Nhìn lại khủng hoảng ngoại giao Nam Hàn-Đức vì ‘bắt cóc’

0
1116
Getty/Hulton Archive Hội Sinh viên Đức ngày 30/6/1967 nói một sinh viên quốc tịch Nam Hàn thuộc trường Đại học Heidelberg, đã bị 'hai người đồng hương' đưa ra khỏi ký túc xá.
   
BBC

Nhân vụ Trịnh Xuân Thanh ‘đầu thú’ hay bị ‘bắt cóc’ gây ảnh hưởng đến quan hệ Đức – Việt, hãy cùng nhìn lại hồ sơ vụ ‘bắt cóc’ công dân Nam Hàn trên lãnh thổ Đức thập niên 60, cùng với những động thái và ngôn ngữ ngoại giao có nhiều điểm trùng hợp.

Vào giữa tháng Sáu năm 1967, có nhiều vụ ‘bắt cóc’ sinh viên Nam Hàn diễn ra ở Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức).

 

Những người này được phía Đức cho rằng đã ‘mất tích’, bị ‘bắt cóc’ và ‘ép đưa đi’ (forced departure) khỏi thủ đô Bonn của Tây Đức, dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao suốt hai tháng giữa hai nước vào năm 1967.

‘Mất tích’ hàng loạt

Hội Sinh viên Đức trong một thông tin xuất bản ngày 30/6 nói sinh viên quốc tịch Nam Hàn có tên Chung Dae Kim thuộc trường Đại học Heidelberg đã bị ‘hai người đồng hương’ đưa ra khỏi ký túc xá.

Bạn cùng ký túc sau đó nhận được thư nói Chung phải về nước đột xuất.

Theo cảnh sát Bonn, một trợ lý nghiên cứu ngành hoá học làm việc tại Đại học Bonn tên là Kim Ung cũng mất tích không lâu kể từ ngày anh bị triệu tập đến Đại sứ quán Nam Hàn.

Bạn bè Kim Ung sau đó nhận được thư nói rằng anh hiện đang làm ‘hướng dẫn viên du lịch’ cho các cán bộ Ngoại giao Nam Hàn ở Paris.

Đại học Bonn, ĐứcPATRIK STOLLARZ/Getty Images

Một lá thư nặc danh khác được gửi đến tờ Le Monde của Pháp ngày 5/7/1967 nói có bốn sinh viên Nam Hàn ‘mất tích’ tại Paris trong các ngày 24 và 25/6.

Trong thư còn nói cả bốn người này được đưa đến Đại Sứ quán Nam Hàn ở Bonn nơi họ bị nhốt ở tầng hầm của toà nhà và sau đó bị đưa về Seoul.

Chỉ trong vòng một tháng, nhiều trường hợp công dân Nam Hàn ‘mất tích’ tương tự xảy ra ở các thành phố Đức như Munich, Frankfurt, Bonn và phía Tây Berlin, theo tạp chí Minerva số 6 Mùa thu 1967.

Mật vụ và căng thẳng ngoại giao

Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, ngày 4/7/1967, Đại sứ Nam Hàn tại Bonn, Cựu Ngoại trưởng Nam Hàn – Thiếu tướng Choi Duk Shin, bị triệu tới Bộ Ngoại giao Đức để giải trình.

Ông Choi nói tất cả sinh viên Nam Hàn rời khỏi Đức đều trên cơ sở ‘tự nguyện’, và ‘không ai bắt cóc họ’.

Ông Trịnh Xuân ThanhAFP
Đức nói ông Thanh bị ‘bắt cóc’ trong khi Việt Nam nói ông Thanh ra ‘đầu thú’

Ngày 13/7, Chính quyền Liên bang Đức đưa ra công hàm chính thức phản đối Đại sứ Nam Hàn về việc cảnh sát mật vụ Nam Hàn ‘bắt cóc’ và ‘ép người đưa đi’ trên lãnh thổ Đức.

Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh, trong vụ Nam Hàn, Bộ Ngoại giao Liên bang Đức yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hoạt động của các mật vụ an ninh Nam Hàn tại Đức. Không rõ họ có bị trục xuất không.

 

Theo cơ quan thông tấn Đức tại thủ đô Bonn của Tây Đức, một lá thư nặc danh đã được gửi tới văn phòng tố cáo có ít nhất 50 mật vụ an ninh chìm đang hoạt động tại Sứ quán Nam Hàn ở Bonn nhằm ép đưa người Hàn về nước.

