, hãng truyền thông DW của Đức đưa tin hôm 22/8.

VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?

Đức dọa trả đũa Việt Nam vì ‘bắt cóc’ Trịnh Xuân Thanh

Báo Đức viết: ‘Bắt cóc từ công viên Berlin về VN’

Theo hãng tin này, một nhân viên gốc Việt tên Ho N. T., đã bị đình chỉ công tác trong thời gian điều tra vụ bắt cóc và có thể phải đối mặt với vấn đề pháp lý.

Công dân người Việt này bị nghi ngờ là đã cung cấp “thông tin” cho nhóm an ninh Việt Nam, gồm bảy người, đã đến Berlin vào tháng 7 để bắt giữ và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, tờ Süddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.

Trong một bản tuyên bố được gửi tới DW, BAMF cho biết, Ho N. T. đã “được triệu tập ngay lập tức đến một cuộc họp nhân sự và cho thôi nhiệm vụ” khi các cáo buộc được công bố trên các phương tiện truyền thông ở Đức.

Bộ Ngoại giao ĐứcGERMAN FOREIGN AFFAIRS
Bộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố hôm 2/8 về vụ ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu một nhân viên Đại sứ quán VN tại Berlin phải rời đi trong vòng 48 giờ

Nhưng cơ quan này cũng nói thêm rằng “theo thông tin hiện tại, không có mối liên hệ trực tiếp giữa nhân viên và nghi can bắt cóc.”

Vì sao Đức yêu cầu trao trả Trịnh Xuân Thanh?

Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘lạ tai như phép màu’

Cơ quan này cũng cẩn thận nhấn mạnh rằng trong suốt sự 26 năm làm việc tại BAMF, ông Ho N. T không được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ tị nạn của người Việt Nam, và tất cả nhân viên của BAMF đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trung thành và trung lập.

Nhưng BAMF cũng nói rằng công ty đã không được nhận thức về hoạt động “ngoài giờ” của Ho N. T.

Trang báo Đức Der Spiegel thì viết rõ hơn họ tên của người này là Ho Ngoc T.

Còn tờ thoibao.de bằng tiếng Việt ra ở Đức thì viết cho rằng Ho. N.T. là ông Hồ Ngọc Thắng, người thường có các bài bình luận khác nhau trên trang Facebook cá nhân về quan hệ Đức – Việt.

Czech dẫn độ nghi can bắt cóc người Việt về Đức

Chính quyền Czech đã đồng ý dẫn độ công dân Việt Nam về Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào tháng trước, cơ quan báo chí AFP đưa tin.

Tòa án Prague đã lệnh dẫn độ một nghi can là kẻ bắt cóc, chỉ được xác định là một công dân Việt Nam 46 tuổi, hãng tin CH Czech đưa tin hôm 23/8.

Mở rộng điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh tại Czech

“Chúng tôi đã đưa ra quyết định (dẫn độ) trên cơ sở một lệnh bắt giữ châu Âu,” phát ngôn viên của tòa án Marketa Puci nói với AFP, nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết về danh tính của nghi phạm.

Trước đó, ông Lê Trung Khoa của thoibao.de nói với BBC rằng một người Việt, ông Nguyễn Hải Long là chủ doanh nghiệp chuyển tiền tại Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech, đã bị cảnh sát xét hỏi và tạm giữ .

Multivan VWBUI QUANG HIEU
Chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 do ông Nguyễn Hải Long thuê từ ngày 20-24/7 bị nghi là đã được sử dụng trong vụ Trịnh Xuân thanh ‘bị bắt cóc. Ảnh chụp xe đỗ trước cửa văn phòng Hieu Bui Travel ở Trung tâm thương mại Sapa, thủ đô Prague, Cộng hòa Czech

Ông Long đứng tên chủ doanh nghiệp Money Gram và là người thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ mang biển số 2AB-3140 từ ngày 20-24/7.

Hiện chiếc xe đang bị cảnh sát nghi là phương tiện được phía Việt Nam sử dụng trong vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Lê Trung Khoa nói.

Hãng AFP nhận định vụ bắt cóc này đã gây ra một vết rạn nứt ngoại giao giữa Đức và Việt Nam, với Berlin triệu hồi đại sứ của Việt Nam và trục xuất một cán bộ an ninh tình báo Việt Nam đầu tháng này.

GIÁ TRỊ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

0
TRẦN TRUNG ĐẠO·24 THÁNG 8 2017

Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng CS đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas hơn mười năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Có.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có.

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có.

Nhưng các đặc điểm đó có đại diện cho Việt Nam Cộng hoà (VNCH) không? Không.

Cho đến nay, một số người hoặc vì không có cơ hội nghiên cứu sinh hoạt chính trị tại miền Nam, không phân biệt được sự khác nhau giữa chính quyền và chế độ chính trị hoặc vì nghe riết những lời tuyên truyền của đảng đến độ nhập tâm, đã đồng hoá chính quyền của các ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Dương Văn Minh với VNCH.

Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.

Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.

Hiến pháp 1967 tốt đẹp đến nỗi ông Lý Quý Chung, trong Hồi ký không tên, xuất bản tại Sài Gòn trước ngày ông qua đời, dù chê bai các chính quyền miền Nam tàn tệ, cũng không thể nói xấu bộ luật tối thượng của chế độ cộng hoà như một diễn đàn để ông ta thực thi dân chủ: “Quốc hội lập hiến kéo dài một năm đã cung cấp cho tôi một môi trường học tập đấu tranh chính trị tại nghị trường và từ diễn đàn này, tôi cũng có cơ hội bày tỏ công khai qua mạng lưới báo chí Sài Gòn các quan điểm của mình đối với chính quyền, đối với các vấn đề dân chủ, chiến tranh, hoà bình v.v…”

Về căn bản, không có nhiều khác biệt giữa Hiến pháp VNCH 1967 và Hiến pháp Nam Hàn 1948 được tu chỉnh lần cuối vào năm 1987. Cả hai hiến pháp đều dựa trên chế độ cộng hoà, phân quyền rõ rệt, thích hợp với đà tiến hoá của văn minh nhân loại.

Dân chủ không phải là món quà của ông thần tài đem đặt ngay trước cửa nhà mà là chiếc máy lọc từ nước đục sang nước trong, từ phong kiến lạc hậu đến văn minh tiên tiến, và trong quá trình đó hai quốc gia VNCH và Nam Hàn, đều phải trải qua những kinh nghiệm máu xương trên con đường dân chủ hoá đất nước. Giống như người dân Nam Hàn, người dân miền Nam Việt Nam cũng vừa học dân chủ và vừa tập sống dân chủ với tất cả những khó khăn thử thách.

Điểm khác nhau chính giữa Nam Hàn và Nam Việt Nam là cơ hội. Nam Hàn có cơ hội để biến những ước mơ của dân tộc Triều Tiên gói ghém trong hiến pháp của họ để ngày nay là nước giàu mạnh nhất nhì châu Á. Miền Nam Việt Nam thì không. Chế độ cộng hoà tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hoà hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính.

Nếu trước 1975, vì thiếu cái nhìn về cả hai bên của cuộc chiến và bức xúc trước xã hội nhiễu nhương, việc kết án chính quyền là “trấn áp” có thể còn thông cảm được, thế nhưng sau 42 năm sống dưới chế độ độc tài đảng trị vẫn có kẻ biện minh cho hành động đốt xe, bắt cóc, ném bom xăng vào thương xá, ném lựu đạn vào nhà hàng ăn uống trước đây thì quả thật là vô cảm.

Đặc điểm thứ ba đảng tuyên truyền là miền Nam chỉ biết “ôm chân Mỹ”. Thật mệt mỏi nếu lại phải lần nữa đem so sự lệ thuộc vào Mỹ của chính quyền miền Nam và sự lệ thuộc vào Liên Xô, Trung Cộng của đảng CSVN và cũng chẳng sướng ích gì khi phải đọc lại bảng kê khai vũ khí, quân trang, quân dụng mà hai đế quốc cộng sản đổ xuống Việt Nam.

Cho dù sự lệ thuộc vào cường quốc là điều không tránh khỏi trong thế giới phân cực của thời kỳ Chiến tranh Lạnh vừa qua thì chọn lựa cường quốc nào sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước hơn?

