Home Blog Page 1345

TT Trump lại yêu cầu NATO chi thêm cho quốc phòng

0
RFA

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 6 tháng 7 lại một lần nữa thúc giục các quốc gia thuộc khối NATO tăng thêm chi phí quốc phòng .

Trong cuộc họp báo chung với người tương nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại Warszawa, tổng thống Donald Trump nói rằng đã qua rồi thời kỳ mà các nước thuộc NATO bỏ qua trách nhiệm tài chính của họ.

Vào tháng 5 vừa qua, người đứng đầu tân chính phủ Hoa Kỳ cũng khiến các quốc gia NATO khó chịu khi không công khai ủng hộ nguyên tắc phòng thủ chung được đề ra trong thỏa ước NATO.

Tòa Bạch Ốc vừa qua cho biết tổng thống Trump sẽ dùng chặng dừng chân tại thủ đô Ba Lan để cho thấy cam kết đối với NATO; dù rằng trước đây ông có chỉ trích cho rằng các nước trong liên minh không chi 2% tổng sản phẩm nội địa GDP cho quốc phòng.

Cũng trong tháng 5, nhiều quốc gia NATO tỏ ra khó chịu khi tổng thống Donald Trump không nói rõ ủng hộ đối với nguyên tắc phòng thủ chung được đề ra trong thỏa ước NATO.

Tại Warszawa lần này, ông Trump cũng không trực tiếp nhắc đến nguyên tắc đó; nhưng phát biểu là Hoa Kỳ đang cùng Ba Lan giải quyết thái độ gây bất ổn của Nga.

Phần tổng thống Ba Lan thì cho biết là ông tin tưởng tổng thống Donald Trump sẽ nghiêm túc quan tâm đến an ninh của đất nước Ba Lan.

Sức khỏe ông Lưu Hiểu Ba xấu đi

RFA

Sức khỏe của nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Lưu Hiểu Ba ngày càng trở nên tệ hơn trong lúc đang được chữa trị.

Hãng AP loan tin vào ngày 6 tháng 7 cho biết một thông báo được đưa ra trên trang chủ của bệnh viện tại thành phố Thẩm Dương đang điều trị bệnh ung thư giai đoạn cuối cho ông Lưu Hiểu Ba cho biết như vừa nêu. Tuy nhiên thông báo không đề ngày.

Trong khi đó một người bạn của Khôi nguyên Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba nói với AP rằng gia đình của ông Lưu được thông báo phải có mặt tại bệnh viện trong vòng 24 giờ tới.

Ông Lưu Hiểu Ba hồi cuối tháng Sáu được chuyển từ nhà giam sang bệnh viện để chữa trị căn bệnh ung thư gan đi vào giai đoạn cuối.

Chính phủ Đài Bắc lên tiếng muốn giúp đưa ông Lưu Hiểu Ba sang Đài Loan chữa trị, nhưng Bắc Kinh không có phản hồi nào đối với nhã ý này.

Chính quyền Hà Nội tiếp tục muốn kiểm soát báo chí

RFA

Tăng cường kiểm soát

Phải tăng cường mức độ quản lý của nhà nước, xử lý nghiêm khắc những vụ báo chí sai phạm, phạt các tổng biên tập và phóng viên có hành vi tiêu cực điển hình như vụ Yên Bái mới đây.

Đó là đề nghị của thủ tướng chính phủ Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra sau khi nhà báo Lê Duy Phong, bị bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội nhận hối lộ trong khi đang thực hiện loạt bài về cơ ngơi của những quan chức tỉnh Yên Bái.

Để tự do quá không có lợi thì người ta hạn chế, báo chí Việt Nam cũng đa phần người phản ảnh sự thật thì rất ít, còn muốn giữ chén cơm thì phải viết những chuyện không có hại cho nhà nước không có hại cho chính quyền.
– Bà Kim Hoa, dân oan miền Tây

Vẫn theo lời ông, được báo trong nước đăng tải lại, người làm báo cần tránh viết những tin liên quan đến tài sản hay hành vi tiêu cực của viên chức địa phương như bí thư hay chủ tịch vì đó là hành động nguy hiểm.

