Vào hôm nay, 22/08/2017, dân biểu đối lập Philippines Gary Alejano lại lên tiếng báo động : Trung Quốc đã cho cắm cờ trên một cồn cát gần đảo Loại Ta (Kota Island) do Philippines kiểm soát tại quần đảo Trường Sa. Đối với dân biểu này, đây là một dấu hiệu cho thấy âm mưu lấn chiếm của Bắc Kinh.
Chính dân biểu này là người trong những ngày gần đây đã liên tiếp cảnh báo chính quyền Manila về sự kiện Bắc Kinh đang cho tàu đến bám trụ tại khu vực bãi Sandy Cay, gần đảo Thị Tứ trong tay Philippines, xua đuổi ngư dân Philippines, có thể là với âm mưu chiếm cứ luôn khu vực này. Thế nhưng, những lời báo động của ông Alejano và một số nhân vật khác đều bị chính quyền bỏ ngoài tai, làm dấy lên mối lo ngại là để được Trung Quốc giúp đỡ về mặt kinh tế, tổng thống Duterte sẵn sàng nhượng bộ Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông.
Việc Trung Quốc dồn tàu đến khu vực sát đảo Thị Tứ là một thực tế, đã được xác minh qua ảnh vệ tinh Mỹ với những cứ liệu gần như trùng khớp với các thông tin được dân biểu Alejano tiết lộ từ ngày 15/08/2017. Mới đây, cơ quan Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI của Mỹ đã công bố một loạt ảnh vệ tinh chụp ngày 13/8 cho thấy nhiều tàu Trung Quốc trong khu vực, bao gồm ít nhất « 9 tàu cá Trung Quốc và hai tàu không rõ là của Hải Quân hay Hải Cảnh Trung Quốc ». Ảnh còn cho thấy một chiếc thuyền đánh cá Philippine neo đậu ở một bãi cát gần đó.
Trước những tuyên bố của chính quyền Duterte được cho là xem nhẹ tầm mức nghiêm trọng của sự vụ, hôm qua 21/08, đến lượt một nhân vật có uy tín tại Philippines lên tiếng. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Philippines Antonio Carpio, đã tỏ ý lo ngại trước nguy cơ Trung Quốc « xâm lược » khu vực cồn cát Sandy Cay gần đảo Thị Tứ dưới quyền kiểm soát của Philippines.
Tuyên bố này của thẩm phán Carpio đã lập tức bị ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano phản bác. Trả lời báo chí vào hôm nay, ông Cayetano không ngần ngại cho rằng vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã dựa trên những cứ liệu « sai lạc » để đi đến một nhận định như trên. Nhận định của thẩm phán Carpio cũng bị đích thân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bác bỏ, vào hôm qua, cho rằng sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong khu vực chẳng có gì đáng ngại.
Trung thành với kiểu cách nói năng thô bạo, ông Duterte tuyên bố: « Tại sao tôi lại phải bảo vệ một bãi cát và hy sinh người Philippines chỉ vì một cồn cát ? ». Theo ông Duterte, tàu Trung Quốc có mặt ở đó để « tuần tra », vì Trung Quốc và Philippines là « bạn bè ». Ông còn xác định rằng ông đã gọi cho đại sứ Trung Quốc và được bảo đảm rằng Bắc Kinh « sẽ không xây dựng gì ở đó ».
Đối với tạp chí Nhật Bản The Diplomat, tuyên bố của tổng thống Philippines về vụ tàu Trung Quốc ở Sandy Cay đã khiến giới quan sát hết sức hoài nghi. Nếu giữa hai chính quyền Philippines và Trung Quốc đã có bàn bạc, thảo luận về vấn đề này, tại sao vào đầu tuần trước, khi bị dân biểu Alejano chất vấn, cả bộ Ngoại Giao lẫn bộ Quốc Phòng Philippines đều không có lời giải thích rõ ràng ?
Ngoài ra, phải chăng là tổng thống Duterte đã ra lệnh cho lực lượng hải quân Philippine rời khỏi khu vực để cho phép tàu Hải Quân và Hải Cảnh Trung Quốc tiến vào khu vực gần đảo Thị Tứ ? Sau cùng, tổng thống Duterte giải thích ra sao về các thông tin theo đó tàu đánh cá Philippines bị phía Trung Quốc cấm vào các vùng biển liên can nếu thực sự là Bắc Kinh chỉ tuần tra thân hữu mà thôi ?
Đối với The Diplomat, Trung Quốc rất có thể là đang thực sự nhòm ngó Sandy Cay do các lợi ích pháp lý mà họ thu được nếu chiếm đóng được đảo này trong thực tế. Do vậy, thái độ của chính quyền Duterte giảm thiểu mức độ hệ trọng của những gì Trung Quốc đang làm ở khu vực Sandy Cay làm dấy lên câu hỏi là phải chăng chính quyền Philippines đang vì lợi ích kinh tế mà nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông, thậm chí còn tiếp tay cho Bắc Kinh trong toan tính khống chế trọn Biển Đông ?
Trong thời gian gần đây, tại châu Á, các chiến hạm Mỹ liên tiếp bị tai nạn, trong đó có vụ mới xảy ra tại eo biển Singapore. Tình hình này khiến hải quân Mỹ đang tự hỏi phải chăng họ đang là nạn nhân của các vụ tấn công tin học.
Một số chuyên gia vẫn nghĩ rằng không thể có chuyện những kẻ xấu gây ra những vụ tai nạn như vậy, bởi lẻ các hệ thống an ninh của Mỹ rất chặt chẽ và phải huy động rất nhiều phương tiện để điều khiển cho hai chiếc tàu đụng nhau. Nhưng đối với các chuyên gia khác, các vụ tai nạn xảy ra liên tiếp không thể là do sai sót của con người hoặc là một sự trùng hợp.
Tuy nhấn mạnh là không muốn suy đoán kết quả điều tra, nhưng tư lệnh đặc trách các chiến dịch của hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã không loại trừ một tác nhân bên ngoài hay một cuộc tấn công tin học đã gây ra vụ đụng tàu giữa khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu chở dầu ở eo biển Singapore sáng sớm ngày 21/08/2017.
Đây là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người của một chiến hạm Mỹ ở vùng Thái Bình Dương chỉ trong vòng hai tháng và là vụ tai nạn thứ tư kể từ đầu năm đến nay. Ngoài vụ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đụng một tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản ngày 17/06, còn có hai vụ khác xảy ra trong năm nay ở vùng Thái Bình Dương mà ít ai biết. Vào tháng Giêng, chiến hạm USS Antietam đã bị đắm gần căn cứ của chiếc tàu này ở Nhật và vào tháng 5, chiếc USS Lake Champlain đã đụng vào một tàu đánh cá của Hàn Quốc, nhưng không có ai bị thương hay chết.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng không loại trừ khả năng có hành động phá hoại trong vụ tai nạn ở eo biển Singapore.
Các nhà phân tích thì hiện vẫn không đồng nhất ý kiến trên vấn đề này. Một số chuyên gia cho rằng tai nạn xảy ra là do các thủy thủ đoàn bị quá tải vì phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ trong vùng châu Á. Họ cũng lưu ý là lái tàu tại vùng này không phải là đơn giản do có quá nhiều tàu bè qua lại.
Nhưng các chuyên gia khác, như ông Itar Glick, giám đốc công ty Votiro, chuyên về an ninh mạng, thì cho rằng rất có thể hệ thống định vị GPS của các chiến hạm Mỹ đã bị gây rối loạn, dẫn đến việc tính toán sai lầm các vị trí. Ông khẳng định với hãng tin AFP: “ Tôi tin rằng những tin tặc đó được sự hỗ trợ của một quốc gia, họ có đủ nguồn lực để tiến hành các vụ tấn công tin học”. Theo ông Itar Glick, đứng đằng sau các vụ tấn công tin học này rất có thể là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Bình Nhưỡng từng bị nghi tiến hành các vụ tấn công tin học quy mô trong thời gian gần đây. Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh tấn công tin học vào các công ty Mỹ, đặc biệt nhằm mục đích gián điệp công nghiệp.
Về phần mình, ông Jeffrey Stutzman, thuộc công ty an ninh mạng Wapack Lads, cũng nói với AFP rằng “hoàn toàn có thể “ là vụ đụng tàu mới nhất chính là do chiến hạm Mỹ bị tấn công tin học.
Nhưng những chuyên gia khác như ông Zachary Fryer-Biggs, một nhà tư vấn, thì cho rằng, cho dù hệ thống GPS có gặp trục trặc, trên tàu vẫn còn có những công cụ khác để thay thế trong việc điều khiển con tàu. Vụ đụng tàu chỉ có thể xảy ra khi nhiều công cụ bị hỏng hóc cùng một lúc. Còn theo lời ông Daniel Goetz, thuộc công ty Mỹ Lantium, rất khó mà gây ra một vụ đụng tàu, vì phải biết rất chính xác vị trí và vận tốc của hai chiếc tàu có liên quan. Mặt khác, ông nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sử dụng một hệ thống GPS rất an toàn, được mã hóa rất chặt chẽ, hầu như không ai có thể cướp quyền điều khiển con tàu.
Campuchea ngày 23/8 ra lệnh cho Viện Dân chủ Quốc gia do Mỹ tài trợ phải ngưng hoạt động và sa thải nhân viên người nước ngoài, động thái mới nhất của chính phủ Hun Sen chống lại những lợi ích của Mỹ trước cuộc bầu cử vào năm tới.
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước bầu không khí suy thoái dân chủ tại Campuchea trong những tuần gần đây. Ngoài vụ việc hôm nay, Phnom Penh còn đe dọa đóng cửa một tờ báo do một ký giả Mỹ thành lập.
