TRUMP ĐỨNG VỀ PHÍA NGA – MỘT HIỆN TƯỢNG BẤT NGỜ
Trump vừa thốt ra lời nói dối đáng khinh nhất do GOP thúc đẩy trong nhiều thập kỷ
PUTIN KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN HÒA BÌNH
Hannes Vogel, nt-v, 17.05.2025,
Khả năng diễn kịch hòa bình của Putin khiến Trump phải chống mắt theo dõi — và Kyiv phải dài cổ chờ đợi
Trump nói : Walmart nên ‘chịu thuế’, sau khi nhà bán lẻ cảnh báo về việc giá sắp tăng
Walmart (WMT) cùng với ca sĩ nhạc rock Bruce Springsteen và biểu tượng nhạc pop Taylor Swift bị tổng thống Trump chỉ trích trên mạng xã hội tuần này.
Tổng thống đã chỉ trích các giám đốc điều hành của Walmart vào thứ Bảy vì đã ra tín hiệu tăng giá do thuế quan, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng này.
“Walmart nên NGỪNG đổ lỗi cho Thuế quan là lý do khiến giá cả tăng trên toàn chuỗi. Walmart đã kiếm được HÀNG TỶ ĐÔ LA vào năm ngoái, nhiều hơn nhiều so với dự kiến. Giữa Walmart và Trung Quốc, họ nên, như người ta vẫn nói, ‘ĂN THUẾ QUAN’, và không tính bất kỳ khoản phí nào cho những khách hàng có giá trị. Tôi sẽ theo dõi, và khách hàng của các bạn cũng vậy!!!”, Trump cho biết trong một bài đăng trên Truth Social.
“Chúng tôi luôn nỗ lực để giữ giá ở mức thấp nhất có thể và chúng tôi sẽ không dừng lại. Chúng tôi sẽ giữ giá ở mức thấp nhất có thể trong thời gian dài nhất có thể vì thực tế là biên lợi nhuận bán lẻ còn nhỏ”, một phát ngôn viên của Walmart nói với Yahoo Finance.
Tổng giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon là một trong những tổng giám đốc điều hành đã gặp tổng thống vào cuối tháng 4 để thảo luận về những tác động của thuế quan. Một người hiểu rõ các cuộc thảo luận đã nói với Yahoo Finance rằng Walmart đã đưa ra lý lẽ để xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với Trung Quốc vì ngay cả mức thuế quan thấp hơn cũng sẽ có tác động lớn đến giá cả của các mặt hàng hàng hóa nói chung như đồ nội thất và đồ chơi.
Chính quyền Trump và Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế trong 90 ngày vào tuần trước. Thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc hiện ở mức 30%, giảm từ mức 145% vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại giữa các siêu cường kinh tế.
“Giá thấp là mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi và chúng tôi sẽ giữ giá ở mức thấp nhất có thể miễn là chúng tôi có thể”, Giám đốc tài chính của Walmart, John David Rainey, cho biết trên chương trình Catalysts của Yahoo Finance (video ở trên) tuần này sau khi công ty công bố thu nhập quý đầu tiên. “Nhưng khi bạn nhìn vào quy mô của một số khoản tăng chi phí đối với một số loại mặt hàng nhập khẩu, thì con số này lớn hơn mức mà các nhà bán lẻ có thể chịu đựng. Con số này lớn hơn mức mà các nhà cung cấp có thể chịu đựng”.
“Vì vậy, chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để cố gắng giữ giá ở mức thấp. Nhưng không thể tránh khỏi việc bạn sẽ thấy một số mặt hàng tăng giá”.
Rainey cho biết mức tăng sẽ đáng chú ý vào cuối tháng này.
Rainey nói thêm, “Chà, nếu bạn áp dụng mức thuế 30% cho một mặt hàng nào đó, thì có khả năng bạn sẽ thấy mức tăng giá lên đến hai chữ số.”
Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất đối với Walmart sẽ bao gồm xe đẩy trẻ em, đồ nội thất và đồ chơi. Brooke DiPalma của Yahoo Finance đưa tin, việc tăng giá ở những bộ phận này có thể tác động lớn đến các nhà cung cấp như Newell Brands (NWL).
Ngày công bố thu nhập của Walmart khá trái chiều khi người mua sắm chi tiêu khá thận trọng do tình hình kinh tế bất ổn hơn.