Sau vụ ông Lê Duy Phong, trưởng Ban Bạn Đọc Báo Giáo Dục Điển Tử, bị bắt và bị thu hồi thẻ nhà báo, dư luận trên mạng nói rằng nhà báo này không vòi cũng không nhận tiền hối lộ mà chính là bị ‘gài bẫy’ vì động chạm đến người có chức quyền.

Đến chiều 3 tháng Bảy, tại cuộc họp chính phủ với các địa phương, bộ trưởng Bộ Thông Tin Truyền Thông, ông Trương Minh Tuấn, cho biết bộ đang quyết liệt chấn chỉnh công tác báo chí tại một số văn phòng thường trú, đại diện các cơ quan báo chí ở một số nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, đồng thời đã phát hiện một số sai phạm và yêu cầu xử lý.

Theo bộ trưởng Trương Minh Tuấn, báo giới chí trong nước đang có hiện tượng như phóng viên cấu kết thành nhóm nhằm đánh phá doanh nghiệp, sáng đưa bài lên thì trưa mời đối tượng đi nhậu để nhận phong bao rồi chiều về gỡ bài xuống. Ông nói đây là hành vi đánh hội đồng từ phía báo chí.

Tránh bị bêu xấu

Bà Kim Hoa, dân oan miền Tây, cho rằng chẳng có viên chức nào dám bình luận về yêu cầu mà ông Nguyễn Xuân Phúc nêu ra với báo chí đâu. Với bà, đây chẳng qua là siết chặt thêm nữa hoạt động săn tin và đưa tin của phóng viên trong nước:

000_CL918
Bộ trưởng Thông tin- Truyền thông VN, Trương Minh Tuấn tại cuộc họp báo ngày 30/6/2016 ở Hà Nội. AFP

Để tự do quá không có lợi thì người ta hạn chế, báo chí Việt Nam cũng đa phần người phản ảnh sự thật thì rất ít, còn muốn giữ chén cơm thì phải viết những chuyện không có hại cho nhà nước không có hại cho chính quyền.

Đụng tới một người thì người kia sợ bể dàn ra, do đó cũng không phải người đó ra tay mà những người khác ra tay để chận đứng lại, để không cho phanh phui ra một cái chân rết từ trên xuống dưới, hàng ngang hàng dọc. Người ta nói tốt khoe xấu che, chuyện xấu đừng phăng ra cho thế giới biết.

Nhà báo tự do và cũng là nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội, nói rằng ông không đồng ý với đề nghị khá là không rạch ròi của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng mặt khác cũng đừng quên Việt Nam có bao nhiêu báo ra công khai thì bấy nhiêu đó nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước:

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tạo ra vùng cấm cho các quan chức cộng sản cấp- cao mà báo chí trong nước không được phép phê phán tới. Tư duy của ông rất cũ và lỗi thời.

Thế nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, hiện nay trong nước với số lượng trên 20.000 nhà báo trong hệ thống của báo chí quốc doanh thì cũng có vấn đề một số nhà báo lợi dụng bộ máy tham nhũng, lãng phí, xa xỉ cho nên có hiện tượng toa rập, vào hùa bắt tay với nhau, đưa lên mắt báo, đánh hội đồng một số doanh nghiệp, đặc biết các quan chức cộng sản đã mắc phải những sai phạm nghiêm trọng, có cả chuyện đó.

Nhưng cũng có hiện tượng nhiều nhà báo có lương tâm, trong sáng, thẳng thắn trước những tình trạng thối nát. Chính vì thế công luận mới thấy được những hiện tượng mà đảng cộng sản Việt Nam cũng không thể né tránh được mà cuối cùng đã phải kỷ luật dù mức độ làm nhân dân chưa hài lòng. Nhà nước cộng sản Việt Nam phải có sự rạch ròi để báo chí trong nước được tự do phản ánh những tiêu cực thì xã hội mới trong sách được.

Chuẩn mực báo chí!

