Home Blog Page 1111

Qua lời chúc mừng Quốc khánh 2/9, Tổng thống Đức lưu ý Việt Nam về Nhà nước Pháp quyền

Hiếu Bá Linh

3-8-2017

Mặc dù khủng hoảng ngoại giao giữa 2 nước sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng hôm qua nhân ngày Quốc khánh Việt Nam 02.09 Tổng thống CHLB Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang. Dưới đây là nguyên văn bản gốc tiếng Đức và bản dịch:

Tổng thống Đức Steinmeier đã chúc mừng Chủ tịch Trần Đại Quang nhân dịp Quốc khánh:

Thưa Ngài Chủ tịch,

Nhân dịp Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt nhân dân Đức tôi xin gửi đến Ngài và nhân dân đất nước Ngài những lời chúc mừng.

Từ hơn 40 năm nay hai nước chúng ta vun đắp mối quan hệ song phương chặt chẽ. Tôi muốn khích lệ Việt Nam tiến bước một cách kiên trì trên con đường hiện đại hóa và tăng cường nhà nước pháp quyền.

Thưa Ngài Chủ tịch, tôi chúc Ngài và người dân đất nước Ngài hạnh phúc và thịnh vượng.

Frank-Walter Steinmeier

Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức

Bản dịch điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier

Bundespräsident Steinmeier hat Präsident Tran Dai Quang zum Nationalfeiertag gratuliert:

„Herr Präsident,

zum Nationalfeiertag der Sozialistischen Republik Vietnam übermittle ich Ihnen und den Bürgerinnen und Bürgern Ihres Landes, auch im Namen meiner Landsleute, meine Glückwünsche.

Unsere beiden Länder pflegen seit mehr als 40 Jahren enge bilaterale Beziehungen. Ich möchte Vietnam ermutigen, auf dem Weg der Modernisierung zielstrebig voranzuschreiten und Rechtsstaatlichkeit zu stärken.

Ihnen, Herr Präsident, und Ihren Mitbürgerinnen und Mitbürgern, wünsche ich Glück und Wohlergehen.

Frank-Walter Steinmeier

Präsident der Bundesrepublik Deutschland‘‘

Bản gốc tiếng Đức điện thư chúc mừng của Tổng thống Đức Steinmeier

Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.

Cần nhớ, trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, hồi đầu tháng 7 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đích thân thỉnh cầu bà Thủ tướng Đức Merkel giúp đỡ việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng bà Thủ tướng Đức Merkel đã từ chối và viện dẫn rằng, thủ tục dẫn độ phải làm đúng theo những chuẩn mực của nhà nước pháp quyền. Bà không có quyền và cũng không có thể can thiệp vào thủ tục này được.

Nhật báo Bild, số báo Online ra khuya Thứ Thư 16/08/2017 đưa tin đích thân Thủ tướng Phúc thỉnh cầu Thủ tướng Merkel cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: Bild

Ngoài ra từ nhiều năm nay, trong viện trợ phát triển cho Việt Nam có chương trình „Đối thoại Đức – Việt về nhà nước pháp quyền“, nhằm giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhà nước pháp quyền.

Điện thư chúc mừng Quốc khánh 02.09 của Tổng thống CHLB Đức Steinmeier, bản chính và bản dịch, đã được Đại sứ quán Đức cho đăng trên Facebook của Đại sứ quán Đức, nhưng KHÔNG đăng trên trang web chính thức của Đại sứ quán Đức, mà trên đó (ngay trang chính) vẫn còn đăng Tuyên bố của Bộ ngoại giao CHLB Đức khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc:

Ảnh chụp màn hình trang web chính thức của Đại sứ quán Đức ở Hà Nội. Nguồn: Vietnam Diplo

CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ?

0

QUỐC KHÁNH 2/9/2017 – TRUNG QUỐC ĐƯA QUÂN VÀO TẬP TRẬN BẮN ĐẠN THẬT TRONG VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, CÁCH ĐÀ NẴNG 75 HẢI LÝ.

NĂM 2014 – Dàn khoan 981.

1/5/2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế/thềm lục địa của Việt Nam.

Nhân dân phẫn nộ. Nhiều người dân xuống đường phản đối. Nhiều cuộc xuống đường đã bị ngăn chặn, Một số người đã bị hành hung. Nhiều người đã bị bắt lên xe bus đưa về đồn công an.

NĂM 2014, CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ?

Việt Nam đã triệu Đại biện sứ quán Trung Quốc lên trao công hàm phản đối, yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan và tàu hộ vệ.

Ngày 12 tháng 5, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh mời Tổng lãnh sự Trung Quốc Sài Văn Duệ đến để phản đối việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, trong đó có tàu quân sự và nhiều lượt máy bay trinh sát, quân sự hoạt động hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 11 tháng 5 tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24 ở Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên công khai tố cáo Trung Quốc về việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng hơn 80 tàu đi vào vùng biển Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.

Ngày 13 đến 15 tháng 5, thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã đến Bắc Kinh để “trao đổi thẳng thắn các vấn đề giữa hai nước”.[54]

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14 tháng 5 ra thông báo Hội nghị Trung ương 9 trong đó có đoạn: Ban Chấp hành Trung ương theo dõi sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam – Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước….

Ngày 15 tháng 5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố Việt Nam đã đưa công hàm phản đối Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc

Ngày 20 tháng 5 phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc tại Genève đã gửi thông cáo đến Văn phòng Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác cũng như các cơ quan báo chí có trụ sở tại Genève, về sự kiện “Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại Biển Đông”

Ngày 31/5/2014, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Bắc Kinh không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong công hàm này, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực.

TQ tập trận trên biển trước đó. Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

NĂM 2017 – QUỐC KHÀNH VIỆT NAM – Trung quốc đưa quân vào tập trận bắn đạn thật (28/8 – 4/9/2017) tại Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, cách Đà Nẵng 75 hải lý, cấm tầu bè của ta trong một vùng biển hơn 11000 Km2.

NĂM 2017, CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ?

31/8/2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.

Như vậy, sau 03 ngày Trung quốc mang quân vào nổ súng trong Vùng Biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nhưng Việt Nam mới chỉ tuyên bố là ‘hết sức quan ngại’, là ‘mọi hoạt động của nước ngoài… cần phải tuân thủ LPQT’, và ‘đề nghị TQ chấm dứt và không lặp lại hành động này’ (!)

Tuyên bố như vậy, quá yếu ớt, nếu như không nói là với tâm thức sợ hãi ! Giặc vào nhà, nhưng vẫn đề nghị giặc đừng làm thế, nên tôn trọng pháp luật !

Đành rằng Việt Nam phải nỗ lực để không để xẩy ra chiến tranh. Nhân dân Việt Nam hoàn toàn không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, không thể giữ hòa bình bằng cách chấp nhận cho ngoại bang xâm lăng bờ cõi, biển đảo mà cha ông chúng ta đã bảo toàn bằng xương máu của bao nhiêu thế hệ ! Chưa đủ sức đối đầu với kẻ xâm lược bằng vũ lực, Việt Nam vẫn có thể đối đầu với Trung Quốc bằng pháp lý, bằng đấu tranh ngoại giao để bảo vệ bờ cõi biển đảo !

Nếu như trong những ngày tới Chính quyền Việt Nam không có những hành động đấu tranh ngoại giao trực diện với Trung Quốc, cũng như trên các diễn đàn quốc tế, và đặc biệt là tại Liên Hợp quốc – thì có thể thấy rõ sự yếu đuối, sợ hãi của Chính quyền lần này được thể hiện rõ nét hơn rất nhiều so với sự kiện Dàn khoan 981 năm 2014.

ĐÁNH GIÁ HÀNH VI CỦA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2014.

Theo dòng sự kiện từ năm 2014 đến nay, không khó khăn để thấy rằng hành động của Trung Quốc ngày càng lấn tới cả về mặt không gian trên biển (xâm chiếm trọn Biển Đông và các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) cũng như cường độ và tính chất hành vi xâm lấn (tuyên bố cấm đánh bắt hải sản ở các vùng biển Hoàng Sa, đưa dàn khoan ở các vùng biển Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam; quân sự hóa các đảo/bãi đá thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; dùng các loại tầu săn đuổi, đánh chìm tầu cá của ngư dân Việt nam; ngăn cấm, buộc Chính quyền Việt Nam chấm dứt hợp tác với các nước khác thăm dò khai thác dầu khí trên Thềm lục địa Việt Nam; và lần này, tập trận bắn đạn thật ngay trong Vùng Đặc quyền Kinh tế Việt Nam). Đặc biệt nghiêm trọng, trong tháng 8/2017, Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật, diễn tập đổ bộ tại vùng biển quần đảo Lôi Châu, phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, theo hướng về phía Tây, sát với biện giới Việt Nam, với sự tham gia của đầy đủ hải, lục, không quân. Trên mặt trận truyền thông, không ít những phát biểu của tướng lĩnh/chính khách Trung Quốc đã lớn tiếng cho rằng đánh thắng Việt Nam trong thời gian ngắn, hù dọa/răn đe cho rằng Việt Nam lôi kéo Hoa Kỳ và các nước khác để chống Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Ngay từ năm 2014 – dư luận công chúng đã mong muốn Chính quyền Việt Nam phải có hành động pháp lý chống lại những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính phủ Việt Nam cũng đã từng tuyên bố để ngỏ khả năng khởi kiện Trung Quốc ra trước các cơ quan tài phán quốc tế. Philippines đã đi trước Việt Nam trong cuộc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc. Các kết luận trong Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế – là rất có lợi cho Việt Nam để tham chiếu nếu khởi kiện Trung quốc. Không hiểu vì lý do gì, Chính quyền Việt Nam cho đến nay dường như bỏ qua việc khởi kiện Trung Quốc !