Lịch sử đã chứng minh một cách hùng hồn, hầu hết các nước chọn lựa hay do điều kiện chính trị thế giới đẩy đưa, đã đứng về phía tự do dân chủ như Nhật Bản, Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ v.v. đều trở nên các quốc gia ổn định và phát triển nhờ chính sách đối ngoại thân Mỹ một cách khôn khéo, trong lúc các nước theo chân Liên Xô, Trung Cộng như Bắc Việt, Cu Ba, Bắc Hàn thì kết quả ra sao không cần phải phân tích.

Không ai từng chống Mỹ quyết liệt hơn cố tổng thống Anwar Sadat nhưng để mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Ai Cập, năm 1976, ông đã bỏ đồng minh Liên Xô để bước sang phía thế giới tự do cho dù ông biết trước sự chọn lựa đó có thể trả giá bằng nhiều rủi ro như ông tiên đoán trong diễn văn đọc trước Quốc hội Israel ngày 20 tháng 11 năm 1967.

Một số người có thể cho rằng Hiến pháp VNCH cũng do người Mỹ nhúng tay vào. Dù điều đó đúng thì đã sao. Hiến pháp của quốc gia Nhật Bản hiện đại cũng do bàn tay của Mỹ nhưng ngày nay tướng McArthur chẳng những không bị oán ghét mà còn được nhân dân Nhật xem như là một trong những người có công lớn trong việc xây dựng nước Nhật hiện đại.

Dân chủ là một kỳ quan được nhân loại bồi đắp qua nhiều thời đại chứ không phải là tài sản riêng của quốc gia nào. Học hỏi cái hay cái đẹp của các nước tiên tiến để áp dụng vào cuộc cách mạng dân tộc và phát triển đất nước như cụ Phan Chu Trinh từng thống thiết kêu gào gần trăm năm trước, luôn luôn là điều đáng khuyến khích.

Phân tích để thấy, chế độ cộng hoà tuy không còn hiện diện tại miền Nam nhưng các giá trị dân tộc, nhân bản và khai phóng thể hiện trong Hiến pháp VNCH vẫn còn đó. Gia tài quý giá đó chẳng những không rã mục theo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh mà ngày nay đã vượt ra khỏi biên giới Bắc Nam để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc.

Nếu ai cho người viết cường điệu hãy tạm gác qua bên các định kiến Bắc Nam, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hoà trên trang đầu của Hiến pháp mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung của Hiến pháp VNCH 1967 thôi, người đọc sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến.

Việc lặp lại những lời tuyên truyền cũ mèm của đảng cho rằng chế độ cộng hoà tại miền Nam là “sản phẩm do chính quyền Mỹ tạo ra trong Chiến tranh Lạnh” chẳng khác gì chê lớp rong rêu ngoài vỏ một con trai.

Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi mà đã có từ hàng trăm năm trước. Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hoà sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng mồ hôi nước mắt của nhiều người. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, gạt bỏ lòng “căm thù Mỹ Ngụy”, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau.

Tiếc thay, viên ngọc và viên sỏi khác nhau khi nằm trong tay người thợ bạc nhưng lại giống nhau khi nằm trong tay mấy cậu bé bắn chim.

Do đó, phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên.

Đối mặt với một kẻ thù Trung Cộng đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.

Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 42 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người cầm quyền được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước.

Sau mỗi cơn giận hờn, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy.

Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS.

Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.

Trần Trung Đạo (Trích trong Chính Luận Trần Trung Đạo)

Việt Nam bị ảnh hưởng gì từ vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình…?

0
THIÊN HÀ

August 22, 2017
Vietnam – Cali Today News – Trong những ngày này, dư luận ở khắp nơi đặc biệt là người Việt năm Châu đang hướng về một vụ kiện mang tầm quốc tế giữa nguyên đơn là doanh nhân người Hà Lan gốc Việt ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), hiện phiên xử đang diễn ra tại Paris (Pháp) kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/217. Câu hỏi đặt ra là liệu vụ kiện này nó tác động như thế nào đến hiện tình đất nước Việt Nam?…

Ngoại trừ những bài báo hiếm hoi được đăng tải trước đây thì trong những ngày này tại Việt Nam với hơn 850 cơ quan báo chí in, hơn 650 tạp chí và hơn 200 trang thông tin điện tử lại không có một dòng thông tin về vụ việc ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế. Và phiên xử hiện đang diễn ra tại Paris, thủ đô nước Pháp dự kiến kéo dài từ ngày 21/08 đến ngày 31/08/2017 kết thúc. Vì lẽ này mà đông đảo người dân Việt Nam ở trong nước nếu không tìm hiểu từ các trang báo “lề trái” hoặc báo đài Việt Ngữ quốc tế thì hoàn toàn mù mịt thông tin, mơ hồ về vụ kiện và sẽ không biết chính xác phiên xử diễn ra như thế nào?

Chia sẻ với Cali Today, nhà báo Tường Yên và cũng là nhà hoạt động Nhân quyền người Hà Lan gốc Việt cho biết đã có mặt tại Paris vào sáng ngày 21/08, cùng với một số người Việt ở vài nơi tụ họp về tổ chức biểu tình và làm truyền thông trực tiếp phiên xử ở bên ngoài trụ sở Tòa Trọng tài quốc tế số 112 Ave Kleber -75016 Paris. Những biểu ngữ mà người biểu tình đem đến không chỉ hướng về cá nhân ông Trịnh Vĩnh Bình mà còn hướng về Việt Nam. Những bài hát; “Anh là Ai”, “Dậy mà đi!” hoặc “Trả Lại Cho Dân” bằng lời Việt ngân vang giữa đường phố Paris khiến không khí vốn hào hứng càng thêm hào hứng, như có một niềm tin là vụ kiện này sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội Việt Nam như lời chia sẻ của nhà bào Tường Yên:

“Những bản nhạc “Dậy mà đi” “Ai là Ai?” “Trả Lại Cho Dân”…nhiều người hát theo những bài này. Tôi nghĩ vụ kiện này như cho người ta một làn gió mới, một sức mạnh niềm tin là người dân Việt Nam sẽ thay đổi và có thể thay đổi”

Cali Today điểm sơ lại vụ kiện: Ông Trịnh Vĩnh Bình (SN1947) là một doanh nhân Hà Lan gốc Việt. Năm 1976, ông vượt biên sang tị nạn tại Hà Lan và thành công với việc kinh doanh sản phẩm chả giò nên có biệt danh “Vua Giò Chả”. Vào năm 1987, tin tưởng vào tiếng gọi của CSVN nên ông Bình đem tiền bạc, sản nghiệp về Việt Nam đầu tư vào các ngành kinh doanh: bất động sản, du lịch, sản xuất…ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Sài Gòn. Trong vòng chưa đầy 10 năm, tức là từ năm 1987 đến 1996, công việc làm ăn của ông Bình lên như “diều gặp gió”, nâng số tài sản lên gần gấp 8 lần so với số vốn ban đầu. Tuy nhiên, ngay sau đó tai họa ập xuống, ông Bình bị Công an Bà Rịa- Vũng Tàu bắt giam và truy tố với cáo buộc “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và “đưa hối lộ”.

Năm 1998, Tòa án tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Ông Bình sau đó kháng cáo, vào năm 1999 Tòa phúc thẩm tối cao tại Sài Gòn tuyên giảm hình phạt xuống 11 năm tù dành cho ông Bình. Nhiều tài sản của ông Bình sau đó bị Ủy ban tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu, bán đấu giá.

Được sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan, ông Bình được tại ngoại để chấp hành hình phạt và sau đó ông Bình đã thành công trong việc tìm đường đào thoát ra khỏi Việt Nam.

Năm 2003, viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994, ông Bình đã nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng Covington Burling ở Washington (Hoa Kỳ) nộp đơn kiện Chính phủ CSVN ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển). Phiên xử quốc tế dự định là sẽ bắt dầu vào tháng 12/2005 tại Stockholm nhưng sau đó phải dừng vì phía ông Bình và phía đại diện Chính phủ CSVN đã có những thỏa thuận bên ngoài. Theo đó, Chính phủ CSVN đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản đã lấy của ông Bình. Đổi lại, ông Bình phải rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận trên.
Năm 2006, Chính phủ CSVN miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Bình và cho ông được phép trở lại Việt Nam.