Những lời tuyên bố hay chỉ thị của thủ tướng lẫn bộ trưởng Thông Tin- Truyền Thông Việt Nam đi ngược lại chuẩn mực phổ quát về báo chí, khẳng định của nhà báo Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện Báo Quân Đội Nhân Dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long:

Cái chuẩn mực nhất đối với nhà báo là phản ảnh trung thực cái thực tế xảy ra, thậm chí lột tả hết nguyên nhân, hậu quả, tác hại của nó. Chuẩn mực nhất của báo chí vẫn là vấn đề trung thực, không thể nói xiên xẹo hay nói theo sự chỉ đạo nào đó.
– Nhà báo Bùi Văn Bồng

Nói như ông thủ tướng hay ông bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông về chuyện đánh hội đồng, là các nhà báo cấu kết với nhau thì cái đó không phải. Khi một vụ việc như thế thì nhiều báo vào cuộc và đưa tin lên, như thế là không thể dùng từ đánh hội đồng được. Bộ trưởng Thông Tin Truyền Thông, ông Tuấn, lâu nay đã bị mạng nó chê là ăn nói không chuẩn mực và rất chủ quan. Nói điển hình là cái tầm, trình độ, nhận thức cũng như quan điểm chính trị xã hội của các vị đó rất kém.

Cái chuẩn mực nhất đối với nhà báo là phản ảnh trung thực cái thực tế xảy ra, thậm chí lột tả hết nguyên nhân, hậu quả, tác hại của nó. Chuẩn mực nhất của báo chí vẫn là vấn đề trung thực, không thể nói xiên xẹo hay nói theo sự chỉ đạo nào đó.

Từ Cộng Hòa Tiệp, ông Nguyễn Quốc Vũ, thành viên nhóm Văn Lang, một tổ chức có tiền thân là tờ báo chuyên cổ vũ dân chủ và tự do cho Việt Nam do các du học sinh người Việt chủ trương ở đây hơn hai thập niên trước, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam luôn coi hệ thống báo chí là công cụ tuyên truyền cho đảng và nhà nước nên mới có những đề nghị hay nhận xét trái khoáy về truyền thông trong nước mình như thế:

Ngay cả báo chí họ cũng biết phải làm cái gì và những điểm nào nên tránh. Đôi lúc nhà nước muốn xả muốn mở một số đề tài cho báo chí đỡ bức xúc. Thí dụ như tham nhũng chẳng hạn, nhưng họ không nói rõ tới mức nào. Tôi cảm giác là nếu báo chỉ chỉ đánh tham nhũng tới cấp huyện thì chắc không ai nói gì, nhưng nếu cao hơn thì họ lại cấm vì sợ ảnh hưởng đến chế độ.

Thực ra có một điều không thể chối cãi là ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Quốc Vũ nói tiếp, một điều không thể phủ nhận là báo chí và phóng viên dù như bị kiểm soát nhưng vẫn có một vai trò quan trọng đáng kể

Phải nói là phóng viên mà có thể nhà báo là rất quan trọng nhưng tôi nghĩ những người chóp bu ở Việt Nam họ không hiểu vai trò của báo chí như cách mình hiểu ở đây, họ chỉ coi báo chí là công cụ tuyên truyền của họ mà thôi.

Chính vì vậy, đề nghị tăng cường quản lý nhà nước về báo chí mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra hay cảnh báo về trách nhiệm làm báo mà bộ trưởng Bộ Thông Tin- Truyền Thông Trương Minh Tuấn đề cập đến chẳng qua là phản ảnh sự quan ngại của nhà nước về một nền báo chí quá tự do thông thoáng hơn mà thôi, ông Nguyễn Quốc Vũ kết luận.

Hàng loạt ngân hàng quốc tế giảm đầu tư tại Việt Nam

0
RFA

Thời gian gần đây, khá nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đang hoạt động tại Việt Nam đồng loạt có động thái tháo vốn, bán lại cổ phần đang sở hữu tại một ngân hàng quốc nội nào đó.

Các chuyên gia ngân hàng, chuyên viên kinh tế nhận xét thế nào về hiện tượng đó?

Khó khăn kinh doanh ở Việt Nam

Đối với nhiều người, việc một số ngân hàng nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam là một điều ngạc nhiên, nhưng với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia ngân hàng ở Mỹ, lại khẳng định ông hoàn toàn không ngạc nhiên. Theo ông, vấn đề được cho là trở ngại lớn nhất của ngân hàng quốc tế khi hoạt động ở Việt Nam là “môi trường kinh doanh”, làm cho các ngân hàng nước ngoài bắt đầu có xu hướng xem xét lại việc đầu tư vào ngân hàng Việt Nam từ khoảng 7 năm trước, và thể hiện rõ rệt bắt đầu khoảng 5 năm trở lại đây.

