SUY NGHĨ VỀ CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG SƠN, THẮNG VÀ CHÂU …

    0
    711

    Một loạt bài trên VnExpress – nói về các tên tuổi người Việt thành công sau khi đoạt giải Toán quốc tế hồi xưa, như Đàm Thanh Sơn, như Lê Tự Quốc Thắng, và có thể tính cả Ngô Bảo Châu – đưa ra một hình ảnh thú vị.

    Có một mẫu số chung, đây là con cái của những người “bên thắng cuộc”, sinh trong những năm 1960-1970 và lớn lên thời điểm bao cấp 70-90, thời điểm đánh lý lịch nặng nề khiến cho hàng triệu người trẻ tuổi miền Nam có lý lịch thuộc “phe thua cuộc” lúc ấy không thể học đại học, không thể ra nước ngoài du học, không thể có việc tốt dù họ tài giỏi cỡ như những người đồng lứa như Thắng, Sơn, Châu đi chăng nữa.

    Đất nước từ 1990 thay đổi, nhưng khi nhắc đến Sơn, Thắng, Châu với những mẫu câu chuyện thành công trên, cũng không thể không nhắc đến sự đối xử bất công, mà nạn nhân là hàng triệu người Việt miền Nam ở cỡ tuổi U60-U50 giờ, những người cùng trang lứa với Sơn, Thắng, Châu nhưng “bị đánh lý lịch” và phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi trong cùng thời điểm lúc trưởng thành của họ.

    Thành công của những Thắng, Sơn, Châu là đáng quý, nhưng một phần quan trọng vì họ là những người may mắn hưởng lợi nhất trong thế hệ cùng thời với họ tại thời điểm đất nước đầy rẫy sự bất công, khi hàng triệu người cùng lứa với họ lại rơi vào cảnh bế tắc, không có cơ hội ngốc đầu lên.

    Sự đối xử bất công Nam/Bắc, phe thắng cuộc/thua cuộc nặng nề sau 1975, đỡ hơn từ thời 1990 đến 2010 và đang diễn ra tệ hại hơn gần đây. “Lý lịch” vẫn là một tiêu chí cần xem xét tại các cơ quan nhà nước.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here