Doanh số quý đầu tiên tăng 2,5% so với năm trước lên 165,6 tỷ đô la, thấp hơn ước tính của Phố Wall là 166,02 tỷ đô la.
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã điều chỉnh tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước lên 0,61 đô la, vượt ước tính là 0,58 đô la. Doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng ở Hoa Kỳ cũng vượt kỳ vọng với mức tăng 4,5%, dẫn đầu là sức khỏe và thể chất, và hàng tạp hóa.
Nhưng công ty đã chứng kiến mức tăng trưởng giao dịch tại các cửa hàng Walmart tại Hoa Kỳ yếu đi trong quý so với xu hướng của năm ngoái.
Và trong khi công ty nhắc lại triển vọng thu nhập trên mỗi cổ phiếu cả năm là 2,50 đến 2,61 đô la, thì con số này chủ yếu thấp hơn ước tính của các nhà phân tích là 2,61 đô la. Mặc dù công ty đã vượt ước tính thu nhập 0,03 đô la trong quý đầu tiên.
Công ty đã đưa ra lời cảnh báo về hướng dẫn của mình bằng cách nói rằng nếu thuế quan trở lại mức 145% đối với Trung Quốc (và các mức Ngày Giải phóng khác) thì sẽ rất khó để tăng thu nhập. Điều này cũng để ngỏ khả năng có cái nhìn thận trọng hơn về mùa lễ dựa trên diễn biến của hoạt động mua sắm trở lại trường học.
Brian Sozzi là Biên tập viên điều hành của Yahoo Finance. Theo dõi Sozzi trên X @BrianSozzi, Instagram và trên LinkedIn. Mẹo về các câu chuyện? Gửi email đến brian.sozzi@yahoofinance.com.
Số phận cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ như thế nào khi bị điểm danh?
Sau bữa ăn sáng cùng ông Phạm Thái Hà tại nhà Bí thư Thành ủy Hà Nội vào thời điểm năm 2020, Chủ tịch Tập đoàn Thuận An được tạo điều kiện để trúng gói thầu ở dự án cầu Vĩnh Tuy 2.
Đó là một trong những tình tiết mới mà Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) của Bộ Công an vừa đưa ra trong kết luận điều tra vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An.
Ông Phạm Thái Hà, cựu trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị đề nghị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, với cáo buộc đã nhận tổng số tiền 750 triệu đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội vào năm 2020 chính là ông Vương Đình Huệ, và ông Hà cũng là trợ lý của ông Huệ thời điểm đó.
Những tình tiết mới được hé lộ và truyền thông Việt Nam được dịp nhắc đến những cụm từ “bí thư Thành ủy Hà Nội”, “sếp lớn” nhằm tránh trực tiếp nhắc tên ông Vương Đình Huệ.
Ông Huệ, tháng 4 năm 2021, đã được thăng tiến lên làm Chủ tịch Quốc hội, và ông Phạm Thái Hà trở thành trợ lý của ông Huệ vào tháng 9 năm đó.
Nhưng đúng ba năm sau, ông Huệ, vào tháng 4/2024, đã bị Bộ Chính trị cho thôi các chức vụ ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên Ban chấp hành Trung ương, rồi sau đó, đến đầu tháng 5, ông bị mất chức chủ tịch Quốc hội.
Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó.
Đến tháng 11/2024, Bộ Chính trị, dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm, đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ và sự kiện này ghi tên ông là nhân vật trong Tứ Trụ đầu tiên bị kỷ luật sau khi đã mất chức.
Với những tình tiết mới trong bản kết luận điều tra của Bộ Công an, vai trò của ông Vương Đình Huệ đã được nhắc đến một cách gián tiếp, làm dấy lên câu hỏi liệu cựu chủ tịch Quốc hội có phải đối mặt với thêm hình thức kỷ luật nào khác?
Điều này càng có cơ sở hơn khi mới đây, vào ngày 10/4, Ban Chấp hành Trung ương đã kỷ luật cách toàn bộ chức vụ trong Đảng đối với ông Trương Hòa Bình dù hơn 3 tháng trước đó ông này đã bị “cảnh cáo”.

ÔNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ MẤT CHỨC: CHIẾN DỊCH ‘ĐỐT LÒ’ CỦA ÔNG TRỌNG THẤT BẠI?
