Thanh Nụ, Thanh Taseco-phần 3.

0
117
Taseco Group
   

Thanh Hieu Bui

3/Tình hình tài chính của Taseco Group

Trong giai đoạn 2017 – 2021, tổng tài sản của Taseco Group tăng trưởng khá nhanh, từ 1.289 tỷ đồng lên 2.206 tỷ đồng, tương đương tăng gần 80%.

Với vị thế là công ty mẹ, Tập đoàn Taseco dành phần lớn tài sản để đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là đầu tư vào các công ty con, với giá trị qua các năm lần lượt là: 797 tỷ đồng; 1.007 tỷ đồng; 1.564 tỷ đồng; 1.741 tỷ đồng và 1.852 tỷ đồng. Như vậy, trong 5 năm, số tiền đầu tư tài chính dài hạn đã tăng 231%.

Trái lại, nợ phải trả của Tập đoàn Taseco cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2017 – 2021, từ 704 tỷ đồng lên 1.191 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 60%.

Điều đáng chú ý, Tập đoàn Taseco không chỉ tăng các khoản nợ vay dài hạn, mà riêng trong năm 2020, nợ ngắn hạn cũng lên tới 1.482 tỷ đồng (riêng nợ vay ngắn hạn đã là 1.297 tỷ đồng) cao gấp 3,4 lần tài sản ngắn hạn. Đây là một chỉ số cực kỳ đáng báo động về khả năng thanh toán ngắn hạn. Đặc biệt là khi, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty lên 1,46 lần.

Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2017 – 2021, doanh thu thuần của Tập đoàn Taseco giảm rất mạnh, từ 1.070 tỷ đồng xuống 357 tỷ đồng rồi xuống 82 tỷ đồng, 65 tỷ đồng và 96 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng vì vậy mà suy giảm tương ứng.

Mặc dù, tình hình tài chính của công ty mẹ giảm dần đều như vậy, nhưng báo cáo tài chính hợp nhất giai đoạn 2017-2019 vẫn có điểm sáng, khi lợi nhuận sau thuế năm 2019 lên tới 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 năm sau đó, kết quả kinh doanh của Taseco Group bị sụt giảm nghiêm trọng.

Cụ thể, tại báo cáo hợp nhất của Taseco Group, công ty ghi nhận lỗ sau thuế 100 tỷ đồng năm 2020 và 77,6 tỷ đồng vào năm 2021. Kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của tập đoàn này cũng rơi thẳng đứng, từ 23,5% (năm 2019), giảm xuống tới âm 4,66% (năm 2020) và âm 3,07% (năm 2021).

Đến năm 2022, Taseco Group báo lãi tăng trưởng đột biến. Theo đó, Tập đoàn này ghi nhận lãi sau thuế 431,1 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu tăng lên 3.087 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,55 lần, tương ứng với nợ phải trả tăng lên 4.786 tỷ đồng. Nếu tính thêm số trái phiếu đã phát hành, nợ của Taseco tăng lên 4.786 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2021 (4.254 tỷ đồng).

Và tính tới nửa đầu năm 2023, Taseco Group lãi 252 tỷ đồng. Bức tranh tài chính ghi nhận vốn chủ sở hữu công ty đạt 3.306 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả gấp 1,55 lần vốn chủ sở hữu, lên mức 4.661 tỷ đồng và nợ trái phiếu 562 tỷ đồng.

Taseco Group hiện có vốn điều lệ ở mức 1.000 tỷ đồng và hoạt động trong các lĩnh vực gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, dịch vụ quan lý bất động sản, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ hàng không và các dịch vụ khác.

Hiện nay nguồn tin cho biết, Thanh Nụ đánh hơi được T Lâm sẽ làm CTN và giữ quyền lực gần như tuyệt đối. Thanh đang tìm cách tiếp xúc với Lâm để đặt vấn đề ngừng truy dấu vết của Tú, Thanh Nụ, Dũng Kều, Sỹ Thanh. Cậy nhờ nương náu sau này và sẽ dành phần đất mà nhóm này lấy được ở Mê Linh chia phần cho T.Lâm qua công ty Xuân Cầu của Tô Dũng.

Nếu Lâm đồng ý và thoả hiệp, có lẽ con sâu lớn nhất trong tương lai không phải là Trần Cẩm Tú, mà chính là con trai của đại tá phụ trách an ninh Tây Ninh năm nào.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here