Tinh thần bài Tây của Thủ tướng Hun Sen ngày càng tăng giữa bối cảnh căng thẳng trước cuộc bầu cử năm sau mà ông đang tìm cách gia hạn hơn 30 năm nắm quyền.
Bộ Ngoại giao Campuchea tố cáo Viện Dân chủ Quốc gia Mỹ hoạt động không đăng ký và ra lệnh các nhân viên nước ngoài của Viện có 7 ngày để rời nhiệm sở. Nhà chức trách cũng tăng cường biện pháp tương tự đối với các NGO nước ngoài không tuân thủ luật lệ Campuchea, Bộ này nói thêm.
Viện Dân chủ Quốc gia Mỹ cho biết họ làm việc với các đảng phái chính trị, các chính phủ và các nhóm dân sự để thành lập và củng cố các định chế dân chủ.
Đại sứ Mỹ nói tổ chức này hoạt động không thiên vị và đã vận hành tại Campuchea từ 1992 tới nay.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Heather Nauert nói các hành động gần đây của chính phủ Campuchea nhắm vào quyền tự do báo chí và xã hội dân sự là “rất đáng quan ngại” và rằng Ngoại trưởng cũng như đại sứ Mỹ đã thảo luận quan tâm của Hoa Kỳ với lãnh đạo Campuchea trong thời gian gần đây.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson ngày 22/8 dường như đổi giọng hòa dịu với Bắc Triều Tiên khi hoan nghênh việc Bình Nhưỡng mới đây đã tỏ ra tự chế trong chương trình vũ khí hạt nhân và ông hy vọng con đường đối thoại có thể mở ra “một lúc nào đó trong tương lai gần.”
“Chúng ta không có thêm vụ phóng phi đạn hay những hành vi khiêu khích nào nữa về phần Bắc Triều Tiên kể từ khi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc được đồng thanh chấp nhận,” ông Tillerson nói với các phóng viên, nhắc đến những chế tài đối với Bắc Triều Tiên được Hội đồng chấp thuận vào ngày 5/8 vừa qua.
“Chúng ta hy vọng đây là khởi đầu của dấu hiệu chúng ta đang tìm kiếm—rằng họ sẵn sàng hạn chế những hành vi khiêu khích, và có lẽ chúng ta đang thấy con đường của chúng ta một lúc nào đó sẽ có đối thoại trong tương lai gần,” ông Tillerson nói thêm.
Ngoại trưởng Tillerson nói ông hài lòng vì Bình Nhưỡng đã chứng tỏ “một mức độ tự chế mà chúng ta không thấy trong quá khứ.”
“Chúng ta cần thấy nhiều hơn về phần Bắc Triều Tiên, nhưng tôi muốn công nhận những bước họ đã thực hiện cho tới nay,” ông nói.
Lời lẽ của ông Tillerson dường như nhằm khuyến khích đối thoại, dù rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trong tháng này tuyên bố Bắc Triều Tiên còn một con đường dài để vượt qua trước khi Washington có thể cứu xét việc thương thuyết.
Bắc Triều Tiên đã hai lần thử nghiệm hạt nhân và hơn một chục lần thử nghiệm phi đạn kể từ đầu năm ngoái và Washington nói mục đích của những cuộc thương thuyết trong tương lai phải là phi hạt nhân hóa, điều mà Bình Nhưỡng đã bác bỏ chừng nào Hoa Kỳ vẫn giữ “chính sách thù nghịch” đối với Bắc Triều Tiên.
Trước đây trong tháng này, Tổng thống Donald Trump cảnh báo Bắc Triều Tiên sẽ phải đối mặt với “hỏa thịnh nộ” nếu đe dọa Hoa Kỳ.
Bình Nhưỡng đáp trả bằng cách dọa phóng phi đạn đến dảo Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, nhưng sau đó cho biết đã hoãn lại để chờ xem hành động của Hoa Kỳ.
Tuần trước, ông Trump ca ngợi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vì quyết định ‘khôn ngoan’ của ông này, trong khi Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres cho biết ông đã thông báo với Nga, Nhật, Mỹ, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc rằng ông sẵn sàng giúp làm trung gian các cuộc đàm phán.
Cuộc đàm phán 6 bên nhằm thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân đổ vỡ vào năm 2008.
Báo Tuổi Trẻ hôm kia có đăng bài phỏng vấn tựa đề “Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là một bước tiến quan trọng”, nhân dịp Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu bộ Lịch sử Việt Nam vừa mới xuất bản. Bộ sử này nghe nói là không còn dùng từ “ngụy” để chỉ thực thể chính trị VNCH như những tập sử cũ nữa. Báo chí hải ngoại cũng “ăn theo” rộn rịp, nhứt là RFA, như để “cạnh tranh” với Tuổi Trẻ. RFA cũng phỏng vấn một số “học giả” khác nhằm đóng góp ý kiến về “sự cố” này.
Theo tôi, có nhiều ý kiến của các học giả cần được làm sáng tỏ.
“Bước tiến quan trọng” ở đây là gì ? Và “thừa nhận” cái gì ở Việt Nam Cộng Hòa ?
Theo các “học giả” được phỏng vấn, “quan trọng” ở đây là “quan trọng” cho việc khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa. Còn “thừa nhận” là thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là một “quốc gia”.
Tôi chưa đọc tập sử này để biết chủ ý của các tác giả trong việc sử dụng cụm từ “Việt Nam Cộng Hòa” thay cho tiếng “Ngụy”. Các tác giả có “nhìn nhận” VNCH là một “quốc gia” như các học giả đã nói hay không ?
Theo tôi, đây mới là điểm “mấu chốt” để VN hôm nay có khẳng định được chủ quyền tại HS và TS hay không.
Bài viết dưới đây tựa đề “Công nhận VNCH vì chủ quyền biển đảo ?” của tôi viết ngày 17 tháng giêng 2013, nhằm “góp ý” với nhóm “học giả thuộc “Quĩ Nghiên cứu Biển Đông” vào thời kỳ đó. Xem ra vẫn còn nguyên giá trị để góp ý với ý kiến của ông Lê Trung Tĩnh trên Tuổi Trẻ (và RFA). Thật là một việc “bất đắc dĩ”. Công cuộc lấy lại HS và TS còn xa vời vợi, thật tức cười khi thấy những học giả này lên tiếng “tranh công”.
Quí vị “học giả” này có ý nói rằng việc bỏ tiếng Ngụy, sử dụng VNCH trong bộ sử là do công lao của họ.
Tôi sẽ góp ý với các học giả khác, nếu thấy cần thiết, trong dịp khác.
Điều tôi ghi nhận, báo chí VN trong nước hay hải ngoại, không có thói quen như báo chí nước ngoài, là dành quyền phản biện, hay quyền được trả lời, cho những người có ý kiến khác. Điều này đã thành tập quán.
Viết những giòng này tôi không có ý muốn các báo Tuổi trẻ hay RFA “phỏng vấn” cá nhân tôi. Tôi chỉ có ý nói, và tôi đã từng nói nhiều lần, là báo chí như vậy, thông tin một chiều, chỉ đóng góp tích cực cho việc TQ khẳng định chủ quyền của họ tại HS và TS mà thôi. Và đó đã trở thành sự thật.
Công nhận VNCH vì chủ quyền biển đảo ?
Bài viết “Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay” trên BBC có nhiều điều cần được thảo luận lại.
1/ “Công nhận” VNCH ở cái gì ?
Theo nội dung bài viết, công nhận ở đây là công nhận “VNCH từng là một quốc gia”. Cũng theo các tác giả : Cộng hòa Miền Nam Việt Nam “là một quốc gia”.
Việc “công nhận quốc gia” là quan trọng trong quan hệ quốc tế, vì nó xác định sự hiện hữu (tư cách pháp nhân) một quốc gia trên sân khấu quốc tế. Thủ tục công nhận thể hiện bằng việc “thiết lập bang giao”, qua các việc trao đổi lãnh sự, ký kết các hiệp ước, hay bằng một “tuyên bố đơn phương” giữa các quốc gia. Việc công nhận quốc gia là các bên nhìn nhận hỗ tương các yếu tố đặc thù về công dân, về lãnh thổ và về chính phủ của các bên.
Trên tinh thần này thì nhà nước VNDCCH, tức nhà nước tiền nhiệm của CHXHCNVN, chưa bao giờ “công nhận” VNCH (chưa nói đến việc VNCH có là “quốc gia” hay không). Hai miền Nam, Bắc là hai đối thủ thù nghịch nhau trong cuộc nội chiến 54-75, chưa bao giờ có thiết lập quan hệ ngoại giao mà chỉ có đối đầu bằng súng đạn.
Mặt khác, nước CHXHCNVN cũng không thể bây giờ mới “công nhận” VNCH là một quốc gia.
Đơn giản vì người ta không thể công nhận cái đã không còn hiện hữu.
2/ Vấn đề “lãnh thổ” và “quốc gia” :
Các tác giả cho rằng :
“Chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.”
Có phải từ 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước VN ?
Hiệp định Genève 1954 qui định nước VN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhứt ba miền bắc, trung, nam và toàn vẹn lãnh thổ. Sông Bến Hải (vĩ tuyến 17°) chỉ là giới tuyến quân sự tạm thời, không phải là đường ranh giới về lãnh thổ hay chính trị.
Hiệp định Genève qui định một nước VN duy nhứt, phân chia thành hai vùng lãnh thổ, mỗi bên quản lý vùng đất của mình. Hiệp định không hề nói đến “hai quốc gia”.
Hiệp định Paris 1973 tái xác định nội dung Hiệp định Genève 1954, Việt Nam là một “quốc gia” duy nhứt.
Cũng không thấy trong khoản thời gian 54-75, hai bên VNDCCH và VNCH có ý định trở thành “quốc gia độc lập”.
Theo tập quán quốc tế, một vùng lãnh thổ có thể trở thành một “quốc gia”, nếu hội đủ một số điều kiện.