Vai trò của ông Vương Đình Huệ
Cách truyền thông Việt Nam đưa tin về vụ án Thuận An từ ngày đầu đến nay đã có những thay đổi.
Những ngày đầu, khi đưa tin về việc ông Phạm Thái Hà bị bắt, báo chí trong nước thường né tránh nhắc trực tiếp đến tên ông Vương Đình Huệ, chỉ mô tả ông Hà là “trợ lý chủ tịch Quốc hội”.
Tuy nhiên, sau khi ông Huệ được cho thôi chức và sau đó bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, báo chí trong nước dường như đã thay đổi cách đưa tin.
Trong các bài viết liên quan đến việc Bộ Công an đề nghị truy tố ông Phạm Thái Hà, tên ông Vương Đình Huệ được nhắc đến.
Thậm chí, một số tờ báo còn nêu rõ quá trình công tác của ông Hà, cho thấy ông là trợ lý thân cận của ông Huệ từ thời ông Huệ làm tổng Kiểm toán Nhà nước từ năm 2006, đến khi ông Huệ làm bộ trưởng Tài chính, sau đó là trưởng Ban Kinh tế Trung ương, rồi đến phó thủ tướng, bí thư Thành ủy Hà Nội và sau cùng là chủ tịch Quốc hội.
Như vậy, ông Hà là một trợ lý thân cận của ông Huệ trong suốt gần 20 năm.
Nhưng đó là trên truyền thông. Còn cơ quan điều tra ban hành bản kết luận điều tra gián tiếp nhắc đến tên ông Vương Đình Huệ, cho thấy ông này có vai trò trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An, dường như gửi đến một tín hiệu khác.
Cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Cụ thể, theo kết luận điều tra của C03, trong quá trình “chạy dự án” vào thời điểm giữa năm 2020, ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An – được ông Phạm Thái Hà, khi đó là Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội, giới thiệu với Giám đốc Ban Quản lý Dự án Hà Nội Phạm Hoàng Tuấn.
Trong bản kết luận điều tra mà BBC tiếp cận được, C03 cho biết ông Hà đã mời ông Tuấn cùng trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp ăn cơm và giới thiệu tập đoàn Thuận An chuyên thi công cầu đường, có năng lực.
Ông Hà đề nghị ông Tuấn xem xét tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi có công việc nhưng ông Tuấn chưa đồng ý ngay.
Tuy nhiên, một thời gian sau, tại buổi ăn sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Tuấn báo cáo về tình hình triển khai các dự án giao thông, trong đó có cầu Vĩnh Tuy 2.
Tại bữa ăn này, ông Tuấn gặp ông Hưng và hiểu rằng ông chủ Tập đoàn Thuận An có “quan hệ thân thiết với bí thư Thành ủy Hà Nội và Phạm Thái Hà”, kết luận điều tra nêu.
Vài hôm sau, khi ông Hưng đến phòng làm việc trình bày, ông Tuấn đã chuyển từ “chưa đồng ý” thành “đồng ý” và nói sẽ chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện trong đấu thầu để Thuận An trúng, thi công dự án.
VnExpress khi đưa tin về chi tiết này đã đặt tít: Mối quan hệ với ‘sếp lớn’ mở đường cho Thuận An trúng thầu ở cầu Vĩnh Tuy 2. Trong khi đó, tờ Tuổi Trẻ chạy bài: Sau bữa sáng ở nhà bí thư Thành ủy Hà Nội, Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án cầu Vĩnh Tuy 2.
Bí thư Thành ủy Hà Nội khi đó là ông Vương Đình Huệ, dù không tờ báo nào trực tiếp nhắc đến tên ông này.
Ở một tình tiết khác, kết luận điều tra cho biết vào đầu tháng 12/2021, khi biết Bắc Giang đang triển khai dự án cầu Đồng Việt, ông Nguyễn Duy Hưng đã đề nghị, và được ông Hà đồng ý giới thiệu, tác động đến bí thư tỉnh này cho Tập đoàn Thuận An được tham gia thi công dự án.
Cuối tháng 12/2021, trong buổi ăn cơm với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tại nhà chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Thái Hà giới thiệu ông Hưng với ông Dương Văn Thái, khi đó là Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.
