Home Blog Page 1121

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Báo chí Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn

 Thời báo.de
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Báo chí Đức đưa tin Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn

Nhật báo TAZ số ra hôm nay Thứ Tư ngày 30.08.2017 có đăng một bài báo chạy hàng tít lớn: “Người đàn ông của Hà Nội trong cơ quan BAMF“, và hàng tít nhỏ: “Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh -người chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam-  cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) sa thải một nhân viên Việt Nam“.

Ông Christoph Sander -phát ngôn viên của cơ quan BAMF- cho tờ TAZ biết rằng, vào cuối tuần vừa qua cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) đã “chấm dứt ngay lập tức” hợp đồng làm việc với một nhân viên gốc Việt làm việc lâu năm tại chi nhánh BAMF ở Jena-Hermsdorf (miền Đông nước Đức).

Trước đây gần 3 tuần ông Hồ Ngọc Thắng đã bị cơ quan BAMF buộc tạm nghỉ việc để điều tra (nhưng vẫn được trả lương) kể từ ngày 09.08.2017, đúng 2 ngày sau khi tờ TAZ lưu ý BAMF về nhiều bài viết của ông Thắng, đặc biệt là bài “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh?”

Ông Hồ Ngọc Thắng bị tình nghi là có liên can đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cảnh sát hình sự liên bang (BKA) đang điều tra ông Thắng có cung cấp những dữ liệu về Trịnh Xuân Thanh cho mật vụ Việt Nam hay không, vì ông Thắng được phép truy cập hệ thống lưu trữ điện tử về tất cả hồ sơ xin tỵ nạn và hệ thống lưu trữ của sở ngoại kiều về tất cả người nước ngoài. Hiện nay cuộc điều tra vẫn chưa kết thúc.

Cụ thể lý do tại sao ông Hồ Ngọc Thắng bị đuổi việc vĩnh viễn, thì phát ngôn viên của BAMF ông Christoph Sander không thể nói cho tờ TAZ biết được vì luật bảo vệ dữ kiện cá nhân. Tuy nhiên, tất cả các nhân viên của nhà nước Đức đều bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trung thành và trung lập, nếu vi phạm thì có thể bị đuổi việc.

Linh Quang – Thoibao.de

Link bản tin Online của nhật báo TAZ : https://taz.de/Nach-der-Entfuehrung-nach-Vietnam/!5443717/  

 

Đối sách hai mặt của Bắc Kinh trên hồ sơ Bình Nhưỡng

0
VOA

Theo nhận định của chúng tôi, Bắc Kinh đã và đang thực hiện đối sách hai mặt trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên, mà chúng tôi tạm gọi là đối sách “Lá mặt, lá trái” để thủ lợi.

Lá mặt là Trung Quốc bề ngoài cố tạo ra cho chế độ Bắc Triều Tiên “bộ mặt độc lập tự chủ” và mối quan hệ Trung-Triều là quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Do đó vẫn đã, đang và sẽ có thêm nhiều mâu thuẫn giả tạo trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng; và để giải quyết những mâu thuẫn này đảng và nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn phải tỏ ra có nhiều khó khăn, cần nhiều nỗ lực thuyết phục, áp lực theo đường lối ngoại giao thông thường hay đặc biệt, chứ không thể ra lệnh, ép buộc đảng và nhà cầm quyền Bắc Triều Tiên như một công cụ. Nhưng tất cả chỉ là những động tác giả nhằm che đậy “Lá trái”.

Lá trái là thực chất mối quan hệ Trung -Triều là quan hệ bất bình đẳng và lệ thuộc toàn diện. Từ quá khứ trong chiến tranh ý thức hệ, đến hiện tại trong chiến lược toàn cầu mới, Bình Nhưỡng chỉ có chủ quyền trên nguyên tắc,lệ thuộc toàn diện chính trị, kinh tế, quân sự quốc phòng vào chế độ Bắc Kinh trên thực tế. Chính sự lệ thuộc này đã biến Bình Nhưỡng thành công cụ chiến lược một thời của Trung Quốc trong quá khứ cũng như hiện tại. Sự sống còn chế độ Bình Nhưỡng hoàn toàn tùy thuộc vào cách ứng xử của chế độ Bắc Kinh.

Hiện tại thực hiện đối sách “Lá mặt, lá trái” trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh bề ngoài bao lâu nay luôn tỏ ra không tán đồng, chống đối cầm chừng và tham gia có mức độ, lúc mạnh, lúc yếu,các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các hành động thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Thế nhưng bên trong, từ lâu dường như chính Trung Quốc đã là nước duy nhất hay là chính yếu bên cạnh một vài nước khác (như Nga, Iran…) vẫn lén lút bao che, hổ trợ, cung cấp phương tiện, nguyên liệu hay làm thay để Triều Tiên có được và trở thành nước có vũ khí hạt nhân với hai ý đồ:

– Một là để Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân hù dọa theo kiểu “Chén sành đổi chén kiểu” để “tống tiền” Hoa Kỳ và các nước giàu có trong vùng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay quốc tế nói chung (nhận viện trợ để đổi lại việc ngưng các cuộc thử nghiệp hạt nhân…, tạo thế để không bị các nước lớn “Bắt nạt”, trừ Trung quốc(không bắt nạt mà phải vâng lời)

– Hai là để Bắc Kinh có điều kiện và cơ hội được quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, phải cầu cạnh như một nước duy nhất có ảnh hưởng quyết định được đối với Bình Nhưỡng, để có thế làm cao giá mặc cả thủ lợi, khi được yêu cầu làm áp lực hay đứng ra làm trung gian triệu tập các hội nghị đa phương hat song phương với Bình Nhưỡng. Ví dụ các hội nghị sáu bên (Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc với Bắc Triều Tiên) trong quá khứ; hay hội nghị tay đôi giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên trong tương lai, để giải quyết vấn đề thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Thế nhưng sau đôi ba lần hội nghị đa phương bất thành, nay tình hình thực tế trong vùng ngày một căng thẳng khi Bình Nhưỡng bất chấp lệnh trừng phạt gia tăng mức độ của Liên Hiệp Quốc và các động thái quân sự có tính cảnh cáo, răn đe của Hoa Kỳ, tiếp tục thử nghiệm nhiều lần vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo; mà lần gần nhất có tính thách thức là vào đúng ngày dân Mỹ đốt pháo bông mừng quốc khánh July.4th vừa qua, Kim Jong Un đã bắn thử tên lửa ICBM rớt trên mặt biển Nhật Bản. Cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo này được đánh giá là thành công và có khả năng đưa đầu đạn nguyên tử đến Alaska và đảo Guam của Hoa Kỳ. Phải chăng vì vai trò trung gian vẫn còn giá trị lợi dụng đối với Trung Quốc, hay chưa đến lúc đủ lợi cho phép công cụ của mình chấp nhận bất cứ giải pháp nào liên quan đến thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng, nên chưa có kết quả chung cuộc ?