Tiên quyết là ý chí của dân chúng sống trong vùng lãnh thổ này có muốn trở thành một quốc gia độc lập hay không ? (Nguyên tắc dân tộc tự quyết).
Có nhiều thí dụ về sự thành hình quốc gia từ một vùng lãnh thổ. Trường hợp quốc gia ly khai thành quốc gia mới (Tiệp và Khắc), hay trường hợp các nước trong Liên Xô cũ, là các vùng lãnh thổ được độc lập do ý nguyện của người dân. Đài Loan, vùng lãnh thổ này cũng muốn trở thành quốc gia độc lập dưới thời Trần Thủy Biển nhưng không thành. (Việc này khiến TQ đặt ra luật “chống ly khai”). Hay dân tộc Palestine hiện nay đang tranh đấu để được nhìn nhận là một quốc gia v.v… là các thí dụ cụ thể về sự thành hình của quốc gia.
Dân chúng hai miền Nam, Bắc VN chưa bao giờ bày tỏ ý muốn để trở thành một “quốc gia” độc lập. Thái độ của hai chính phủ luôn tôn trọng nguyên tắc “một quốc gia”.
Thí dụ : VNDCCH không gia nhập các định chế quốc tế thuộc LHQ mà phía VNCH đã gia nhập. Cộng đồng quốc tế cũng tôn trọng nguyên tắc này : quốc gia công nhận miền này thì không công nhận miền kia tại LHQ.
Các tác giả dẫn trường hợp Nam và Bắc Hàn, cho rằng hai nước này là hai “quốc gia”. Điều này không đúng.
Hai miền Nam và Bắc Triều Tiên cùng gia nhập LHQ cuối năm 1991, theo đề nghị của Gorbachev, vì cục diện thế giới thay đổi. Cộng đồng quốc tế có thói quen xem hai miền là hai “quốc gia”, nhưng thực tế không phải vậy. Hai xứ này cùng gia nhập LHQ trên tinh thần của Kết ước « Hòa giải và hợp tác » ký giữa hai miền ngày 13-12-1991. Lời mở đầu của kết ước khẳng định các quan hệ hai bên không phải là quan hệ giữa “quốc gia”, mà chỉ là một quan hệ tạm thời trong tiến trình thống nhứt đất nước.
Việc có phải là “quốc gia” hay không là một vấn đề thuộc về pháp lý. Trước hết là “nguyện vọng” của dân chúng sinh sống trong vùng lãnh thổ cũng như sự “nhìn nhận” của cộng đồng quốc tế.
Thực tế chỉ có một quốc gia VN nhưng có hai cách nhìn: cách nhìn cộng sản VNDCCH là nhà nước chính thống. Cách nhìn tư bản tự do VNCH là nhà nước chính thống.
Không thể có “hai quốc gia VN” bằng việc “tự lựa chọn” hay tự “công nhận” lẫn nhau như các tác giả nhận định.
Một vấn đề nhỏ khác về từ ngữ : Các tác giả cho rằng hiệp định Genève đã tạo nên “một lãnh thổ, hai quốc gia”.
Người ta sử dụng từ “lãnh thổ” để chỉ một cộng đồng dân tộc sinh sống trên một vùng đất (lãnh thổ), có nền kinh tế riêng, có “chính phủ” riêng nhưng không được công nhận là “quốc gia”. Trường hợp Palestine hoặc Đài Loan, Hồng Kông trong Tổ chức APEC, là các thí dụ.
Không ai nói “một lãnh thổ, hai quốc gia” mà chỉ nói “một quốc gia, hai vùng lãnh thổ”.
3/ Phải chăng “Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một “quốc gia” ?
Không có bằng chứng nào cho thấy việc “công nhận” này đã thể hiện.
Nhưng có thể quốc tế đã nhìn nhận VNDCCH và CHMNVN “như là hai quốc gia”. Việc này có thể kiểm chứng qua việc cả hai bên VNDCCH và CHMNVN cùng được chấp nhận gia nhập Tổ chức Y tế Quốc tế (OMS). Các định chế quốc tế thuộc LHQ, như OMS, chỉ nhận thành viên có tư cách pháp nhân là “quốc gia”.
VNDCCH “công nhận” CHMNVN là một “quốc gia”, với những thủ tục ngoại giao cần thiết bắt buộc, với việc quốc tế có thể nhìn nhận hai bên “như là quốc gia”, là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt.
4/ Về việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 :
Sau hiệp định Genève 1954, VN chia hai đất nước. Tháng 3 năm 1956 phía CS miền Bắc lên tiếng, qua đài phát thanh Bắc Kinh, yêu cầu thực thi việc “thống nhứt đất nước” qua một cuộc trưng cầu dân ý.
Cùng khoản thời gian, hai nước Triều Tiên và Đức cũng đặt vấn đề “thống nhứt đất nước”. Phía Tây Đức và Nam Hàn lên tiếng đề nghị “thống nhứt đất nước” bằng một cuộc đầu phiếu tự do.
Các nước thuộc khối cộng sản bác bỏ các đề nghị này ở Nam Hàn và Tây Đức nhưng lại ủng hộ ở Việt Nam.
Cuối cùng không có nước nào thực hiện việc “thống nhứt đất nước” theo đường lối trưng cầu dân ý.
Bởi vì, khi VN chia hai đất nước, dân số miền Bắc là 13 triệu, miền Nam là 11 triệu. Chính quyền ông Diệm từ chối vì thấy chắc thua (mặt khác chính quyền này không chỉ không ký mà còn phản đối hiệp định Genève, do đó không bị nội dung hiệp định này ràng buộc). Còn ở Đông Đức và Bắc Hàn, dân số phía CS kiểm soát ít hơn, do đó họ phản đối.
Việc “trưng cầu dân ý” trở thành một “dấu ngoặc” của lịch sử, không thể dẫn ra đây để kết tội vì phía miền Nam mà việc chia đôi đất nước kéo dài. Người ta cũng có thể đặt lại vấn đề vì sao miền Bắc đồng ý chia đôi đất nước ?
5/ Về hiệu công hàm 1953 của tiểu quốc Johor trong vụ án tranh chấp chủ quyền các đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge giữa hai nước Mã Lai và Singapour :
Tại tòa, việc giải thích hiệu lực công hàm 1953 của Johor chiếm một thời lượng lớn, từ đoạn 192 đến đoạn 230 trong bản ghi chép về phiên xử. Cần phải có một bài viết riêng mới có thể nói hết các ý nghĩa pháp lý của công hàm. Vài đoạn quan trọng :
Đoạn 223 : “La Cour en conclut que la réponse du Johor montre que, en 1953, celui-ci considérait que la souveraineté sur Pedra Branca/Pulau Batu Puteh ne lui appartenait pas” – Tòa kết luận, văn bản trả lời của Johor năm 1953 cho thấy chủ quyền đảo Pedra Branca không thuộc về nước này.
Đây là yếu tố pháp lý quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định của Tòa.
Đoạn 275 : Kết luận của Tòa. Tòa cho rằng công hàm “có tầm quan trọng quyết định”.
Các tác giả viết :
“Công hàm 1953 không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor”
Là không đúng với thực tế của phán quyết.
Có ba ý kiến khác nhau về một vấn đề trước Tòa : bên bị, bên nguyên và ý kiến của tòa. Không thể trích dẫn ý kiến bên này mà bỏ qua các ý kiến khác như các tác giả đã làm. Nếu muốn trích dẫn như vậy, hợp lý là trích dẫn ý kiến chung cuộc của Tòa.
7/ Công nhận VNCH hay kế thừa di sản VNCH ?
Thái độ nhìn nhận VNCH là một quốc gia của các tác giả là một thiện ý cần được đón nhận. Đề nghị không nên thay đổi tên nước trở lại VNDCCH cũng là một ý kiến đúng, trước đây nhiều người đã nói. Nhưng các thực thể chính trị VNDCCH, VNCH, CHMNVH không phải là “quốc gia”, như qui định của Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973, cũng như lập trường của các bên và thái độ của quốc tế thể hiện trong quá khứ.
Gượng ép nhìn nhận VNCH và VNDCCH là hai quốc gia sẽ làm thay đổi bản chất lịch sử của cuộc chiến. Cuộc nội chiến của VN sẽ trở thành chiến tranh xâm lược của VNDCCH.
Người ta không thể thay đổi quá khứ nhưng tương lai tùy thuộc vào việc làm của mình hôm nay.
Nước VN hiện nay không thể “công nhận” VNCH, nhưng có thể “kế thừa” di sản của nó. Vấn đề là “kế thừa” như thế nào ? Bài viết ở đây là một đề nghị.
Năm 1994, bố mua về cái đài cassette (ở quê hay gọi là quay băng). Cùng với 3 cuốn băng: Một của ca sĩ Chế Linh, một của Ngọc Sơn và một cái là vở cải lương “Lỡ nhịp cầu duyên”. Thời đó ở quê chưa có điện lưới, muốn nghe phải dùng bình ắc quy. Nếu nghe thoải mái, một bình nghe được 3 ngày. Nếu dè sẻn nghe được một tuần.
Thời đó, ai cũng gọi dòng nhạc đó là nhạc vàng, không ai biết hay gọi là bolero cả. Sau khoảng 3 tháng nghe dè sẻn, đã thuộc toàn bộ các bài hát trong 2 cái băng nhạc đó. Sau đó, đến mùa bán sắn, lại lóc cóc ra thị trấn mua thêm 2 cuộn băng nữa là :” Mấy nhịp cầu tre” và một băng của ca sĩ Mạnh Quỳnh. Cũng thuộc và hát nghêu ngao tất cả.