“Nó hoàn toàn khác với môi trường kinh doanh ở các nước sở tại của họ. Với những luật lệ chồng chéo, rồi tinh thần kỷ luật của các doanh nghiệp có lẽ rất thấp. Và những khó khăn về tất cả các chính sách của chính phủ làm cho các ngân hàng nước ngoài không có cơ hội phát triển mặc dù tiềm lực của họ rất mạnh, mạnh về vốn, mạnh về quản lý, mạnh về sản phẩm.”

Một sự việc gần đây nhất, tháng 6 vừa qua, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đưa ra thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% cổ phần tương đương trên 172 triệu cổ phiếu Techcombank của Ngân hàng HSBC. Như vậy HSBC sẽ rút khỏi Techcombank sau 12 năm gắn bó.

Trường hợp thứ hai được báo chí trong nước dẫn chứng, Ngân hàng TMCP Quốc tế ( VIB ) công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. HCM. Toàn bộ cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay.

Với những luật lệ chồng chéo, rồi tinh thần kỷ luật của các doanh nghiệp có lẽ rất thấp
– Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu

Tờ báo Tri thức trẻ đăng tải trên trang điện tử bài viết ngày 6 tháng 7 nêu lên nguyên nhân khiến cho hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam là do một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quản trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế, làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.

Tuy nhiên, Tiến Sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng trong bài báo trên đã có quan điểm không đồng nhất với Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu. Theo ông Lực, hệ thống ngân hàng ở thời điểm hiện nay khá hơn vài năm trước. Thêm vào đó, ông cho rằng môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian gần đây có rất nhiều yếu tố tích cực, như cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, tính bình quân tăng trưởng 15 -16%, hành lang pháp lý thông thoáng hơn…

Và ông cho rằng lý do các ngân hàng nước ngoài rút vốn về là để thay đổi chiến lược kinh doanh.

Có nhận xét tương đồng, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, từ Sài Gòn cho biết các ngân hàng nước ngoài rút khỏi Việt Nam là do muốn cấu trúc lại vốn.

“Có nhiều khi lúc này họ đặt chi nhánh tại Việt Nam. Còn sau đó do 1 số nhu cầu nào đó họ chuyển dịch sang 1 nước lân cận chẳng hạn, sau đó quay về làm 1 cấu trúc mang tính chất nội bộ chứ đây không phải là sự thoái vốn đồng loạt.

Trước đây, Standard Charter, ANZ, HSBC có góp vốn tại 1 số ngân hàng Việt Nam. Sau 1 thời gian, họ cảm thấy việc góp vốn không hiệu quả hoặc do 1 số yêu tố về tài chính nội bộ, họ yêu cầu chi nhánh đó phải thoái vốn, nghĩa là bán trở lại các cổ phiếu họ đã mua trước đây của các ngân hàng Việt Nam.”

Nợ xấu

Trong một bài viết thể hiện quan điểm cá nhân, Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bày tỏ: Lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, Quốc Hội Việt Nam phải nhận lãnh một trách nhiệm liên đới mật thiết đến “sự tồn vong của đảng”: bắt buộc phải ban hành một nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Và con số mới nhất về nợ xấu ngân hàng được công bố: 600.000 tỷ đồng.

000_Hkg84758
Ngân hàng ANZ TP.HCM, ảnh chụp ngày 22 tháng 5 năm 2000. AFP

Đây cũng chính là yếu tố được tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu gọi là một trong ba tử huyệt mà các ngân hàng Việt Nam đang gặp phải.

“Tổng số nợ xấu lên đến 600 ngàn tỷ, thì đâu đó nó tương đương với vốn chủ sở hữu của toàn thể hệ thống ngân hàng là 677 ngàn tỷ. Đây là con số nợ xấu rất khổng lồ.”