Chẳng thế mà mới đây, qua các cuộc gặp bên lề Hội nghị G-20 ở Hamburg (7 và 8 Tháng Bảy) ở Đức quốc, hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin cùng đề nghị một cách hòa giải giữa Tổng Thống Trump với Kim yong Un, là Bắc Hàn ngưng chế tạo thêm bom hạt nhân và tên lửa đạn đạo; đổi lại, Mỹ và Nam Hàn sẽ ngưng tập trận chung và rút giàn phi đạn chống hỏa tiễn THAAD đi chỗ khác. Phải chăng đây là sáng kiến của họ Tập được Putin tán đồng; có thể là kết quả toan tính thủ lợi gì đó giữa hai người đứng đầu hai cựu cường quốc cộng sản Nga-Hoa, sau ba lần gặp nhau trong vòng sáu tháng qua?

Tất cả những suy luận trên đây của chúng tôi đều dựa trên quan sát diễn biến các sự kiện lịch sử và thực tế: Rằng một chế độ độc tài toàn trị nhỏ yếu, tự cô lập trong nhiều thập niên qua (1948-2017) với thế giới bên ngoài, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, đa số nhân dân sống trong cảnh lầm than, chết đói, chết lạnh thường xuyên; tương phản với đời sống sa hoa, no thừa của giai cấp thống trị và những thành phần dân chúng được tuyển chọn để có hình ảnh tốt đẹp khoa trương tuyên truyền lừa bịp với thế giới bên ngoài; thì làm sao có thể tự tồn trong nhiều thập niên qua, lại có thể tự chế tạo ra được vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm trung, tâm xa, cũng như trang bị nhiều khí tài quân sự hiên đại phô trương sức mạnh quân sự, quốc phòng của Bình Nhưỡng …nếu không có vai trò chủ yếu nuôi sống, hổ trợ mọi mặt chế độ này của Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi cho rằng chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên tồn tại được trong nhiều thập niên qua là dựa chủ yếu vào Trung Quốc và việc chế độ Bình Nhưỡng có được vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo không phải do khả năng tự thân nghiên cứu, điều chế, tích lũy chất liệu chế tạo vũ khí hạt nhân và các nguyên liệu chế tạo các tên lửa tầm trung và tầm xa.

Thực tế, theo suy đoán của chúng tôi, có thể là Trung Quốc từ lâu đã âm thầm huấn luyện nhân sự, cung câp kỹ thuật, chất plutonium và các nguyên vật liệu (hoặc Trung Quốc đã làm thay tất cả rồi bán lại hay viện trợ) để Bình Nhưỡng có được vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo. Trong giai đoạn đầu mọi sự chuẩn bị có thể đã được thực hiện ngay trên đất Trung Quốc để tránh sự phát hiện của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và quốc tế. Sau đó, bước vào giai đoạn thử nghiệm, bắt đầu thiết lập cơ sở chế tạo ở nội địa Bắc Triếu Tiên để rồi vào thời điểm thích hợp bắt đầu cho thử nghiệm như chuyện đã rồi, cố ý lộ ra cho Hoa Kỳ và quốc tế biết, để khởi sự thực hiện ý đồ dùng vũ khí hạt nhân để hù dọa, “tống tiền” Hoa Kỳ và quốc tế ( với Bình Nhưỡng) và thực hiện đối sách hai mặt “Lá mặt lá trái” để thủ lợi (với cả Bắc Kinh).

Nhớ lại thời điểm thích hợp đó được khởi sự đầu tiên vào đúng ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ July 4Th năm 2006, Bắc Hàn đã phóng thử ít nhất là 6 tên lửa trong đó có 5 tên lửa tầm trung và một tầm xa Taepodong-2 mà tầm bắn là 6000 Km, tức có thể phóng tới nhiều phần đất của Hoa Kỳ. Ba tháng sau, vào ngày Mùng 9 tháng 10 năm 2006 Bắc Hàn lại thực hiện một cuộc thử nghiệm bom hạt nhân đầu tiên tại một địa điểm phía Bắc của tỉnh Hamkyon, một vùng thuộc Miền Đông Bắc xa xôi của Bắc Hàn, cách biên giới Trung Quốc khỏang 120Km.

Theo thống tấn xã Bắc Hàn KCNA thì vụ nổ lúc đó được thực hiện ngầm dưới đất và đã thành công mà không có sự rò rỉ phóng xạ. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã họp, nhưng không đạt được thống nhất về một biện pháp chế tài mạnh mẽ nào đối với Bắc Hàn vì có sự ngăn cản của Nga và Trung Quốc. Trung quốc dù cũng lên án việc thử vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn kêu gọi Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán và không chấp nhận biện pháp trừng phạt quân sự đối với Bắc Hàn. Phát ngôn nhân Bộ Ngọai Giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu khi đó nói “ Chúng tôi kiên quyết phản đối dùng quân sự để giải quyết việc trang bị vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên. Đó là quan điểm trước sau như một của chúng tôi”. Mãi sau này, khi Bình Nhưỡng gia tăng các cuộc thử nghiệm hạt nhân, Bắc Kinh mới miễn cưỡng tham gia nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (lá mặt), song vẫn ngầm hổ trợ (lá trái)

Thế nên từ đó đến nay Bắc Triều Tiên đã tiếp tục thực hiện đến cả chục cuộc thử nghiệp hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, bất chấp mọi biện pháp trừng phạt gia tăng cường độ của Liên Hiệp Quốc. Trong khi Bắc Kinh thì vẫn tiếp tục đối sách lập lờ hai mặt “lá mặt lá trái”.