Năm 2012, các ông Trần Văn Mười, Lê Minh Huy Hoàng và Hoàng Anh Linh nguyên là những nhân viên Cục Thi hành án dân sự ở Bà Rịa- Vũng Tàu và cũng là những người dính vào vụ án Trịnh Vĩnh Bình bị bắt và sau đó bị Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên án bằng với thời gian tạm giam.

Trải qua mấy năm không thấy Chính phủ CSVN thực hiện đúng cam kết với những gì đã thỏa thuận ở bên ngoài phiên xử vào năm 2003, nên tháng 01/2015, ông Bình tiếp tục đệ đơn kiện Chính phủ CSVN lần hai ra Tòa án quốc tế.

doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình (ảnh; thông tin văn hóa Blogger)
Ngày 21/08/2017, Tòa án quốc tế đưa vụ án ra xét xử tại Paris với nguyên đơn là ông Trịnh Vĩnh Bình và bị đơn là Chính phủ CSVN, số tiền bồi thường tối thiểu là 1,25 tỷ USD mà ông Bình đưa ra vì lý do bị oan ức. Được biết, tổ hợp luật sư giúp pháp lý cho ông Bình trong phiên xử lần này là văn phòng luật sư King & Spalding LLP một văn phòng luật sư lớn tại Hoa Kỳ.

Theo nhà báo Tường Yên, vụ kiện không chỉ mang tính “thắng-thua” giữa ông Trịnh Vĩnh Bình với Chính phủ CSVN mà đối với Chính phủ CSVN nó còn ảnh hưởng rất lớn đến phương diện ngoại giao quốc tế. Cũng phải nói thêm, vào tháng 07/2017 vừa qua, Chính phủ CSVN đã bị Chính phủ Đức “trút cơn thịnh nộ” khi có hành vi cho mật vụ đột nhập vào nước Đức bắt một người Việt đang xin tỵ nạn là ông Trịnh Xuân Thanh đem về Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm luật pháp nước Đức mà còn vi phạm luật pháp quốc tế, nay thêm vụ kiện của doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình liên quan đến pháp luật Hà Lan. Rõ ràng, kết quả vụ kiện dù có như thế nào thì trong bối cảnh ngoại giao quốc tế, Chính phủ CSVN đang bị ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ và đồng thời nó cũng sẽ mở ra những tiền lệ khác ngay trong chính đất nước Việt Nam.

“Ảnh hưởng tới Việt Nam thì nhiều mặt lắm; thứ nhất là ảnh hưởng tới giới kinh doanh, họ sẽ mượn cái này như một tiền lệ để đi kiện Chính phủ CSVN mà điều này theo tôi tìm hiểu là có nhiều người đã bị Chính phủ CSVN lường gạt mà họ không dám đứng ra kiện như ông Trịnh Vĩnh Bình, hoặc là họ nghĩ họ quá bé nhỏ, bị phá sản tiền mất tật mang thì họ đâu còn sức đâu để kiện Chính phủ CSVN ra quốc tế…”- Lời của nhà báo Tường Yên.

Nếu nói về những người dân bị cướp đất thì ông Trịnh Vĩnh Bình nói đúng ra cũng là một người bị cướp đất như bao dân oan Việt Nam, có khác chăng ông là dân oan người Hà Lan gốc Việt. Còn nói về những người bị bỏ tù oan sai, bị xâm phạm nhân quyền như những Tù nhân lương tâm ở Việt Nam thì ông Bình cũng là người từng bị CSVN bỏ tù oan sai. Vì vậy, theo nhà báo Tường Yên những người bị cướp đất, bị xâm phạm nhân quyền ở Việt Nam có thể tận dụng những gì có được từ vụ án ông Trịnh Vĩnh Bình mà mạnh mẽ, khi có điều kiện cần thiết thì kiện Chính phủ CSVN ra Tòa án quốc tế để bảo vệ chính mình. Sâu xa hơn, vụ kiện này nó còn…

“Cho người ta thêm niềm hứng khởi mới để mà tiếp tục chiến đấu nếu phán quyết mà bất lợi cho Chính phủ CSVN thì Chính phủ CSVN sẽ kiệt quệ về tài chính, đẩy sự bất mãn của người dân hoặc người nằm trong bộ máy công quyền đặc biệt là người chỉ phục vụ vì quyền lợi chứ không phải vì lý tưởng, một khi Chính phủ CSVN phá sản thì họ sẽ bất mãn. Lúc này cuộc đấu tranh sẽ thuận lợi hơn khi có sự phối hợp trong ngoài.”- Nhà báo Tường Yên nói.
Hiện tại căn cứ vào những tài liệu có được từ vụ kiện thì đông đảo dư luận đều quả quyết là ông Trịnh Vĩnh Bình sẽ thắng Chính phủ CSVN. Và nếu như thế thì dư luận đặt hỏi ngược lại là liệu Chính phủ CSVN có thực thi phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra khi bản thân bị thua kiện hay không?

Nhà báo Tường Yên kết lời, Tòa trọng tài quốc tế có thể ra chế tài tước đoạt tài sản của Chính phủ CSVN đã đầu tư ở nước ngoài hòng bắt Chính phủ CSVN phải tuân thủ phán quyết. Ngoài ra, nhà báo Tường Yên chia sẻ thêm:

“Tôi nghĩ là Tòa trọng tài quốc tế là Tòa tối cao rồi họ không thể đi chổ nào để phản kháng về quyết định này được nữa. Thành ra tôi nghĩ họ sẽ cùng đường, không còn con đường nào để chạy được nữa.”

Paris tháng Tám mùa thu năm nào cũng với những hàng cây ven đường, khu rừng Blouson nổi tiếng rực vàng ánh nắng, chiếu nhẹ trên những xa lộ. Paris vẫn luôn lãng mạn trong từng thi thơ, ca khúc. Song. Paris năm 2017 còn là nơi có phán quyết định mệnh liên quan đến một nước có tên Việt Nam. /.

https://www.baocalitoday.com/…/viet-nam-bi-anh-huong-gi-tu-v…

Một số người Việt tụ tập biểu tình phía đối diện Tòa trọng tài quốc tế Paris, thời điểm diễn ra phiên xử (ảnh; Facebook Phạm Văn Thành)

 

Đắk Lắk: Tâm sự cay đắng của giáo viên “đổi tình” để được… vào biên chế

0

“Ngoài tôi ra, nhiều giáo viên khác cũng phải đánh đổi không chỉ tiền và cả những thứ khác nhau chỉ để được “vào biên chế”, cô N.TT xót xa.

Câu chuyện cay đắng của một giáo viên chấp nhận quan hệ với thầy hiệu phó để được vào biên chế đã khiến dư luận dậy sóng những ngày qua.

Theo đó, để được vào biên chế ngành giáo dục, cô N.T.T. (SN 1984, nguyên giáo viên hợp đồng theo tháng của một trường tiểu học tỉnh Đắk Lắk) đã chấp nhận quan hệ tình cảm với thầy hiệu phó của trường này.

Điều đáng nói, thầy hiệu phó nhà trường đòi quay lại clip ghi lại cảnh hai người yêu thương nhau để làm kỷ niệm và cô T. đã đồng ý. Một thời gian dài sau, cô T. đòi chia tay thầy hiệu phó vì sợ gia đình và đồng nghiệp phát hiện thì thầy này đã liên tục nhắn tin đe dọa và đánh cô T.

Do đó vị hiệu phó này đã che mặt mình và tung toàn bộ clip sex của hai người lên mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống gia đình của cô T.

dak-lak-pho-hieu-truong-bi-to-dung-clip-sex-tong-tinh-cap-duoiCô Thanh (ngồi quay lưng) trình bày sự việc. Ảnh: Minh Quý.