Tại đây, ông Hà đã nói: “Tập đoàn Thuận An là đơn vị có năng lực, nhờ các anh quan tâm, xem xét cho doanh nghiệp này tham gia dự án cầu Đồng Việt.” Ông Thái đáp lại “sẽ quan tâm”, theo kết luận điều tra.
Chủ tịch Quốc hội thời điểm tháng 12/2021 là ông Vương Đình Huệ.
Có thể thấy rằng, chỉ sau hai bữa ăn tại nhà ông Vương Đình Huệ – nơi ông Phạm Thái Hà, trợ lý của ông Huệ, làm cầu nối giới thiệu – Tập đoàn Thuận An đã trúng hai gói thầu là Vĩnh Tuy 2 (giá trị gần 290 tỷ đồng) và cầu Đồng Việt (1.132,7 tỷ đồng).

Theo C03, ông Nguyễn Duy Hưng đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân để nhờ ông Phạm Thái Hà tác động đến ông Dương Văn Thái, qua đó, tác động đến ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban Quản lý dự án Bắc Giang thời điểm đó, để Tập đoàn Thuận An trúng thầu dự án Cầu Đồng Việt.
Từ đó, ông Thạo đã chỉ đạo cấp dưới cung cấp dự thảo hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán cho Tập đoàn Thuận An, đồng thời, nghiên cứu, chỉnh sửa bổ sung giúp Thuận An trúng thầu dù công ty này không đủ năng lực thi công.
Trong khi đó, cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái khai là ông chịu sức ép từ cựu Trợ lý chủ tịch Quốc hội là ông Phạm Thái Hà.
Cơ quan điều tra cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của ông Dương Văn Thái là do chịu sự tác động, can thiệp từ ông Hà.
Theo Quy định số 30-QĐ/TW, trợ lý chủ tịch Quốc hội là chức danh tương đương cấp thứ trưởng.
Trong khi đó, ông Dương Văn Thái là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, là các chức vụ cao hơn so với trợ lý chủ tịch Quốc hội.
Chính vì thế, việc một người có chức quyền thấp hơn gây sức ép lên một người có chức vụ cao hơn dường như phía sau còn có một “sếp lớn”, như nhan đề bài báo trên VnExpress.
Ông Vương Đình Huệ có chịu thêm hình phạt?

Ông Vương Đình Huệ đã chịu mức phạt cảnh cáo từ Bộ Chính trị vào tháng 11/2024 và trở thành nhân vật đầu tiên trong Tứ Trụ bị kỷ luật sau khi đã mất chức.
Cảnh cáo là một trong bốn mức kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam dành cho đảng viên, bao gồm (từ nhẹ đến nặng): khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Việc đưa ra hình thức kỷ luật với ông Huệ, người trước đó được thông báo là đã xin thôi chức và được Trung ương Đảng “đồng ý” trong một hội nghị bất thường của Trung ương Đảng vào ngày 26/4/2024, được đánh giá là một bước bất ngờ.
Khi vụ án Thuận An nổ ra và được mở rộng điều tra, ông Huệ đã chủ động xin rút lui khỏi chính trường và được Đảng đồng ý “cho thôi”.
Đây được xem là cách mà Đảng cho các lãnh đạo cấp cao – gồm cả các ủy viên Bộ Chính trị và lãnh đạo chủ chốt – “hạ cánh an toàn“, rút lui trong danh dự.
Nhưng đó là thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm quyền, tới thời của Tổng Bí thư Tô Lâm, mọi chuyện dường như đổi khác.
Ông Vương Đình Huệ một lần nữa nổi bật trên truyền thông khi bị Bộ Chính trị cảnh cáo, chừng bảy tháng sau khi ông đã rút lui.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội ngày 3/12/2024, ông Tô Lâm nói rằng lần đầu tiên, Bộ Chính trị xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với “lãnh đạo chủ chốt” của Đảng.
Lãnh đạo chủ chốt, theo ngôn ngữ của Đảng, chính là bốn nhân vật “Tứ Trụ” và người mà ông Tô Lâm đang đề cập đến cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Cũng ngày hôm đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh rằng “không có gì dừng lại mà phải tiếp tục”.