Sau này, khi đi học cấp ba xa nhà, mỗi khi có điều kiện đều mua băng nhạc để nghe hết Trường Vũ, đến Duy Khánh, Giang Tử, Mạnh Đình, Phi Nhung, Như Quỳnh… Số bài hát nhạc vàng thuộc không thể kể hết. Nhạc vàng đến vào lúc mới dậy thì, tâm hồn bắt đầu thích…gái đẹp, thích ngắm những cô bạn cùng lớp cười tươi rói trong nắng sớm khi đến lớp. Những buổi chiều chăn trâu trong đồi cũng hát nhạc vàng, đi gặt lúa, lấy sắn cũng “ư ử” những bài hát chợt ùa đến tâm trí.
Thời đó, các bạn cùng lớp, cùng khóa ở cấp 2 hay có quyển sổ to chép cho nhau những bài hát nhạc vàng, hay mượn sổ của nhau để chép lại những bài mà mình chưa có hay chép cho đứa con gái mình thích những bài mình thấy hay mà nó chưa có. Cứ như thế cho đến khi những quyển sổ kín mít bài hát, kín mít chữ ký hay lời “đề tặng”.
Từ lúc nhỏ đến bây giờ, số bài hát “nhạc đỏ” thuộc và hát chưa đếm đủ đầu ngón tay, nhưng số nhạc vàng thuộc, nhớ và biết lên đến cả mấy trăm. Nhạc vàng ăn sâu vào tâm trí, ăn sâu vào tiềm thức. Cảm nghe thân phận mỗi con người, mỗi cuộc tình đều có trong các bài hát, nỗi buồn chinh chiến, nỗi buồn “quê hương khói lửa, điêu tàn” cũng hằn sâu trong một số bài hát. Chưa thấy bất cứ bài hát nhạc vàng nào hô khẩu hiệu “vì dân vì nước”, “giải phóng”, “diệt thù”, “bắn”, “xung phong”, nhớ ơn đảng nào đó, bác lãnh tụ nào vĩ đại… như phần đa nhạc “cách mạng”. Có thể nói, nhạc vàng là dòng nhạc của tâm hồn đẹp, dòng nhạc buồn, dòng nhạc của những bão tố trong lòng.
Những năm gần đây, phong trào hát nhạc vàng lên đến đỉnh điểm, nhà nhà nghe, nhà nhà hát, ca sĩ từ già đến trẻ đều lao vào dòng nhạc “dễ hát” nhưng “khó hay” này. Có nhiều ca sĩ trẻ, ca sĩ nhạc đỏ, nhạc “bác học” hát bolero như “phá nhạc” làm mất đi cái hay nguyên bản của nhạc vàng. Theo cảm nhận cá nhân, nhạc bolero không dựa vào kỹ thuật hát mà nó yêu cầu giọng đẹp và nhất thiết phải có hồn, có cảm xúc. Những người như Quang Thọ, Quang Lý, Tùng Dương… còn lâu mới đụng được vào thể loại dễ hát nhưng khó hay này. Không đụng được thì chê, dìm hàng dòng nhạc bolero, đó là tất yếu. Thời bây giờ, rất ít người nghe những thể loại nhạc tuyên truyền mà mấy ông NSND đeo đuổi, những thể loại hú hét, nhát ma, kêu gào giết giặc, xung phong, căm thù hay ca ngợi một cha lãnh tụ chết bầm nào đó còn mấy người nghe và thích? Bực tức, muốn cấm bolero, kêu gào gu âm nhạc của dân chúng đi vào con đường tầm thường… là những ý kiến của các ca sĩ nhạc cách mạng.
Âm nhạc có tiếng nói riêng của nó, không thể dùng ý chí, ý muốn của một lớp người nào đó để làm cho đôi tai và tâm hồn nghe lệnh. Một bài hát hay, một dòng nhạc nhân bản, đẹp từ ca từ đến giai điệu, đẹp cả cảm xúc, nói lên những tiếng nói từ con tim, tâm hồn sẽ được công chúng chấp nhận và yêu thích. Những ca sĩ bị “thất sủng” trong thể loại nhạc tuyên truyền, nhạc cách mạng càng kêu gào càng làm cho công chúng ghét thể loại nhạc mà họ đại diện. Càng cố lân gân phê bình gu âm nhạc “thấp kém” của công chúng vì không đoái hoài đến thể loại hú hét ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi đảng, hô hào xung phong giết giặc, giải phóng càng làm cho những người dân chán ngấy cái thể loại nhạc với mục đích chính trị, mục đích xua những lớp thanh niên lao vào cuộc nội chiến, giết chóc những người anh em đồng bào của mình.
Day work in a German agency while moonlighting for Vietnam’s Communist Party? Such is the alleged double-life of the suspended worker who may have helped Vietnamese spies abduct businessman Trinh Xuan Thanh in Berlin.
Ho N. T., who has been suspended for the duration of the investigation and could face legal action, allegedly provided “tips” to the seven-man Vietnamese intelligence squad who traveled to Berlin in July to detain and kidnap Thanh, the Süddeutsche Zeitung reported.
In a statement mailed to DW, the BAMF said that Ho N. T. had been “immediately called to a personnel meeting, and released from his duties” when the accusations came to light in the media. But it also added that “according to current information, there is no direct connection between the employee and the suspected kidnapping.”
Trinh Xuan Tanh was allegedly abducted from Berlin by Vietnamese intelligence services
The office was careful to underline that during his 26-year career at the office, Ho had not been responsible for assessing Vietnamese asylum claims, and that all its employees are bound by duties of loyalty and neutrality.
A stooge of Vietnam’s Communist Party?
But the BAMF also said that it had not been aware of Ho’s extracurricular activities. After the abduction was first reported in early August, German media discovered that Ho N. T. had been writing for Vietnam’s ruling Communist Party (CPV) and was even officially lauded two years ago for “special services to foreign propaganda” for an article in the party newspaper about the “crisis in western democracy.”
In October last year, before it was known that Thanh was even in Germany, Ho N. T. speculated on his Facebook page whether the “criminal” Thanh would be extradited if found in Germany.
Sigmar Gabriel was outraged by the alleged kidnapping
Vietnamese intelligence reportedly hired a seven-seater vehicle in Prague and stayed in a hotel in western Berlin before abducting Thanh on July 23 in the Tiergarten district of the German capital city. His whereabouts were unknown until July 31, when Vietnamese media, citing the country’s Ministry of Public Security, reported that Thanh had voluntarily given himself up in Hanoi to criminal investigators who had been searching for him since April.
The German government, who believe that officials from the Vietnamese Embassy were involved, were outraged by what would be a breach of protocol. The German Foreign Ministry demanded Thanh’s release and return to Germany so that a proper extradition application could be assessed. The ministry also confirmed that Vietnam had called on Germany to extradite Thanh during the G20 summit in Hamburg. For its part, the Vietnamese government denies that any kidnapping took place.
Vietnamese politics is currently caught in a power struggle between hardline communists and reformers
The 51-year-old Thanh is wanted for corruption and “property misappropriation” in Vietnam, but he is also seen as a pro-Western reformer. He spent a few years in Germany in the early 1990s, and he was a political functionary back in Vietnam for many years before being stripped of all his posts amid corruption accusations in September 2016.
In a communist country where business and politics are closely integrated, Thanh was chairman of the board of the state’s PetroVietnam Construction Joint Stock Corporation (PVC) and held a number of leading positions in state companies while simultaneously holding a seat in parliament.
But Thanh now appears to be the victim of a power struggle within the CPV. Conservative communists and pragmatic capitalist reformers have been vying for political domination for some time, with the conservatives currently enjoying the upper hand. Much like in China, anti-corruption campaigns have become a preferred method for weeding out political opponents. Dozens of high-ranking Vietnamese government and party officials have been arrested in the past few months – with some sentenced to death.
Watch video02:22
Vietnam denies Germany’s kidnap claim
DW RECOMMENDS
German federal prosecutors take over probe into Vietnam ‘kidnapping’
German federal prosecutors have taken control of an investigation into whether Vietnam conducted illegal espionage in Berlin. The probe relates to the alleged kidnapping of a Vietnamese businessman-turned-asylum seeker. (10.08.2017)
Berlin ‘abduction’ of Vietnamese businessman sparks spat
Trinh Xuan Thanh has turned up in Hanoi after reportedly being kidnapped off the street in Berlin by Vietnamese secret services. Vietnam insists he returned of his own free will. (02.08.2017)
Germany warns Vietnam of consequences for ‘Cold-War-style kidnapping’
Germany says it is considering punitive measures against Vietnam over the alleged kidnapping of an oil executive turned asylum seeker in Berlin. Sigmar Gabriel described the case as the stuff of Cold War spy movies. (04.08.2017)
Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng: ”Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu”.
Tại sao?
Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.
Thời đó, chính quyền miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không dám hé răng phản đối Bắc Kinh vì sợ mất viện trợ và bị cắt đường tiếp vận vũ khí của Nga và các nước Đông Âu Cộng sản cho miền Bắc xâm lăng Việt Nam Cộng hòa đi qua lãnh thổ Trung Cộng.
Bây giờ, 43 năm sau, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” từ khởi thủy đến năm 2000, gồm 15 tập có tổng số gần 10,000 trang đã không còn dùng từ “ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975. Và khi làm việc này, đảng CSVN nhắm đạt được 2 điều:
Thứ nhất, việc công nhận Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một thực thể chính trị, song song với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975 “có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc”, theo quan điểm của giới nghiên cứu Việt Nam.
Thứ hai, mở ra một cánh cửa mới trong nỗ lực hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc nói chung và giữa đảng cầm quyền CSVN với ngót 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nói riêng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ (PGS.TS) Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách nói với báo chí trong nước rằng: “Đây là tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học mất 9 năm để biên soạn bộ sử”.
