Cù Tuấn dịch từ AFP.
Tóm tắt: Cảnh sát Trung Quốc đã triển khai các công cụ giám sát tinh vi nhằm dập tắt làn sóng bất ổn trên toàn quốc, sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt và dữ liệu vị trí để theo dõi và giam giữ những người biểu tình.
Sự thất vọng đối với các hạn chế kéo dài của Covid đã bùng phát, gây ra các cuộc biểu tình yêu cầu chấm dứt việc đóng cửa và các quyền tự do chính trị lớn hơn ở quy mô chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ tại Trung Quốc.
Theo một luật sư nhân quyền cung cấp tư vấn pháp lý miễn phí cho người biểu tình, khi Bắc Kinh tuyên bố đàn áp các cuộc biểu tình, bộ máy an ninh khổng lồ của họ đã vào cuộc, sử dụng hệ thống giám sát tối tân để truy tìm các nhà hoạt động.
“Ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, cảnh sát dường như đã sử dụng các biện pháp công nghệ cao cấp”, Wang Shengsheng, một luật sư ở thành phố Trịnh Châu, cho biết.
“Ở các thành phố khác, có vẻ như họ đã dựa vào cảnh quay giám sát và nhận dạng khuôn mặt”, cô nói với AFP.
Cảnh sát Bắc Kinh có thể đã sử dụng dữ liệu vị trí điện thoại được lấy từ máy quét tại chỗ hoặc mã y tế Covid được quét bởi những người đi taxi đến các khu vực diễn ra biểu tình, cô nói.
“Nhiều người gọi từ Bắc Kinh đã bối rối không hiểu tại sao họ lại bị cảnh sát liên lạc khi họ thực sự chỉ đi ngang qua địa điểm biểu tình và không hề tham gia vào chúng,” cô nói thêm.
“Chúng tôi không biết chính xác họ đã làm điều này như thế nào.”
– Đàn áp –
Wang đã nhận được hơn 20 cuộc gọi trong những ngày gần đây từ những người biểu tình hoặc những người có bạn bè và người thân bị giam giữ. Hầu hết các lần giam giữ mà cô được kể đều kéo dài dưới 24 giờ.
Cô nói, những người biểu tình liên hệ với Wang để được giúp đỡ cũng đã trở thành mục tiêu.
Tại Thượng Hải, cảnh sát đã tịch thu điện thoại của tất cả những người mà Wang đã liên lạc và những người này bị triệu tập để thẩm vấn, “có lẽ để trích xuất tất cả dữ liệu của họ”, cô ấy nói thêm.
Những người gọi cho cô từ Quảng Đông nói với Wang rằng tài khoản của họ trên ứng dụng nhắn tin Telegram được mã hóa đã bị hack sau khi họ đăng ký thông tin cá nhân với cảnh sát trên đường đến một cuộc biểu tình.
Một số bạn bè của những người biểu tình ở Bắc Kinh bị giam giữ cũng nói với cô rằng họ thấy tài khoản Telegram của bạn bè họ vẫn sáng đèn khi họ bị giam giữ, cho thấy cảnh sát có thể đã truy cập vào chúng.
– Xóa sạch bằng chứng –
Các nhóm trò chuyện của người biểu tình được mã hóa — chỉ có thể truy cập được ở Trung Quốc bằng phần mềm VPN bất hợp pháp — đang trong tình trạng cảnh giác cao độ đối với những kẻ xâm nhập của cảnh sát khi tin tức về các vụ bắt giữ và đe dọa tiếp tục lan truyền.
Những người tham gia đã thúc giục nhau xóa tất cả bằng chứng về các cuộc biểu tình – bao gồm lịch sử trò chuyện, video và ảnh – khỏi điện thoại của họ để đề phòng cảnh sát kiểm tra.
Một cư dân Bắc Kinh nói với AFP rằng hai người bạn tham gia các cuộc biểu tình ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã bị giam giữ lần lượt vào 27/11 và 29/11.
Người biểu tình ở Thượng Hải đã được thả vào tối 28/11 nhưng điện thoại của họ vẫn nằm trong tay cảnh sát, ông nói, yêu cầu giấu tên vì lý do an toàn.
Trên các ứng dụng truyền thông xã hội của Trung Quốc được giám sát chặt chẽ, bất kỳ người dùng nào đăng nội dung phản đối đều có thể dễ dàng bị theo dõi vì các nền tảng này yêu cầu đăng ký tên thật.
Rui Zhong, một nhà phân tích về Trung Quốc tại Trung tâm Wilson ở Washington, cho biết: “Việc càn quét qua điện thoại và mạng xã hội có thể đang diễn ra trong không gian thực và cộng đồng ảo.
Các nhà báo của AFP đã nhìn thấy nhiều sĩ quan cảnh sát quay phim những người biểu tình bằng máy ảnh cầm tay nhỏ tại cuộc biểu tình hôm 27/11 ở Bắc Kinh.
Một người biểu tình nói với AFP rằng cô và năm người bạn đã bị cảnh sát địa phương triệu tập sau khi họ tham dự cuộc biểu tình hôm 27/11 tại một bờ sông ở khu đại sứ quán của thành phố này.
Sau đó, cô nói với AFP rằng cô đã được triệu tập đến đồn cảnh sát vào ngày 29/11 để viết bản tường trình về những gì đã xảy ra, nhưng không được vào đồn cảnh sát sau khi không có kết quả xét nghiệm Covid gần đây.
– ‘Bạn không có quyền riêng tư’ –
Người dùng trong các nhóm trò chuyện được mã hóa đang chia sẻ các mẹo và lời khuyên pháp lý về những việc cần làm trong trường hợp họ bị cảnh sát thẩm vấn, bắt giữ hoặc tịch thu điện thoại.
Tại Thượng Hải, một phóng viên của AFP đã chứng kiến nhiều vụ bắt giữ và xác nhận rằng cảnh sát đã dùng vũ lực kiểm tra điện thoại của một người biểu tình để tìm các ứng dụng mạng xã hội nước ngoài bị chặn ở Trung Quốc đã được sử dụng để truyền bá thông tin về các cuộc biểu tình.
“Quyền riêng tư là gì? Cậu không có bất kỳ sự riêng tư nào”, một sĩ quan cảnh sát nói với một người biểu tình 17 tuổi ở Thượng Hải trong một cuộc xung đột hôm 28/11, theo một bản ghi âm mà người này cung cấp.
Nhiều người tham dự là những người biểu tình lần đầu thiếu kinh nghiệm và tổ chức cần thiết để xây dựng các phong trào xã hội gắn kết, theo một số người biểu tình nói chuyện với AFP.
“Khi mọi người mất tích hoặc bị giết trong các vụ án hình sự thông thường, chúng tôi không thấy các công nghệ theo dõi công nghệ cao như vậy”, Wang nói.
“Nhưng trong các cuộc biểu tình công khai, chúng tôi dường như thấy các công nghệ kỹ thuật số tinh vi bắt đầu được sử dụng.”
“Tôi cảm thấy rất buồn vì nước chúng tôi có công nghệ hiệu quả như vậy nhưng lại bị sử dụng sai chỗ.”
“Nếu điện thoại của chúng tôi có thể bị tịch thu và thao túng theo ý muốn, nếu tài khoản của chúng tôi có thể được đăng nhập (mà không cần sự đồng ý của chúng tôi), thì chúng tôi còn quyền tự do nào nữa?”
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.