Đến đây có lẽ ai cũng hiểu,vì sao chế độ Bắc Triều Tiên dám ngoan cố và tiếp tục có hành động ngang ngược, thách thức quốc tế như vậy, nếu không phải vì Bắc Kinh đã, đang và tiếp tục là chỗ dựa vững chắc của Bình Nhưỡng? Và như thế mọi biểu hiện mâu thuẫn trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, nhất là trên hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, bao lâu nay đều mang tính giả tạo. Vì nó không đúng với thực chất mối quan hệ bao lâu nay,giữa một cường quốc đại Hán theo chủ nghĩa bá quyền (Trung Quốc) đất rộng (9.632.790 km2), người đông, (khoảngtrên 1 tỷ 300 triệu) đầy tham vọng bá quyền; với một tiểu nhược quốc láng giềng có “sông liền sông, núi liền núi” (Bắc Triều Tiên), đất hẹp (122.762 km2), ít người (khoảng 40 triệu) tự cô lập với thế giới, từ quá khứ đến hiện tại luôn lệ thuộc mọi mặt và đã chấp nhận là công cụ của cường quốc này để sống còn.

Tất nhiên, hơn ai hết các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã biết và chắc phải biết thực chất mối quan hệ Trung-Triều và vai trò của Trung Quốc trên hồ sơ hạt nhận Bắc Triều Tiên. Chẳng thế mà vào Tháng Tư năm nay, khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã “tuýt” rằng ông sẽ trao đổi với nhà lãnh đạo Trung Quốc: Không tấn công thương mại nước Tàu nữa; để đổi lại, họ Tập sẽ dạy bảo Kim Jong Un đừng đi quá trớn.Thế những kết quả trao đổi này vẫn chưa xảy ra trên thực tế. Phải chăng Bắc Kinh muốn mà cả đòi hỏi thêm nữa sự nhượng bộ của Washington, tỷ như đòi Hoa Kỳ và Nam Hàn phải ngưng tập trận chung và rút giàn phi đạn chống hỏa tiễn THAAD đi chỗ khác, rồi mới “Bảo Kim Yong Un” ngưng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo, rồi “ép” phải ngồi vào bàn hội nghị để đi đến giải pháp chung cuộc trên hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên? Nếu giả như Bình Nhưỡng không nghe (hay làm bộ không nghe), Bắc Kinh sẽ “Cắt hoàn toàn nguồn máu” nuôi sống Bình Nhưỡng bấy lâu nay, để chứng tỏ hiệu quả do uy lực, cũng là công sức của mình tạo ra trong việc mặc cả, trao đổi lợi ích với Hoa Kỳ?

Thiện Ý nguyên luật sư tại Sài Gòn trước 1975, hiện là Chủ tịch Câu Lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston.

Mẹ bệnh nhân ung thư gốc Việt được cấp visa Mỹ để gặp con lần cuối

0
VOA

Nguyện vọng cuối cùng của nữ bệnh nhân ung thư Trinh Phan, là được nhìn thấy mẹ cười và cầm tay mẹ lần cuối, rốt cuộc đã được đáp ứng.

Mẹ của chị Trinh Phan mới được cấp visa để gặp con trước khi căn bệnh ung thư phổi cướp đi mạng sống của chị.

Trước đó, mơ ước của nữ bệnh nhân 33 tuổi sống ở San Jose đã biến thành ác mộng khi đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Việt Nam bác đơn xin visa tạm thời của mẹ chị để đến Mỹ thăm chị.

Hôm 29/8, có tin phái bộ ngoại giao Mỹ đã đảo ngược quyết định, và tin này làm cho gia đình chị hết sức vui mừng. Lúc này, kế hoạch đi lại đang được hoàn tất.

Chị Phan hiện nằm tại khu hồi sức của bệnh viện O’Connor và đang ở vào giai đoạn cuối trong cuộc chiến chống chọi với căn bệnh ung thư phổi. Gia đình cho hay chị không còn nhiều thời gian.

Trinh Phan định cư ở Mỹ năm 2002 và trở thành công dân Mỹ năm 2010. Chị có chồng và một con trai 8 tuổi. Lần cuối được gặp mẹ là vào năm 2012.

Theo lời gia đình, mẹ chị Phan – bà Nguyễn Thị Hoa – bị từ chối visa mấy lần vì các viên chức lãnh sự lo ngại bà sẽ tìm cách ở lại Mỹ bất hợp pháp.

Những người thân của chị Phan đã nhờ nữ dân biểu Zoe Lofgren của vùng Vịnh San Francisco giúp đỡ. Họ cũng tiến hành một cuộc thỉnh cầu trên trang Change.org, kêu gọi lãnh sự quán và Tổng thống Trump cấp visa cho bà Hoa. Tính đến hôm 28/8, họ đã thu thập được gần 16.000 chữ ký.

Cũng hôm 28/8, dân biểu Lofgren đã ra tuyên bố cho biết bà sẽ làm mọi điều có thể để giúp cho gia đình chị Phan. Một phát ngôn viên cho văn phòng của bà Lofgren nói trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa không đặt ra một mối nguy tiềm tàng là bà sẽ ở lại quá hạn visa, bởi vì bà còn phải chăm sóc cho chồng ở Việt Nam.

Bản thân nữ dân biểu đã đăng một bức thư trên trang Change.org, cảm ơn những người đã ký thỉnh nguyện thư của gia đình chị Phan. Những cuộc vận động của dân biểu Lofgren hình như đã mang lại hiệu quả.

Chị Phan – một người không hút thuốc – nhận kết quả chẩn đoán hồi tháng 7 là chị bị ung thư phổi di căn giai đoạn 4 và mắc hội chứng suy hô hấp cấp. Tình trạng bệnh của chị đang thay đổi nhanh chóng và hiện chị hoàn toàn lệ thuộc vào thở oxy.

Điều duy nhất gia đình có thể làm là chờ đợi và hy vọng mẹ của chị Phan nhận được visa trước khi quá muộn.

(theo CBSLocal, ABC7News)

Trung Quốc bác bỏ tin châu Phi đứng về phía Nhật trên Biển Đông

0
VOA

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tin cho rằng các nước châu Phi đang đứng về phía Nhật Bản trong nỗ lực của nước này nhằm bảo vệ vùng biển quốc tế trước cách hành xử ngày càng hung hãn của Trung Quốc.