PGS Cường cho rằng: “Vấn đề Việt Nam Cộng hoà trong các bộ sử tới sẽ phải nêu rõ hơn, khi đây là một thực thể tồn tại ở miền Nam Việt Nam gần 21 năm. Có một sự gối nhau khi năm 1954 có thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm truất Bảo Đại để làm quốc trưởng, rồi trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống…
Thời gian trước, nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, nhiều người vẫn quen gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng trong bộ sách gọi trung tính hơn là “quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn”. Theo ông Cường, lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận” (VnExpress 19/8/017)
Vẫn theo VnExpress, ông Cường nói thêm: “Khi viết tập 12, giai đoạn 1954 đến 1965, chúng tôi cũng có những tranh luận rằng có nên dùng “nguỵ quân, nguỵ quyền” như trước đây không? Từ lâu, giới nghiên cứu đã cho rằng không nên dùng, nói hay viết cũng đều không sai, nhưng mang hơi hướng miệt thị. Trong bối cảnh hoà hợp dân tộc thì có những cách gọi cần thay đổi. Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn.”
Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945 – 1954) ngoài chính thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve), ở miền Nam cũng có chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp.
Ngoài nói thẳng tính chất phụ thuộc về mặt chính trị của chính quyền ấy, bộ sử cũng không né tránh khi viết về những thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội ở những vùng chiếm đóng. Thậm chí, thừa nhận nền kinh tế hàng hoá miền Nam khi ấy phát triển hơn ở miền Bắc kế hoạch hoá tập trung; hay chính quyền ấy cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khi Trung Quốc ra tay đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974…”
Trong câu nói này, ông Giáo sư Cường đã “tiền hậu bất nhất”. Một mặt ông bảo “lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận” nhưng ông lại cho rằng nói hay viết (nguỵ quân, nguỵ quyền) cũng đều không sai .
Tại sao nó “đúng” và như vậy là không “mang hơi hướng miệt thị” hay sao?
Ông còn “nửa tỉnh nửa say” khi nói “chính quyền Việt Nam Cộng hoà” được thành lập ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve) 1954, không chính danh, không hợp pháp.
Tại sao “không chính danh” và “không hợp pháp” khi VNCH (1955-1975) là một thực thể chính trị độc lập, có một chính quyền do dân bầu, có Hiến pháp và được 78 Quốc gia công nhận?
Trong khi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) của đảng CSVN, từ năm 1954 đến năm 1976 cũng là nhà nước độc lập nhưng không do dân bầu và chỉ quản lý thực tế miền Bắc Việt Nam.
Nhưng trong đầu lãnh đạo đảng và các nhà khoa bảng Cộng sản Việt Nam thì chỉ có nhà nước VNDCCH mới “chính danh” và “hợp pháp” trên tòan lãnh thổ.
Bằng chứng như cái loa tuyên truyền của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) từng xuyên tạc:”Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).
Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.
Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó!” (VOV, ngày 23/04/2015)
Lu loa như thế chỉ đúng nửa sự thật. Bởi vì từ sau Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay liên hiệp Quốc-Cộng 1946, và Quốc hội có dân bầu đầu tiên 1946, dù nhiệm kỳ cho đến 1960 mới chấm dứt, nhưng lực lượng phá hoại của đảng CSVN do hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hòan chỉ huy đã tìm mọi cách để đánh phá hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để chiếm độc quyền cai trị.
Bằng chứng đã được ghi trong Bách khoa Toàn thư mở: ”Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: “Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại… Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn”. Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này.”
Như vậy, dù có “chính danh” trên giấy tờ nhưng chính phủ liên hiệp ban đầu đã thay hình đổi dạng bằng một Chính phủ và Quốc hội đảng cử dân bầu của riêng đảng CSVN. Từ đó cho đến ngày được gọi là “thống nhất đất nước chính thức”, sau cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 và sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động xâm lược VNCH từ 1955 đến tháng 4/1975, cái “chính danh” của Quốc hội đảng cử dân bầu và nhà nước do đảng độc quyền lãnh đạo chưa bao giờ là “của dân, do dân và vì dân” như nhà nước tuyên truyền.
LỜI NGUYỄN CƠ THẠCH
Nhưng tại sao Chính phủ VNDCCH ở miền Bắc đã không dám phản đối Trung Cộng khi Bắc Kinh xua quân đánh chiềm Quần dảo Hòang Sa tháng 1/1974?
Ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa của Việt Nam đã trích lời Thứ trưởng Ngọai giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xẩy ra vụ Hoàng Sa để trả lời cho thắc mắc này.
Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: “Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?
Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy – người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
Phóng viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?
Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?
Dương Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt – Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.
Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
“Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…
Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn.”
Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.”
Ông Dy “thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu n Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong một dịp khác, lời nói của ông Dương Danh Dy còn được phổ biến trên Internet nhận định rằng: ”Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.”.
Rất tiếc dự đoán về ý đồ của Trung Cộng ở Trường Sa của chuyên gia Dương Danh Dy không hòan toàn đúng. Thay vì “đánh chiếm hết”, Trung Cộng đã làm chủ 7 đảo quân sự được tân tạo từ các bãi đá có vị trí chiến lược ở Trường Sa để đe dọa trực tiếp Việt Nam.
Đó là : đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Cộng sẽ chỉ dừng chân ở 7 vị trí này.
Như vậy, qua lời ông Nguyễn Cơ Thạch, ai cũng thấy rõ việc bảo vệ sự tòan vẹn chủ quyền lãnh thổ đối với đảng và chính phủ miền Bắc khi Hòang Sa bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1974 không quan trọng bẳng việc phải đánh phá để chiếm Việt Nam Cộng hòa !
Bây giờ, có sáng mắt ra cũng đã qúa muộn vì dù sách sử mới có nhìn nhận VNCH thì Hòang Sa và một phần Trường Sa cũng đã nằm trong tay Trung Cộng.
Cho nên nếu Tiến Sỹ sử học Nguyễn Nhã (thời VNCH ở lại) cho rằng ”Việc thừa nhận này (VNCH) có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam” (Tuổi Trẻ online, ngày 20/08/017) thì cũng chi là mong ước mà thôi.
Bởi vì khi Phi Luật Tân mời Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế năm 2013 để bác bỏ chủ quyền tự nhận của Bắc Kinh trong hình Lưỡi Bò (hay đường 9 đọan), chiếm ¾ diện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Trường Sa thì Việt Nam không dám làm.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã cũng nói với báo Tuổi Trẻ rằng:”Từ năm 1954 – 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục.”
Nhưng tại sao phải mất tới 43 năm, kể từ khi Trung Cộng dùng võ lực đánh chiếm quấn đảo Hòang Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974, từ tay Hải quân VNCH, sách sử của nhà nước CSVN mới biềt nhìn nhận có một Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để có lợi về mặt chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nói chung và Hòang Sa nói riêng?
TS Nguyễn Nhã còn lạc quan, theo tường thuật của Tuổi Trẻ: ”Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “… Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Qủa là nhiêu khê đấy. Nếu chỉ cần tập sách sử biết nhìn nhận có một Chính quyền VNCH ở miền Nam từng kiểm soát chủ quyền ở Hòang Sa và Trường Sa mà đảng CSVN lấy lại được chính nghĩa để vận động tòan dân hy sinh bảo vệ lãnh thổ thì rẻ qúa.
Nhưng cái gía mà nhà nước CSVN phải trả cho hòa hợp, hòa giải dân tộc với người Việt Nam Cộng hòa trong và ngoài nước còn cao gấp vạn lần hơn.
Còn cao hơn, nếu cụm từ “ngụy quân ngụy quyền” chỉ có giá trị trên trang sách mà trong đầu thì không.
Báo Người Lao Động đưa tin: Tàu Trung Quốc tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Cuối cùng thì vào lúc 12h06′ chiều 23/08/2017 cũng có một tờ báo “lề phải” đã dám gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác đã đưa tin trước đây.
Tàu 46106 là một trong ba tàu hải giám Trung Quốc, đã liên tục tấn công 13 tàu cácủa ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nói tới trong các bản tin hàng ngày. Gần hai tháng qua, vẫn chưa thấy lãnh đạo đảng và nhà nước, Bộ Ngoại giao VN hay “cơ quan chức năng” nào mở miệng lên tiếng, phản đối hành động cướp bóc của con tàu hải tặc này và những tàu hải giám khác của Trung Quốc.
Thêm một điều lạ nữa là, từ ngày 2/7/2017 đến ngày 18/8/2017, có tổng cộng 13 tàu cá của các ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc tấn công, nhưng Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam chỉ lên tiếng cho 2 tàu cá: đó là tàu QNg 90289 TS của ngư dân Bùi Ngọc Lành bị tấn công ngày 7-8-2017 và tàu QNg 95001 TS của ngư dân Huỳnh Văn Khanh bị tấn công ngày 18-8-2017.
Đây là danh sách 12 tàu cá bị các tàu hải giám Trung Quốc tấn công, cộng thêm tàu cá QNg 90495 TS của thuyền trưởng Huỳnh Văn Tuấn bị TQ tấn công ngày 18/8/2017, tổng cộng là 13 tàu cá, đã bị 3 tàu Trung Quốc số hiệu 46102, 46105 và 46106 tấn công liên tục từ ngày 2/7/2017 đến ngày 18/8/2017.
Mặc dù lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam không dám lên tiếng, báo chí trong nước thì chỉ dám gọi tên “tàu lạ”, nhưng các website TQ không hề giấu, mà họ nói rõ là “Tàu cảnh sát biển TQ 46106 đuổi tàu cá Việt Nam ở vùng biển Tây Sa“, đăng trên trang NHJD của Trung Quốc ngày 17/8/2017, kèm theo những hình ảnh copy lại từ video clip, các bài báo của Việt Nam như Đại Đoàn Kết, Dân Việt…
Trang Duowei News của người Trung Quốc ở Mỹ, là trang chuyên đưa tin chính trị Trung Quốc, ngày 20/8/2017 cũng đã đăng chùm ảnh: Tàu cảnh sát biển TQ lại đâm chìm tàu cá VN. Những hình ảnh trên trang này lấy từ các tờ báo “lề phải” ở Việt Nam.