Chiều 23/8, chia sẻ với PV báo điện tử Infonet, cô N.T.T. nói trong cay đắng: “Năm 2007, tôi tốt nghiệp Cử nhân Giáo dục Tiểu học tại ĐH Tây Nguyên. Thế nhưng chật vật mãi cũng không xin vào được cơ sở giáo dục nào.

Đến năm 2013, do một số mối quan hệ quen biết của chồng, tôi xin vào dạy hợp đồng tại một trường tiểu học theo diện hợp đồng 1 năm. Thân phận giáo viên hợp đồng xót xa lắm, trong trường giáo viên hợp đồng cũng không có tiếng nói gì.

Dù tiền lương ít ỏi không đủ trang trại cuộc sống, thế nhưng mỗi lần hết thời hạn hợp đồng những giáo viên như chúng tôi lại phải mất thêm một khoản tiền hoặc đánh đổi một điều gì đó để có thể tiếp tục được gia hạn hợp đồng. Vì thế, nỗi lo gia hạn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng lúc nào cũng thường trực trong tâm trí tôi.

Dù đã đứng lớp được gần 4 năm, với những lứa học sinh chất lượng khá cao nhưng tôi vẫn là thân phận giáo viên hợp đồng từng năm một. Mỗi tháng tôi chỉ nhận được số tiền lương là hơn 3 triệu một chút, trừ tiền xăng xe, ăn uống thì cũng chẳng còn đáng bao nhiêu. Dù thế, tôi vẫn cố bám trụ với hy vọng một ngày nào đó được biên chế”.

Cô T. ngậm ngùi: “Biên chế với giáo viên là một điều gì đó xa vời lắm. Để được vào biên chế, bản thân tôi đã chịu sự uy hiếp từ phía thầy hiệu phó nhà trường và cuối cùng là câu chuyện đau đớn như hôm nay. Tôi biết, ngoài tôi ra, nhiều giáo viên khác cũng phải đánh đổi không chỉ tiền và cả những thứ khác nhau chỉ để được “vào biên chế”.

Nói thật, đứng trên bục giảng với thân phận giáo viên hợp đồng phải đối phó với vô vàn nỗi khó khăn. Đầu tiên là giáo viên lâu năm soi mói, để ý, gây khó dễ. Rồi được mấy đồng lương phải làm sao để vừa lòng đồng nghiệp và quan trọng là vừa lòng lãnh đạo. Ngày lễ, cũng phải “cái nọ, cái kia” đến nhà lãnh đạo”.

Dù là nạn nhân của cuộc chạy đua vào biên chế, sau những đau đớn ê chề thế nhưng khi hỏi, chị có muốn tiếp tục làm giáo viên không, chị T vẫn một mực: “Đương nhiên rồi, tôi vẫn khát khao được đứng trên bục giảng vì tôi rất yêu trẻ, tôi cũng rất mong được vào biên chế của một trường nào đó để cuộc sống ổn định hơn. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ từ bỏ bục giảng và thôi khát khao được vào biên chế. Hiện nay tôi không còn dạy ở trường tiểu học này từ tháng 10/2016. Dù vậy tôi vẫn đi dạy cho một trung tâm và làm đủ nghề khác nhau để duy trì cuộc sống chờ một ngày…được vào biên chế.

Được vào biên chế, giáo viên chúng tôi được hưởng nhiều chế độ và quan trọng hơn là sự ổn định để có thể an tâm chăm lo cho gia đình. Là một giáo viên hợp đồng lâu năm, tôi đã thấm thía đầy đủ những ê chề, áp lực của giáo viên hợp đồng. Bất cứ lúc nào chúng tôi cũng trong tình trạng lo lắng về việc sẽ bị chấm dứt hợp đồng”.

Ông nội chết rồi

0
TUỔI TRẺ

TTCT – Ba giờ sáng một ngày mùa hè, cậu trai mười bảy tuổi Đạt Đít Đỏ viết lên tường nhà mình: “Ông nội chết rồi. Mừng quá!” rồi nằm vật xuống giường ngủ thẳng cẳng mà không hề hay biết rằng chỉ mười lăm phút sau trang Mương Bà Tám đã đăng ngay bài báo điện tử Đắng lòng nam sinh trường X. vui mừng trước cái chết của người thân.

Công nghệ làm báo online đơn giản lắm, chỉ cần chụp lại status trên Facebook của Đạt Đít Đỏ rồi click vào phần thông tin cá nhân á à mày mới học cấp ba một trường danh tiếng ở Sài Gòn chết mày rồi chú em thế là a lê hấp có ngay một bài năm trăm chữ ngắn thôi bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước tình hình xuống cấp về mặt đạo đức của giới trẻ ngày nay.

Đúng như tay phóng viên dự đoán, chưa đầy bốn tiếng sau bài báo đã nhận được một ngàn lẻ một lượt like và hơn trăm comment ném đá Đạt Đít Đỏ không thương tiếc.

Có thể kể đến như đờ mờ thằng này là khỉ chớ hổng phải người hay như ông sống khôn thác thiêng tối nay ông hiện hồn về bóp cổ nó cho cháu, cháu cám ơn ông. Ngay lập tức, năm mươi trang báo mạng khác thi nhau hóng hớt xào xáo và bàn tán không ngớt về Đạt Đít Đỏ.

***

Tám giờ sáng, nạn nhân của chúng ta còn đang ngon giấc thì điện thoại di động bỗng rung dồn dập kêu tới tấp hàng loạt tin nhắn. Mở màn là bạn gái, em không ngờ anh lại là người như vậy đau lòng quá mình chia tay đi rồi mới tới đám bạn thân thằng chó dậy mau lên Mương Bà Tám coi tụi nó viết gì kìa mày nổi tiếng rồi đó.

Đạt mắt nhắm mắt mở đọc tin nhắn của bạn gái rồi chửi thầm con điên lại ghen tuông vớ vẩn nữa rồi ông là ông sắp hết kiên nhẫn với mày rồi nhá rồi chuyển sang đọc tin nhắn của thằng bạn thân.

Đạt bật dậy ngay trước hung tin mở ngay máy tính vào ngay muongbatam.vn đọc ngay bài viết về mình cùng tất cả comment.

Bọn này ném đá không đều chỉ vài đứa hung hăng thật sự lũ còn lại chỉ được cái a dua, cậu nghĩ vậy rồi cười nhếch mép rồi khóa Facebook rồi nhấn nút gọi cho bạn gái khoảng chục cuộc nhưng điện thoại không liên lạc được ok mình chia tay.

Từ mười giờ sáng đến chín giờ tối hôm đó, Đạt thong thả đứng bên cạnh quan tài của ông nội với nhiệm vụ thắp nhang đưa cho từng đoàn người tấp nập đi viếng ông kiêm cất bao thư vào cái túi bao tử đeo bên hông.

Hết khách, cậu đem tiền lên phòng chép lại vào một cuốn sổ tay đã chia sẵn hai cột họ là ai và nếu vậy thì bao nhiêu và không quên giếm lại vài cái phong bì chất lượng hảo hạng đề tên học trò của ông mà cậu tin rằng bố mẹ không quen biết.

Khi cậu trao khoản tiền phúng viếng tận tay mẹ cậu, mẹ cậu ấn tượng với con số tới mức không chút nghi ngờ. Mẹ cậu khen ngay rằng con trai mẹ giỏi toán thiệt giống ông nội hết sức khiến cậu tiếc rẻ biết vậy đã tỉa nhiều hơn và âm thầm rút kinh nghiệm cho mấy ngày sau.

Đạt về phòng tắm táp rồi vừa gặm bánh mì nem nướng cậu vừa online để coi thiên hạ chửi bới cày xới gì mình.

Ái chà Mương Bà Tám vừa mới đăng bài phỏng vấn một tiến sĩ tâm lý về vấn đề nên xử sự thế nào trước cái chết của người thân, bài báo khá chán nên mới chỉ có vài ba lượt like và một comment rất xúc động hồi bà em mất em đã khóc hết nước mắt em nhớ mãi cái hôm em nhổ tóc sâu cho bà em hỏi tại sao tóc sâu trên đầu bà nhổ xuống rồi nhìn cứ như lông chó, bà nghe em hỏi mà cười sặc sụa giờ đi đâu hễ thấy lông chó là em lại nhớ bà và em lại khóc khóc khóc hoài…

Khi Đạt mở trang web yêu thích haivn.com để xem các thể loại ảnh vui clip hài, cậu hơi sững sờ trước loạt ảnh chế ai đó đã photoshop tấm ảnh avatar cậu đứng cười trước biển Việt Nam thành cậu đứng cười trước cảnh lũ lụt ở Thái Lan, động đất ở Nhật Bản, sóng thần ở Indonesia cùng nhiều thiên tai thảm họa khác.