Đúng 10 ngày sau, 13/12/2024, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận quyết định cảnh cáo sau khi đã chủ động xin thôi chức vào tháng 1/2023, trở thành lãnh đạo chủ chốt thứ hai bị kỷ luật.

Trường hợp đáng chú ý hơn là ông Trương Hòa Bình, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng thường trực.
Ông Bình đã bị Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ trong Đảng tại kỳ họp Trung ương lần thứ 11 vào ngày 10/4/2025.
Điều đáng nói là mới vài tháng trước đó, vào tháng 12/2024, ông Bình đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo do một số vi phạm khi đương chức.
Cách chức là hình thức nặng nề hơn so với cảnh cáo và chỉ xếp sau “khai trừ” ra khỏi Đảng – khai trừ là hình thức nghiêm khắc nhất, thường dẫn đến các trách nhiệm hình sự sau đó.
Việc cách các chức vụ trong Đảng đối với cán bộ đã nghỉ hưu đồng nghĩa với việc các chế độ dành cho cán bộ cấp cao sau khi về hưu, như bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, cũng sẽ bị chấm dứt.
Nhưng đáng nói hơn, hình ảnh của họ trước công chúng cũng bị đánh mất hoàn toàn.
Chẳng hạn, trước đây, ông Trương Hòa Bình vẫn thi thoảng xuất hiện trên truyền thông hay các sự kiện công cộng.
Tuy nhiên, hình ảnh và tin tức về ông Bình không còn thấy xuất hiện kể từ khi bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng.
Ông Bình không được nhắc đến liên quan đến vụ án, vụ việc cụ thể nào. Trong khi đó, với sự xuất hiện với các chức danh “Bí thư Thành ủy Hà Nội”, và “Chủ tịch Quốc hội”, trong bản kết luận điều tra của cơ quan công an để đề nghị truy tố trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An mới đây, rất có thể ông Vương Đình Huệ sẽ còn phải đối mặt với những rắc rối lớn hơn trong thời gian tới.

Việt Nam phê duyệt dự án sân golf 1,5 tỷ USD của Trump Organization tại Hưng Yên
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một kế hoạch của Trump Organization và một đối tác để đầu tư 1,5 tỷ đô la vào các sân golf, khách sạn và các dự án bất động sản tại Hưng Yên.
Dự án, được quy hoạch trên diện tích đất 990ha, sẽ bao gồm một khu phức hợp sân golf, khu nghỉ dưỡng, khách sạn và một dự án nhà ở hiện đại.
Khoản đầu tư này dự kiến sẽ bắt đầu trong quý này và kéo dài đến quý 2/2029.
Dự án dự kiến sẽ được triển khai trên quy hoạch 990,43ha, với tổng vốn đầu tư 39.787 tỷ đồng (tương đương 1,533 tỷ USD), từ quý 2/2025 đến quý 2/2029, thời gian hoạt động 50 năm trong đó có các sân golf 36 lỗ và 18 lỗ.
Quyết định do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký.
Hưng Yên ‘chịu trách nhiệm toàn diện’
Trước đó, đề xuất triển khai dự án này liên quan tới biên bản ghi nhớ giữa đại diện UBND tỉnh Hưng Yên và các đối tác phía Mỹ, trong đó có Trump Organization, tập đoàn thuộc sở hữu gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump, ký thỏa thuận hợp tác triển khai dự án vào tháng 9/2024.
Dự án sau đó được ông Charles James Boyd Bowman, tổng giám đốc dự án của Trump Organization tại Việt Nam, đề nghị trực tiếp trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3/2025.
Nhà phát triển bất động sản Kinh Bắc City, đối tác của doanh nghiệp gia đình Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đã công bố dự án vào tháng 10/2025.
Việc phê duyệt dự án này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang được xúc tiến.
Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Việt Nam được cho là chịu tác động nặng nề khi chính quyền Trump tuyên bố đánh thuế mức 46% hàng hóa xuất vào thị trường Mỹ.
Dự kiến sẽ có bốn tiểu khu trong dự án này, trong đó có khu dân cư sinh thái đi kèm sân golf cao cấp cho dân số 3.500 người; khu dân cư sinh thái kèm sân golf quy mô 1.800 người, khu đô thị thương mại dịch vụ 29.700 người; khu cây xanh, công viên .
Bên cạnh đó, dự án nhà ở xã hội dự kiến chiếm 7,28ha.