Riêng báo Tuổi Trẻ có bài: Quảng Ngãi: 51 tàu cá xâm phạm lãnh hải nước ngoài. Trong khi viết về các tàu cá VN xâm phạm vùng biển nước ngoài, bài báo xen vào đoạn: “Nhiều tàu bị tấn công ở ngư trường Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Trong vòng chưa đầy một tháng qua có 14 tàu cá với hàng trăm ngư dân về cảng trình báo bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản, trong đó có hai tàu cá bị đâm chìm“.
RFI tóm lược bài viết của nhà báo Mỹ của Zachary Keck, đăng trên trang National Interest ngày 20/08/2017: “Trung Quốc, chuẩn bị đi! Tàu sân bay Mỹ đang trực chỉ Việt Nam”. “Theo nhận định của Zachary Keck, tuy hai bên không thừa nhận, nhưng động lực thắt chặt quan hệ này là Trung Quốc, một mặt do sức mạnh quân sự ngày vươn lên và thái độ ngày quyết đoán hơn, nhất là ở Biển Đông, một mặt khác là do ảnh hưởng Trung Quốc ngày quan trọng hơn“.
Bà Giao Phan cho biết: “Cơ quan của tôi đảm nhiệm tất cả các việc liên quan đến hàng không mẫu hạm, từ A tới Z. Từ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, sửa chữa, tóm lại, từ đầu chí cuối. Người lãnh đạo cơ quan của tôi là một vị tướng 2 sao của Hải quân là Đề đốc Brian Antonio. Tôi là vị phó của vị này, đứng vị trí thứ hai, là quan chức dân sự cao cấp nhất trong tổ chức, với chức vụ tạm dịch là Tổng Giám đốc Điều hành“.
Bà Giao Phan, Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ. Ảnh: US Navy.
RFI có bài: Cách Trung Quốc xâm lược láng giềng: Kết ước rồi bội ước. Dẫn nguồn từ trang The Diplomat, TS Namrata Goswami phân tích thủ đoạn của Bắc Kinh ở ba vùng tranh chấp: Doklam ở Bhutan, Arunachal Pradesh ở Ấn Độ và Biển Đông. “Ký kết các ‘Nguyên tắc chỉ đạo việc duy trì nguyên trạng ở các vùng tranh chấp’ để ràng buộc láng giềng, để rồi sau đó phớt lờ thỏa thuận đã ký để ngang nhiên đòi xâm lấn vùng lãnh thổ tranh chấp“.
BBC có bài phỏng vấn ông Vũ Minh Giang, đưa ra quan điểm như sau: “Cuộc tấn công vào Việt Nam ngày 17/2/1979 của quân Trung Quốc, đấy là một sự kiện lịch sử lớn, không thể không đưa vào bộ lịch sử Việt Nam“. Và rằng, “Việt Nam có quan hệ với Trung Quốc đến đâu chăng nữa, thì tính chất của nó không thể nói khác được, đấy là một cuộc chiến tranh xâm phạm lãnh thổ và có thể coi đấy là một cuộc xâm lược“.
Bài của TS Nguyễn Nhã trên VOA: Công nhận VNCH sẽ có lợi như thế nào?. TS Nguyễn Nhã cho rằng cần công nhận VNCH “để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa… thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình”. Và “hiện có hơn 4 triệu Việt Kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng rất quan trọng, công nhận VNCH sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc“.
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn chưa có ý kiến vì chưa đọc bộ sách này, nhưng ông cũng cho biết: nền tảng lý luận để tranh biện, hay kiện TQ trước một trọng tài quốc tế cần được chia làm 2 phần: 1- Quốc gia chưa hoàn tất và 2- Kế thừa VNCH thông qua quá trình “hòa giải quốc gia”.
BBC có bài: Tin tặc TQ tấn công Việt Nam trước APEC?Tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn có thể đang tấn công giới chức Việt Nam qua các mã độc trong email, nhằm giành lợi thế trong các cuộc đàm phán mậu dịch tại Hội nghị APEC sắp tới. Ông Ben Read, giám đốc phân tích gián điệp mạng của FireEye, nói: “Chúng tôi thấy có một lượng lớn email mồi nhử tấn công Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy có hàng loạt cuộc tấn công mỗi tháng“.
RFA đưa tin: Việt Nam là mục tiêu tấn công của tin tặc Trung Quốc. Báo dẫn lời một chuyên gia về Trung Quốc làm việc ở Mỹ nói rằng, tin tặc Trung Quốc thường xuyên đe dọa các nhà ngoại giao Việt Nam, do VN là nước cạnh tranh với Trung Quốc ở nhiều lĩnh vực, từ việc khai thác dầu khí trên Biển Đông, cho đến chủ quyền biển đảo trong khu vực.
Cập nhật tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc
Nhà báo Lê Trung Khoa đưa tin: “Bác Trọng sang thật, thuê hẳn 2 máy bay phản lực cỡ nhỏ để chở ‘củi’ từ châu Âu về đốt lò. Cái bay trước chở Trịnh Xuân Thanh cùng đội mật vụ, cái sau mới đưa em Đỗ Minh Phương, 25 tuổi cán bộ Bộ Công thương về tới Nội Bài lúc 1:00 sáng ngày 25/7“.
Đỗ Minh Phương. Nguồn: Lê Trung Khoa
Trang TAZ đưa tin: Sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở Bá-linh: Tiệp dẫn độ một nghi can. Bài báo cho biết, Toà Sơ thẩm ở Praha đã chuẩn y việc dẫn độ “một kẻ bị cáo buộc đồng phạm” đến Đức, dựa trên một lệnh bắt giam cấp châu Âu và việc bàn giao “phải được thực hiện trong ngày hôm nay“.
Trang Vietinfo: Cư dân mạng đồn rằng “việc mượn xe và thuê người lái là do cậu ruột của Long chỉ đạo từ xa. Đó là ông Đào Quốc Oai, em trai ông Đào Quang Trịnh, Lãnh sự danh dự của Séc tại Hải Phòng. Nguyễn Hải Long mượn xe nhưng không lái mà bàn giao cho nhóm an ninh của Việt Nam. Các nhân viên an ninh không biết do cố tình hay bất cẩn nên không tắt định vị lịch trình xe đi nên vụ việc sau này bị bại lộ”.
Nhà hoạt động Sương Quỳnh có bài: Những kẻ “Trịnh Xuân Thanh”. Qua hình ảnh Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước với gương mặt tiều tụy, cho thấy ông Thanh đã trải qua những ngày tháng kinh khủng trong trong tay “đồng chí” của ông như thế nào.
Những kẻ tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh sẽ khai hết đồng đảng của mình bởi ông ta chẳng có lý tưởng gì để bảo vệ họ. Bà Quỳnh viết tiếp: “Trịnh Xuân Thanh và những kẻ như hắn làm sao biết sự kiêu hãnh khi bước vào tù như những người yêu nước? … Chúng chỉ lo hốt tiền bạc của dân, của Đất Nước cho đầy túi tham và quyền lực trong tay thì hà hiếp Dân đến tận cùng“.
Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh có bài: Vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình: Như một huyền thoại. Ông chênh cho rằng, nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không phải là người có quốc tịch nước ngoài và nếu không có thế giới văn minh, chắc chắn không tồn tại phiên tòa xét xử vụ kiện của một cá nhân bé nhỏ đối với một nhà nước cầm quyền khổng lồ.
Ông viết: “Như một câu chuyện thần thoại, bụt đã hiện ra lôi một nhà cầm quyền đầy quyền lực, nắm quyền sinh sát 90 triệu con người trong tay, qua tận Paris xa xôi để hầu tòa, bình đẳng với một cá nhân bé nhỏ mà trước đây suýt bị họ giày chết như giày một con kiến nếu muốn“. Và “hôm nay, nạn nhân Trịnh Vĩnh Bình đã dạy cho họ một bài học đích đáng… Nhà cầm quyền VN hiểu điều đó nên lén lút đến dự tòa và ra lệnh cho 800 cơ quan ngôn luận trong nước phải câm như hến“.
Nhân quyền Việt Nam
Facebooker Ann Đỗ trích dịch Thông cáo báo chí ngày 21/8/2017 của chính phủ Úc về Đối thoại Nhân quyền 2017, đối thoại hàng năm giữa Úc và Việt nam, cho biết: “Phía Úc bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt nam tiếp tục ngăn chặn, cấm đoán đối với các quyền dân sự và chính trị, bao gồm tự do ngôn luận, hiệp hội và hội họp. Phía Úc nhấn mạnh mối lo ngại nghiêm trọng về việc quấy rối, bắt và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền. Úc đã nêu ra những trường hợp cụ thể cần phải quan tâm.”
LS Hà Huy Sơn cho biết, bà Trần Thị Nga đã có đơn kháng cáo, đề nghị Tòa án NDTC mở lại phiên tòa xét xử một cách “công minh, đúng người đúng tội” theo trình tự phúc thẩm.
Facebooker Trịnh Bá Phương cho biết: “Hôm nay có thêm một nữ nhà báo tên Karnklon Aim Raktham từ Bangkok – Thái Lan đã liên hệ với tôi để tìm hiểu về những hệ quả của người nông dân sau chính sách thu hồi đất bất công của cộng sản Việt Nam. Họ muốn tôi hợp tác và tôi đã trả lời rằng: Vâng, muốn phơi bày tội ác của chế độ cộng sản Việt Nam và muốn đất nước Thái Lan hiểu về thảm hoạ dân oan ở Việt Nam, với hơn 10 triệu người nông dân đã bị ảnh hưởng bởi chính sách thu hồi bất công“.