Ghép ảnh cũng được lắm hiệu ứng tương phản tốt cậu vừa tấm tắc khen vừa rê chuột xuống phía dưới đọc một lượt hết tất cả các comment không có gì mới mẻ cậu thất vọng tắt máy tính búng lên giường ngáy khẩn trương.

***

Chiều hôm sau, lớp trưởng lớp phó học tập cùng mấy đứa bạn thân và không thân đại diện cả lớp tới viếng ông nội Đạt. Sau khi thắp nhang, cả đám ngồi vào bàn vừa uống trà nóng cắn hột dưa vừa tỏ vẻ choáng ngợp trước số lượng vòng hoa đặt rải rác khắp nhà. Một đứa đại diện hỏi thăm:

– Ông nội mày làm gì vậy? Tao thấy quá trời vòng hoa của các trường đại học.

– Ờ, ông nội tao là phó giáo sư – Đạt trả lời ngắn gọn.

– Đào Đỏng Đảnh qua chưa?

– Tụi tao chia tay rồi.

– Sao vậy?

– Tại cái status trên Facebook.

– Ừm… Bộ ông nội mày chết mày mừng lắm hả Đạt?

– Ờ.

Tối hôm đó, Đạt online thấy Mương Bà Tám giật tít Ông nội của “nam sinh bất hiếu” là phó giáo sư đại học S.

Cậu vừa đờ mờ không ngờ trong lớp có nội gián vừa đọc bài viết ca ngợi ông nội cậu lên tận mây xanh rằng ông từng là phó giáo sư đại học S. là trùm đại số đồng điều của miền Nam sau khi cơn đột quỵ quật ông liệt nửa người ông vẫn tận tình hướng dẫn cho hai sinh viên đại học, ba học viên cao học hoàn thành khóa luận tốt nghiệp luận văn thạc sĩ rồi đột ngột kết luận thật đau lòng khi một con người toàn tâm toàn tài như ông lại gián tiếp sinh ra một thằng cháu bất hiếu dám vui mừng trước cái chết của ông nội rồi thì ông yên tâm chúng cháu nhất định sẽ đòi lại công bằng cho ông trước mắt chúng cháu vừa nhận được tin bạn gái của nó đã chủ động chia tay nó vì quá xấu hổ rồi ông ạ.

Chuyện này đã đi quá xa, Đạt nghĩ, ban đầu mình chỉ muốn biết cảm giác bị cộng đồng mạng ném đá nó thế nào té ra cũng bình thường nhưng mình không ngờ chuyện này lại đi quá xa một cách quá nhanh như vậy ngày mai mà báo đăng tin dám không có ai tới viếng ông nội nữa, dám ba mẹ cạo đầu mình lắm. Thôi đã tới lúc tự minh oan rồi nghĩ vậy cậu liền đăng nhập Facebook và viết một cái status như sau:

Gửi ai đó muốn đọc

Nói chung là tôi rất bất ngờ khi hai hôm nay status “Ông nội chết rồi. Mừng quá!” của tôi lại nhận được phản hồi mạnh mẽ từ cộng đồng mạng như vậy. Trước tiên, chắc tôi phải gửi lời cảm ơn chân thành tới phóng viên P. Đ. và trang muongbatam.vn vì đã có công loan truyền tin tức rất nhanh chóng và hiệu quả. Sau nữa, tôi tha thiết cảm ơn trang haivn.com vì đã có công chế ảnh tôi rất sinh động và hài hước.

Cuối cùng, tôi đặc biệt cảm ơn tất cả các bạn trẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam vì đã có công đọc báo, share ảnh và comment ném đá tôi rất sôi động và nhiệt tình.

Nhưng tôi phải nói thật là các bạn thật là lố bịch! Các bạn tự cho mình cái quyền phán xét tôi trong khi các bạn chả là gì và chả hiểu gì về tôi cả. Để tôi nói cho các bạn nghe, các bạn chửi tôi là thằng cháu bất hiếu, nhưng các bạn có biết tôi là thằng cháu duy nhất ngày nào cũng ngồi nói chuyện với ông nội về toán học, về cuộc đời suốt bao ngày tháng ông nằm liệt giường sau cơn đột quỵ không? (Các bạn có nhận ra sau gần một năm đàm đạo với ông nội tôi nói chuyện cứ như ông cụ non không?).

Mà thôi, chả cần nói nhiều, các bạn phán xét tôi vì hai chữ “Mừng quá!” chứ gì? Để tôi nói cho mà biết, gia đình tôi theo đạo Thiên Chúa, ông nội tôi lúc nào cũng tin rằng Chúa muốn ông nằm một chỗ mà nhìn nhận và sám hối tội lỗi của mình để có thể lên thiên đàng ngay sau khi chết. Giờ thì ông nội tôi đã chết và được lên thiên đàng. Tôi tin như vậy và tôi mừng cho ông. Điều đó là đúng hay sai?

Cuối cùng, thông qua chuyện này, tôi chỉ hi vọng rằng các bạn trẻ trên toàn lãnh thổ Việt Nam hãy lo hoàn thiện bản thân mình, đừng vội vàng phán xét người khác chỉ vì một bài báo, đừng để bị truyền thông dắt mũi như trâu.

Thân mến.

Mười phút sau, một thằng Đại Đầu Đá nào đó bê nguyên status của Đạt Đít Đỏ lên haivn.com đặt tựa đề Theo đạo Thiên Chúa thì có thể mừng vì ông nội chết không quên thòng thêm một câu “Chó nó tin, phải không các thím?”.

Tội nghiệp thằng đầu đá ngu mà lì dám đụng chạm đến niềm tin tôn giáo ngay lập tức hứng chịu hàng trăm comment của bầy chiên online sạch tội ném đá thẳng tay.

Ảo diệu hơn, trang haivn.com ngay lập tức bị một hacker mũ xám làm cho ngưng hoạt động. Ai vào trang haivn.com vào thời điểm đó sẽ bắt gặp ngay một giao diện hoàn toàn mới gồm hình ảnh Chúa Jesus đứng dang tay chiếu hào quang lấp lánh, dưới chân Chúa một dòng chữ cố định Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Rút kinh nghiệm từ trang web bạn, muongbatam.vn lập tức đăng tải status mới của Đạt, tất nhiên ả biên tập viên đã nhanh tay cắt bỏ câu đừng để bị truyền thông dắt mũi như trâu kèm một lời xin lỗi chân thành tới Đạt Đít Đỏ và lời nhắn nhủ hỡi cộng đồng mạng nếu các bạn còn có lương tri hãy ngừng ném đá chàng trai hiếu thảo ngay đi.

Có lẽ thấy vậy là chưa đủ, tay phóng viên P. Đ. tiếp tục chữa thẹn bằng một bài phỏng vấn nóng hổi Đào Đỏng Đảnh qua điện thoại. Cô bạn khóc lóc nghẹn ngào vì đã hiểu lầm bạn trai và xin hứa sáng mai sẽ chạy vù qua đám tang để làm lành.

Đạt Đít Đỏ đọc tới đó thì rú lên kinh hãi lật đật gọi ngay cho Đào Đỏng Đảnh tao với mày chia tay rồi nhá tao cũng hết yêu mày lâu rồi. Mày nói cái gì Đào điên tiết hỏi lại nhìn mày ẽo ợt như thằng gay bà yêu giùm cho mà còn vô ơn. Vâng cháu cám ơn bà Đạt giả giọng nhão nhẹt thôi cháu gay thì cháu chịu cháu không dám làm phiền bà nữa. Á à cứ chờ đó mày không yên với bà đâu.