Theo kinh nghiệm của ông chia sẻ, chỉ cần 50% nợ xấu trở thành thiệt hại thật sự, nó sẽ tiêu huỷ gần 1 nửa vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, và đưa tỷ lệ an toàn vốn từ 12,6% (theo thống kê của (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) xuống còn một nửa.

“Thật sự nếu tính tất cả tài sản xấu để có thể thẩm định tình hình sức khoẻ của các ngân hàng và định nghĩa vốn chủ sở hữu 1 cách xác đáng nhất thì tôi nghĩ rất nhiều ngân hàng Việt Nam hiện tại đang thiếu vốn.”

Thế nhưng, với chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn lại có quan điểm khá tích cực khi ông không cho rằng con số 600.000 tỷ đồng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến việc rút lui của các ngân hàng quốc tế.

“Thứ nhất là nó không có quan hệ nhân quả. Không phải là 1 nước mắc nhiều nợ mà các ngân hàng không hoạt động ở đó. Đôi khi còn ngược lại nữa. Ví dụ như số nợ của Mỹ rất lớn nhưng các ngân hàng nước ngoài vẫn hoạt động tốt. Hơn nữa trách nhiệm thanh toán nợ của chính phủ Việt Nam. Khi điều kiện trả nợ khó khăn, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam vẫn có thể thương lượng với những định chế tài chính tiền tệ thế giới để gia hạn, hoặc đối với chính phủ cho vay ODA thì sẽ có những gia hạn để giải quyết.”

Gia đình trị

Trong những nguyên nhân dẫn đến động thái thu hẹp hoạt động, rút vốn, hoặc rút lui khỏi thị trường Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh thêm ở phương cách quản trị ngân hàng, một vấn đề mà sau gần 20 năm quay về Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ông kết luận là “rất thiếu sót và rất xa với thông lệ quốc tế”.

Cách đây khoảng gần 20 năm, khi nói đến các ngân hàng quốc tế hoạt động ở Việt Nam, người ta sẽ nói đến Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), ANZ, HSBC, Bank of America, Standard Chartered… Nhắc lại thời điểm đó, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu gọi là “thời điểm vàng son của thị trường ngân hàng Việt Nam”.

Khi điều kiện trả nợ khó khăn, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam vẫn có thể thương lượng với những định chế tài chính tiền tệ thế giới để gia hạn, hoặc đối với chính phủ cho vay ODA thì sẽ có những gia hạn để giải quyết.
– Chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn

“Lúc đó với số dân chúng trẻ trung và thị trường Việt Nam đầy tiềm năng, rất nhiều người chưa có tài khoản với ngân hàng. Cho nên các ngân hàng đến Việt Nam với sự hồ hởi và kỳ vọng rất lớn là họ sẽ khai thác được cái mà lúc đó chúng tôi gọi là ‘miền đất mới của các ngân hàng nước ngoài’.”

Tuy nhiên, ông cho biết đến giờ này thì họ chỉ chiếm vào khoảng đâu đó 10%, và các hoạt động của họ rất hạn chế, mặc dù các ngân hàng quốc tế có rất nhiều thuận lợi.

“Đó là những ngân hàng có vốn rất lớn, tại vì những ngân hàng, chi nhánh con của ngân hàng quốc tế, phần lớn là những ngân hàng rất tầm cỡ ở thị trường thế giới. Các sản phẩm của họ là sản phẩm tiên tiến. Và họ là những ngân hàng rất chuyên nghiệp ở cách quản lý, quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Lẽ ra họ phải có 1 vị thế rất tốt đẹp ở Việt Nam.”

Thế nhưng ngược lại, ông đã thấy càng ngày những ngân hàng ấy càng gặp phải nhiều khó khăn, về luật lệ, cũng như qui định luật pháp.

“Tại nhiều ngân hàng, nó vẫn mang tính gia đình trị, tức là một số thành viên của hội đồng quản trị có quyền nắm giữ và quyết định hầu như là tối hậu trong 1 ngân hàng. Bên cạnh đó thì vấn đề tuân thủ luật lệ ngân hàng, Việt Nam có lẽ còn rất nhiều cái cần phải cải tiến. Luật lệ đưa ra chẳng hạn như lãi suất có qui định thì có những ngân hàng tìm cách vượt trần hoặc vượt qui định. Tôi nghĩ rằng tính tuân thủ cần phải cải tiến rất nhiều.”