Lùm xùm nội bộ Đà Nẵng
Báo Lao Động có bài: Vụ nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng: Liên quan đến chủ trương rà soát các dự án “có vấn đề” ở Đà Nẵng. Báo dẫn lời ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định “không có quan hệ cá nhân hay mâu thuẫn riêng với ông Cường“. Thế nhưng, báo Lao Động cho biết, “một trong những nguyên nhân ông Cường nhắn tin đe dọa Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng có liên quan đến việc kiểm tra rà soát các dự án bất động sản và du lịch trên núi Sơn Trà“.
Cơ quan chức năng Đà Nẵng xác định, trong quá trình kiểm tra các dự án ở Sơn Trà, “vợ của ông Cường là bà Lê Thị Ngọc Oanh có đứng tên sở hữu một lô biệt thự ký hiệu L09, với diện tích 300m2“. Nhưng trong quá trình sử dụng đất để xây biệt thự, từ năm 2006 đến 9/2011 bà Oanh đã mở rộng diện tích từ 300m2 lên đến đến 12.413m2. Được biết, lô đất này nằm trong số “41 lô đất biệt thự Khu vực Suối Đá, quận Sơn Trà đang gây nhiều dư luận về sai phạm“.
Báo Nhà Quản Lý có bài: Vụ Chủ tịch Đà Nẵng bị nhắn tin đe dọa: Bí thư Nguyễn Xuân Anh nói gì? Ông ấy nói rằng: “Tôi chắc chắn ông Bằng cũng không biết anh trai mình làm việc đó. Không khi nào ông Bằng đi xúi giục anh trai mình làm việc này, vì hai anh em cũng ở xa nhau. Tôi cũng như mọi người khi báo chí đăng thông tin cũng mới nắm được, nên đừng có nói liên quan đến ông Bằng – Chánh văn phòng Thành ủy hay là Thành ủy Đà Nẵng. Việc này không có bất cứ sự liên quan nào”.
Vì nếu liên quan tới ông Đào Tấn Bằng thì sẽ liên quan tới Bí thư Nguyễn Xuân Anh, nên Bí thư Xuân Anh quyết bào chữa cho ông Bằng.
“Củi” ở Bộ Giao thông liệu có bị vào lò?
Báo Công Luận có bài viết của nhà báo Bùi Hoàng Tám: Thưa Tổng bí thư, còn có nhiều “củi” ở Bộ Giao thông vận tải! Bài viết cho rằng, với Bộ Giao thông Vận tải hiện nay, không chỉ có “củi” BOT mà còn nhiều “củi” khác. Đó là việc “cổ phần hóa và bổ nhiệm cán bộ“.
Bài viết nêu 2 trường hợp bổ nhiệm cán bộ ở Cục Hàng hải Việt Nam. Đó là Cục phó Nguyễn Đình Việt, được bổ nhiệm chức vụ này khi “chưa có bằng đại học“. Người thứ hai là Cục trưởng Nguyễn Xuân Sang. Ông Sang được bổ nhiệm “vượt cấp“, từ GĐ Cảng vụ Hàng hải Sài Gòn lên thẳng Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, sau khi “thi trượt” chuyên viên chính.
Còn việc Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông lý giải người được bổ nhiệm phải “đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên chính trở lên nhưng không quy định bắt buộc là người này phải đang là chuyên viên chính…”, theo ông Tám, là “lố bịch”.
Bê bối thuốc điều trị ung thư giả
Báo Một Thế Giới có bài: VN Pharma buôn lậu thuốc, liệu Cục quản lý dược Bộ Y tế có vô can? Bài báo đặt câu hỏi, tại sao toàn bộ giấy tờ như: “giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC)” để được lưu hành thuốc trên thế giới và “giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)” do Bộ Y tế Canada cấp cùng “con dấu hợp pháp hóa lãnh sự” của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada cũng bị cơ quan điều tra xác minh là giả, nhưng “tại sao những giấy tờ này vẫn ‘qua mặt’ được Cục Quản lý dược (Bộ Y tế)“.
Chính vì việc này nên một số luật sư đề nghị, “yêu cầu phải triệu tập những người có trách nhiệm liên quan ở Cục Quản lý dược” trong việc thẩm định, ký duyệt hồ sơ. Vì vậy, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế phải trả lời trước công luận về trách nhiệm của họ trong vụ việc nghiêm trọng này.
Báo Lao Động có bài: Những ai là “bác sĩ hoa hồng” của VN Pharma? Bài báo cho biết, Phó tổng GĐ của VN Pharma “đã giao nộp cho cơ quan điều tra một số giấy tờ biên nhận chi tiền hoa hồng cho bác sĩ khoảng 7,5 tỉ đồng” nhưng tại sao lại “rất khó để tìm ra chứng cứ bác sĩ nào nhận tiền hoa hồng, nhận bao nhiêu, bởi vì không ai ký nhận đồng tiền này“?
Và không thể lấy lý do “Có thể các bác sĩ ăn hoa hồng lô thuốc của VN Pharma không biết đó là thuốc giả” để biện minh cho hành động nhận lót tay được. Những đồng tiền không rõ nguồn gốc, không phải do mình làm ra, thì phải biết đặt dấu hỏi chứ, sao lại nhắm mắt nhận bừa được?
Báo Soha có bài: Tâm thư của một công dân gửi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Bức thư kể về cảnh cùng quẫn của các bệnh nhân ung thư, “vật vã sinh tồn trong cùng quẫn sau khi bán sạch nhà cửa, đất đai, thậm chí bán cả tư trang ngày cưới, kỷ vật do mẹ cha để lại“. Có những người “thân bị ung thư nhưng ngày ngày vẫn phải đi bán vé số, rửa chén cho các quán ăn thâu đêm suốt sáng, thậm chí nhặt phế liệu để gom tiền chữa bệnh…”
Báo VnExpress có bài: Cựu Chủ tịch VN Pharma xin giảm nhẹ hình phạt. Các luật sư bào chữa cho một số bị cáo là cựu cán bộ của VN Pharma khẳng định: “thân chủ làm theo chỉ đạo của cấp trên, không biết các hồ sơ nộp cho Cục quản lý dược Bộ Y tế là giả… xin tòa xem xét về cáo buộc hành vi phạm tội“.
BBC có bài: Dược phẩm nào VN Pharma nhập nhưng bị cấm lưu hành? Đó là các dược phẩm sau: Capecitabine 500mg, hay VN Pharma gọi là H-Capita 500mg Caplet. Thứ hai là thuốc dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch với các hàm lượng khác nhau, H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin…
Facebooker Tra Vinh Nguyen cho biết: “Tại sao Cty Pharma bán thuốc Tây giả… Tòa lại xử tội buôn lậu. Điều 157 BLHS kinh doanh Thuốc Tây giả mức án cao nhất Tử Hình“.
Còn đây là điều 194 bộ luật hình sự 2015, quy định: 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; b) Làm chết 02 người trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên”.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam viết: Trạm thu phí – tên hút máu nhân dân! Ông cho biết, trên đoạn đường 327 km ông phải đi qua, có tới 7 trạm thu phí, trong đó có 4 trạm giá 35.000đ, 2 trạm giá 15.000đ và 1 trạm giá 10.000đ. Tổng số tiền phải trả cho 327 km này là 360.000 đồng cho 1 xe ô tô 7 chỗ.
Báo Một Thế Giới có bài: Thứ trưởng Đặng Huy Đông: BOT và BT có rủi ro tham nhũng rất lớn. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Đặng Huy Đông nhận định: “Chúng tôi đã phản đối mạnh nhưng không được. Sao không công khai cụ thể chi phí hết bao nhiêu? Không công khai số lượng lưu thông?” Và rằng, “BOT là rủi ro tham nhũng lớn nhất. Nếu làm đúng, làm tốt thì có lợi nhưng nếu nới lỏng quy trình một chút thì tham nhũng rất lớn. Vậy tại sao không truy được trách nhiệm?”
Việc Bộ Công Thương chỉ được “thu gọn” từ 35 xuống còn 30 đơn vị, đã được báo QĐND coi là “bước đột phá trong CCHC ở Bộ Công Thương, đồng thời thể hiện sự quyết đoán, trách nhiệm, tinh thần đổi mới, dám nghĩ, dám làm của vị ‘tư lệnh ngành’ – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh“.
Báo Một Thế Giới có bài: Vụ tàu vỏ thép Thanh Hóa: DN bồi thường ngư dân 500 triệu đồng. Ông Nguyễn Duy Muộn, chủ nhân chiếc tàu vỏ thép bị hư hỏng cho biết, Công ty Đại Dương đã thống nhất mức đền bù 500 triệu đồng để sửa chữa lại các phần hư hỏng trên con tàu của ông.
Được biết, tàu của ông Muộn được đóng theo Nghị định 67/CP, hạ thủy từ tháng 10/2016 và hoạt động đến tháng 6/2017. Số vốn đầu tư hơn 17,7 tỉ đồng, trong đó vốn vay ngân hàng 17 tỉ đồng, còn lại là số vốn từ gia đình. Ngư dân phải đi vay ngân hàng lên đến hơn 95%, khi tàu phải nằm bờ, chắc chắn sẽ vỡ nợ.
Ông Muộn cho biết thêm: “9 chuyến ra khơi thì cả 9 lần tàu hỏng. Riêng tiền sửa chữa, dầu máy, lương thuyền viên… cũng đã tốn của tôi vài tỉ đồng” và “tôi đã phải vay ngân hàng khoảng 95% giá trị, do đó việc trả tiền ngân hàng vất vả, mỗi quý khoảng 300 triệu đồng”.
Tăng thuế VAT: đánh vào dân
Nhà báo Nguyễn Quốc Ấn có bài: Tăng không từ một thứ gì!. Ông viết, “Một người có uống rượu và hay hút thuốc như tôi hoan nghênh việc tăng thuế rượu bia, thuốc lá. Nhưng khi cái gì cũng tăng thuế, kể cả VAT (dự kiến lên 12%) thì thực sự là một nỗi ám ảnh.”
