PHÉP NGHIÊN CỨU 

0
69

Ghi chú: Trích Sách VHLG? (tr. 37 – 40) của Trương Như Thường 

II.4 PHÉPNGHIÊNCỨU 

Nghiên Cứu Là Gì? 

Nghiên cứu là phương thức tiến hành có hệ thống mạch lạc bằng cách thu thập và phân tích một cách khoa học những dữ kiện hoặc tài liệu để có thể nâng cao sự hiểu biết về hiện tượng hay vấn đề mà ta có liên hệ và quan tâm đến. 

Vì dữ kiện hoặc tài liệu có thể bị mai một, hao mòn hoặc biến đổi theo khung thời-không, nên phương pháp nghiên cứu, hay phép nghiên cứu (research methodology) cần được giới khoa học tái xét, điều chỉnh, sáng tạo và đồng thuận, sao cho việc thu thập phân tích và giải thích các dữ kiện và tài liệu một cách thích đáng hơn. Mục tiêu của việc nghiên cứu, trước hết là tìm kiếm ra sự thật, và sau đó, là cống hiến những điều đã tìm thấy được để chia xẻ với người chung quanh. Do đó, phép nghiên cứu sẽ có hai chủ đề lớn. Thứ nhất là phương cách để tìm ra/tìm lại sự thật. Và thứ hai, việc tìm ra sự thật là để dùng vào việc gì có lợi cho con người. Lợi cho tất cả: cho ta, cho người đối diện và cho cả những người bị/chịu ảnh hưởng (stakeholders perspective). 

Tìm Kiếm và Ứng Dụng 

Tìm kiếm và ứng dụng, trong việc nghiên cứu, tuy hai mà là một. Thấy một nhưng thật ra có hai. Nếu chỉ chú trọng hoặc thiên về một bên, theo quan điểm chọn-một-bỏ-một, sẽ đưa đến kết quả bán diện. Chúng ta cần tìm kiếm ra kết quả về sự thật, một cách tương đối, tạo nên giá trị nội tại (intrinsic value) cho việc nghiên cứu. Những ứng dụng cho con người và xã hội được có lợi đem đến giá trị phương tiện (instrumental value) trong việc nghiên cứu. Cả hai loại giá trị, nội tại và phương tiện, đều được giới hạn bởi khung thời-không. 

Do đó sự hạn chế của nghiên cứu thường nằm ở các mô hình, công thức hay mô thức (model) 1 hoặc cả một hệ thống tư tưởng [hay được gọi là cấu hình (paradigm)] 2 dùng để giải thích sự kiện trong một thời-không nhất định. Nhưng các nghiên cứu gia lại nỗ lực tìm cách vượt qua các giới hạn của cấu hình mà thuật ngữ nghiên cứu quốc tế gọi là paradigm shift (chuyển/biến đổi cấu hình); hoặc thời thượng hơn, thiên hạ gọi bằng ‘đổi mới tư duy’ 3 cho một thời đại mới. Việt- học chúng ta gọi đó là phép biến. (Hãy xem lại Chương II.3 về phép biến). 

1 Thí dụ: công thức F = m .a của Newton và công thức E = m .c2 của Einstein trong khoa học vật lý. Hệ thống đếm theo nhị phân (binary system) và thập phân (metric system) trong toán học. 

  • 2  Thí dụ: tiên thiên bát quái của Phục-Hy và hậu thiên bát quái của Châu Văn-vương trong dịch-học (Tiết III.2.4.1). Trường phái cổ điển về kinh tế học của Adam Smith với ‘bàn tay vô hình’ (invisible hands) và trường phái hiện đại của John Maynard Keynes với ‘sự can thiệp của chính phủ’ (government intervention) vào thị trường (Tiết III.3.1.2).
  • 3  Thí dụ: chủ nghĩa quân chủ trong thời cổ và trung đại và chủ nghĩa dân chủ trong thời hiện đại (Tiết III.3.2.1).
Một tiểu ban của Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ điều trần về Tìm hiểu và giải quyết các thách thức ở khu vực sông Mekong, ngày 7/12/2022. Ảnh Foreignaffairs.house.gov via YouTube. Photo: YouTube Screenshot

Nhờ có mô thức, mô hình và cấu hình mà các nghiên cứu đem lại nhiều hữu dụng cho xã hội trong thời gian ngắn hạn; và nhờ có phép biến mà con người có thể thay đổi được thời cuộc, mang ích lợi đến xã hội trong con đường dài hạn. Lãnh-đạo xã-hội là sự chọn lựa trong nghệ thuật điều hợp giữa ngắn và dài hạn một cách cần và đủ. Do đó, nghiên cứu và lãnh- đạo hiện hữu như hình với bóng. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chủ đề lãnh-đạo-học trong Mục III.3.3. 

