Những ‘căn cứ’ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

    0
    969
    BBC
    Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt NamCSIS/AMTI
    Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt Nam

    Việt Nam hiện có 48 cơ sở trên 27 đảo, bãi đá và bãi ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một tổ chức chuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS).

    Con số này không bao gồm hai cơ sở xây cất trên Đá Núi Le (tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef) vốn bị bão gây hư hại hồi cuối năm 2015 và hiện không rõ bị bỏ hoang hay là không, bài viết đăng đầu tháng Tám 2017 của AMTI nói.

    Sự quan tâm quốc tế nổi lên sau các tường thuật được đưa ra trong thời gian cuối tháng Bảy theo đó nói Việt Nam buộc phải ngưng các hoạt động dầu khí ở Lô 136-3 ở Bãi Tư Chính (tên tiếng Anh là Vanguard Bank) do sức ép từ Trung Quốc.

    Quân đội VN làm được gì nếu bị tấn công?

    5 điều cần biết về đảo Tri Tôn

    Việt Nam cải tạo đường băng ở Trường Sa

    Chiến tranh biên giới 1979 qua các con số

    Việt Nam đã tiến hành xây cất, cơi nới, bồi đắp trên 10 trong số các đảo, bãi đá mà Hà Nội nắm quyền kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa, và tính đến nay, Việt Nam đã bồi đắp được thêm 120acre diện tích tại các địa điểm này, theo AMTI.

    Tuy nhiên, đáng chú ‎ý là đa phần cơ sở mà Việt Nam xây cất tại Quần đảo Trường Sa không nằm trên các hòn đảo mà chủ yếu được dựng nổi trên các bãi ngầm, các rặng đá, AMTI nói, bởi vậy, các ‘tiền đồn’ này cực kỳ dễ bị tấn công trong lúc khả năng phòng ngự hoặc giao nhận đồ tiếp tế lại khá hạn chế.

    Tàu ngầm Kilo 636 hiện đại đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên Hà NộiGetty Images
    Tàu ngầm Kilo 636 hiện đại đầu tiên của Hải quân Việt Nam mang tên Hà Nội

    Ý thức được điểm bất lợi, kể từ 2014, khi quan hệ Việt – Trung xấu đi trầm trọng sau vụ Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Hà Nội tuyên bố là của mình, Việt Nam đã mở rộng các cơ sở trên biển. Tuy nhiên, mức độ tăng cường mới chỉ được thực hiện ở quy mô khiêm tốn.

    Phóng viên BBC Bill Hayton trong bài tường thuật hôm 24/7 dẫn nguồn trong ngành dầu khí Á châu theo đó nói rằng giới lãnh đạo của Repsol, nhà thầu dầu khí ký hợp đồng thăm dò khai thác ở Lô 136-3 với Việt Nam “được chính phủ tại Hà Nội thông báo rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò”.

    Tuy nhiên, Bill Hayton cũng nói với BBC Tiếng Việt rằng nguồn tin của ông không cho biết thêm chi tiết về mối đe dọa này, cũng như các căn cứ nào của Việt Nam có thể là đối tượng bị tấn công.

    Các địa điểm Việt Nam kiểm soát ở Quần đảo Trường Sa

    Dựa trên các thu thập và phân tích dữ liệu qua vệ tinh, AMTI nói rằng tại nhiều địa điểm, Việt Nam đã xây phức hợp nhiều cơ sở trên cùng một bãi ngầm hoặc rặng đá, khiến người ta khó có thể xác định được chính xác là Hà Nội thực sự đang chiếm giữ bao nhiêu đảo, bãi đá, bãi ngầm.

    biển đôngAFP
    Việt Nam và các nước láng giềng khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông

    Trong một bài viết đăng hồi giữa năm ngoái, trang Diplomat dẫn nguồn báo Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, số ra ngày 22/4/1988 nói rằng Việt Nam kể từ sau cuộc đụng độ đẫm máu với Trung Quốc hôm 14/3/1988 trong trận hải chiến Gạc Ma, chiếm giữ tổng số 21 đảo, bãi đá, bãi ngầm lớn nhỏ ở Trường Sa.

    Trong số 21 thực thể này, có 9 là các đảo nổi, và 12 là đảo chìm mà Việt Nam có các công trình được xây trên đó.

    Việt Nam nói họ duy trì 33 điểm đóng quân tại Trường Sa, trong lúc giáo sư Carl Thayer, một nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam lâu năm dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói Việt Nam có 48 cơ sở tại đây.

    AMTI cũng xác định Việt Nam hiện đã xây dựng được 48 ‘tiền đồn’, nhưng là trên 27 thay vì chỉ 21 thực thể trên biển.

    Bản đồ của AMTICSIS/AMTI
    Bản đồ của AMTI công bố trong đó đánh dấu vị trí các cơ sở của VN ở Trường Sa. Khu vực màu vàng là Bãi Tư Chính, nơi có Lô 136/3 mà Repsol mới đây ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí

    Các cơ sở mà AMTI gọi là ‘tiền đồn’ này được chia làm ba nhóm, gồm các cơ sở xây với quy mô to như một đảo nhỏ (được đánh dấu là ‘islet’ trong bản đồ của AMTI), các khối xây dựng bằng bê tông đặt trên các bãi đá (các ‘pillbox’), và các căn cứ đơn lẻ được xây cất phía trên các bãi cạn, mà Việt Nam gọi là các nhà giàn, chuyên về dịch vụ kinh tế, khoa học, kỹ thuật vì mục đích dân sự, viết tắt là DK.