Phải chăng, vì thế mà Chính quyền Việt Nam ngày càng tỏ ra nhún nhường, không dám đối đầu trực diện về mặt pháp lý và ngoại giao với Trung Quốc ?

Mong sao, Chính quyền Việt Nam ngộ ra một thực tế là: Việt Nam càng lùi bước, Trung Quốc càng lấn tới ! Nếu Việt Nam tiếp tục nhượng bộ, Trung Quốc sẽ chiếm trọn Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa ! Dân tộc Việt Nam sẽ không còn cơ hội mưu sinh trên các vùng biển, đảo mà bao thế hệ kể từ Chính quyền Triều đình Nhà Nguyễn đã gây dựng và bảo vệ !

NĂM 2017, CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trong Vùng ĐQKT của Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc KHÔNG DÙNG VŨ LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ theo quy định của Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm nghiêm trong các quy định về Vùng ĐQKT Việt Nam theo Công Ước LHQ năm 1982 về Luật Biển.

Chính quyền Việt Nam cần tiến hành ngay một số hành động như sau:
– Công hàm gửi cho phía Trung Quốc, phản đối hành động tập trận bắn đạn thật trong Vùng ĐQKT của Việt Nam;
– Công hàm gửi cho ông Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, tố cáo hành vi Trung Quốc dùng vũ lực tại Vùng ĐQKT của Việt Nam;
– Công hàm gửi Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, phản đối và yêu cầu ban hành Nghị quyết lên án hành vi của Trung Quốc dùng vũ lực, đe dọa bằng vũ lực chống lại CHXHCN Việt Nam. Cho dù Trung Quốc, thành viên thường trực của HĐBA LHQ sẽ dùng quyền phủ quyết (veto), Nghị quyết có thể không ban hành được, nhưng công luận quốc tế sẽ lên án hành vi này của Trung Quốc.
– Công hàm gửi tới ASEAN, EU chính thức thông báo quan điểm của Việt Nam phản đối hành vi Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trong Vùng ĐQKT của Việt Nam.

Đồng thời, Chính quyền Việt Nam cần khẩn trương tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khởi kiện Trung Quốc ra trước cơ quan tài phán quốc tế thích hợp.

Cuối cùng, xin đặc biệt lưu ý Chính quyền Việt Nam về nhận định có tính lịch sử của cố Thủ tướng Anh, Ngài Winston Churchill : “ Một dân tộc mà né tránh chiến tranh bằng cách chịu nhục, thì rồi dân tộc ấy sẽ phải lãnh đủ cả hai thứ, cả chiến tranh và sự nhục nhã” !

Hà nội, 2/9/2017.
LS.TS. Hoàng Ngọc Giao

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông: Việt Nam đang bị dồn vào chân tường

0
FB Trương Nhân Tuấn

2-9-2017

Việc hải quân TQ đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của VN), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của TQ. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003 TQ đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của VN, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014 TQ cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của VN, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của VN là 120 hải lý.

Theo tôi, đã quá trễ để VN có thể “làm cái gì đó” để ngăn cản hành vi của TQ trong tương lai. Bởi vì các hành vi của TQ (từ sau Thế chiến II) thể hiện trên thực tế là phản ảnh yêu sách “chủ quyền” hai quần đảo HS và TS của TQ.

Địa điểm của các giàn khoan Kantan 03, HD 981… đều thuộc về phía bên kia (bên TQ) đường trung tuyến phân chia giữa bờ biển VN với cụm đảo Hoàng Sa.

Tức là, TQ chủ trương cụm đảo HS vừa có hiệu lực “vùng nước quần đảo”, vừa có hiệu lực đảo 100% theo điều 121 UNCLOS.

VN không có cách nào để đối phó.

Thứ nhứt, không ai có thẩm quyền để cấm TQ đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa có hiệu lực vùng biển kinh tế độc quyền. Đặc biệt là VN, bên không có tư cách để yêu cầu. Bởi vì VN đã có chủ trương tương tự như vậy. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, VN không thể cấm TQ làm cái mà VN đã (và đang) làm.

Thứ hai, phán quyết của Tòa CPA tháng bẩy năm 2016 đã không được đa số các nước ủng hộ. Nguyên nhân là Tòa đã có ý kiến về hiệu lực biển (điều 121) của các đảo thuộc cụm Trường Sa.

Theo Tòa, không có cấu trúc địa lý nào ở TS có hiệu lực là “đảo” để có thể yêu sách vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý).

Nếu điều này áp dụng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại yêu sách biển của họ.

Phán quyết của Tòa CPA đã đi ngược lại nội dung nhiều kết ước phân định biển giữa các nước trên thế giới đồng thời mâu thuẩn với nhiều “án lệ” của các Tòa quốc tế. Bởi vì thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều đảo, nhỏ hơn các đảo ở TS, cũng được hưởng 100% vùng Kinh tế độc quyền.

Đến nước này, VN bị dồn vào chân tường, là hệ quả của chính sách ngoại giao phá sản.

Cái gọi là “quốc tế hóa Biển Đông”, hơn 10 năm nay tôi cho rằng nó sẽ thất bại. Thời điểm này cho thấy đã 100% là thất bại.

Kiện thì VN không có tư cách kiện. Cứ mỗi lần có “lùm xùm” với TQ, ta liền nghe các học giả VN “hốt thuốc an thần” VN sẽ đi kiện.

Nếu có nghiên cứu chút ít về lịch sử tranh chấp HS và TS và luật quốc tế. Ta phải (chua xót) nhìn nhận rằng VN hôm nay kiện là để thua.

Thật vậy. Chỉ cần xét các “bằng chứng” mà phía TQ đưa ra (tại LHQ năm 2014 nhân vụ giàn khoan HD 981), ta thấy tất cả các chứng cứ đều đến từ VN. Nào là công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, nào là sách giáo khoa, bản đồ do VN in ấn… Các tài liệu này khẳng định VN ủng hộ chủ quyền của TQ ở HS và TS.

Tập quán quốc tế cho thấy một quốc gia, một cách dễ dàng, bị mất chủ quyền lịch sử tại một vùng lãnh thổ. Trường hợp tranh chấp giữa Singapour và Mã Lai về chủ quyền đảo Pedra Branca là thí dụ điển hình.

Trường hợp quốc gia mất chủ quyền lịch sử phần lớn do “thái độ” của quốc gia và tính “efffectivité” của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó.

Xét cả hai phương diện, VN hiện nay thỏa mãn cả hai điều kiện (để mất chủ quyền HS và TS).

Từ hơn 15 năm trước tôi đã cảnh báo VN phải “khẳng định chủ quyền” HS và TS, qua biện pháp “hòa giải quốc gia” để “kế thừa” VNCH. Chỉ khi kế thừa VNCH thì VN hôm nay mới có “chính danh” để đòi chủ quyền ở HS và TS.

Các học giả của VN, ba chớp ba nháng, “cóp py” các ý kiến của tôi. Nhưng không thấy ai “nên thân”, vì hầu hết ai cũng xúi VN hôm nay “nhìn nhận” thực thể “quốc gia VNCH”.

Họ làm vậy vì thể thức “hòa giải quốc gia” xem ra rất khó khăn. Vì nó đặt trên nền tảng thiết lập lại sự thật lịch sử.

Họ làm vậy là do các tài liệu của tôi công bố, trong đó có tài liệu học giả quốc tế đặt vấn đề “VN hiện nay làm sao có thể kế thừa quốc gia mà họ chưa bao giờ nhìn nhận ?”

Các học giả VN nghĩ rằng khi “nhìn nhận quốc gia VNCH” thì đã thỏa mãn các điều kiện để “kế thừa”.

Đâu có đơn thuần như vậy. Việc này tôi đã nói nhiều lần, không nhắc lại.

Bởi vì, nếu kế thừa dễ như vậy, tại sao VN không đi kiện ? TQ đã có vô số các hành vi lấn lướt, như vụ buộc giàn khoan Repsol rút lui trong tháng này, hay việc TQ đang tập trận ở ngoài khơi Đà Nẵng… đều là các “cớ” để VN đi kiện.

VN vẫn tin tưởng vào các nhà ngoại giao và giàn học giả đại tài của mình.

Tôi chỉ mong muốn rằng những gì tôi nói và đã nói, từ 15 năm nay, là sai.