Còn riêng các doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) lẫn doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, thì “các yếu tố mua hóa đơn vẫn tồn tại“. Theo ông Ấn, có doanh nghiệp doanh thu cả nghìn tỉ, nhưng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ… vài triệu đồng/tháng kéo dài trong nhiều năm.
Ông Ấn viết tiếp, “còn một câu nữa phải nhắc: 2 nhiệm kỳ trước, những ‘nắm đấm thép” mang tên tập đoàn Nhà nước đã ‘đấm vỡ mặt’ nhân dân bằng nhiều khoản nợ trăm tỉ, nghìn tỉ, chục nghìn tỉ có phần duyệt chi của Bộ Tài chính. Nay ngân sách ‘hụt chân’, nợ công đầm đìa thì trách nhiệm của Bộ Tài chính ở đâu?”
Ông Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, cựu Phó cục trưởng Cục Điện ảnh, nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, cựu Phó cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, đều cho rằng, nên hạ tỷ lệ gần 90% số phiếu đồng ý xuống còn 75% là vừa. Vì để cao quá, chỉ cần 1 hoặc 2 vị nắm phiếu quyết định không bỏ… là chết.
Còn về chất lượng của hội đồng xét duyệt thì Nhà văn Chu Lai cho biết: Việc ghét mà “dìm hàng” nhau trong bỏ phiếu là có thật: “Cũng nhiều trường hợp vì ghen ghét mà không bầu cho nhau chứ. Nên có những người xứng đáng mà không thể được giải”.
Sau một thời gian dài chờ đợi và cả một lần bị tạm hoãn, phiên toà xét xử 3 vụ ánChủ tịch UBND TP Lào Cai và Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai bị người dân khởi kiện ra toà, dự kiến diễn ra trong ngày 22/8. Nhưng HĐXX TAND tỉnh Lào Cai đã bất ngờ ra quyết định “tạm đình chỉ” cả 3 vụ kiện trên, khiến “nhiều người tham dự phiên toà phản ứng gay gắt“.
Lý do tòa đưa ra là “cần đợi kết quả giải quyết vụ việc có liên quan đến việc giải quyết vụ án của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai“.
Tin quốc tế
Thưa ngài Tổng thống, tôi từ chức đây ạ!
Giáo sư Daniel M Kammen là phái viên về khoa học, thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, vừa gửi cho Tổng thống Donald Trump một bức thư từ chức rất độc đáo, đó là những chữ đầu của mỗi đoạn trong bức thư, ráp lại thành chữ IMPEACH (đàn hặc, luận tội…) tổng thống, được ráp từ những chữ sau: I, My, Particularly, Examples, Acts, Character, Herein.
Bức thư đã được GS Kammen đăng tải trên Twitter, trong đó ông viết thêm: “Thưa Tổng thống, tôi từ chức với tư cách là Phái Viên Khoa Học. Phản ứng của ngài đối với vụ Charlottesville cho phép phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và làm hại đất nước và hành tinh chúng ta“.
Ông Daniel M Kammen là GS Ưu tú về Năng của trường ĐH UC Berkeley. Nguồn: internet
GS Kammen đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Bộ Năng lượng, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Bộ Ngoại giao kể từ năm 1996.
Chuyện của Trump và bê bối trong chính trường Mỹ
Người Việt: TNS Mitch McConnell không chắc TT Trump có ‘trụ’ nổi không. Theo báo NYT, Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa, ông Mitch McConnell, lãnh đạo khối đa số Thượng Viện, lo ngại rằng, “không biết Tổng Thống Donald Trump có ‘trụ’ nổi nhiệm kỳ hiện nay hay không“. Ông Trump đe dọa phản đối bất cứ thượng nghị sĩ nào dám ngáng chân ông, còn Thượng Nghị sĩ McConnell vận động các thượng nghị sĩ khác chống lại Trump.
Chuyện phân biệt chủng tộc qua cách hành xử của TT Trump sau vụ biểu tình bạo loạn ở Charlottesville, Virginia: LHQ cảnh báo Mỹ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. “Một ủy ban của LHQ đặc trách chống phân biệt chủng tộc đã đưa ra ‘cảnh báo sớm’ về tình hình ở Hoa Kỳ và kêu gọi chính quyền Trump phải ‘dứt khoát’ loại bỏ ‘không điều kiện’ việc phân biệt đối xử“.
Người Việt: Bộ Trưởng Nội Vụ bị điều tra tội đe dọa hai thượng nghị sĩ Alaska. Hai Thượng Nghị sĩ đảng Cộng Hòa là Collins Murkowski (Alaska) và Susan Collins (Maine) đã từng bỏ phiếu chống lại dự luật y tế, hủy bỏ Obamacare và bà Murkowski đã bị Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke dọa cắt các hợp đồng về năng lượng ở Alaska. Ông Zinke, Bộ trưởng Nội Vụ Mỹ hiện đang bị điều tra về vụ này.
VOA đưa tin: Trump dọa đóng cửa chính phủ nếu không có tiền xây tường biên giới. TT Trump đòi đóng cửa chính phủ nếu Quốc hội không thông qua ngân quỹ xây dựng tường biên giới với Mexico. Bà Nancy Pelosi, lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện, đảng Dân Chủ, nói: “Chớ nhầm lẫn: Tổng thống nói sẽ cố ý gây tổn thương cho các cộng đồng Mỹ để buộc người thọ thuế Mỹ phải bị tài trợ cho bức tường biên giới đắt đỏ, không hiệu quả và vô đạo đức này”.
Báo Người Việt có bài: Bắc Hàn tiếp tục phát triển hỏa tiễn trong lúc có chỉ dấu giảm căng thẳng. “Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un ra lệnh chế tạo thêm các động cơ hỏa tiễn sử dụng nhiên liệu cứng, theo tin từ giới truyền thông nhà nước hôm Thứ Tư, giữa khi có có chỉ dấu cho thấy tình hình trên bán đảo Triều Tiên giảm căng thẳng. Bản tin hãng thông tấn KCNA của nhà nước Bắc Hàn không có những lời đe dọa nhắm vào Mỹ như thường thấy, sau nhiều ngày có các lời đe dọa nặng nề“.
Một trong những nguy hiểm của cuộc đời là bị lừa; hoặc nói cách khác là bị mắc bẫy. Về việc này tôi có một số kiến thức và kinh nghiệm, có thể trao đổi với các bạn trẻ, nếu các bạn thích thú tôi sẽ viết vài bài. Nay chỉ xin phân tích một trong những cái bẫy mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã mắc phải.
Trong quá trình thương lượng về điều khoản của thỏa thuận Singapore , ông Bình đòi được trả lại toàn bộ tài sản đã bị tịch thu. Hai bên nhất trí. Thế nhưng trong văn bản ký kết có câu sau: “Chính phủ VN sẽ trả lại cho ông Bình toàn bộ tài sản hợp pháp”.
Cái bẫy ở đây là đã thay cụm từ “Toàn bộ tài sản bị tịch thu” bằng cụm từ “toàn bộ tài sản hợp pháp”. Vì không tinh ý và thiếu kinh nghiệm trong việc tránh bị lừa, tránh mắc bẫy nên ông Bình đã ký văn bản. Phía CP VN đã không trả lại cho ông Bình bất kỳ một thứ gì đã tịch thu, viện cớ là ông Bình chưa chứng minh tài sản đó là hợp pháp. Xin đọc một đoạn trong lời tường trình của ông Bình:
“Khi họ đến công ty tôi thì họ ập vào phòng riêng của tôi. Trong đó có mấy cái két sắt, trong đó tôi giữ những đồ cổ do tàu Âu châu chở đồ sành sứ của Trung quốc bị chìm ở hòn Cao, đồ sành sứ do tàu chìm, trong đó họ lấy đi 394 món của tôi. Bên Bộ Tư Pháp Việt Nam nói: phần này có thể trả lại nhưng với điều kiện phải chứng minh đây là tài sản hợp pháp. Tôi không biết họ có còn nhân tính hay không nữa? Trước khi anh vào nhà tôi, anh muốn lấy một cái chén, một cái ly, một món đồ nào đó thì anh phải chứng minh đó là món đồ phạm pháp, đồ ăn cắp. Còn một khi anh đã lấy đi rồi anh bắt tôi chứng minh là đồ hợp pháp? Đồ trong nhà tôi là đồ hợp pháp. Chứng minh đó là đồ phạm pháp để lấy đi là trách nhiệm của quý anh. Muốn lấy đồ của người khác đi thì cơ quan công quyền phải chứng minh đó là đồ phạm pháp. Tôi không có trách nhiệm phải chứng minh đó là hợp pháp. Quý vị đã thấy lòng tham lam của quan chức Việt Nam như thế nào. Sự vô nhân tính của họ như vậy. Nói đến đây tôi rất là bức xúc. Từ một chuyện nhỏ quý vị suy ra chuyện lớn, họ chiếm đất đai, nhà cửa. Từ đây tôi là một mốc xích để tôi cảm thấy là phải kiện chính phủ Việt Nam lần thứ 2!”.
Biết mình đã bị lừa, bị mắc bẫy cài sẵn, không tự gỡ ra được nên ông Bình phải bỏ ra hàng chục triệu đô la thuê luật sư giỏi nhờ gỡ hộ. CP VN cũng phải bỏ ra nhiều chục triệu đô la để thuê luật sư giỏi bảo vệ cái bẫy đã cài. Tòa Trọng tài Quốc tế họp ở Paris lần này là để hai đoàn luật sư thuộc loại giỏi nhất thế giới tranh tụng. Một cái bẫy chỉ có 2 chữ HỢP PHÁP đã làm tiêu tốn của 2 bên nhiều chục triệu đô la và có giá trên một tỷ đô.