Đào cúp máy gọi ngay cho P. Đ. anh ơi em báo anh một tin sốt dẻo thằng Đạt Đít Đỏ nó bị gay anh ạ bấy lâu nay nó coi em như bức bình phong thôi hu hu. Thôi anh xin cô tay phóng viên trả lời anh chả dám tin bất cứ tin gì liên quan đến thằng đó nữa đâu sếp vừa mắng anh một trận kinh thiên động địa đây này sếp dọa thêm một vụ nữa là mất việc cái công việc ba trăm sáu mươi lăm triệu một năm của anh đó anh chả dại dây vào nó nữa đâu hu hu.

***

Về phần mình, Đạt lặng lẽ đứng đưa nhang và âm thầm bòn rút tiền phúng viếng thêm ba hôm nữa thì kiếm được năm triệu đồng và bắt đầu nghĩ tới chuyến du lịch Nha Trang trong lúc theo đoàn người đưa ông nội tới nhà hỏa táng.

Những ngày trò chuyện với ông nội bên giường bệnh, Đạt vẫn hay nghe ông nhắc về cầu Xóm Bóng. Đó là nơi ông nội gặp bà nội lần đầu tiên.

https://tuoitre.vn/…/t…/20130821/ong-noi-chet-roi/564149.html

Những kẻ “Trịnh Xuân Thanh”

Theo blog Sương Quỳnh

Chỉ 8 ngày sau bị bắt cóc (theo cáo buộc của chính phủ Đức) từ Berlin về VN, hình ảnh Trịnh Xuân Thanh khi đầu thú trên VTV như một cái xác không hồn, tiều tụy gầy nhom… đủ biết 8 ngày qua hắn trải qua những điều kinh khủng thế nào, nếu so sánh với hình ảnh hắn ngồi bình thản như thách thức trên ghế đá tại công viên ở Đức.

Thực tình nhìn hắn thú tội nói không ra hơi tôi không hề thương hại gì cho hắn mà còn cười khấy. Thấm đòn tàn độc của đồng chí chưa hả Thanh? Chắc chắn rằng ngoài sức tưởng tưởng của hắn nên hắn mới tiều tụy như thế, xuống mã nhanh như thế và chẳng còn chút gì cái vẻ nhơn nhơn, hưởng lạc như hình ảnh hắn ở Đức.

Loại người như Thanh, xe hơi, nhà lầu thì tham ô và ăn cắp tiền của Dân là cái chắc, điều này chả ai có thể biện minh cho hắn. Và cái loại tham tiền, tham quyền lực làm gì có lý tưởng và ý chí để ngẩng cao đầu mà kiên định? Đảm bảo khai tuốt tuồn tuột quan thầy và những kẻ bè đảng của hắn. Làm gì có chuyện trung thành thà hy sinh bảo vệ cấp trên ? Do đó, chuyện khai ra chi tiết gì gì và này nọ thì “chưa cần đánh roi nào cũng khóc” . Do đó, các cấp trên của hắn bây giờ lo xun vòi và tìm cách chạy tội là điều không cần phải đoán.

Tôi chờ xem đến lượt cấp trên của Trịnh Xuân Thanh, kẻ đã là bí thơ của TP này khi vào tay các đồng chí của hắn sẽ như thế nào? Kẻ đã từng ra lệnh đàn áp người Dân đi tưởng niệm, kẻ đã làm ngơ cho cấp dưới đánh đập người Dân, kẻ đã hạ lệnh bắt nhốt, xé vòng hoa người Dân dâng cho các liệt sĩ hy sinh vì Đất Nước, hạ lệnh đánh đập những người biểu tình chống TQ xâm lược hay đòi mội trường sạch để sống, hạ lệnh canh giữ những người yêu nước không cho ra khỏi nhà sẽ ra sao? . Hà hà.. dưới bàn tay những đồng chí mà trước đó có thể hắn đã khinh rẻ, quát tháo hoặc nịnh nọt hắn mà hắn chả mảy may liếc mắt nhìn… thì giờ đây, chính những đồng chí ấy tra khảo và nện xuống hắn những đòn ác độc. Chả biết có kiên định tí nào hơn Thanh không?… Sếp trên nữa chắc cũng đang sốt vó.

Trịnh Xuân Thanh và những kẻ như hắn làm sao biết sự kiêu hãnh khi bước vào tù như những ngươi YÊU NƯỚC? Vì chúng hắn có bao giờ đặt lợi ích Đất Nước, lợi ích Dân Tộc lên trên bản thân? Có bao giờ nghĩ rằng trách nhiệm khi làm lãnh đạo thì phải lo cho Dân, cho Nước? Chúng chỉ lo hốt tiền bạc của dân, của Đất Nước cho đầy túi tham và quyền lực trong tay thì hà hiếp Dân đến tận cùng. Làm sao khi gặp nạn hắn hy vọng người dân tiếc thương? Ngược lại chỉ là sự hả hê và nguyền rủa từ người Dân mà thôi. Những kẻ như hắn hãy nhìn đó mà soi gương.

TỘI ÁC LÀ TỘI ÁC TRƯỚC SAU GÌ CŨNG PHẢI ĐỀN TỘI.

Sương Quỳnh

Một qui định đen tối, thâu tóm quyền lực

0

Ngày 4/8/2017 vừa qua, Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Qui định số 90-QĐ/TW.

Nội dung qui định này nêu lên những tiêu chuẩn lựa chọn các chức danh Tứ trụ triều đinh – Các tiêu chí đánh gia cán bộ.

Trong dư luận xã hộị đang có những đánh giá khác nhau về qui định này. Nhiều người cho rằng đây là môt qui định đen tối nhằm mục đích thâu tóm quyền lực trước hội nghị trung ương 6. Nó cũng phản ánh những bất ổn trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Từ Hà Nôi, Giáo sư Nguyễn Đình Cống đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về nội dung Qui định 90. Mời quí vị cùng nghe:

Ai có thể ‘soán’ ghế chủ tịch nước của Trần Ðại Quang?

0
NGUOI VIET

Câu hỏi trên có thể bị xem là “phạm thượng,” bởi lẽ đương nhiên ông Trần Ðại Quang vẫn còn là chủ tịch nước mà chưa có bất cứ một quyết định nào của Bộ Chính Trị đảng CSVN nhằm thay thế ông, không giống với một tiền lệ mới đây khi Tổng Bí Thư Trọng cho Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Trần Quốc Vượng “tham gia thường trực Ban Bí Thư” thay cho ông Ðinh Thế Huynh “bị bệnh.”

“Bàn giao quyền lực” hay thay thế?

Tín hiệu mang tính đòi hỏi thay thế rõ nhất lại thuộc về một blogger mạng xã hội nhưng mang đậm dấu ấn “lề đảng” là Huy Ðức. Chỉ ít ngày sau thời điểm 26 Tháng Bảy khi ông Trần Ðại Quang chính thức vắng bóng trên chính trường cho tới nay, blogger này đã “nhân danh nhân dân” tung lên facebook cá nhân một thông tin về “Ðại Tướng Trần Ðại Quang bị bệnh” và yêu cầu ông Quang cần “bàn giao quyền lực.”

Nếu Huy Ðức chỉ là một blogger bình thường, có lẽ chẳng ấy người chú ý đến yêu cầu trên. Nhưng từ nửa cuối năm 2015 và ngay trước đại hội 12 của đảng cầm quyền, blogger này đã lộ ra vai trò “lobby” không cần che giấu dành cho phe “Sang Trọng.” Từ đó đến nay, nhiều bài viết của Huy Ðức đã gắn liền với tính tín hiệu về cuộc chiến quyền lực xâu xé trong đảng, để dư luận xã hội ngày càng chú ý một cách đặc biệt đến lối thông tin nửa úp nửa hở của cây bút này liên đới mật thiết đến cơ triển vọng “ai sẽ bị kỷ luật,” “ai sẽ bị bắt” hoặc thậm chí “ai sẽ… chết.”

Từ khoảng 3 năm qua, cuộc chiến quyền lực trong nội bộ đảng đã được xung kích và đặc trưng bởi cuộc chiến trên mạng xã hội của một số cây viết “lề phải.” Không cần ngạc nhiên khi thấy giới dư luận viên ủng hộ Trần Ðại Quang gọi Huy Ðức là “hổ” chứ không phải là “ruồi.”