Điều đau đớn là mình thấy mất nước từ từ, như con trăn đang nuốt con mồi lớn. Từ từ, chầm chậm, như tầm ăn dâu, như xắt lát xúc xích…

”Nước nhỏ phải hành xử như một nước nhỏ”

0
TIẾNG DÂN

LS Nguyễn Văn Thân

309-2017

Vào đầu tháng 7 vừa qua, tờ báo The Strait Times của Singapore đã đăng tải một bài viết mang tựa đề ”Qatar: những bài học lớn cho một quốc gia nhỏ” (Qatar: big lessons for a small country) của Giáo Sư Kishore Mahbubani Trưởng khoa Trường Công Chánh Lý Quang Diệu thuộc Đại Học Quốc Gia Singapore. Gs Mahbubani từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu làm việc cho Bộ Ngoại Giao Singapore hơn 33 năm.

Bài viết này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi và mạnh mẽ trong giới tinh hoa, trí thức của Singapore về chính sách ngoại giao của đảo quốc sư tử này trong thời gian gần đây trước sự cạnh tranh chiến lược ngày càng khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Gs Mahbubani rút ra 3 bài học từ Qatar. Bài học thứ hai và thứ ba thì không có gì đáng tranh cãi đó là các nước nhỏ nên trân quý và tích cực yểm trợ các cơ chế đa phương chẳng hạn như ASEAN hoặc Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế. Nhưng bài học thứ nhất là “nước nhỏ phải hành xử như một nước nhỏ” tạo ra một làn sóng dư luận phản đối mạnh mẽ từ những nhân vật cao cấp nhất vì đụng chạm đến chính sách ngoại giao của Singapore hiện nay.

Trong tháng 6 năm nay, một số nước Ả Rập gồm có Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain, United Arab Emirates bất ngờ tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar viện dẫn lý do là Qatar ủng hộ tổ chức Muslim Brotherhood mà họ cho là khủng bố, duy trì quan hệ tốt với Iran và can thiệp vào việc nội bộ của họ. Qatar đã phủ nhận các cáo buộc này.

Qatar là một quốc gia nằm trong vịnh Persian chỉ có biên giới đất liền với Saudi Arabia. Diện tích của Qatar là 11,500 cây số vuông với dân số khoảng 2.6 triệu so với Saudi Arabia là 2,150,000 triệu cây số và 33 triệu dân. Tuy là một nước nhỏ nhưng Qatar có GDP mỗi đầu người cao nhất thế giới hơn 66,000 Mỹ kim nhờ có mỏ dầu hỏa. Qatar cũng  cho phép Mỹ duy trì căn cứ hải quân lớn nhất trong vùng vịnh với hơn 10,000 lính Mỹ đóng quân thường trực tại căn cứ Al Udeid Air Base. Nhà nước Qatar lập ra Al Jareeza là một cơ quan truyền thông quốc tế phát hình và xuất bản trên mạng bằng hai thứ tiếng Ả Rập và Anh ngữ có văn phòng đại diện trên 80 quốc gia khắp thế giới.

Gs Mahbubani cho rằng Qatar đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng đó là không nhận thức được họ là một nước nhỏ và hành xử như một trung cường trên trường quốc tế. Vào năm 2011, Qatar quyết định cấm vận Syria để trừng phạt chế độ Bashar al-Assad. Ngạc nhiên hơn là vào năm 2014, Qatar tham gia liên minh gồm có Mỹ và các quốc gia trong liên hiệp Ả Rập đánh bom tấn công Syria. Theo Mahbubani, Qatar đã quên một nguyên tắc vĩnh cửu của chính trường quốc tế là ”nước nhỏ phải hành xử như một nước nhỏ” như nhà sử gia lừng danh Thucydides từng nói: “lẽ phải làchân lý của những kẻ mạnh. Kẻ mạnh sẽ làm những gì họ muốn và kẻ yếu sẽ gánh chịu những gì họ phải chịu”. (Right, as the world goes, is only in question between equals in power, while the strong do what they can and the weak suffer what they must).

Vào tháng 11 năm 2016, Hồng Kông dưới sự chỉ đạo của Bắc Kinh đã giữ lại 9 chiếc xe thiết giáp của Singapore để bày tỏ thái độ bực mình với quan điểm của Singapore liên quan tới phán quyết của Tòa Trọng Tài về vụ kiện Đường 9 đoạn. Singapore cũng không nhận được thiệp mời của Tập Cận Bình tham dự Diễn Đàn Đới Lộ vào tháng 5 năm nay tại Bắc Kinh. Mahbubani cho rằng lãnh tụ của Singapore hiện nay không có tầm vóc của Lý Quang Diệu. Do đó Singapore không nên quá tích cực trong việc kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài đặc biệt là khi chính nguyên đơn Phi Luật Tân dưới thời của Duterte không muốn nhắc tới nó. Đúng là Singapore nên theo đuổi một lập trường “nguyên tắc và nhất quán”, nhưng không nên lên tiếng bảo vệ nguyên tắc khi hai siêu cường đang trong tư thế gườm nhau. Trong một khu rừng, không có con vật nhỏ nào đứng ra cản đường một con voi đang lồng lộn trừ khi con voi đó xông vào lãnh thổ của nó.

Rõ ràng là Mahbubani nhìn thấy một vài điểm tương đồng giữa Singapore và Qatar. Cả hai đều có GDP mỗi đầu người nhất nhì thế giới nhưng là nước nhỏ dựa trên kích thước diện tích và dân số. Cả hai đều có theo đuổi một chính sách ngoại giao tích cực và năng động. Và theo Mahbubani, nếu không thận trọng thì Singapore có thể gặp khó khăn như Qatar.

Thoạt nghe qua thì những lời khuyến cáo này có vẻ khá hợp lý nhưng lập luận của Mahbubani đã gặp phải sự phản ứng và phản đối mạnh mẽ từ nhiều nhà trí thức và quan chức cao cấp gồm có Bilahari Kausikan cựu Thư Ký Thường Trực Bộ Ngoại Giao, Đại Sứ Lưu Động Ong Keng Yong và Bộ Trưởng Tư Pháp và Nội Vụ K. Shanmugam. Họ khẳng định là Singapore không thể tồn tại và phát triển thịnh vượng như ngày hôm nay nếu theo đuổi chính sách ”ngoại giao nước nhỏ” theo công thức của Mahbubani. Họ cho rằng đánh đồng Qatar với Singapore là một sự so sánh khập khiễng vì tuy kích thước tương tự nhưng hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau. Singapore có quan hệ khá tốt và chặt chẽ với các thành viên quốc gia trong khối ASEAN, khác với quan hệ giữa Qatar và khối Ả Rập. Tỷ  lệ giao thương so với GDP của Singapore cao nhất thế giới chẳng hạn như GDP 2015 trị giá khoảng 300 tỷ Mỹ kim nhưng xuất nhập khẩu lên tới hơn 900 tỷ. Có nghĩa là giao thương cao hơn GDP gấp 3 lần. Do đó, tự do lưu thông hàng không và hàng hải dựa trên luật pháp và tập quán quốc tế trong một hệ thống trật tự toàn cầu là quyền lợi cốt lõi nếu không muốn nói là sống còn đối với Singapore.

Trong phiên họp ASEAN tại Hà Nội vào năm 2010, Dương Khiết Trì lúc đó là ngoại trưởng đã nói với các ngoại trưởng ASEAN là ”Trung Quốc là một nước lớn, quý vị chỉ là những nước nhỏ” rồi nhìn chòng chọc vào mắt của George Yeo ngoại trưởng Singapore thời bấy giờ. George Yeo đáp lễ bằng cách nhìn chòng chọc lại vào mắt Dương Khiết Trì. Các nhà ngoại giao Singapore nhận thức được rằng một khi họ để cho quốc gia của họ bị bắt nạt thì quốc gia của họ mãi mãi sẽ bị bắt nạt.

Dĩ nhiên là không có ai ngu dại đi kiếm chuyện với một gã khổng lồ. Thật ra, tất cả các quốc gia trong khối ASEAN chỉ có thể tự vệ trước sự xâm lấn và hiếp đáp của Trung Quốc. Lịch sử Hy Lạp cũng có bài học về chính sách ”trung lập” của nước nhỏ. Melos là một nước nhỏ. Khi hai cường quốc lân bang là Athens và Sparta chuẩn bị đánh nhau vào năm 416 trước Công Nguyên, Athens gửi sứ giả đến Melos yêu cầu họ phục tùng. Tuy cùng chung sắc tộc với Sparta, Melos chọn lập trường trung lập và đáp rằng họ không ủng hộ Sparta và Athens hãy để cho họ đứng ngoài vòng chiến. Sứ giả Athens lập luận rằng nếu làm vậy thì Athens sẽ mất đi uy lực của một nước lớn. Thái độ dật dờ của Melos dẫn đến hậu quả là họ bị Athens tiêu diệt. Tất cả đàn ông Melos bị hành quyết. Phụ nữ và trẻ em thì bị bán làm nô lệ.