Phát biểu tại một họp báo thường kỳ hôm 28/8, bà Hoa Xuân Oánh nói thông tin đó ‘sai lệch một cách nghiêm trọng so với sự thật’. Trước đó, một bản tin của hãng thông tấn Kyodo, và tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nói rằng các quốc gia châu Phi đứng về phía Nhật Bản trong các vấn đề liên quan tới luật lệ hàng hải trong một cuộc gặp ở Mozambique hồi tuần trước.

Bà Hoa nói vấn đề này đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận tại cuộc họp tiếp nối Hội nghị Quốc tế về Phát triển châu Phi cấp bộ trưởng ở thành phố Maputo, nhưng “chưa bao giờ vượt qua cái gọi là thông cáo của chủ tịch.”

“Đó chỉ là việc ghi lại nội dung các cuộc thảo luận dưới hình thức biên bản cuộc họp. Các nội dung liên quan đến các vấn đề trên biển là do Nhật đơn phương bịa đặt ra. Không chỉ không có quốc gia châu Phi nào đồng ý với lập trường của Nhật mà nhiều nước châu Phi còn lần lượt công khai phản đối,” bà Hoa nói.

Bà Hoa lưu ý rằng khi ngoại trưởng hai nước Nhật Bản và Mozambique xuất hiện cùng nhau tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mozambique Oldemiro Julio Marques Baloi nói rằng diễn đàn Hội nghị Quốc tế về Phát triển châu Phi không thể bị chính trị hóa.

Nữ phát ngôn nhân của Trung Quốc nói bất cứ cuộc thảo luận nào về các vấn đề trên biển đều được giới hạn ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, và điều này có nghĩa là Biển Đông và Thái Bình Dương, là vùng biển đang làm Tokyo ngày càng quan ngại, không nằm trong các nội dung được thảo luận tại diễn đàn này và cũng không có liên quan gì tới các nước châu Phi.

“Nhật Bản cần phải thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với các nước châu Phi và phải dành cho họ sự giúp đỡ chân thành. Nhật Bản không nên áp đặt ý muốn của họ lên các nước châu Phi hay tìm cách chia rẽ các nước này với nước khác,” bà Hoa nói.

Hôm 25/8, hãng tin Kyodo đưa tin rằng tại Maputo, ngoại trưởng Nhật và các nước châu Phi khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật lệ trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Nhật Taro Kono nói duy trì trật tự trên biển dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế như tự do hàng hải, là thiết yếu để duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Nhật Bản sẽ “làm việc hết lòng để tăng cường kết nối giữa châu Á và châu Phi,” Ngoại trưởng Kono hứa. Ông cho biết Tokyo sẽ cố gắng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Phi.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 3% trong quý 2, nhanh nhất 2 năm qua

0
VOA

Kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh hơn trong quý vừa qua, Bộ Thương mại cho hay hôm 30/8. Bộ điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng trước đó lên 3%, mức tăng nhanh nhất trong vòng 2 năm.

Con số được điều chỉnh lại này vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 4% của Tổng thống Trump, nhưng vẫn là mức cải thiện lớn so với con số ban đầu là 2,6% được chính phủ đưa ra hồi tháng trước.

Nó cũng tốt hơn nhiều tốc độ tăng trưởng chưa đến 1,5% trong quý 1. Động lực tăng trưởng của quý 2 phần lớn là nhờ người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn, trong đó mua sắm hàng hóa lâu bền như ô tô và đồ gia dụng đã tăng mạnh. Một động lực khác là đầu tư kinh doanh khởi sắc hơn.

Nhiều nhà kinh tế dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa cuối năm nay. Mức tăng này đủ mạnh để duy trì sự gia tăng về việc làm và tiền lương giúp mang lại sự cải thiện hơn nữa, cùng lúc vẫn giữ cho nguy cơ lạm phát chỉ ở mức thấp vào lúc này.

Nếu nền kinh tế duy trì mức tăng trưởng hiện thời, đó sẽ là một nấc cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng chủ yếu là 2% trong vòng 8 năm qua.

Chênh lệch 1% nghe có vẻ không nhiều, nhưng với nền kinh tế có quy mô 19 nghìn tỷ đôla, sự chênh lệch thật khổng lồ. Mức tăng này cũng có thể giúp tăng tiền lương, vốn đã tăng chậm chạp gây chán nản trong nhiều năm qua.

Tòa Bạch Ốc muốn đẩy nhanh tốc độc phục hồi kinh tế bằng cách giảm thuế, giảm các quy định, thủ tục, và tăng chi tiêu cho hạ tầng cơ sở. Đến nay, nghị trình kinh tế của Tổng thống Trump vẫn chưa trình ra Quốc hội.

Mặc dù vậy, kinh tế Mỹ tỏ ra vẫn lành mạnh, nhất là về khía cạnh việc làm. Khối tư nhân đã đẩy mạnh tuyển dụng trong tháng 8, tuyển thêm 237.000 người, theo con số ước tính của hãng ADP chuyên về xử lý các khoản thanh toán.

Theo kế hoạch, báo cáo việc làm của chính phủ – được theo dõi chặt chẽ, sẽ được công bố hôm 1/9. Người ta kỳ vọng báo cáo sẽ cho thấy tỉ lệ thất nghiệp giữ ở mức 4,3%, mức thấp nhất trong vòng 16 năm.

(theo New York Times, CNN)

Lo ngại tăng nguy cơ Mỹ trả đũa vụ phóng tên lửa Bắc Hàn

0
VOA

Việc Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo bay ngang qua Nhật Bản có thể tăng áp lực lên Washington phải cân nhắc giải pháp bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên trong tương lai, mặc dù không có gì đảm bảo bắn chặn sẽ thành công, giữa lúc các giới chức Mỹ tỏ ra thận trọng về tình trạng căng thẳng leo thang với Bình Nhưỡng tới mức đô nguy hiểm.

Theo một quan chức chính phủ Mỹ, mọi chú ý đang đổ dồn vào triển vọng Mỹ có thể đánh chặn một tên lửa đang bay, sau khi Bắc Triều Tiên một lần nữa thực hiện một trong các vụ phóng thử tên lửa táo bạo nhất từ nhiều năm qua hôm thứ Ba 29/8.