Chỉ có điều ngay sau tin tức gần nhất của Huy Ðức về Trần Ðại Quang, nhiều người đã bình phẩm: “Tôi là nhân dân đây, nhưng tôi đâu có quan tâm đến chuyện ông Quang phải bàn giao cho ai đó, còn chuyện đám quan chức cắn xé lẫn nhau thì đó là việc của họ, nhưng đừng đem nhân dân hay dân chủ ra làm bình phong….”

Ba tuần lễ sau khi “đi chữa bệnh,” Tướng Trần Ðại Quang vẫn không thể xuất hiện trên ống kính truyền hình vào “ngày truyền thống công an nhân dân 19/8.” Một lần nữa trong nhiều lần kể từ khi ông Quang “biến mất,” báo đảng ồn ào đưa tin về một bài viết của chủ tịch nước nhân ngày 19 Tháng Tám, cùng vài tấm ảnh của ông Quang được chụp từ… năm 2016.

Có nét gì đó khá tương đồng với hai “truyền thuyết không không thấy” trong dĩ vãng gần là vụ Nguyễn Bá Thanh cuối năm 2014 và vụ Phùng Quang Thanh giữa năm 2015.

Trong lúc số phận của ông Trần Ðại Quang vẫn chưa có gì rõ ràng, lại xuất hiện những đồn đoán trên mạng xã hội về hai phương án “chủ tịch nước mới”: hoặc Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm chức vụ này theo “mô hình Tập Cận Bình” ở Trung Quốc, hoặc một ủy viên Bộ Chính Trị nào đó sẽ được lựa chọn để thay ông Trần Ðại Quang.

Dường như ủy viên Bộ Chính Trị đầu tiên được đề cập cho sự thay thế trên là Nguyễn Thiện Nhân – hiện là bí thư Thành Ủy TP.HCM.

Nguyễn Thiện Nhân là người thế nào?

“Vô danh vô diện”

“Một bí thư thư Thành Ủy vô danh vô diện” – mới đây, tờ Asia Times đã rút cái tít mỉa mai chưa từng có như vậy cho một bài bình luận chính trị của nhà báo David Hutt.

“Ông Nhân được cho là không phù hợp với công việc. Thời gian làm bộ trưởng Bộ Giáo Dục nhìn chung là thất bại cho dù có những hy vọng ban đầu rằng ông có thể mang lại sự tinh tế về quản lý. Kết quả là ông ta đã bị trả về lại trung ương và được bổ nhiệm làm phó thủ tướng, một vị trí có tiếng nhưng ít quyền hạn” – David Hutt nhận định và gọi ông Nhân là “người ba phải.”

Quả thực, những kết quả mà Nguyễn Thiện Nhân tạo ra suốt từ thời còn là phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM, ra Hà Nội làm bộ trưởng Giáo Dục và Ðào Tạo, sau đó làm phó thủ tướng, cho đến chức vụ gần nhất trước khi về lại TP.HCM là chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, là quá khiêm tốn.

Ông Nguyễn Thiện Nhân nổi tiếng với câu nói bốc đồng “đưa TP.HCM trở thành Thung Lũng Silicon.” (Hình: Getty Images)

Nói cách khác, Nguyễn Thiện Nhân đã chuyển từ tư thế “nói nhiều làm ít” sang “khép miệng” đối với rất nhiều vấn đề nước sôi lửa bỏng trong các lĩnh vực mà ông phụ trách.

Rốt cuộc, thách thức lớn nhất đối với Nguyễn Thiện Nhân chính là bản thân ông.

Rất nhiều người hâm hộ và ủng hộ ông trước đó đã chuyển sang tâm thái thất vọng. Sau thất vọng là chỉ trích. Ngay cả những người còn giữ được cái nhìn về một Nguyễn Thiện Nhân “trí thức” và “sạch” cũng đâm ra hoài nghi về năng lực hành động của ông.

Nếu một người đã giữ được tâm thế không dám nói hoặc dám nói nhưng chẳng dám làm gì trong suốt một thập niên ngụp lặn nơi chính trường, sẽ có lý do thúc bách nào để nhân vật đó phải mở miệng hay hành động vào cái thời “thiên hạ đại loạn” cùng rủi ro quan chức vọt đến mức cao nhất?

Có thể cho rằng ưu điểm của Nguyễn Thiện Nhân từ khi về Sài Gòn làm bí thư Thành Ủy vào Tháng Năm năm 2017 là lắng hẳn so với thói ồn ào khoa trương của đời bí thư trước là Ðinh La Thăng. Nhưng ba tháng sau khi nhậm chức, ông Nhân lại chưa chứng minh được bất kỳ kết quả thực tế nào, ngoài vài ba tư duy quá trừu tượng như “đưa TP.HCM trở thành Thung Lũng Silicon,” “TP.HCM trở thành thành phố thông minh,” “kiến nghị nâng gấp đôi lương công chức TP.HCM”… hệt thời “đào tạo 2 vạn tiến sĩ” ở ngành giáo dục.

Song một mâu thuẫn kinh khủng ở Việt Nam trong rất nhiều năm qua là chỉ cần “ngoan hiền dễ bảo” là “cứ thế đi lên.” Nếu trước đại hội 12 của đảng cầm quyền vào đầu năm 2016 đã có tin về Nguyễn Thiện Nhân có thể được “ngồi” ghế chủ tịch nước, sẽ không quá ngạc nhiên nếu sang năm sau Tổng bí thư Trọng chọn ông Nhân cho vị trí này. Và nếu sự thể diễn ra đúng như thế, Nguyễn Thiện Nhân sẽ có cơ hội phát huy năng lực và cũng là sở đoản gần như duy nhất của ông từ trước tới nay: nói tiếng Anh với người nước ngoài không cần thông qua phiên dịch.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng “phương án Nguyễn Thiện Nhân” chỉ là phụ. Phương án số một vẫn là Nguyễn Phú Trọng.

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư?

Mới đây, ông Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo Bộ Chính Trị ban hành quy định về tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, trong đó có nội dung có vẻ mang khẩu khí của ông Trọng: “Ủy viên Bộ Chính Trị tuyệt đối không tham vọng quyền lực.”

Nhắc lại, ngay trước khi quyết định cho Trần Quốc Vượng thay Ðinh Thế Huynh được công bố, facebook của blogger Huy Ðức đã trở thành nguồn tin đầu tiên thông báo về tình trạng ông Huynh “bị bệnh.”

Nếu cách hành xử “đúng quy trình” trên được lặp lại, có thể sắp tới người ta sẽ chứng kiến một quyết định nào đó của Bộ Chính Trị về việc “thay thế Trần Ðại Quang.”

Và nếu một nhân vật mang tính tín hiệu khác là Nhị Lê – Phó tổng biên tập Tập chí Cộng Sản, nơi mà Nguyễn Phú Trọng đã từ đó đi lên – tỏ ra có cơ sở lạc quan khi bắt đầu đề cập đến kịch bản “nhất thể hóa” ngay trước đại hội 12, ông Trọng có thể bằng việc “ông Quang bị bệnh” để được tập thể bộ Chính Trị cho “nhất thể” vào cái ghế chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, theo đúng “mô hình Tập Cận Bình” ở Trung Hoa.

Tuy thế, hình như mọi việc vẫn chưa suôn sẻ lắm. Sau một thời gian bị xem là “bệnh,” những ngày gần đây lại xuất hiện tin tức ông Trần Ðại Quang “khỏe lại.” Cùng lúc lại hiện ra một cuộc phản công trả đũa rất lộ liễu của giới dư luận viên ủng hộ Trần Ðại Quang đối với blogger Huy Ðức. Trận phản công mang tính “tàn sát.”

Không biết thực hư như thế nào, chỉ biết rằng cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ đảng vẫn còn lắm cam go, bất ngờ và có thể bể dâu ghê gớm.

Trần Đại Quang “trên giường bệnh” vẫn ra lệnh “siết an ninh mạng”?