Tiêu chuẩn nghiên cứu 

Tiêu chuẩn nghiên cứu gồm có bốn thuộc tính như sau: 

  1. Tính phổ thông: ai có khả năng là đều có thể làm nghiên cứu;
  2. Tính tái tạo: một chủ đề được nghiên cứu của người này cũng có thể được lập lại bởi người khác; 
  1. Tính kiểm soát: trong khi điều nghiên, các yếu tố về nghiên cứu cần phải được kiểm soát.
    kiểm chứng, cũng như cần phải được thừa nhận; nếu không, sẽ không cho ra kết quả tốt,
    thí dụ như thiếu tài liệu, phương tiện và thời giờ; và
  2. Tính đo lường: tài liệu, dữ kiện được xuất phát từ đâu?
    Dữ kiện bán diện và tài liệu thứ yếu, bán chính thức dễ đem tới sự sai thiếu. Sai vì thiếu, chứ không phải sai vì trật. Tóm lại, tài liệu có hiệu lực (validity) và có đáng tin cậy (reliability, khả tín) được hay không?

Nghiên cứu khoa học 

Nghiên cứu (research) thì ai cũng có thể làm được, nhưng nghiên cứu theo phương pháp khoa học đòi hỏi trình độ của nhà nghiên cứu cao hơn, vì nó đòi hỏi phương pháp nghiên cứu phải mang tính khoa học (scientific research). Theo Nguyễn Văn Tuấn (2012): một nghiên cứu có phương pháp khoa học cần được thực hiện theo trình tự như sau: 

  1. Đặt câu hỏi (research question): phương pháp khoa học khởi đầu bằng một hay vài câu hỏi. Những câu hỏi có thể liên quan đến những gì nhà khoa học đang quan sát hay có kinh nghiệm. Câu hỏi bắt đầu bằng những tại sao, cái gì, lúc nào, ở đâu, ai, như thế nào (tức là những why, what, when, where, who và how).
  2. Khảo sát tài liệu liên quan đến câu hỏi: Không ai có thể bắt đầu từ con số 0, mà phải bắt đầu từ những gì những người đi trước đã làm. Do đó, khảo sát tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến câu hỏi là rất quan trọng để hình thành một giả thuyết.
  3. Phát biểu giả thuyết (hypothesis): Giả thuyết ở đây là phát biểu mang tính tiên đoán, kiểu như nếu tôi làm điều này thì kết quả sẽ là thế này. Một nghiên cứu mà không có giả thuyết thì không thể xem là nghiên cứu khoa học được.
  4. Tiến hành thí nghiệm để kiểm định giả thuyết: Trong khoa học, bất cứ giả thuyết nào cần phải kiểm định bằng thí nghiệm. Thí nghiệm có thể là thí nghiệm có kiểm soát hoặc có nhóm chứng (controlled experiment) nhưng cũng có thể là thí nghiệm tự nhiên (natural experiment).
  5. Phân tích dữ liệu từ thí nghiệm và kết luận: Ở bước này, câu hỏi đặt ra là dữ liệu thu thập từ thí nghiệm có phù hợp với giả thuyết đặt ra. Không như bên toán học người ta có thể chứng minh một định lí hay một phát biểu, trong khoa học thực nghiệm và khoa học xã hội, không có chuyện chứng minh giả thuyết, mà chỉ có vấn đề dữ liệu có nhất quán với giả thuyết hay không mà thôi.

6. Truyền đạt kết quả và kết luận: Một nghiên cứu không thể xem là hoàn tất nếu kết quả chưa được công bố cho đồng nghiệp và công chúng biết và phản biện. Nơi công bố không phải là những báo chí đại chúng, mà là các tập san khoa học chuyên ngành có bình duyệt (peer review) hoặc ít ra là trong các hội nghị khoa học có bình duyệt. 

[Nguồn: http://nguyenvantuan.net/science/4-science/1467-hoang-sa-truong-sa-the-nao-la- nghien-cuu-khoa-hoc- Retrieved 26March2012

Ghi chú về các tài liệu lấy từ mạng Wikipedia
Một số tài liệu và hình ảnh trong sách này được truy cập từ mạng Wikipedia. Ðây là lời giới thiệu của chính tổ chức Wikipedia: 

Wikipedia là một bách khoa toàn thư nội dung mở bằng nhiều ngôn ngữ trên Internet. Wikipedia được viết và xây dựng do rất nhiều người dùng cùng cộng tác với nhau,
cho nên ai muốn thay đổi những bài viết, chỉ cần có một trình duyệt Web và khả năng
truy cập Internet. Dự án này, nói chung, bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 2001 để bổ sung bách khoa toàn thư Nupedia bởi những nhà chuyên môn; hiện nay Wikipedia trực thuộc Quỹ Hỗ trợ Wikimedia, một tổ chức phi lợi nhuận. Wikipedia hiện có hơn 4,6 triệu bài viết, tính cả hơn 1,2 triệu bài trong phiên bản tiếng Anh (English Wikipedia); 

vào tháng 1 năm 2006, nó có hơn 750.000 thành viên. Từ khi nó được mở cửa, Wikipedia càng ngày càng nổi tiếng và sự thành công của nó đã nảy sinh ra vài dự án liên quan.
Tuy nhiên, có nhiều tranh luận về sự đáng tin cậy của nó. 