Ngoại Trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cũng đã lên tiếng xác nhận là một nước nhỏ, Singapore không thể để bị bắt bạt. Ông đưa ra 5 nguyên tắc căn bản trong chính sách ngoại giao. Thứ nhất là Singapore phải xây dựng một nền kinh tế phát triển và thịnh vượng. Thư hai là không được hành xử như là một chư hầu (chẳng hạn như trường hợp của Cam Bốt và Lào). Một khi đã bán rẻ linh hồn thì sẽ mất uy tín và thế đứng trên trường quốc tế. Thứ ba là cố gắng làm bạn với tất cả và không là kẻ thù của ai. Thứ tư là cổ xúy cho một hệ thống trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp và tập quán quốc tế mà theo đó các quốc gia lớn nhỏ được đối xử như nhau. Sau cùng, Singapore phải nhận thức rõ quyền lợi lâu dài của mình và có can đảm đối diện với những thách thức để tranh đấu cho những quyền lợi đó.

Thật ra, bài viết của Gs Mahbubani cũng như những đợt phản ứng sau đó là một dấu hiệu tốt. Trong một thể chế tự do, dân chủ, tất cả mọi người nhất là thành phần trí thức đều có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến về những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và tương lai quốc gia. Những cuộc tranh luận như vậy sẽ giúp giới lãnh đạo có được cái nhìn đa dạng và cân bằng để họ có thể lèo lái chính sách ngoại giao có lợi nhất cho đất nước.

Trong khi đó thì ở Việt Nam khi chủ quyền lãnh hải bị thách thức nghiêm trọng qua quyết định ngưng khai thác đầu khí tại Lô 136-03 vì Trung Quốc hăm dọa tấn công, giới trí thức vẫn còn đang ”say ngủ” và người dân thì quá bận bịu đương đầu với sưu cao, BOT nặng, môi trường nhiễm độc trong một xã hội đầy rẫy gian trá, bôi trơn và tham nhũng dưới một thể chế độc đảng. Trong khi GDP của 5.5 triệu người Singapore là 300 tỷ Mỹ kim thì dưới sự lãnh đạo “sáng suốt” của Đảng CSVN, 95 triệu người dân Việt Nam chỉ làm ra GDP 200 tỷ. Khác với Ban Tuyên Giáo và hệ thống tuyên truyền của Đảng, đây là những con số không biết nói láo. Và nếu thể chế độc đảng này tiếp tục thì trong một ngày không xa, Việt Nam chắc chắn sẽ hoàn toàn đánh mất chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải tại Biển Đông.

THẢM TRẠNG CỦA “THẾ NƯỚC”

0

Manh Kim

Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong vùng biển chủ quyền Việt Nam ngay thời điểm Hà Nội kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 72. Như thường lệ, Việt Nam vẫn phản đối chiếu lệ. Hà Nội không phải không xoay sở tìm kiếm ủng hộ bằng con đường ngoại giao trong vấn đề biển Đông nhưng Việt Nam ngày càng cô độc và bế tắc.

Ngày 11-7-2017, trang “rushfordreport” (Greg Rushford) cho biết, Hội thảo biển Đông lần thứ 7 do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Washington DC) được tổ chức tại ngày 18-7, có sự tham dự của Singapore, Việt Nam, Philippines…, cùng U.S. Naval War College và Trung tâm nghiên cứu hải chiến Hoa Kỳ. Hội thảo còn có thượng nghị sĩ Cộng hòa Cory Gardner đặc trách châu Á thuộc Ủy ban quan hệ đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ. Đài thọ cho hội thảo là Học viện Ngoại giao Việt Nam. Kể từ năm 2012, Hà Nội đã chi cho CSIS hơn 450.000 USD để tổ chức hội thảo biển Đông hằng năm. Theo tìm hiểu của Greg Rushford, Hà Nội đã móc nối CSIS từ 25-4-2012 – ngày ký bản ghi nhớ giữa Hà Nội và CSIS.

Năm 2015, cố vấn cấp cao CSIS Murray Hiebert thừa nhận rằng, một nghiên cứu CSIS về quan hệ Mỹ-Việt do ông đồng tác giả đã được Hà Nội trả tiền. Bằng tiền Hà Nội, CSIS đứng sau nhiều hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong nỗ lực lôi kéo Mỹ, dù Hà Nội luôn nói rằng họ không bao giờ liên minh một nước thứ ba để chống lại một nước khác. Chuyến công du Việt Nam của Tổng thống Barack Obama có sự vận động hành lang của CSIS. Việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam nhờ bàn tay CSIS. Việc Washington (thời Obama) ủng hộ Việt Nam gia nhập Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng nhờ CSIS.

Reuters (3-7-2017) cho biết, việc Nguyễn Xuân Phúc đến Nhà trắng gặp Donald Trump vào cuối tháng 5-2017 cũng là kết quả một chiến dịch vận động hành lang. Hà Nội đã “bắn tin” Phúc muốn đến Mỹ ngay sau khi Trump đắc cử tổng thống. Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam cho biết, ngày 14-12-2016, “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump”. Chẳng phải tự nhiên. Đây là kết quả cuộc vận động hậu trường giữa các viên chức ngoại giao Việt Nam, và của hãng lobby Podesta.

Căn cứ hồ sơ Bộ tư pháp Hoa Kỳ, theo Reuters, “không như hầu hết các nước Đông Nam Á”, Hà Nội đã chi khá hào phóng cho Podesta. Trong chiến dịch đưa Phúc đến Mỹ, bộ trưởng lẫn thứ trưởng ngoại giao Việt Nam đều đích thân sang Mỹ vận động. Tin được “bắn” vào Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Văn phòng Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng; chưa kể các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp, và dĩ nhiên Quốc hội Hoa Kỳ. Không phải đợi đến chuyến công du Mỹ của Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch gặp đồng cấp James Mattis ngày 8-8-2017 người ta mới biết có chuyện sẽ có một cuộc ghé thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ vào năm tới (2018). Trước đó vài tuần, một số tin rò rỉ đã tiết lộ điều này.

Dựa vào công bố tài chính theo quy định của “Đạo luật đăng ký các tổ chức đại diện nước ngoài” (Foreign Agents Registration Act), tờ The Daily Beast (25-5-2016) cho thấy, Hà Nội chi cho Podesta 30.000 USD/tháng từ ngày 2-12-2013 đến 31-12-2015 (tổng cộng khoảng 1,08 triệu USD). Tương tự CSIS, Podesta cũng tổ chức nhiều cuộc gặp viên chức Việt Nam tại các văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ, và giúp móc nối các hãng truyền thông, trong đó có Politico, Roll Call, CNN, The Hill, PBS NewsHour, Washington Post, National Geographic, Food Network, New York Times và Wall Street Journal, nhằm “PR” cho hình ảnh Việt Nam. Podesta cũng đại diện cho Boeing và Lockheed Martin. Ngay trước chuyến công du Việt Nam của Barack Obama (23-5 đến 25-5-2016), một cuộc họp tuyệt mật giữa giới chức quốc phòng Việt Nam với đại diện Boeing và Lockheed Martin đã được tổ chức tại Hà Nội – theo Reuters (11-5-2016).

“Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ!”. Ngoại giao quốc tế không đơn giản như Nguyễn Phú Trọng nói, đặc biệt đối với một nước “khác biệt” với văn hóa ngoại giao thế giới như “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” và khác biệt về mô hình chính trị với phần còn lại của thế giới. Để được “mới mời chứ”, Hà Nội đã và đang dùng mạnh lá bài kim tiền. Việc sử dụng hệ thống lobby “cửa sau” để được vào “cửa trước” thật ra chẳng có gì bất thường. Văn hóa lobby là một phần của văn hóa chính trị Mỹ. Hàng chục năm qua, thậm chí đồng minh thân tín của Mỹ như Nhật và Israel, cũng nhờ đến các hãng lobby. Trung Quốc đang sử dụng rất mạnh các kênh lobby Washington.

Tuy nhiên, tiền không phải mua được tất cả. Tại Diễn đàn ASEAN (Manila, 5-8 đến 9-8-2017), được tổ chức không lâu sau khi tập đoàn dầu khí Repsol rút khỏi vùng biển Việt Nam trước áp lực Trung Quốc lên họ lẫn lên Hà Nội, Việt Nam đã hoàn toàn thất bại trong việc lôi kéo ủng hộ từ một cộng đồng vốn dĩ yếu ớt và chưa bao giờ đoàn kết như ASEAN. Hà Nội đã “bé cái lầm” khi vội vã vận động hậu trường nhằm tìm kiếm hậu thuẫn Trump trong chính sách đối với Trung Quốc, dựa vào những phát biểu của Trump về Trung Quốc trước khi ông ta trở thành tổng thống. Việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hủy cuộc gặp với đồng cấp Phạm Bình Minh tại Manila không phải là một “chiến thắng ngoại giao” của Hà Nội như một số nhà bình luận viết. Ngoại trưởng chủ nhà Philippines, Alan Peter Cayetano, đã dội một gáo nước lạnh: “Tôi không muốn đưa vấn đề này vào (các chủ đề bàn tại Diễn đàn). Nó không phản ánh vị trí hiện tại. Họ (Trung Quốc) không còn tranh chấp đất đai nữa. Tại sao các ông cứ lôi lại vấn đề này vào năm nay?”. Nói cách khác, tại Manila những ngày thượng tuần tháng 8-2017, Việt Nam hoàn toàn đơn độc.