Nước đã nổi, dân đồng bằng sông Cửu Long hoan hỉ đón lũ

0
NGUOI VIET

VIỆT NAM (NV) – Không chỉ nông dân An Giang, nông dân Đồng Tháp cũng hăm hở phá đê cho nước tràn vào ruộng vườn. Sau tám năm, đồng bằng sông Cửu Long mới có lũ sớm và lũ lớn.

Năm nay, nước từ thượng nguồn sông Mekong ồ ạt tràn về đồng bằng sông Cửu Long từ đầu tháng 8 và khu vực này chộn rộn vì mừng.

Khác với trước kia, đồng bằng sông Cửu Long càng ngày càng ít có lũ và ít bị lụt. Đó là lý do lượng phù sa bồi đắp cho khu vực này giảm xuống hơn 50%. Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) từng công bố kết quả một cuộc khảo sát, theo đó, năm 1994, lượng phù sa bồi đắp cho khu vực cửa biển của đồng bằng sông Cửu Long khoảng 160 triệu tấn/năm nhưng đến năm 2014 chỉ còn lại chừng 75 triệu tấn/năm.

Các chuyên gia nhiều lần cảnh báo về những đập chắn nước mà Trung Quốc và Lào xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong không chỉ làm đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước mà còn thiếu cả phù sa. Lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ chỉ còn 5% so với ngày xưa. Không có phù sa, đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm nhập, sụt lún, thậm chí tan rã theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Giờ thì nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong ồ ạt tràn về, vừa sớm, vừa mạnh. Theo tờ Thanh Niên thì nông dân đã phá đê, dẫn nước, rước phù sa vào bồi đắp cho 21.000 héc ta ở An Giang, 30.000 héc ta ở Đồng Tháp. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long hoan hỉ khi Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Đồng Tháp dự báo, mực nước tại Tân Châu đã lên đến 3,2 mét vào ngày 23 tháng 8 và có thể lên tới 4,5 mét vào đầu tháng 10.

Nhiều nông dân bảo với báo giới rằng họ vui khi thấy biển nước đỏ quạch dâng cao, nhấn chìm mọi thứ. Lũ, lụt sẽ rửa sạch hóa chất, diệt sạch cỏ dại, phù sa sẽ giúp ruộng vườn thêm màu mỡ. Nhiều loại công việc như đặt lưới, đơm đó, giăng câu,… vốn không thể làm trong nhiều năm qua do thiếu lũ, lụt, giờ hồi sinh. Báo giới Việt Nam dành khá nhiều chỗ cho hình ảnh, tin, bài giới thiệu cơ hội kiếm thêm tiền của nông dân đồng bằng sông Cửu Long khi lũ lớn, lụt nặng.

Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, kể với báo giới kế hoạch “vận động” dân chứng ngưng gieo trồng một vụ, mở bờ bao, cho lũ tràn vào 100.000 héc ta ruộng của tỉnh này để tiếp nhận phù sa.

Chẳng riêng nông dân, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang hăm hở khai thác cơ hội từ lũ, lụt. Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, các doanh nghiệp du lịch bắt đầu đẩy mạnh việc chào bán những tour tham quan đồng bằng sông Cửu Long “mùa nước nổi” (cách gọi thời điểm lũ về, nước dâng cao biến đồng bằng sông Cửu Long thành biển nước). Giá trung bình cho một tour thuộc loại đặc biệt, kéo dài trong hai ngày này là 1,8 triệu đồng/người. Nhiều công ty du lịch ở cả Sài Gòn lẫn đồng bằng sông Cửu Long tin rằng họ sẽ thắng lớn vì chắc chắn du khách sẽ rất thích thú khi được tham gia vào các sinh hoạt thường nhật của dân chúng đồng bằng sông Cửu Long trong “mùa nước nổi”: Chèo xuồng thu hoạch ấu, hái bông điên điển, thưởng thức những món ăn được chế biến từ các sản vật của mùa nước nổi như cá linh non…

Giống như đại diện nhiều công ty du lịch, ông Nguyễn Phú Phúc, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Du lịch của Công ty Du lịch An Giang, xác nhận với tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn rằng, năm ngoái, công ty của ông không khai thác được loại tour này nhưng năm nay thì khác. Nước đã nổi! (G.Đ)

Bắc Hàn phát video tấn công đảo Guam khi Mỹ-Hàn tập trận

0
Tri thuc vn

Tập trận chống khủng bố, hoạt động trong cuộc tập trận Ulchi Freedom Guardian của quân đội Mỹ, Hàn Quốc

Cuộc tập trận Ulchi Freedom Guardian kéo dài đến ngày 31/8 với sự tham gia của hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc.

Thông tấn xã trung ương của Bắc Triều Tiên nói “Điều này nhằm khơi mào cuộc chiến hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên bằng mọi giá.”

Bình Nhưỡng nói “tình hình bán đảo Triều Tiên đã rơi vào giai đoạn nghiêm trọng” cũng bởi hành động mà họ gọi là khinh suất, khơi mào chiến tranh của đế quốc Mỹ nhắm vào miền Bắc.

Thông báo của Bắc Hàn còn cáo buộc Mỹ đang triển khai một loạt vũ khí sát nhân “chưa xác định” trong khuôn khổ “chiến dịch chặt đầu” nhắm đến loại bỏ quyền lãnh đạo tuyệt đối của lãnh tụ tối cao Kim Jong-un.

Không ai có thể bảo đảm rằng lực lượng khổng lồ kia đang tập trung tại Nam Hàn không tiến tới một hành động chiến tranh thực sự, trong khi căng thẳng quân sự đã đạt đến đỉnh điểm trên bán đảo Triều Tiên“, báo cáo của quân đội Bắc Hàn nói.

Hơn nữa, những thủ lãnh cấp cao của lực lượng xâm lược đế quốc Mỹ đã bay đến Nam Hàn để bàn luận chiến tranh. Cuộc hội ý bí mật như thế đang làm tình hình thêm nghiêm trọng“.

Cùng ngày, Bắc Hàn đã phát đi một video tuyên truyền, trong đó giả lập cảnh Bình Nhưỡng phóng tên lửa tấn công đảo Guam như lời đe dọa mấy tuần qua.

Trong video dài 4 phút còn có cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng tại nghĩa trang đầy những ngôi mộ mới cắm chữ thập và phó Tổng thống Mike Pence bị bao trùm bởi lửa.

(Ảnh chụp màn hình Youtube)

Người Mỹ nên mở to mắt, căng tai ra mà sống. Họ sẽ bị giày vò ngày đêm bởi các tên lửa Hwasong-12 mà không biết khi nào chúng sẽ được phóng. Họ sẽ sống trong kinh hãi.”, một đoạn phụ đề của video ghi.

Chúng tôi chỉ mong những người lập pháp Mỹ suy nghĩ thật nghiêm túc về hậu quả rõ như ban ngày (của một cuộc chiến). Thời gian không ủng hộ phía Mỹ“, một dòng phụ đề khác hiện ra khi video chiếu ảnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Cuộc tập trận Ulchi chủ yếu là tập trận mô phỏng máy tính tổ chức vào mùa hè tại Hàn Quốc. Năm nay, 17.500 lính Mỹ và 50.000 lính Hàn Quốc tham gia tập trận, tuy nhiên không có hoạt động bắn đạn thật hoặc vận hành xe tăng trên chiến trường. Mỹ, Hàn Quốc khẳng định cuộc tập trận này chỉ mang tính phòng thủ thuần túy.

Trong một diễn tiến liên quan, một báo cáo Liên Hợp Quốc (LHQ) được Reuters ghi nhận hôm 21/8 cho thấy Bình Nhưỡng đã vi phạm các biện pháp trừng phạt của LHQ bằng cách “cố tình dùng các kênh gián tiếp” để xuất khẩu các mặt hàng bị cấm và đã thu về 270 triệu đô la từ tháng 10/2016 tới tháng 5/2017.

Hôm 5/8 Hội đồng Bảo an LHQ ban hành các lệnh cấm mới đối với Bình Nhưỡng cắt giảm 1/3 tổng giá trị xuất khẩu 3 tỷ đô la thường niên của Bắc Triều Tiên, sau khi nước này phóng thử 2 hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa hồi tháng 7.

Video của Đài truyền hình Trung Ương Bắc Triều Tiên KCNA:

Đức Trí (t/h)