Với nhận xét chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam cần phải cải tiến từ vấn đề xếp hạng tín nhiệm cho đến thay đổi cơ cấu, giải quyết nợ, tăng vốn, quản trị doanh nghiệp… thì sẽ có cơ hội hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Tại Ba Lan: Trump cứng rắn với Bắc Hàn, chỉ trích Nga

0
VOA

Tổng thống Mỹ hôm 6/7 cảnh báo rằng Bắc Triều Tiên có thể đối mặt với một số hậu quả “nghiêm trọng” sau khi nước này tiếp tục thách thức thế giới với vụ phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Ông nói với các phóng viên: “Tôi có một số điều rất nghiêm trọng mà chúng tôi đang suy nghĩ”.

Ông Trump không nói cụ thể về biện pháp trừng phạt mà Mỹ có thể chỉ đạo đối với Bắc Triều Tiên.

Nhưng Washington cũng vấp phải sự chống đối rõ rệt từ Nga và Trung Quốc về bất cứ động thái đáp trả nào có thể có của Mỹ.

Các nỗ lực nhằm tìm kiếm sự đồng thuận giữa các cường quốc dường như lâm vào bế tắc, làm ông Trump bị hạn chế rất nhiều về các phương án có thể chọn.

Các biện pháp trừng phạt mới sẽ không mấy hiệu quả trừ phi được hậu thuẫn từ Trung Quốc, vốn là nguồn sống về mặt tài chính của Bắc Triều Tiên. Nga cũng phản đối việc gây thêm áp lực kinh tế đối với chính quyền của Kim Jong Un.

Sau đó, cũng trong ngày 6/7, trong bài diễn văn trước nhân dân Ba Lan, ông Trump đã có vài lời chỉ trích Nga, nhưng không nhắc đến Tổng thống Putin, người ông sẽ gặp vào ngày 7/7.

Ông phát biểu: “Chúng tôi thúc giục Nga ngừng hoạt động gây bất ổn ở Ukraine và các nơi khác”. Ông kêu gọi Moscow hãy “gia nhập cộng đồng các quốc gia có trách nhiệm”.

Tổng thống Mỹ yêu cầu Nga dừng “sự ủng hộ dành cho các chế độ thù địch, trong đó có Syria và Iran”.

Về các diễn biến trên thế giới, kể cả chương trình vũ khí của Bắc Triều Tiên, ông Trump nói trước khi đến Đức dự hội nghị G20 hôm 7/7: “Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nhìn vào những gì sẽ diễn ra trong những tuần và những tháng sắp tới. Thật hổ thẹn là họ cư xử như vậy. Sẽ phải có hành động nào đó”.

Ông Trump nói thêm: “Tôi không vạch ra lằn ranh đỏ”, ông nhắc lại lời chỉ trích của ông về lập trường của Tổng thống Barack Obama đối với Syria và vũ khí hóa học.

Trước hàng ngàn người Ba Lan đứng kín quảng trường Krasinski, ông Trump cam kết sẽ đối đầu với “những mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh và lối sống của chúng ta”.

Ông nói Hoa Kỳ và châu Âu đã chịu hết vụ tấn công khủng bố này đến vụ khác và ông hứa rằng biên giới Mỹ sẽ đóng lại với “chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố ở bất cứ dạng nào”.

Tổng thống Mỹ tuyên bố sự sống còn của phương Tây là “câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta”.

“Bảo vệ phương Tây rốt cuộc không chỉ dựa vào phương tiện, mà còn ý chí giành chiến thắng của người dân châu lục. Câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta là liệu phương Tây có ý chí để sống sót hay không”.

Ông nói thêm: “Cũng như Ba Lan không thể bị phá vỡ, phương Tây sẽ không bao giờ bị như vậy. Các giá trị của chúng ta sẽ chiến thắng. Nhân dân chúng ta sẽ thịnh vượng. Và nền văn minh của chúng ta sẽ khải hoàn”.

Lời phát biểu của ông liên tục bị gián đoạn vì những lời hò reo nhiệt tình từ đám đông.