Wikipedia thường được làm nguồn bởi phương tiện truyền thông đại chúng nhiều khi để
chỉ trích và nhiều khi để khen vì những đặc tính tự do, mở, dễ sửa đổi và phạm vi rộng rãi. Nhiều khi dự án không chỉ được nói đến, nhưng cũng được làm nguồn về chủ đề khác. Wikipedia khuyến khích những người đóng góp theo quy định “quan điểm trung lập”,
bằng cách tóm tắt các quan điểm quan trọng để tới gần sự thật khách quan. Việc dùng Wikipedia như nguồn tham khảo đã gây ra tranh luận vì tính mở của nó làm nó có thể
bị phá hoại, bị sửa không đúng, hoặc không bao gồm các chủ đề đều đặn, hoặc có ý kiến không có căn cứ. Nó cũng bị chê là có thiên vị nhất quán, đặt cao ý kiến số đông hơn là
bằng cấp, sự thiếu trách nhiệm cũng như kiến thức chuyên môn của người viết khi được
so sánh với những bách khoa toàn thư thông thường. Tuy nhiên, sự rộng rãi và cặn kẽ của nó, và tính năng được cập nhật liên tục, đã làm dự án trở thành nguồn tham khảo hữu ích đối với hàng triệu người. 

Wikipedia hiện có hơn 200 phiên bản ngôn ngữ, trong đó vào khoảng 100 đang hoạt động.
15 phiên bản đã có hơn 50.000 bài viết: tiếng Anh, Đức, Pháp, Ba Lan, Nhật, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoa, Nga, Na Uy, Phần Lan, Esperanto và tiếng Việt. Phiên bản tiếng Đức đã được phát hành trên đĩa DVD, và nhiều phiên bản khác được sao chép qua website khác. Người dùng các thiết bị viễn thông có thể truy cập thông tin từ trang liên kết rút gọn wapedia với các phiên bản ngôn ngữ hệt wikipedia tại đây. 

[Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia (tiếng Việt) và http://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia (English). Retrieved on 15December2009

Hiện nay có nhiều trường đại học hoặc giáo sư của Mỹ không cho phép học sinh sử dụng các tài liệu lấy từ Wikipedia trong việc nghiên cứu vì những mặt không hay của nó như thiếu trung thực và chính xác, không mang tính chuyên môn. Ðối với tầm nhìn của giáo dục trường sở, tài liệu lấy từ Wikipedia mới chỉ là ý kiến (opinion), chưa lên hàng tin tưởng (belief) và lại càng chưa phải là loại tin tưởng đã được kiểm chứng (justified belief). 

Chúng ta vẫn có thể sử dụng tài liệu của Wikipedia vì tính nhậm lẹ, phổ thông, phong phú, quần chúng và ít tổn phí của nó với điều kiện là phải áp dụng hai đặc tính về kiểm soát và đo lường theo như tiêu chuẩn nghiên cứu đã được đề ra. Có nghĩa là, chúng ta phân loại giá trị Wikipedia như là tài liệu hạng nhì (secondary data/sources), chưa phải là tài liệu gốc (primary sources). Ðiều cần làm là phải đi sâu vào các phần ‘chú thích’, ‘xem thêm’, ‘đọc thêm’, ‘liên kết ngoài’ ở phần cuối của mỗi bài trong Wikipedia để định giá thêm độ chính xác và tin cậy của tài liệu.Thí dụ cụ thể: tài liệu về cây kiếm của Việt-vương Câu-Tiễn còn thiếu sót [Phụ-Lục VIII về tổ tiên của Câu-Tiễn]. 

Tìm Ra Sự Thật? 

Sự nhận thức về bản chất tương đối của sự thật là một tuyệt đối. Vì khung thời-không của sự nhận thức hằng luôn biến đổi, nên bản chất của nhận thức sẽ trở thành tương đối. Hành trình đi tìm sự thật qua một cuộc nghiên cứu, do đó, cũng mang tính tương đối. Kết quả của một nghiên cứu cho chúng ta thấy sự việc hay sự kiện, thật hơn, rõ hơn những điều mà ta đã biết trước đây. ‘Thật hơn’ và ‘rõ hơn’ nghĩa là quân bình và toàn diện hơn. Do đó, ‘tìm ra sự thật’ mang thuộc tính tương-tuyệt-đối. 

Dùng Cho Việc Chi? 

Nghiên cứu là để hiểu rõ nguồn gốc của sự việc hơn, biết rành thêm về ý nghĩa của nó, và ứng dụng dễ dàng hơn vào cuộc sống. Nội dung của Việt-Học có phong phú và tròn đầy, một phần là do cách áp dụng về phép biến và phép nghiên cứu khoa học đã được đề ra. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here