Một quyết định quan trọng như vậy chắc chắn phải được suy nghĩ chín chắn, trước bối cảnh những căng thẳng do các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên gây ra.

Mặc dù Tổng thống Donald Trump vẫn lặp đi lặp lại rằng “tất cả mọi sự lựa chọn đều đang được xem xét,” không có dấu hiệu nào cho thấy có thay đổi chính sách về hành động quân sự của Mỹ.

Việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa Hwasong-12 tầm trung bay ngang qua đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản, nêu bật sự kiện những lời lẽ cứng rắn của ông Trump, và việc ông theo đuổi các biện pháp chế tài gắt gao, và đôi khi phô trương lực lượng quanh bán đảo Triều Tiên, vẫn không răn đe được lãnh tụ Bắc Triều Tiên.

Ông David Shear, cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á nhận định: “Khi thực hiện vụ phóng tên lửa này, ông Kim Jong Un đã thách thức người Mỹ và người Nhật.”

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis tuyên bố quân đội sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào được cho là mối nguy nhắm tấn công lãnh thổ Mỹ hoặc đồng minh.

Hiện chưa rõ liệu Washington có sẵn sàng sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng để đánh chặn một tên lửa như tên lửa đã bay ngang qua Nhật Bản, nhưng không trực tiếp đe dọa lãnh thổ Mỹ.

Về cơ bản, làm như vậy là một hành động của Hoa Kỳ nhằm phô trương lực lượng chứ không là một hành động để tự vệ.

Ông Shear nói:

“Tôi nghĩ rằng trong những sự lựa chọn đang được chính phủ xem xét thì có phần chắc giải pháp đó là một trong những giải pháp đang được xem xét.”

Một số nhà phân tích nói có nguy cơ Bắc Triều Tiên coi đó là một hành động chiến tranh và sẽ trả đũa quân sự, gây hậu quả nghiêm trọng cho Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc, nước láng giềng và đối tác thương mại chính của Bắc Triều Tiên, có phần chắc sẽ phản đối một hành động quân sự trực tiếp của Mỹ.

Nguồn: Reuters

Hình ảnh cảnh sát Mỹ cứu mẹ con gốc Việt trở thành biểu tượng trong bão Harvey

0
VOA

Hình ảnh một thành viên của lực lượng tinh nhuệ Mỹ bế một phụ nữ gốc Việt cùng đứa con nhỏ của chị trên tay ra khỏi khu vực ngập lụt ở Houston đã lan truyền rộng rãi trên mạng trong những ngày qua, và trở thành một biểu tượng đẹp về sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan thi hành pháp luật Mỹ đối với các nạn nhân trong cơn hoạn nạn.

Hình ảnh mà nhiều người cho là “rất cảm động” được phóng viên AP David Philip ghi vào ống kính hôm chủ nhật 27/8. Ảnh chụp Daryl Hudeck, thành viên của đội SWAT Houston, đang giải cứu 2 mẹ con chị Catherine Pham qua khu vực lụt đến ngang đầu gối giữa lúc bão Harvey đang hoành hành dữ dội ở Houston. SWAT, ‘Đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt’, là một đơn vị ưu tú trong các cơ quan thi hành pháp luật Mỹ.

Phóng viên của nhật báo Tin tức Dallas Buổi sáng Luis DeLuca cũng đã ghi lại được khoảnh khắc trong đó đứa con trai 13 tháng tuổi của chị Catherine, Aidan Pham, đang ngủ trong vòng tay của mẹ khi được giải cứu. Hình ảnh đó được mọi người cho là đã làm “ấm lòng” người trong bối cảnh các nạn nhân đang phấn đấu giữa sự sống và cái chết giữa cơn bão tàn khốc nhất từng xảy ra ở Texas trong nhiều thập kỷ qua.

Tờ Dallas News dẫn lời cha của Aidan, Troy Phạm, nói con của anh ngủ ngoan bởi vì Aidan biết rằng nó được an toàn. Tấm ảnh được đăng trên trang nhất của tờ báo số ra ngày thứ Hai 28/8 sau dó được lan truyền trên khắp thế giới.

Sự việc diễn ra nhanh đến nỗi vợ chồng chị Catherine không kịp hỏi địa chỉ liên lạc của vị ân nhân đã cứu mình, bởi vì anh Hudeck ngay sau đó phải đi cứu người khác trong khi toàn khu vực bị ngập lụt.

Chị Catherine và anh Troy Phạm sau đó viết trên trang Facebook cá nhân, gửi lời cám ơn tới thành viên SWAT đã cứu gia đình mình trong khi cả gia đình bị kẹt trên tầng 2 của ngôi nhà của họ ở khu vực phía tây thành phố Houston.

Linh mục Thomas Trần Thiên Ân thuộc giáo xứ La Vang cho rằng hình ảnh này cho thấy con người giúp đỡ nhau bất chấp sắc tộc và màu da, trong khi đây là một vấn đề đôi khi gây chia rẽ sâu xa trong nước.

“Đó là một hình ảnh rất đẹp,” linh mục Thiên Ân nói. “Qua hoạn nạn mới thấy tình người nhiều hơn. Cuộc sống bình thường ở nước Mỹ khi nghĩ rằng người ta thờ ơ, người ta kỳ thị v.v. nhưng thực ra không phải là như vậy. Khi gặp hoạn nạn, họ đều coi mọi người như nhau, họ đều rất trân trọng, họ sẵng sàng ẵm bế mình và giúp đỡ mình.”

Giáo xứ La Vang là nơi đã đón gần 100 người lâm vào cảnh không nhà trong cơn bão Harvey. Linh mục Thiên Ân cho biết nhà thờ không chỉ đón người Việt mà cả những người thuộc các cộng đồng khác kể cả Mỹ và người gốc Latinh. Theo lời linh mục Thiên Ân thì nhà thờ mở cửa đón tất cả những người cần được giúp đỡ.

Lực lượng cứu hộ của chính phủ và quân đội đã đóng góp rất nhiều trong những ngày qua ở Houston, theo anh Kevin Nguyễn, một cư dân ở đây. Anh nói với VOA rằng hình ảnh của một nhân viên công lực giúp đỡ hai mẹ con người Việt đã đoàn kết mọi người và động viên họ giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.