Khó có thể phủ nhận cố gắng của Hà Nội trong việc tìm kiếm ủng hộ khu vực lẫn quốc tế trong vấn đề biển Đông. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có những tính toán lợi ích ở từng thời điểm. Hà Nội không thể thuyết phục các nước gắn bó lợi ích quốc gia lâu dài của họ với lợi ích chủ quyền quốc gia mình. Hà Nội cũng không thể dựa vào chính sách Hoa Kỳ để viết ra sách lược đối với Trung Quốc. Dựa vào tổng thống Mỹ để lôi kéo ảnh hưởng Mỹ nhằm phục vụ chính sách đối ngoại quốc gia là chẳng hiểu gì về chính trị Mỹ. Khác biệt giữa Tòa bạch ốc, Bộ ngoại giao và Quốc hội trong nhiều vấn đề là chuyện bình thường. Chính sách đối ngoại Mỹ không phải do đảng của tổng thống hay cá nhân tổng thống có thể tự quyết. Quốc hội Mỹ, dư luận Mỹ, báo chí Mỹ và sau cùng là lá phiếu Mỹ mới là những yếu tố ảnh hưởng ít nhiều đối với các chính sách Mỹ nói chung.

Có một điều cần nhấn mạnh: các hãng lobby chỉ hoạt động thuần túy như doanh nghiệp. Có tiền thì họ làm. Họ làm cho túi tiền của họ chứ không phải cho Việt Nam. Họ có thể giúp “đánh bóng” Việt Nam nhưng điều đó chỉ có được trong khuôn khổ và giới hạn của một “bảng hợp đồng đánh bóng”. Đến giờ có thể thấy, Hà Nội sử dụng các kênh CSIS hoặc Podesta cho một số mục đích sau. Thứ nhất là để vận động hành lang nhằm tìm kiếm hậu thuẫn quốc tế cho vấn đề biển Đông, thứ hai là xây dựng quan hệ Mỹ-Việt, thứ ba là “xử lý khủng hoảng thông tin” trong các vụ vi phạm nhân quyền, thứ tư là tạo ra hình ảnh một quốc gia đang phát triển để lôi kéo đầu tư nước ngoài, thứ năm – như kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích – là sử dụng những phản hồi và dư âm từ các hội thảo quốc tế để “xây dựng niềm tin”, một cách lừa bịp, đối với người dân trong nước rằng “vị thế chính trị quốc tế của Việt Nam đang lên”, “thế nước đang lên”…

Nếu tiếp tục chính sách đối ngoại – với một tay luồn vào gầm bàn khều Mỹ; tay kia thò ra mơn trớn Trung Quốc, Việt Nam khó có thể chống lại Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Làm thế nào để “đánh” Trung Quốc nếu tiếp tục duy trì “tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ lãnh đạo tiền bối đích thân gây dựng và dày công vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần phải kế thừa, gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa trong tình hình mới” – như được tuyên “hùng hồn” trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong chuyến kinh lý Bắc Kinh mới hồi đầu năm của Trọng (12-1 đến 15-1-2017).

Dĩ nhiên việc có mô hình “chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan” (Tuyên bố chung 1-2017) thì không thể không đập nhau khi tranh chấp chủ quyền. Nhưng khi đồng ý ràng buộc vào việc “chia sẻ vận mệnh chung” như một cam kết trong quan hệ thì Hà Nội đã mặc nhiên chấp nhận thất thế trong các thương lượng chủ quyền. Đồng ý trói mình vào con tàu Trung Quốc, thay vì thoát Trung, thì sao có thể thắng Trung Quốc, và làm cho người khác tin rằng mình thật sự muốn đánh Trung Quốc, dù chỉ đánh trên mặt trận ngoại giao?

Hà Nội, đáng lý, và ngay bây giờ, là cần “chia sẻ vận mệnh chung” với chính đồng bào mình chứ không phải với Bắc Kinh. Thay vì chi nhiều triệu đôla để vận động hành lang quốc tế, Hà Nội có thể không tốn một đồng nào khi kêu gọi, một cách thực tâm, sự hỗ trợ pháp lý, cố vấn quân sự, cố vấn ngoại giao của các nhân tài, đặc biệt kiều bào. Không kêu gọi được sự trở về giúp đỡ hoặc cố vấn của những nhân vật kiệt xuất, như bà Giao Phan, người hiện giữ vai trò tổng giám đốc điều hành chương trình đóng hàng không mẫu hạm Mỹ, là một điều rất đáng tiếc. Có rất nhiều Việt kiều xuất sắc như bà Giao Phan. Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại vĩnh viễn không bao giờ có thể đào tạo được những tinh hoa như vậy. Sau 1975, Hà Nội còn phạm một sai lầm ngu ngốc có tính lịch sử: trả thù những người lính và sĩ quan VNCH và thậm chí bác bỏ tư cách quốc gia của VNCH. Những anh hùng như Hồ Văn Kỳ Thoại, nếu được lưu dụng và được đối xử như những người cùng chung máu đỏ da vàng, chắc chắn sẽ giúp rất nhiều cho việc đối phó kẻ thù nghìn năm phương Bắc.

Với một chế độ, không có sự cô độc nào được nhìn nhận như một thất bại đáng hổ thẹn ê chề nhất, bằng sự cô độc đối với chính người dân mình. Muốn biết “thế nước” có “đang lên” hay không, hãy nhìn lại xem vị thế chính quyền trong lòng dân như thế nào.

MẠNH KIM
2/9/2017

Châu Âu, đau đầu chuyện Hồi giáo

 

Nhân chuyện khủng bố ở Barcelona và Cambrils, Tây Ban Nha (1) và ở Turku, Phần Lan (2), tôi muốn viết về một trong những vấn đề đau đầu và gây tranh cãi nhiều nhất ở Châu Âu – vấn đề Hồi giáo.

Mâu thuẫn giá trị

Vấn đề Hồi giáo đặc biệt phức tạp và thường gây nhiều tranh cãi vì mâu thuẫn về giá trị. Nhận người tỵ nạn vì lý do nhân đạo và không nên phân biệt chủng tộc, hay không nhận hoặc nhận ít vì lý do an ninh? Chấp nhận  niqab  burqa vì mỗi người có quyền tự do mặc cái mình muốn và cần tôn trọng mọi tôn giáo, hay cấm vì lý do an ninh và niqab hay burqa là biểu tượng của sự đàn áp phụ nữ, đi ngược lại với truyền thống lẫn khái niệm tự do bình đẳng của Châu Âu? Thế còn burkini? Tôn trọng các văn hóa khác và truyền thống khác, hay ưu tiên nhân quyền, quyền tự do và bình đẳng? Chấp nhận thịt halal (3) vì tôn trọng các cộng đồng thiểu số, hay cấm vì coi trọng quyền động vật? Tránh không xúc phạm tôn giáo khác, hay bảo vệ quyền tự do ngôn luận và chống lại kiểm duyệt và tự kiểm duyệt?

Charlie Hebdo

Khi vụ Charlie Hebdo diễn ra năm 2015, có 2 luồng phản ứng khác nhau (4). Một là lên án bọn khủng bố nhưng vẫn nói những nhà báo của Charlie Hebdo đã biết người Hồi giáo thế nào và đã nhiều lần bị dọa giết thì còn lôi đạo Hồi và Muhammad ra châm biếm làm gì. Hai là bảo vệ tới cùng quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí – không có gì có thể biện minh cho hành vi khủng bố giết người.

Tôi cảm thấy, dựa theo báo chí và internet, khuynh hướng thứ nhất có vẻ có ở Mỹ nhiều hơn ở Châu Âu. Nhà văn Mỹ Joyce Carol Oates thậm chí còn so sánh Charlie Hebdo với cuốn Mein Kampf của Hitler khi phản đối giải thưởng của PEN America (5). Cách nghĩ thứ hai có vẻ là cách nghĩ chung ở Châu Âu – tôn trọng cộng đồng Hồi giáo là một chuyện, không thể vì thế mà tự kiểm duyệt và đánh mất quyền tự do biểu đạt. Ðạo Thiên Chúa và đạo Do Thái cũng bị châm biếm và chỉ trích, tại sao Hồi giáo lại thành ngoại lệ?

Charlie Hebdo bị khủng bố tấn công - BBC.com
Charlie Hebdo bị khủng bố tấn công – BBC.com

Hồi giáo và ngoại lệ – Mâu thuẫn giá trị giữa đạo Hồi và dân chủ phương Tây

Tôi đã sống ở Na Uy, rồi sống ở Anh. Trên bề mặt, mọi người đều bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau; mọi tôn giáo, niềm tin và truyền thống đều cần được tôn trọng. Trừ những người hoàn toàn theo chủ nghĩa phát xít và da trắng thượng đẳng, người da trắng bản xứ thường không muốn nói gì để bị xem là kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên, nhiều người bạn của tôi nghĩ có 2 vấn đề lớn – đạo Hồi có nhiều cái mâu thuẫn với các giá trị của xã hội dân chủ phương Tây, và người Hồi giáo thường tìm cách thay đổi xã hội nơi họ tới sống.