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, đã giao UBND tỉnh Hưng Yên “chịu trách nhiệm toàn diện” trước cấp có thẩm quyền để báo cáo về dự án này.
UBND cũng chịu trách nhiệm thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, “tránh sơ hở làm thất thoát, lãng phí tài sản, tài nguyên của Nhà nước” và “không để sơ hở, xảy ra tranh chấp”, theo truyền thông Việt Nam.
Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên đề xuất dự án dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu.
Sau đó Bộ Tài chính Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án này.
Đề xuất triển khai dự án này liên quan tới biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Hưng Yên và các đối tác phía Mỹ, trong đó có Tập đoàn Trump Organization được ký kết tháng 9/2024.
Sau đó, ông Charles James Boyd Bowman, tổng giám đốc dự án của Trump Organization tại Việt Nam, đã đưa ra đề nghị trực tiếp về dự án trong cuộc gặp với ông Phạm Minh Chính vào tháng 3/2025.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1,5 tỉ USD, do nhà đầu tư đề xuất là liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên và IDG Capital, đại diện Trump Organization.
Ông Charles James Boyd Bowman mong muốn “dự án triển khai càng nhanh càng tốt” nhằm kịp phục vụ APEC 2027.
Ông cũng nói thêm rằng tập đoàn muốn thúc đẩy các chuyến thăm của ban lãnh đạo Tập đoàn Trump tới Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước, xây dựng hình ảnh chất lượng cao của Việt Nam với thế giới và chính quyền Mỹ.
Theo Hiệp hội Golf Việt Nam, Việt Nam, với hơn 100 triệu dân, có khoảng 70 sân golf và 100.000 người chơi golf.
Gắn kết với ‘phe cánh đang lên’
Website của Trump Organisation cho tới nay vẫn đăng phát biểu của đại diện hai phía đối tác tại lễ ký kết hợp tác tháng 10/2024 này như sau:
Ông Eric Trump, con trai của Tổng thống Donald Trum, hiện là Phó Chủ tịch Điều hành của Tập đoàn Trump phát biểu:
“Chúng tôi vô cùng phấn khích khi được bước vào thị trường đầy năng động này. Việt Nam có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực dịch vụ cao cấp và giải trí, và chúng tôi hết sức hào hứng khi được hợp tác với gia đình tuyệt vời này để tái định nghĩa đẳng cấp xa xỉ trong khu vực.”
Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc City, cho rằng: “Hưng Yên là một trong những nhà phát triển lớn nhất của Việt Nam, đang tích cực triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và đô thị. Gia đình Trump luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất trong ngành khách sạn, và chúng tôi vô cùng háo hức về sự hợp tác lần này.”
Trong một bài bình luận về dự án sân golf ở Hưng Yên của Trump Organisation, nhà báo David Hutt viết trên The Diplomate sau lễ ký kết năm 2024 rằng dự án này có thể “khiến bóng dáng của lợi ích cá nhân luôn lẩn khuất trong các mối quan hệ của ông Trump với Việt Nam.”
“Hưng Yên, nơi dự kiến xây dựng khu nghỉ dưỡng, là tỉnh quê hương của ông Tô Lâm cùng phe cánh đầy quyền lực của ông tại địa phương, bao gồm cả tân Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang và tân Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh.
“Thông qua thỏa thuận này, công ty gia đình của Trump nay đã gắn kết với một phe cánh đang lên trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm mọi cách để giảm mức thuế quan xuống càng thấp càng tốt, chính quyền Hà Nội nỗ lực tìm mọi cách để xoa dịu Washington.
Việc mở cửa thị trường, chấp nhận cho Starlink của tỷ phú Elon Musk thí điểm cung cấp dịch vụ internet vệ tinh ở Việt Nam, cũng như giảm thuế và tăng mua hàng Mỹ là những giải pháp chính phủ Việt Nam đang thực hiện.
Ngoại giao chơi golf cũng được đề cập đến.
Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, khi tham dự phiên đối thoại đặc biệt dành riêng cho Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos năm 2025, khi được hỏi liệu ông có kế hoạch tới dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump và chơi golf ở đó không, đã trả lời:
“Nếu chơi golf mà mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc thì tôi chơi cả ngày cũng được.”
Có gì để tự hào về bức ảnh “Em bé Napalm”?