“Khi nhìn thấy hình ảnh đó của một người lính quân đội giúp đỡ như vậy thì nó tạo nên cho tất cả mọi người một ý chí để muốn giúp người khác hơn,” theo anh Kevin. “Nó tạo thêm cho những người khác có tinh thần để giúp đỡ những người khác hơn. Khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy, người ta cũng thấy là tại sao người ta giúp được mà mình không giúp được, thì những người đó sẽ đứng lên ra đường và giúp đỡ người khác.”

Kevin Nguyễn đang cùng một nhóm hơn 20 người Việt ở Houston tình nguyện tham gia công tác giúp đỡ những người khác trong khu vực gặp nạn. Nhóm của anh và nhiều người khác chia sẻ thông tin liên lạc, qua trang Facebook của cộng đồng người Việt ở Houston, thành phố đông người Việt thứ nhì ở Hoa Kỳ, sau California.

Tất cả những sự giúp đỡ này đều miễn phí.

“Có những người đang nhà cao cửa rộng nay chịu cảnh màn trời chiếu đất thì họ cũng phải sẵn sàng chui vào những chỗ ở tệ hại và những người có cơ hội giúp những người khác thì họ chạy xe đến và làm miễn phí hết. Rất ấm lòng,” linh mục Thiên Ân nói với VOA.

Linh mục Thiên Ân cho biết nhóm này giúp bằng nhiều cách từ đồ ăn thức uống tới quần áo và thậm chí nơi tạm trú. Nhiều người trên trang Facebook Người Việt Houston đã tình nguyện chia sẻ chỗ ở của mình với những người bị mất nhà trong cơn bão.

Chị Hoàng Vân, một cư dân khác của Houston, đang giúp đỡ mọi người bằng cách cung cấp lương thực miễn phí cho các nạn nhân của bão Harvey.

“Nhà nào cũng thiệt hại,” theo chị Vân. “Những người may mắn hơn giúp những người kém may mắn hơn mình và cái mà họ cần nhất bây giờ là đồ ăn và nước uống vì họ không đi ra ngoài được.”

Sau khi hoành hành tại bang Texas, bão Harvey đang di chuyển về miền đông về hướng tiểu bang Lousiana, nơi mà cách đây 12, đã trải qua trận bão lịch sử Katrina, đã cướp đi hơn 1.800 sinh mạng.

Phát biểu đầu tiên của Việt Nam về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình

0

Một đại diện của Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, khi được hỏi về vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình hôm 30/8, khẳng định quan điểm của Thủ tướng Việt Nam là “tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp làm ăn tại Việt Nam”.

Đây là phát biểu chính thức đầu tiên của một đương chức chính phủ Việt Nam liên quan đến vụ kiện đang gây chấn động dư luận này.

Theo báo Dân Trí, trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/8, một phóng viên đã đặt câu hỏi với ông Mai Tiến Dũng về vụ kiện của doanh nhân Hà Lan gốc Việt, Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ Việt Nam tại Tòa trọng tài Quốc tế tại Paris, Pháp, đòi bồi thường ít nhất 1,25 tỷ đôla vì đã chiếm đoạt tài sản và nhốt tù ông oan sai.

“Trong vụ này thì Tòa quốc tế đang xem xét, chúng ta cũng phải đợi thôi. Nhưng quan điểm của Thủ tướng là chúng ta tạo môi trường minh bạch, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài”, báo Dân Trí dẫn lời ông Mai Tiến Dũng.

Cuộc họp báo diễn ra 3 ngày sau khi phiên xử đầu tiên kết thúc tại Paris hôm 27/8.

Trước đó (18/8), VOA cũng nhận được trả lời tương tự từ Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Trà đối với gần 10 câu hỏi liên quan đến vụ kiện này rằng: “Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại Việt Nam. Mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Những hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý theo đúng các quy định pháp luật”.

Đây là lần thứ hai ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa trọng tài Quốc tế.

Hiện chưa có kết quả chính thức của vụ kiện này.

Theo thủ tục thông thường, Tòa án Quốc tế đôi khi phải mất đến vài tháng để nghị án và đưa ra phán quyết.

Ông Trịnh Vĩnh Bình là một doanh nhân thành công ở Hà Lan với biệt danh “Vua Chả Giò”. Đầu năm 1990, ông Bình mang gần 2,5 triệu đôla và 96 kg vàng về Việt Nam đầu tư theo chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam.

Sau những thành công nhanh chóng trong kinh doanh, năm 1996, ông Trịnh Vĩnh Bình bị bắt với cáo buộc “trốn thuế”. Sau đó, ông Bình bị kết án 11 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai và tội đưa hối lộ”, bị phạt 400 triệu đồng và bị tịch thu tất cả tài sản được cho là “sang nhượng bất hợp pháp”.

Trong lần kiện đầu tiên, ông Trịnh Vĩnh Bình và Chính phủ Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận ngoài tòa ngay trước phiên xử dự kiến sẽ diễn ra ở Stockholm, Thụy Điển, vào tháng 12/2006.

Theo thỏa thuận này, phía Việt Nam đồng ý bồi thường cho ông Bình 15 triệu đôla, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình về Việt Nam tiếp tục kinh doanh và trả lại toàn bộ tài sản cho ông, với điều kiện ông Trịnh Vĩnh Bình phải yêu cầu dừng vụ kiện và không tiết lộ tin tức cho truyền thông.

Phía Việt Nam sau đó đã thực hiện việc bồi thường, miễn án và cho phép ông Bình ra vào Việt Nam dễ dàng, nhưng không hoàn trả bất cứ tài sản nào cho ông. Đây là lý do mà ông Bình khởi kiện Chính phủ Việt Nam lần thứ hai.

VOA sẽ cập nhật thông tin ngay khi có kết quả chính thức từ những người trực tiếp tham gia trong phiên xử kín của vụ kiện này. Mời quý vị theo dõi thêm trên Facebook và website: voatiengviet.com/trinhvinhbinh

Facebook của giới bất đồng chính kiến đang kiểm tra giới hạn của nhà nước Cộng sản

0
TIẾNG DÂN

Reuters

Tác giả: Matthew Tostevin

Dịch giả: Lê Quốc Tuấn

HÀ NỘI (Reuters) – Tại một quán bar ồn ào, trong những con phố hẹp của Khu Phố Cổ Hà Nội, nhà hoạt động Anh Chí nói “Ở đây không giống như Trung Quốc. Họ không thể chặn Facebook được”.