Bản thân có bạn bè từ các nước Hồi giáo, tôi cho rằng Hồi giáo và văn hóa các nước ấy có nhiều truyền thống và quan điểm rất cổ hủ, lạc hậu – các suy nghĩ về tình yêu, tình dục và hôn nhân rất lệch lạc, không phù hợp với thế kỷ 21, như vẫn có hôn nhân sắp xếp, cấm sex trước hôn nhân, không có chuyện hẹn hò mà đính hôn rồi mới tìm hiểu; ngoài ra, không có bình đẳng, không coi trọng phụ nữ và vẫn nghĩ phụ nữ đi đâu cũng phải che kín và không được đi nhiều nơi một mình, phản đối đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới… Tất cả những cách nghĩ đó đều đi ngược với quyền tự do và bình đẳng ở Châu Âu.

Không chỉ vậy, người Hồi giáo thường tìm cách áp đặt giá trị của mình lên xã hội họ sống và muốn làm ngoại lệ. Chẳng hạn ở Thụy Ðiển, năm 2016, một người đàn ông Hồi giáo từ chối bắt tay với đồng nghiệp nữ, tới khi bị đuổi việc lại kiện ngược lại, bảo thế là phân biệt đối xử và không tôn trọng niềm tin của người khác (6). Gần đây, Muna Juna, một phụ nữ đạo Hồi ở Anh, tham gia Miss Universe Great Britain và là người duy nhất mặc kaftan che kín người trong khi mọi người khác đều mặc bikini (7).

Vậy phải làm gì – ưu tiên bảo đảm mọi người đều được tôn trọng như nhau trong một xã hội đa chủng tộc đa văn hóa đa tôn giáo, hay ưu tiên truyền thống lâu nay ở Châu Âu và các giá trị tự do của xã hội dân chủ?

Cần nói rõ, nên có sự phân biệt giữa chỉ trích một truyền thống hoặc một tôn giáo, với đả kích và kỳ thị con người. Ðôi khi vì sợ bị gọi là phân biệt chủng tộc, nhiều người không dám chỉ trích một truyền thống lạc hậu, hoặc nói gì đó.

Nỗi e ngại bị gọi là racist

Mới gần đây, ở Newcastle, Anh, 18 người vừa bị kết tội trong một đường dây cưỡng hiếp, mại dâm và buôn người, trong đó đa phần thủ phạm là người gốc Pakistan, và nạn nhân là các bé gái và phụ nữ da trắng, từ 13 đến 25 tuổi (8).

Sarah Champion, MP của Rotherham, có nói, nỗi sợ bị xem là racist làm cản trở và khiến nhiều người không dám báo cáo các trường hợp lạm dụng tình dục (9).

Sau đó trên tờ The Sun xuất hiện một bài báo ký tên Sarah Champion, tiếp tục nói về đường dây tội phạm ở Newcastle, và đề cập tới “The Muslim Problem” (vấn đề Hồi giáo). Bài báo bị gọi là racist, có ngôn ngữ phát xít, và sau đó Sarah Champion bị Jeremy Corbyn, lãnh đạo đảng Lao động, ép từ chức (10).

Khuynh hướng hễ chút lại gọi mọi thứ là racist sẽ tạo ra nỗi sợ bị gọi là racist, và trong nhiều trường hợp, sẽ tạo ra nhiều vấn đề và làm người ta không dám nói thẳng sự thật.

Khủng bố và cách đối phó

Quay lại ý ở đầu bài, Châu Âu thường xuyên bị tấn công bởi Hồi giáo cực đoan. Na Uy chưa bao giờ bị, nhưng Anh bị nhiều lần – chỉ riêng trong khoảng thời gian tôi ở Anh vừa qua, Anh đã bị tấn công ở Westminster vào tháng 3, Manchester vào tháng 5, và London vào tháng 6 (11).

Một lần nữa, vì mâu thuẫn giá trị, cách đối phó với khủng bố cũng chia thành 2 phe ngược nhau. Nên hạn chế nhận người Hồi giáo vì dù bản thân tôn giáo không kích động bạo lực và không phải người Hồi giáo nào cũng là khủng bố, nhưng những cuộc khủng bố vẫn được làm nhân danh đạo Hồi? Hay tiếp tục nhận người tị nạn và càng phải tôn trọng các cộng đồng Hồi giáo và giảm phân biệt chủng tộc, vì chính sự chia rẽ và phân biệt mới là nguyên nhân khiến nhiều người Hồi giáo đã lớn lên và sinh trưởng trong xã hội dân chủ Châu Âu trở thành bất mãn và tham gia các tổ chức cực đoan và khủng bố?

Trong khi đó, vấn đề Hồi giáo sẽ tiếp tục là vấn đề làm đau đầu và gây tranh- cãi ở Châu Âu.

Người Hồi Giáo cầu nguyện tại Rome - nguồn Bare Naked Islam
Người Hồi Giáo cầu nguyện tại Rome – nguồn Bare Naked Islam

DN

  1. https://www.theguardian.com/world/live/2017/aug/18/barcelona-cambrils-terror-attack-suspects-killed-latest-updates
  2. https://www.bbc.com/news/world-europe-40985528
  3. 1 trong những điểm quan trọng của thịt halal là động vật phải còn sống khi bị mổ, không được chết hay làm bất tỉnh: https://viethome.co.uk/cuoc-song/kien-thuc-chung/1835-tim-hieu-halal-food-cua-dao-hoi
  4. Tranh cãi về Charlie Hebdo: https://www.google.no/search?q=charlie+hebdo+debate&oq=charlie+hebdo+debate&aqs=chrome..69i57j69i60j0l4.935j0j9&sourceid=chrome&ie=UTF-8
  5. https://twitter.com/joycecaroloates/status/592724499839242242
  6. https://www.thelocal.se/20160722/muslim-man-sues-over-handshake
  7. https://www.telegraph.co.uk/women/life/muslim-beauty-queen-wins-right-not-wear-bikini-miss-universe/
  8. https://www.theguardian.com/uk-news/2017/aug/09/newcastle-sex-grooming-network-operation-shelter
  9. https://www.telegraph.co.uk/news/2017/08/10/fear-called-racist-stops-people-reporting-child-sexual-exploitation/
  10. https://www.theguardian.com/politics/2017/aug/16/sarah-champion-resigns-as-shadow-equalities-minister-sun-article-pakistani-men
  11. https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_terrorist_incidents_in_Great_Britain

Kim Jong-un lệnh cho binh sĩ chuẩn bị đánh Mỹ “khẩn cấp”

0

Các tướng lĩnh quân đội Triều Tiên đã ra lệnh cho binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang đỉnh điểm khi máy bay ném bom của cường quốc quân sự số 1 thế giới tập trận ném bom trên bán đảo Triều Tiên.

 

Chính quyền Kim Jong-un đã ra lệnh cho bính sĩ sẵn sàng đánh Mỹ “khẩn cấp” sau khi các  máy bay ném bom của cường quốc quân sự số 1 thế giới tập trận ném bom trên bán đảo Triều Tiên.

Nỗi sợ hãi về nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thổi bùng lên sau khi chính quyền Kim Jong-un bắn tên lửa đạn đạo xuyên qua không phận Nhật Bản. Triều Tiên thẳng thừng tuyên bố vụ phóng nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến thực sự và đây là hành động chuẩn bị cho cuộc tấn công tiềm năng vào đảo Guam của Mỹ.

kim jong-un lenh cho binh si chuan bi danh my

Máy bay F-15K của Hàn Quốc và máy bay F-35B của Mỹ tham gia cuộc tập trận ném bom trên bán đảo Triều Tiên hôm 31.8.

Đáp lại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đã tổ chức tập trận ném bom trên bán đảo Triều Tiên dằn mặt chính quyền Kim Jong-un. Động thái này chọc giận Triều Tiên khiến nước này ra lệnh cho binh sĩ chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh.

kim jong-un lenh cho binh si chuan bi danh my

Hai tiêm kích F-15K của Hàn Quốc thả bom ào các mục tiêu mô phỏng tại khu tập bắn Taebaek Pilsung ở Gangwon-do hôm 31.8

Quân đội Triều Tiên có khoảng 6,5 triệu người nhưng binh sĩ được cho là có chế độ ăn uống kham khổ, thiếu thốn. Kho khí tài của Triều Tiên cũng bị đánh giá là toàn “đồ cổ” đã hết đát. Nhà lãnh đạo Triều Tiên có hàng nghìn khẩu pháo được đặt ở phía Bắc của Hàn Quốc, sẵn sàng khai hỏa nếu chiến tranh xảy ra.

kim jong-un lenh cho binh si chuan bi danh my

Giới chức trách tại Seoul thẳng thừng tuyên bố, cuộc tập trận ném bom này nhằm “đáp trả các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo lặp đi lặp lại của Triều Tiên cũng như nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của nước này”.

Trong khi đó, về phần mình, Hàn Quốc dường như cũng đang chuẩn bị kế hoạch chiến tranh với Triều Tiên và ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong trường hợp Bình Nhưỡng “vượt giới hạn”.

nguồn : danviet.vn

‘Giấu biệt’ 1.000 tỷ, Bệnh viện mắt TP.HCM lộng quyền và xem thường pháp luật

0

Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng từ thu chi tài chính, liên kết đặt máy móc, cho đến đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao… đã cho thấy sự lộng quyền và xem thường pháp luật của người đứng đầu bệnh viện.