Ông Trump cũng đánh giá rằng Ba Lan là một nước có vai trò lãnh đạo trong một khối châu Âu thời hiện đại.

(theo NBC, Washington Post)

Dân biểu Mỹ xin lỗi, gỡ video về Auschwitz

0
VOA

Một dân biểu đảng Cộng hòa đã xin lỗi và gỡ khỏi mạng một video mà ông đã quay trong phòng hơi ngạt của một trại tập trung Đức quốc xã.

Dân biểu Clay Higgins của bang Louisiana, thành viên của Ủy ban Nội an của Hạ viện, đã bị chỉ trích về video đăng trên YouTube và trang Facebook của ông hôm 1/7.

Trong băng video đó, ông Higgins mô tả những điều khủng khiếp đã xảy ra ở Auschwitz, và nói thêm rằng “đây là lý do vì sao an ninh nội địa phải được bảo đảm, vì sao quân đội chúng ta phải bất khả chiến bại”.

Đáp lại video của ông, tài khoản chính thức của Khu tưởng niệm Auschwitz-Birkenau đăng trên Twitter rằng:

“Mọi người đều có quyền suy ngẫm cá nhân, tuy nhiên, bên trong một phòng hơi ngạt trước đây, điều cần làm là giữ im lặng để tưởng nhớ người đã khuất. Đây không phải là một sân khấu”.

Trong video, dân biểu Higgins rảo bước qua khu trại tập trung và giải thích vì sao ông nghĩ tưởng nhớ những người đã chết trong các phòng hơi ngạt là điều quan trọng.

Trong một thông báo đưa ra hôm 6/7, ông Higgins nói ông không có ý xúc phạm hoặc tỏ ra không tôn trọng bất cứ một ai.

Trung Quốc tố cáo Ấn Độ quân sự hóa biên giới

1
VOA

Trung Quốc ngày 6/7 chỉ trích Ấn Độ viện cớ Trung Quốc làm đường để vượt qua biên giới, đồng thời cáo buộc New Delhi quân sự hóa biên giới phía Ấn.

Căng thẳng tại phần đất cao nguyên cạnh tiểu bang miền núi Sikkim của Ấn Độ giáp ranh với Trung Quốc làm ‘tăng nhiệt’ xích mích giữa hai nước láng giềng khổng lồ có chung 3.500 km biên giới mà phần lớn trong số này còn đang tranh chấp.

Trung Quốc nói lính biên phòng Ấn Độ vượt biên giới vào vùng Đồng Lăng của Trung Quốc hồi đầu tháng 6 và cản trở công tác làm đường trên cao nguyên.

Sau đó, binh sĩ hai bên đối đầu gần một thung lũng do Trung Quốc kiểm soát, nơi chia cách Ấn Độ với Bhutan và tạo điều kiện cho Trung Quốc tiếp cận vùng Cổ Gà, một dải đất nhỏ nối liền Ấn Độ và vùng đông bắc xa xôi của nước này.

Ấn nói đã cảnh báo Trung Quốc rằng sẽ có hậu quả an ninh nghiêm trọng khi Bắc Kinh cho xây một con đường gần biên giới chung.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng yêu cầu Ấn Độ rút lui lực lượng “để tránh làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.”

Ông Cảnh nói Trung Quốc không hiểu lý do nào khiến Ấn Độ cho rằng con đường này đề ra nguy cơ an ninh và rằng Trung Quốc có quyền làm đường trên lãnh thổ của mình.

Vẫn theo lời ông, trong vài năm qua, chính Ấn Độ trong khu vực Sikkim của vùng biên giới Trung-Ấn đã xây dựng nhiều cơ sở, triển khai một lực lượng lớn, và lập nhiều cơ sở quân sự, kể cả những pháo đài, tại một số khu vực.

“Tôi không biết Ấn Độ có xem xét những quan ngại về an ninh của Trung Quốc khi làm những việc này hay không,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.

Từ 2040: Pháp ngưng bán xe chạy bằng xăng,dầu

0
VOA

Pháp đề mục tiêu chấm dứt buôn bán xe chạy bằng xăng hay dầu diesel trước năm 2040 và đến năm 2050 trở thành quốc gia không phát thải khí carbon, theo loan báo của Bộ trưởng Sinh thái Pháp, Nicolas Hulot, ngày 6/7 nhằm giữ vững động lực của thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nóng lòng muốn xúc tiến thực thi thỏa thuận này để đối phó với biến đổi khí hậu sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước cột mốc đạt được tại Paris hồi năm 2015.