40.000 người theo dõi trang Facebook của ông làm cho Chí trở thành một trong những nhà phê bình nổi tiếng nhưng không có nghĩa là lớn nhất của Việt Nam, trong một nhà nước cộng sản mà những nỗ lực trấn áp các nhà bất đồng chính kiến đã va chạm với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài.

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tháng này kêu gọi kiểm soát internet nghiêm ngặt hơn khi đối mặt với “các thế lực thù địch” mà ông nói không chỉ đe dọa đến an ninh mạng mà còn “phá hoại uy tín của lãnh đạo đảng và nhà nước”.

Nhưng việc uốn nắn Internet ở một quốc gia trẻ, phát triển nhanh không dễ dàng, đặc biệt khi các công ty cung cấp nền tảng này là từ toàn cầu. Trái lại, Trung Quốc chỉ cho phép các công ty internet địa phương hoạt động theo các quy tắc nghiêm ngặt.

Việt Nam là một trong 10 nước sử dụng Facebook hàng đầu, căn cứ theo số lượng thành viên. Theo khảo sát của các tổ chức truyền thông xã hội We Are Social và Hootsuite, Reuters cho biết có hơn 52 triệu tài khoản đang hoạt động cho các nhà quảng cáo. YouTube và Twitter của Google cũng rất phổ biến.

Như những nơi khác ở Đông Nam Á, các phương tiện truyền thông xã hội củng cố kinh doanh và truyền thông cũng như các nhà phê bình của chính phủ.

Một số nhà bất đồng chính kiến đăng tải bài viết của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội đã bị bắt trong một cuộc đàn áp lớn sau những thay đổi trong hệ thống phân cấp của đảng cầm quyền. Ít nhất có 15 người đã bị bắt trong năm nay.

Các blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được gọi là “Mẹ Nấm”, và Trần Thị Nga đã bị bỏ tù 10 năm và 9 năm. Các nhà phê bình chính phủ cũng phàn nàn về việc bị hành hung bởi những kẻ tấn công và hăm dọa mình.

Nhưng hàng chục nhà hoạt động vẫn bình luận phê bình mỗi ngày.

Một số có hơn 100,000 người theo dõi và ít nhất một người có trên 400.000 người theo đọc, gấp đôi so với trang Facebook của chính phủ và gần 1/10 số đảng viên của Đảng Cộng sản.

“Chúng tôi sử dụng bất kỳ cơ hội nào có được để lên tiếng về các vấn đề môi trường, lãnh thổ, đất đai”, ông Anh Chí 43, một giáo viên, dịch giả và nhà xuất bản có tên thật là Nguyễn Chí Tuyến.

Vào tháng 3, Việt Nam đã cố gắng gây áp lực lên Facebook và Google đòi loại bỏ hàng nghìn nội dung chống chính phủ bằng cách dựa vào các nhà quảng cáo, nhưng tỷ lệ phổ biến vẫn cho thấy sự thành công chỉ hạn hẹp.

Một trong những lý do khiến việc thực hiện khó khăn là vì kinh doanh: từ các nhà sản xuất bia đến doanh nghiệp bảo hiểm, các nhà sản xuất xe máy ồn ào trên đường phố của Việt Nam, truyền thông xã hội là con đường tiếp thị quan trọng cho người tiêu dùng trẻ và ngày càng giàu lên trong một nền kinh tế đang tăng trưởng hơn 6% , một trong những tỷ lệ nhanh nhất ở châu Á.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, mạng xã hội là quan trọng, một cửa hàng hoa lụa mới ở Hà Nội nói với Reuters rằng 95% khách hàng tìm thấy mình qua Facebook hoặc Instagram.

Simon Kemp, người sáng lập công ty tư vấn tiếp thị Kepios nói: “Bạn đã có con cái xây dựng doanh nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội này và đã tạo được những thành công đáng kể.”

Mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu của Alphabet, công ty mẹ của Facebook hoặc Google, Việt Nam là mục tiêu nóng của các nhãn hiệu tiêu dùng toàn cầu. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển nhanh nhất của Facebook theo doanh thu năm ngoái, tăng gần 60%.

Jeff Paine, giám đốc điều hành Liên minh Internet Châu Á, có các thành viên bao gồm Facebook, Google và Twitter cho biết việc kiểm soát Internet chặt chẽ hơn có thể làm suy giảm sáng kiến đổi mới, ảnh hưởng đến tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của nền kỹ thuật số Việt Nam.

Facebook đã không trả lời yêu cầu bình luận. Google từ chối không bình luận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói với Reuters rằng chính phủ ủng hộ Internet nhưng đã cố gắng giảm thiểu các “hành vi gây hại cho người sử dụng, các hành vi bất hợp pháp như kích động bạo lực và lối sống đồi trụy”.

Bài học Trung Quốc

Trung Quốc đã chặn Facebook vào năm 2009 và chỉ cho phép các trang web địa phương như WeChat và Weibo, hoạt động theo luật cấm nội dung tục tĩu, bạo lực hoặc xúc phạm Đảng Cộng sản.

David Bandurski, đồng giám đốc Dự án Truyền thông Trung Quốc và là thành viên của Học viện Robert Bosch ở Berlin, nói: “Trung Quốc đã có thành công đáng kể trong việc kiểm soát cuộc thảo luận.

Ông nói, các công cụ kiểm soát bao gồm việc giám sát chặt chẽ các mạng lớn và các công ty internet địa phương lọc từ khoá. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tuyên bố phải đang điều tra các trang web truyền thông xã hội hàng đầu vì không tuân thủ luật pháp của mình.

Ở Việt Nam Facebook bị ngăn chặn, đôi khi ở những thời điểm nhạy cảm nhưng không được bao lâu.

Shawn Crispin, đại diện Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo, cho biết: “Chính quyền Việt Nam đã cố gắng trong nhiều năm nhưng cho đến nay vẫn không ngăn được các nhà báo và blogger độc lập sử dụng Internet”. “Đó là một trận thua.”