- Đức Hồng
- Vai trò, Gửi tới BBC từ Tp HCM
Vài tháng trước, tôi có tình cờ biết được Phan Thị Kim Phúc – cô gái trong bức ảnh “Em bé Napalm” hiện đang sống tại Canada.
Một chút thắc mắc hiện ra trong đầu: tại sao một người là nạn nhân của “Chủ nghĩa tư bản” lại sống dưới vòm trời của một trong những trùm tư bản quốc tế, lại đi sang đất nước mà Quốc hội thông qua luật 30/4 – tức coi ngày 30 tháng 4 là ngày quốc lễ Canada để tưởng niệm những nạn nhân cộng sản Việt Nam đã liều chết vượt biên ra đi tìm tự do?
Không có lý gì như thế cả, cô ấy phải là một người yêu Chủ nghĩa Cộng sản, căm thù đế quốc Mỹ và những đồng lõa của nó vì đã gây ra vết thương không bao giờ có thể xóa mờ trên cơ thể và tâm trí mới phải.
Thế mà Kim Phúc không chỉ sống tại Canada một cách đơn thuần, cô đã phải bỏ trốn, xin tị nạn chính trị tại quốc gia láng giềng của “đế quốc Mỹ” này.
Nguồn gốc của bức ảnh
Youtube còn <link type=”page”><caption> một đoạn video</caption><url href=”https://www.youtube.com/watch?v=eMrMzudx35c” platform=”highweb”/></link> ghi lại gần như toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc máy bay ném bom cho đến khi các em nhỏ trong đó có Kim Phúc chạy ra. Bức ảnh của Nick Út chỉ là một trong những khoảnh khắc ấy.
Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?
Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy ra và chẳng để Nick Út sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị làm gì.
Tại sao Kim Phúc phải chạy trốn khỏi Việt Nam?

Năm 1982, một nhiếp ảnh gia người Đức đến Việt Nam muốn tìm lại cô bé trong bức hình và Kim Phúc trở thành công cụ hoàn hảo cho bộ máy tuyên truyền. Nếu những gì trong ảnh đúng theo những gì người ta tưởng tượng (về tội ác của đế quốc Mỹ) thì mọi việc chẳng có gì đáng nói và Kim Phúc chẳng bị nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao như thế.
Cô bị bắt nói ra những điều chính quyền muốn. Sau đó, cô bỏ trốn, bị truy lùng, bắt lại, <link type=”page”><caption> bị buộc thôi học</caption><url href=”https://www.youtube.com/watch?v=ObTR1GcgYgk” platform=”highweb”/></link>, quản thúc tại gia nghiêm ngặt, giám sát 24/24h “chỉ trừ lúc đi vệ sinh”.
Và cuối cùng, khi có cơ hội Kim Phúc đã chạy trốn và xin tị nạn chính trị ở Canada.
Chiến tranh có phải thứ khủng khiếp nhất?
Chiến tranh luôn đại diện cho điều đáng sợ nhất. Đối với cá nhân Kim Phúc, đó là vết sẹo trên cơ thể và trong tâm chí cô, nhưng những nỗi đau ấy còn có thể xoa dịu bằng niềm tin ở Chúa (cô đã cải đạo sang Tin Lành), còn sự khủng bố tinh thần ngay trong thời bình mới chính là thứ làm cho cô không thể chịu đựng được.
Trong trường hợp này, chiến tranh liệu có còn là điều khủng khiếp nhất? Sẽ nhiều người phản đối, nhưng khoan đã, hãy nhớ lại có bao nhiêu người vô tội phải chết trong Cải cách ruộng đất khi chính quyền đã về tay nhân dân, đó chỉ là một trong rất nhiều tội ác của nhà cầm quyền mang danh nghĩa “do dân vì dân”.
Người ta không chết trong thời chiến mà lại chết trong thời bình, cái chết nào ít đáng sợ hơn, và tội ác nào đỡ ghê sợ hơn?
Nhưng một nhiếp ảnh gia như Nick Út không bao giờ có cơ hội ghi lại những khoảnh khắc ấy, vì chính quyền Cộng sản không bao giờ cho phép. Ông chỉ được hoạt động ở một nơi tôn trọng nhân quyền, tôn trọng báo chí mà thôi.
Ý nghĩa thực sự của “Em bé Napalm”?