    Hệ thống các nhà giàn DK1

    Sự khác biệt giữa các con số mà phía Việt Nam và Hoa Kỳ đưa ra nhiều khả năng là do Việt Nam không coi các cụm nhà giàn DK1 nằm ở Quần đảo Trường Sa.

    Việt Nam tuyên bố các nhà giàn thuộc DK1 được đặt trên thềm lục địa của Việt Nam, các đất liền khoảng 250-350 dặm, thuộc quyền quản l‎ý của Hải quân Vùng 2, không thuộc Quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Trung Quốc và Đài Loan thì coi là có.

    Biển ĐôngHOANG DINH NAM/Getty Images
    Hồi 2014 đã có cuộc giằng co ngoài Biển Đông giữa các lực lượng bán quân sự và dân sự của hai nước Việt – Trung

    Hệ thống các cụm nhà giàn thuộc DK1 được xây cất trong thời gian từ cuối thập niên 1980 đến thập niên 1990 nhằm ứng phó với việc Trung Quốc chiếm đóng sáu bãi đá ở Trường Sa và tuyên bố các lô khai thác dầu khí chồng lấn lên các lô của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, AMTI nói.

    Theo AMTI, Việt Nam hiện có 14 cụm nhà giàn thuộc DK1, là các điểm được xây dựng một hoặc hai tầng nhà bằng thép, chứa được một lượng lính nhỏ. Một số có mái là bãi đáp trực thăng, và tại một vài nơi có đặt thêm hải đăng.

    Kể từ 2014, có tám trong số các cụm nhà giàn này được bổ sung thêm khối cấu trúc đa tầng thứ hai, với bãi đáp trực thăng lớn hơn và có cầu nối với cấu trúc cũ.

    Nhóm 24 tiền đồn được xây cất bằng bê tông trên các bãi đá cũng khá dễ bị tấn công nếu so với các cụm nhà giàn DK1. Mỗi tiền đồn này gồm từ một đến bốn cấu trúc bê tông riêng rẽ, được nối với nhau bằng các cầu nối và có cầu cảng nhỏ cho tàu thuyền cỡ nhỏ neo đậu.

    Nhiều căn cứ chỉ có thể tiếp cận được bằng tàu đáy nông chạy vòng quanh rìa bãi đá, khiến chúng trở nên bị cô lập ngay cả khi người ta đứng từ cùng thực thể trên biển có thể nhìn thấy những gì diễn ra trên đó.

    Tin tức nói gần đây Việt Nam đã nạo vét các lối đi nối giữa nhiều bãi ngầm này để tàu thuyền cỡ lớn hơn có thể tiếp cận được các tiền đồn.

    Hiện không rõ số quân nhân trên các điểm mà Việt Nam kiểm soát là bao nhiêu, nhưng người ta ước tính có thể trong khoảng từ vài trăm tới 1000 lính, theo giáo sư Thayer.

    Các đảo đang được các nước cải tạo mở rộng ở Trường SaCSIS/AMTI
    So sánh mức độ cơi nới, mở rộng các đảo của các nước ở Trường Sa

    AMTI cũng so mức độ bồi đắp của Việt Nam với Trung Quốc và cho rằng diện tích cơi nới của Việt Nam chỉ đạt chưa bằng 4% so với Bắc Kinh, trong lúc cách cơi nới của Hà Nội cũng không gây tác hại tới môi trường nhiều như của Trung Quốc.

    Theo dữ liệu của AMTI, các điểm do Việt Nam xây cất, bồi đắp và cơi nới ở Quần đảo Trường Sa gồm:

    1. Đá Tây (tên tiếng Anh là West Reef, Trung Quốc gọi là Tây Tiêu)
    2. Đảo Trường Sa (Spratly Island, Đảo Nam Uy)
    3. Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay, Nam Tử Tiêu)
    4. Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island, Đảo Cảnh Hoành)
    5. Đảo Sơn Ca (Sand Cay, Bãi Đôn Khiêm Sa)
    6. Đảo Phan Vinh (Pearson Reef, Tất Sanh Tiêu)
    7. Đá Len Đao (Lansdowne Reef, Quỳnh Tiêu)
    8. Đảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef, hoặc còn gọi là Sin Cowe East Island, Bãi Nhiễm Thanh Sa)
    9. Đá Núi Le (Cornwallis South Reef, Nam Hoa Tiêu), và
    10. Đảo Trường Sa Đông (Central Reef, Trung Tiêu)

    Ngoài 10 điểm trên, các vị trí khác ở Quần đảo rường Sa Việt Nam hiện nắm giữ, theo Diplomat, gồm:

    1. Đá Nam (South Reef)
    2. Đá Núi Thị (Petley Reef)
    3. Đảo Nam Yết (Namyit Island)
    4. Đá Lớn (Discovery Great Reef)
    5. Đá Cô Lin (Collins Reef)
    6. Đá Lát (Ladd Reef)
    7. Đá Đông (East Reef)
    8. Đá Tốc Tan (Allison Reef)
    9. Đá Tiên Nữ (Pigeon hoặc Tennent Reef)
    10. Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), và
    11. Đảo An Bang (Amboyna Cay)

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here