Dư luận từng bàng hoàng về việc bác sĩ (BS) Trần Anh Tuấn – nguyên Giám đốc Bệnh viện (BV) Mắt TP.HCM – không tham gia mổ, thậm chí không có mặt ở BV vào thời điểm các ca phẫu thuật diễn ra, nhưng vẫn đứng tên trong hồ sơ bệnh án (HSBA) với tư cách là BS trực tiếp phẫu thuật để hưởng thù lao mổ.

Những thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa thu thập, còn bóc trần nhiều sai phạm “tày đình”, mà có lẽ chỉ lãnh đạo đơn vị này mới có thể… can đảm vi phạm.

'Giau biet' 1.000 ty, Benh vien mat TP.HCM long quyen va xem thuong phap luat
Bệnh viện Mắt TP.HCM đã mắc nhiều sai phạm “tày đình”

Ém nhẹm thu chi hơn 1.000 tỷ đồng

Sau quyết định của UBND TP.HCM giải thể Khoa bán công kỹ thuật cao chuyên khoa mắt vào tháng 1/2014, hoạt động khám chữa bệnh tại BV Mắt lại có thêm Khoa khám và điều trị theo yêu cầu kỹ thuật cao và “phát sinh” thêm doanh thu “khủng”. Tổng thu của khoa này từ ngày 13/1/2014 đến 30/6/2017 hơn 1.000 tỷ đồng. Tổng chi cho hoạt động và nộp thuế (giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp) của khoa gần 725 tỷ đồng.

Thế nhưng, nguồn thu và các khoản chi của hoạt động này không được BV cập nhật vào hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm, cũng như không báo cáo xin ý kiến xử lý của Sở Y tế và Sở Tài chính. Nghiêm trọng hơn, số tiền hơn 290 tỷ đồng chênh lệch thu chi từ hoạt động trên tại khoa lại được BV chuyển vào tài khoản ngân hàng từ năm 2014 đến nay. Theo ghi nhận của chúng tôi, đến ngày 30/6 vừa qua, tồn tiền gửi ngân hàng cộng tiền mặt của khoa là hơn 283 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong việc xây dựng cơ cấu giá dịch vụ phẫu thuật, BV Mắt thu vượt so với quy định tại cơ cấu giá phẫu thuật lasik thường quy từ năm 2013-2016 với tổng số tiền thu vượt hơn 8,1 tỷ đồng.

Theo một nguồn tin, những khoản tiền trên hiện đã bị “tạm giữ” tại tài khoản của cơ quan chức năng, chờ xử lý.

Lấy tiền thu viện phí đóng… thuế thu nhập cá nhân?

Từ năm 2011, hàng tháng BV tự nghĩ ra cách “ứng” trước tiền để đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho viên chức, người lao động. Sau đó cấn trừ trong các khoản thu nhập (lương tăng thêm, tiền công phẫu thuật, tiền công khám chữa bệnh ngoài giờ…). Tuy nhiên, do không cấn trừ và không thu hồi kịp nên số thuế TNCN đã tạm ứng phải thu của BV đến nay còn tồn hàng chục tỷ đồng.

'Giau biet' 1.000 ty, Benh vien mat TP.HCM long quyen va xem thuong phap luat
Hàng loạt sai phạm nghiêm trọng từ thu chi tài chính, liên kết đặt máy móc, cho đến đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao… cho thấy sự lộng quyền và xem thường pháp luật của người đứng đầu bệnh viện.

Cụ thể từ năm 2011 đến năm 2015, BV Mắt tùy tiện thực hiện việc tạm ứng và buông lỏng quản lý, không thực hiện việc thu hồi thuế TNCN đã tạm ứng. Đến ngày 1/1/2016 mới thực hiện thu hồi, nhưng việc theo dõi tiền tạm ứng nộp thuế TNCN cần phải thu hồi này không chặt chẽ, không cập nhật kịp thời số đã thu hồi.

BV báo cáo các số liệu không chính xác, không khớp với Báo cáo quyết toán năm 2015 và Báo cáo kiểm toán năm 2015. Cụ thể, theo các báo cáo này, tổng số thuế TNCN phải thu hồi là hơn 30 tỷ đồng. Nhưng báo cáo của BV Mắt lại cho con số lệch đến hơn 474 triệu đồng.

Bên cạnh đó, BV còn có tình trạng thu tiền tạm ứng nộp thuế TNCN năm 2013, nhưng vẫn báo còn nợ khi thực hiện Báo cáo quyết toán năm 2015. BV cũng không theo dõi, đối chiếu số thuế TNCN tạm ứng phải thu hồi của từng cá nhân. Từng cá nhân không xác định được số nợ thuế TNCN còn lại phải nộp. Họ cũng không xác định được thu nhập thực tế của bản thân hàng tháng, bởi BV thực hiện cấn trừ thuế TNCN trên lương tăng thêm, tiền công phẫu thuật, tiền công khám, chữa bệnh ngoài giờ… nhưng không hề có bảng đối chiếu và thông báo cho nhân viên.

Đến ngày 1/5/2017, tổng số tiền tạm ứng nộp thuế TNCN còn phải thu hồi hơn 18,5 tỷ đồng (gồm 654 người). Số tiền đã thu tạm ứng nộp thuế TNCN thừa phải trả lại cho viên chức, người lao động gần 438 triệu đồng (22 người). Các hành vi nêu trên đã vi phạm Luật Kế toán năm 2003.

Thuốc không đạt chuẩn vào kho

Khoa Dược tham mưu thực hiện mua sắm thuốc bằng hình thức chỉ định thầu rút gọn năm 2015 có giá trị hơn 2,5 tỷ đồng, năm 2016 xuống còn hơn 485 triệu đồng, nhưng không có ý kiến của Sở Y tế.

'Giau biet' 1.000 ty, Benh vien mat TP.HCM long quyen va xem thuong phap luat
Bệnh viện Mắt TP.HCM

Theo nội dung tại các hợp đồng mua sắm, hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính từ thời điểm cung ứng cho BV phải bảo đảm tối thiểu còn 6 tháng đối với thuốc có hạn sử dụng từ 2 năm trở lên, 3 tháng đối với thuốc có hạn 1-2 năm và 1/4 hạn sử dụng đối với thuốc có hạn dùng dưới 1 năm. Tuy nhiên, BV vẫn tiến hành nhận các lô thuốc có hạn sử dụng trái quy định.

Cụ thể, lô thuốc Acuvail 0,45% nhập ngày 2/12/2015, hết hạn vào tháng 5/2016. Các lô thuốc Suxamenthonium 0,10g nhập ngày 5/1/2016, lô Suxamenthonium 0,10g nhập ngày 2/2/2016 và lô Suxamenthonium 0,10g nhập ngày 11/3/2016 lại cùng hết hạn vào tháng 6/2016. Như vậy, các lô thuốc này còn hạn sử dụng khi tiếp nhận, nhưng không bảo đảm về hạn sử dụng theo hợp đồng và được nhập kho (?).

Theo thông tin mà chúng tôi nắm được, tại Khoa Dược còn để xảy ra sự cố trong bảo quản thuốc vào ngày 24/1/2017 làm ảnh hưởng đến chất lượng của lô thuốc có giá trị hơn 983 triệu đồng. Nguyên nhân, thủ kho của phòng mổ 2 (do Khoa Dược quản lý) lên phòng mổ Phaco làm giấy tờ.

Trong lúc tắt máy vi tính trước khi về đã vô tình rút nhầm dây điện tủ lạnh. Trong tủ lúc này có 68 lọ Lucentis và 11 lọ Avastin. Ngày 9/2, Khoa Dược lập biên bản và tiến hành niêm phong lô thuốc trên để chờ kết quả kiểm định từ Công ty Novatis Pharma đối với lô thuốc Lucentis. Còn lô thuốc Avastin, khoa vẫn chưa có văn bản gửi nhà phân phối, sản xuất để thực hiện thủ tục kiểm nghiệm liên quan. Hiện BV Mắt vẫn chưa có hướng xử lý đối với các lô thuốc trị giá gần cả tỷ đồng này.

Chưa hết, chả hiểu vì lý do gì, ngoài việc quản lý, mua sắm thuốc, Khoa Dược còn được “tín nhiệm” phân công quản lý và mua sắm một số vật tư y tế như kính nội nhãn (IOL), chất nhầy theo phê duyệt của ban giám đốc cùng hội đồng thuốc và điều trị. Theo Thông tư 22 năm 2011 của Bộ Y tế, việc phân công này sai quy định. Theo đó, hoạt động này thuộc chức năng của phòng vật tư – thiết bị y tế.

BV Mắt là BV chuyên khoa hạng I, là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa – thực hiện hầu hết các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại mà ngành mắt thế giới đã và đang triển khai như phẫu thuật Phaco (điều trị đục thủy tinh thể), laser điều trị cận, viễn, loạn thị, ghép giác mạc phiến, ghép tế bào gốc, phẫu thuật khối u và thần kinh mắt… cho nhân dân TP.HCM và khu vực phía Nam.