Nhiếp ảnh gia Nick Út tại cuộc triễn lãm ảnh Chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội vào tuần trước.
Nhìn vào bức ảnh ấy, người ta không biết rằng lỗi một phần không nhỏ là do lính Bắc Việt đã chạy vào nơi có dân đang trú ngụ không phải để bảo vệ mà gián tiếp đe dọa tính mạng của họ. Người dân nơi Kim Phúc đang sống lúc đó không hề “rên xiết dưới gót giày quân xâm lược” nên chẳng cần ai đến để cứu giúp họ. Nếu không có sự xuất hiện của người lính Cộng sản ở một nơi không đúng chỗ như thế, sự việc đáng tiếc đã không xảy ra với Kim Phúc.
Còn ai nghi ngờ về điều trên có thể tìm hiểu về cuộc tháo chạy của những người miền Nam khỏi thứ “độc lập, tự do” mà chính quyền Cộng sản đã trao cho họ. Trong số đó có rất nhiều người phải bỏ quê cha đất tổ, bất chấp tính mạng để lênh đênh trên biển tìm nơi ở khác.
Khi nhìn vào một bức ảnh mà người ta chỉ thấy một phần rất nhỏ sự thật, bức ảnh ấy có thực sự còn nguyên giá trị?
Bức hình ấy khiến nhân dân Mỹ có một cái nhìn khác về Cuộc chiến Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ và đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Đến ngày hôm nay, có khi nào Nick Út nghĩ rằng việc tồn tại của Mỹ ở miền Nam hoặc thậm chí chiến thắng toàn diện ở Việt Nam lại là tốt cho người dân Việt?
Mỹ đã rời đi, nay được vời lại để chống lại người anh em Cộng sản lúc đó giúp cách mạng Việt Nam đánh Mỹ.
Jane Fonda – biểu tượng của phong trào phản chiến Mỹ, người từng đến miền Bắc Việt Nam năm 1972 (năm mà bức ảnh “Em bé Nepalm” ra đời) mới đây cũng đã phải thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ.
Thử hình dung rằng tôi chớp được khoảnh khắc người cha phạt con mình. Thực tế ngoài đời đứa con đáng bị phạt nhưng bức ảnh lại trở thành biểu tượng của nạn bạo hành trẻ em, thì thà bức ảnh ấy đừng bao giờ xuất hiện. Bản thân bức ảnh ấy không có lỗi gì cả, khoảnh khắc ấy với người xem ảnh có thể đúng, nhưng bản chất của sự việc thì không.
Vậy bức ảnh “Em bé Napalm” có ý nghĩa gì? Nó làm người ta nghĩ đến sự độc ác của Mỹ trong khi họ không hoàn toàn có lỗi. Nó khiến Mỹ rút quân rồi giờ đây Việt Nam muốn Mỹ trở lại.
Nick Út được nhà cầm quyền phe “đế quốc” cho tác nghiệp, được đi cùng với lính Mỹ để chụp ảnh, nhưng sản phẩm của ông sau này chống lại chính những người tôn trọng, bảo vệ cho nghề nghiệp và tính mạng của ông.
Nhà cầm quyền Việt Nam – phía đáng lẽ ra được hưởng lợi nhiều nhất từ tấm ảnh này lại không hề chào đón nó. Người ta đã từng từ chối triển lãm ảnh của Nick Út năm 2007 và nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không chuẩn bị thăm Mỹ thì chắc cũng khó có chuyện bức hình “Em bé Napalm” được xuất hiện chính thức ở Hà Nội. Cũng dễ hiểu vì không lãnh đạo nào muốn nhắc đến cái tên Phan Thị Kim Phúc – người lẽ ra cũng nên có mặt tại buổi triển lãm với tư cách chứng nhân lịch sử.
Không biết lòng thành của Việt Nam được bao nhiêu, vì họ vẫn còn sợ sự thật lắm. Nhưng nếu tôi có bức ảnh hay một bài báo không được mọi người hiểu đúng ý hoặc không thể toát ra những cái mà tôi muốn truyền đạt để rồi làm công cụ cho một sự tuyên truyền lệch lạc, tôi không thể tự hào và thà đừng nhắc đến nó còn hơn.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.
CÓ MỘT NICK ÚT MÀ TÔI BIẾT