Tuy nhiên, điều đó không ngăn được việc bắt giữ các nhà hoạt động.

Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đã lưu ý trên Facebook rằng khi bị đàn áp, dường như một số nhà hoạt động rút lui khỏi chiến trường, nhưng cô nói rằng mình sẽ không nản lòng.

Cô nói với Reuters: “Tự do có một quy tắc rất vui” Một khi mọi người biết đến giới hạn của tự do, họ sẽ không bao giờ quay lại.”

“Chúng tôi sử dụng bất kỳ cơ hội nào có được để lên tiếng về các vấn đề môi trường, lãnh thổ, đất đai”, ông Anh Chí 43 tuổi, một giáo viên, dịch giả và nhà xuất bản có tên thật là Nguyễn Chí Tuyến nói.

Mất hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, Thứ trưởng Nội vụ nói gì?

vietnamnet

– Liên quan đến việc Bộ Nội vụ làm thất lạc hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, tại họp báo Chính phủ chiều nay, báo chí tiếp tục truy Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng.

Báo Pháp luật TP.HCM hỏi: “Xin Thứ trưởng cho biết, kết quả kiểm tra, xử lý trong việc mất hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh đến nay như thế nào? Cũng liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn được cho rằng làm lộ tài liệu mật, Bộ kiểm tra, xử lý như thế nào?”.

Thông tấn xã Việt Nam cũng đặt câu hỏi: “Tại cuộc họp báo tháng 7, Bộ Nội vụ cho biết đang phối hợp với cơ quan Công an để tìm bộ hồ sơ thất lạc của Trịnh Xuân Thanh. Được biết ngày 28/8 UB Kiểm tra TƯ một lần nữa làm việc với Bộ Nội vụ, vậy nội dung có liên quan đến bộ hồ sơ này không và đã tìm thấy chưa. Việc xử lý kiểm điểm ra sao?

Trong lúc Tổng bí thư chỉ đạo điều tra, làm rõ vụ việc Trịnh Xuân Thanh, việc kiểm điểm một cán bộ Bộ Nội vụ vì cung cấp thông tin liên quan đến Trịnh Xuân Thanh liệu có hợp lý không?”.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trả lời: Vụ việc Trịnh Xuân Thanh đến nay hơn 1 năm. Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ đã có kết luận. Trong quá trình xử lý kết luận có liên quan đến quản lý hồ sơ. Việc này, Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa đã nêu tại kỳ họp báo trước.

Trịnh Xuân Thanh, vụ Trịnh Xuân Thanh, Bộ Nội vụ
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng. Ảnh: Đoàn Bổng

Việc quản lý hồ sơ bổ nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện theo quy định luật Công chức. Khi có kết luận của Bộ Công an, cơ quan thẩm quyền sẽ có kết luận cụ thể, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đến báo chí.

Còn việc cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật như Quyết định 09 của Thủ tướng, đặc biệt Thông tư 36 của Bộ Công an có quy định việc cung cấp thông tin cho báo chí như thế nào, ai được cung cấp. Quyết định 09 của Chính phủ vào 9/2/2017, Quyết định 25 của Thủ tướng năm 2013 quy định rõ người nào có thẩm quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Ngoài quy định thẩm quyền như vậy, theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền, của Bộ Công an phải xử lý theo quy định pháp luật. Hiện nay chưa có kết luận cụ thể cá nhân nào nên chúng tôi chưa thể nói.

Cuộc kiểm tra của UB Kiểm tra với Bộ Nội vụ mới đây, hôm đó tôi không dự. Đề nghị chờ kết luận điều tra vụ việc này. Cũng như vụ việc liên quan Trịnh Xuân Thanh, lạc hồ sơ, lọt thông tin và những khuyết điểm cần phải có kết luận, xử theo quy định pháp luật ai làm mất, thất lạc thế nào, ai có thẩm quyền cung cấp thông tin, ai vi phạm quy định.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ CP tháng 7, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa cho biết: Liên quan đến hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh, vấn đề thất lạc hay không vẫn đang trong quá trình kiểm điểm, điều tra của cơ quan Công an, khi có kết quả chúng tôi sẽ thông báo.

“Bộ Nội vụ nhận được 2 bộ hồ sơ, một bộ có dấu đỏ từ Hậu Giang đề nghị phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch tỉnh. Văn thư Bộ Nội vụ có đóng dấu “công văn đến” một bản. Bản gốc chúng tôi vẫn còn, bản đóng dấu công văn đến bị thất lạc. Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an kiểm điểm, điều tra các tổ chức, cá nhân có liên quan”, ông Thừa nói.

Về việc thanh tra tài sản của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái Phạm Sỹ Quý, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra.

Thời hạn kết luận thanh tra đã quá hạn, hiện nay đang trong quá trình hoàn thiện, kết luận và sẽ công bố sớm về khối tài sản thế nào, kê khai ra sao.

Thứ trưởng Nội vụ nói về thông tin hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh thất lạc

Thứ trưởng Nội vụ nói về thông tin hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh thất lạc

Liên quan việc hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh bị thất lạc, Bộ Nội vụ vẫn đang trong quá trình kiểm điểm.

Trịnh Xuân Thanh: Tôi về đầu thú để đối diện với sự thật

Trịnh Xuân Thanh: Tôi về đầu thú để đối diện với sự thật

Trả lời trên kênh VTV1, Trịnh Xuân Thanh cho biết quay về Việt Nam đầu thú để đối diện với sự thật.

Bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh

Bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh

Cơ quan điều tra, Bộ Công an đã ra lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Xuân Thanh.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh như vậy

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh như vậy

Sau Đại hộ Đảng 12, nhiều vụ án lớn như vụ Trịnh Xuân Thanh được Tổng bí thư trực tiếp chỉ đạo. Chưa bao giờ chúng ta làm mạnh như vậy.

Trịnh Xuân Thanh: Từ chiếc Lexus biển xanh đến ngày đầu thú

Trịnh Xuân Thanh: Từ chiếc Lexus biển xanh đến ngày đầu thú

Tính từ ngày Trịnh Xuân Thanh gửi đơn xin nghỉ phép lần 1 từ 25-29/7/2016 để đi nước ngoài trị bệnh đến ngày ra đầu thú là tròn 1 năm.

Thu Hằng