Trong khi đó, Tham tán Sứ quán Nam Hàn ở Bonn là ông Lee Sang Oak thì nói những sinh viên này về nước vì đã ‘tham gia các hoạt động chống lại an ninh quốc gia’.

Theo đó, 17 người đã được đưa về Nam Hàn vì tội làm gián điệp cho Sứ quán Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) ở Đông Berlin, vẫn theo tờ Minerva.

Khủng hoảng ngoại giao tiếp tục dâng cao khi Bộ Ngoại giao Liên bang Đức tuyên bố cảnh sát nước này sẵn sàng bảo trợ những người Nam Hàn bị đưa đi nếu họ yêu cầu.

Từ ngày 5/7, hai cảnh sát Tây Đức được cử đứng gác bên ngoài trụ sở Đại sứ quán Nam Hàn ở Bonn để kiểm tra giấy tờ của tất cả những người ra vào sứ quán.

Thiếu một hiệp định dẫn độ

Cùng ngày, một sinh viên Nam Hàn tự giao nộp mình tại đồn cảnh sát Tây Đức và nói mình bị triệu tập đến Sứ quán Nam Hàn ở Bonn, nhưng khi đến nơi, anh bị đẩy lên một chiếc xe biển ngoại giao và chở thẳng đến sân bay Dusseldorf để đưa về nước.

Phi cơ tại sân bay DusseldorfPATRIK STOLLARZ/AFP/Getty
Phi cơ tại sân bay Dusseldorf (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trước khi lên máy bay, anh đã chạy thoát và đến đồn cảnh sát.

Tại Seoul, nhà cầm quyền Nam Hàn tiến hành thẩm vấn những người vừa bị ‘ép đưa về nước’.

Điều này liên quan đến vụ án mang tên Tongbaengnim (nghĩa là Đông Berlin theo tiếng Hàn), trong đó xét xử 194 nhà báo, giảng viên đại học, trí thức, nghệ sĩ Nam Hàn nghi được phía Bắc Hàn chiêu mộ làm gián điệp.

Ngày 7/7, Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư Pháp) Tây Đức, Tiến sĩ Ludwig Martin, tuyên bố một công dân Nam Hàn có tên Kwang Il Kim đã bị phía Đức bắt vì tình nghi tham gia vụ việc ‘bắt cóc’ nói trên.

Ông Martin cũng nói, “chưa có bằng chứng cho thấy những người bị ‘bắt cóc’ là ‘gián điệp'”.

“Mặc dù có thể không dùng vũ lực, những công dân Nam Hàn bị gây sức ép buộc phải quay về vì lo ngại gia đình họ bị trả thù.”

Người đứng đầu Cục tình báo Nam Hàn lúc đó, ông Kim Hyung Wuk, bày tỏ mong muốn được phía đối tác thấu hiểu, cũng như thừa nhận vào ngày 8/7/1967 tại Seoul rằng có thể đã sử dụng vũ lực trong một số trường hợp ‘đưa về’ vì thiếu một hiệp định dẫn độ giữa Nam Hàn với Pháp và Cộng hoà Liên bang Đức.

Khủng hoảng thoái trào và kết quả

Đại sứ tại Đức, ông Choi Duk Shin, thỉnh cầu chính phủ Nam Hàn cho thôi chức vụ. Bản thân ông được cho rằng hầu như không biết về hoạt động của mật vụ Nam Hàn tại Đại sứ quán ở Bonn.

Cần nói thêm là vị đại sứ này cùng vợ sau đó đã đào tẩu sang Bắc Hàn vào năm 1986.

Rốt cục, ngày 24/7/1967, chính quyền Nam Hàn đưa ra một công hàm xin lỗi Chính phủ Liên bang Đức như một nỗ lực xoa dịu căng thẳng quan hệ giữa hai nước.

Trong công hàm cũng nhấn mạnh chính phủ nước này sẽ không lặp lại những sự việc tương tự như đã xảy ra trong hai tháng trước đó.

Chính phủ Nam Hàn nói sẽ hỗ trợ những người ‘mất tích’ nếu họ muốn quay trở lại Đức.

Bốn người trong số 17 công dân Nam Hàn bị ‘bắt cóc’ đã trở lại Tây Đức cùng năm 1967.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện sống tại London, Anh Quốc.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here