Xe chạy bằng xăng và dầu diesel chiếm khoảng 95,2% đội xe mới tại Pháp trong nửa đầu năm nay, xe điện chiếm 1,2% trên thị trường, và xe hybrid chiếm khoảng 3,5%.

Công ty sản xuất xe Volvo đã lên kế hoạch bắt đầu từ 2019 sẽ sản xuất toàn xe điện. Ấn Độ cũng đang nhắm mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn toàn sản xuất và tiêu thụ xe điện.

Thượng đỉnh G20 và những vấn đề nóng

0
VOA

Tổng thống Donald Trump ngày 6/7 đến Hamburg dự hội nghị thượng đỉnh G20 trước khả năng bị cô lập về chính sách khí hậu và sự bất bình của những người biểu tình chống tư bản đe dọa làm gián đoạn hội nghị của các cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.

Ông Trump có thể phải ‘đối đầu’ với các lãnh đạo khác trong G20 sau khi quyết định rút Mỹ khỏi hiệp ước khí hậu Paris 2015 hồi tháng rồi.

Chính sách thương mại cũng là một lãnh vực tranh cãi tại hội nghị thượng đỉnh.

“Chào mừng tới Địa ngục” là khẩu hiệu chào mời của những người biểu tình gởi đến ông Trump và các nhà lãnh đạo thế giới khi tới Hamburg tham dự 2 ngày hội nghị chính thức bắt đầu hôm 7/7.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người chủ trì hội nghị, cam kết với một hệ thống thương mại quốc tế cởi mở, dù có những lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền Trump.

Có nhiều phương cách để tìm một giải pháp cho khí hậu, bà nói khi đến Hamburg. Bà cho biết thêm trong tư cách người chủ trì hội nghị thượng đỉnh, bà sẽ làm việc để tìm những con đường thỏa hiệp.

Tối ngày 6/7, bà Merkel và ông Trump sẽ gặp nhau trước khi các nhà lãnh đạo bắt đầu họp thượng đỉnh vào ngày 7/7 để thảo luận về một loạt các vấn đề từ khí hậu và thương mại đến di dân, hỗ trợ cho châu Phi, và chiến đấu chống khủng bố.

Trong chặng dừng chân tại Ba Lan trước khi tới thượng đỉnh, Tổng thống Trump một lần nữa kêu gọi các đối tác NATO chi tiêu thêm cho quốc phòng và cho biết sẽ đối đầu với mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên. Ông cũng sẽ lần đầu tiên mặt đối mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh.

Cuộc họp của hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, dự trù vào ngày 7/7, sẽ được thế giới theo dõi chặt chẽ giữa lúc quan hệ hỗ tương giữa hai nước vẫn còn căng thẳng vì những cáo buộc của Mỹ là Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ, vấn đề Syria, Ukraine và một số người liên hệ với ông Trump có dính líu đến Moscow.

Microsoft sắp cắt giảm hàng ngàn công việc làm

0
VOA

Tập đoàn Microsoft dự định cắt hàng ngàn công việc làm, phần lớn bên ngoài nước Mỹ, theo một nguồn tin của Reuters.

Đầu tuần này xuất hiện thông tin rằng Microsoft sẽ tiến hành sắp xếp lại công việc và quá trình này sẽ ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên tiếp thị và bán hàng.

Cổ phiếu của công ty đã giảm 0.7% vào ngày 6/7.

Trang web của công ty cho hay tính tới cuối tháng 3 năm nay, tập đoàn Microsoft có khoảng 120 ngàn nhân viên trên toàn cầu, đội ngũ tiếp thị và bán hàng chiếm 19% số này.

Microsoft đã thông báo với một số nhân viên về kế hoạch cắt giảm, và tại một số nơi, công ty dự tính sẽ thông báo cho nhân công rằng công việc làm của họ đang ‘bị dòm ngó,’ vẫn theo nguồn tin của Reuters.