Ngoài ra, BV còn là nơi thực hành lâm sàng cho các cơ sở đào tạo y khoa tại thành phố và có chức năng đào tạo đội ngũ y, BS chuyên khoa mắt cho các đơn vị tuyến dưới. Do đó, không thể chấp nhận cách quản lý, điều hành với hàng loạt thiếu sót, sai phạm mang tính hệ thống, tùy tiện như trên.

Điều này thể hiện sự buông lỏng trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát của người đứng đầu BV cũng như cơ quan cấp trên trực tiếp là Sở Y tế TP.HCM.

Quốc Ngọc

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2010 – 2015

0
Dân trí
Thanh tra Chính phủ khẳng định, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời.

Chiều 1/9, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo kết luận thanh tra, trong những năm qua ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực, đóng góp vào sự ổn định, phát triển kinh tế- xã hội chung cả nước. Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, phát triển của ngành ngân hàng, góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính. Đồng thời đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; góp phần nâng cao trật tự, kỷ cương và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.

“Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiểm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống”- kết luận nêu rõ.

Việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối hợp với kết quả giám sát từ xa đề xây dựng kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.

“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm so với quy định tại Khoản 3, Điều 36 Luật Thanh tra”- kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Trong thời gian từ ngày 1/1/2010 đến 30/6/2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước TPHCM có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.

“Chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn”- Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

Về công tác phòng chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hàng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.

“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không giao nhiệm vụ cho Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu về việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập mà giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các đơn vị tự lập, danh sách các đơn vị lập không được Thống đốc phê duyệt là chưa đúng quy định”- thông báo kết luận cho hay.

“Thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra”

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Đồng thời kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng phải rà soát các kết luận thanh tra phát hiện vi phạm hành chính nhưng chưa tiến hành xử phạt hoặc xử phạt không đúng quy định pháp luật để xử lý theo đúng quy định.

Ngoài việc xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, Thanh tra Giám sát ngân hàng cần sớm chỉ đạo ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố giám sát, đôn đốc chặt chẽ việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra; nếu thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội và TPHCM theo thẩm quyền, tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân về các khuyết điểm, vi phạm đã được cơ quan này phát hiện.

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến đồng ý với kết luận thanh tra của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình.

Thế Kha

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Hành trình “ máu“ đến tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin

Trung Khoa
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Hành trình `` máu`` đến tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin

Theo thông tin viện công tố Liên bang Đức đưa ra hôm 10.8 chiếc xe này đã được sử dụng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và một nữ cán bộ Bộ Công thương ngay tại trung tâm thủ đô Berlin, chỉ ít phút sau đó, hành trình định vị GPS đã chỉ rõ chiếc xe chạy thẳng vào tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin và dừng khá lâu ở đây trước khi rời đi.

Những người bị bắt cóc có lẽ đã có cuộc vật lộn rất dữ dội với nhóm mật vụ Việt Nam điều khiển chiếc xe này, một cán bộ sứ quán đã bấm nút mở cổng để chiếc xe nhanh chóng lao vào khuôn viên khuất phía sau toàn nhà, hậu quả là ông Nguyễn Đức Thoa đại diện tổng cục tình báo Việt Nam tại Đức liền sau đó đã nhận được lệnh trục xuất khỏi Đức.

Các vật chứng bị bỏ lại trên xe chứng tỏ nhóm bắt cóc đã hành động rất gấp, khi bắt được ông Trịnh Xuân Thanh thì vội vã bỏ đi mà không cần quan tâm đến xóa dấu vết những mảng máu đọng lại trên chiếc xe này.

Theo một nguồn tin riêng, hiện ông Trịnh Xuân Thanh đang chịu sự giam cầm của Tổng cục 2 tình báo quân đội, trong khi đáng lẽ chức năng phải trao cho Tổng cục 5 Bộ Công an, điều này cũng giải thích phát ngôn của Bộ trưởng Công an Tô Lâm hôm 30.7 là “ chưa có thông tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước“ cũng có phần đúng. Hiện đang có đề xuất từ phía Bộ Công an đề nghị được quyền tiếp cận và lấy cung trực tiếp từ ông Trịnh Xuân Thanh.

Một diễn biến khác từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam, cách đây ít ngày Thứ trưởng thứ nhất Bùi Thanh Sơn đã dẫn đoàn công tác bay sang Berlin để đàm phán với Chính phủ Đức nhằm giảm thiểu thiệt hại cho Việt Nam, có lẽ vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã diễn ra trong lúc Bộ Ngoại giao Việt Nam hoàn toàn bị động vì không hề được biết kế hoạch này.

Tuy nhiên kết quả đàm phán đã không được như ý muốn của phía Việt Nam và ngay sau khi đoàn về nước, Tổng công tố LB Đức đã ra lệnh bắt giữ và dẫn độ ngay ông Nguyễn Hải Long, một công dân Việt Nam từ CH Séc về Đức để phục vụ công tác thẩm vấn.

Qua những thông tin được tiết lộ cho đến nay, nhiều chỉ dấu cho thấy vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã được Tổng cục 2 tình báo quân đội trinh sát và thực hiên, Tổng cục 5 tình báo Bộ Công an chỉ là đơn vị hỗ trợ, cũng thời điểm này ông TBT Nguyễn Phú Trọng đương nắm vị trí Bí thư quân ủy Trung ương có lẽ là đối tương được phía Đức đặt vào diện nghi ngờ khi trước đó ông luôn hô hào “ bắt bằng được  TXT bằng mọi giá “.

Sự việc đã gây ra mối lo ngại lớn tại Đức khi Việt Nam từ một “ đối tác chiến lược “ đã trở thành một tổ chức “ cướp người “ dưới góc nhìn của nhiều Chính trị gia Đức.  phía Đức bắt đầu áp dụng biện pháp khẩn cấp với Việt Nam với việc hủy bỏ lễ khai trương “ Ngôi nhà Đức “ tại TP. HCM vào hôm 1.9.

Trước đó ông Reiner Haselof (CDU) thủ hiến  bang Sachsen-Anhalts đã lập tức hủy hủy cuộc gặp hôm 16.8 với Đại sứ VN Đoàn Xuân Hưng và cho biết “ chưa định được lịch gặp khác “.

Diễn biến không vui của vụ việc bắt đầu lan sang cộng đồng người Việt tại Đức khi sự căng thẳng của những người được ĐSQ mời đến dự Quốc khánh lần thứ 72 của Việt Nam hôm 31.8 đã hiện rõ trên nét mặt họ. Việc “ triệu tập “ gấp để lên hình cho ngày Quốc khánh, đã biến họ thành những cá thể bị động, đem đến cho người xem nhiều khuôn mặt vô hồn tương tự như hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh lên truyền hình “ về tự thú “.

Điều kỳ lạ là ngày lễ Quốc khánh của Việt Nam tại Đức đã không có bất kỳ cơ quan ngoại giao hoặc đại diện nước chủ nhà đến dự như thông lệ mọi năm, bên cạnh đó các hội đoàn và doanh nghiệp của người Việt tại đây cũng không hề nhận được giấy mời.

Cơ quan Cảnh sát liên bang (BKA) và Cục tình báo Đức (BND) đang điều tra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, địa điểm tòa ĐSQ VN ở Đức vẫn được coi là hiện trường vụ án với chiếc xe nhiều vết máu.

Vết máu khô đọng lại trên ghế xe nghi vấn dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23.7 tại Berlin

https://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/11384/vet-mau-loang-va-2-binh-xit-gay-me-trong-chiec-xe-nghi-van-dung-bat-coc-ong-trinh-xuan-thanh-.htm

Trung Khoa – Thoibao.de

1/ Thông cáo báo chí của Tổng Công tố viên Liên bang Đức – Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc nhốt trong Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin :

https://thoibao.de/site/News/11336?title=thong-cao-bao-chi-cua-tong-cong-to-vien-lien-bang-duc—trinh-xuan-thanh-bi-bat-coc-nhot-trong-dai-su-quan-viet-nam-o-berlin

2/ Vết máu loang và 2 bình xịt gây mê trong chiếc xe nghi vấn dùng bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh:

https://thoibao.de/nguoi-viet-o-duc/11384/vet-mau-loang-va-2-binh-xit-gay-me-trong-chiec-xe-nghi-van-dung-bat-coc-ong-trinh-xuan-thanh-.htm

3/ Ông Nguyễn Đức Thoa, đại diện Tổng cục Tình báo Việt Nam ở Berlin đã bị Chính phủ Đức trục xuất:

https://thoibao.de/site/News/11317?title=ong-nguyen-duc-thoa%252c-dai-dien-tong-cuc-tinh-bao-viet-nam-o-berlin-da-bi-chinh-phu-duc-truc-xuat-

4/ Tổng Công tố viên Liên bang Đức ra lệnh bắt giữ ông Nguyễn Hải Long hôm 24.8 :

https://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11370/vu-bat-coc-trinh-xuan-thanh%3A-nghi-can-nguyen-hai-long-da-dich-than-lai-chiec-xe-tu-praha-den-berlin.htm