Nhiều người VN khen “hay”, riêng tôi thì thấy “đắng cay thế nào”!

0
34
Điếu Cày cùng những người bạn mặc đồ đen để tang Hoàng Sa, đứng cao trên thềm Nhà Hát Lớn Sài Gòn ngực áo mang biểu tượng những vòng tròn Olympic Pekin 2008 chỉ là hình những chiếc còng sắt, tay giương cao bảng chữ “Hoàng Sa, Trường Sa Của Việt Nam”
   

Nhân Tuấn Trương

Trên BBC có đăng một loạt bài nói về chủ đề 50 năm ngày VN mất Hoàng Sa. Nhiều người VN khen “hay”, riêng tôi thì thấy “đắng cay thế nào”!

Họ khen hay vì họ không thấy con dao găm pháp lý mà BBC đang đâm sau lưng VN. 

Về sự kiện “ai nổ súng trước” ? 

Loạt bài trên BBC vừa đăng cho thấy VNCH là phía “nổ súng trước”. Tức là VNCH là phía “tấn công” và TQ là phía “tự vệ”. 

Tức là trong cuộc chiến Hoàng Sa, TQ là “nạn nhân”, họ nổ súng và chiếm toàn bộ Hoàng Sa do quyền “tự vệ chính đáng”. 

BBC đâm nhát này khiến toàn bộ hồ sơ chủ quyền của VN tại Hoàng Sa xem như “toang”. Chưa thấy các học giả gạo cội VN sẽ phản biện ra sao trong trường hợp này.

Người biểu tình chống Trung Quốc vào năm 2014 ở Hà Nội cầm biểu ngữ với chân dung hạm trưởng HQ-10 Ngụy Văn Thà, người nằm trong số 74 lính VNCH tử trận trong Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Ảnh Hoàng Nam – AFP

Theo tôi, chiếu những tài liệu từ các phía Mỹ, TQ, VNCH… về cuộc chiến Hoàng Sa tháng giêng 1974, TQ là phía nổ súng trước.

Nguyên văn giải mã từ tài liệu Mỹ: 

“Ông Kissinger hỏi “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”

Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.

“Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.

“Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui.”

Tài liệu này cho thấy quân VNCH phải rút lui vì phải “đối đầu” với hai đại đội TQ. 

Tài liệu bổ túc từ nhân chứng VN là Trung tá Lê Văn Thự hạm trưởng HQ 16. Ông này có trách nhiệm đưa đội người nhái VNCH đổ bộ lên đảo Quang Hòa. Cuộc đổ bộ này thất bại, đội người nhái rút lui, tổn thất 1 sĩ quan VNCH thiệt mạng. 

Tức là, cuộc chiến trên bộ, quân TQ nổ súng trước (để ngăn cản quân VNCH đổ bộ).

Tài liệu từ học giả Mỹ, Carl O. Schuster, trong bài “Battle for Paracel Islands” 06/2017. 

Tài liệu này ghi lại việc tàu HQ-16 của VNCH đâm vào tàu 389 của hải quân TQ và gây hư hại cho tàu này. Hành vi này không phải là một hành vi gây chiến mà có thể chỉ là hành vi cản trở. Tài liệu cho biết “thủy thủ trên chiếc 389 bắn vào cầu tàu và ụ súng phía trước của HQ-16, giết hoặc làm bị thương hầu hết thủy thủ Nam Việt Nam trên đó. Cuộc giao chiến sau đó đã diễn ra theo như ý đồ của Trung Quốc.”

Tức là trận hải chiến trên biển, quân TQ từ tàu 389 nổ súng trước.

Hành vi của VNCH “dùng tàu ngăn cản” không phải là hành vi chiến tranh. Việc cho đội người nhái đổ bộ lên đảo Quang hòa  cũng không phải là hành vi chiến tranh. 

Hành vi nổ súng trước của phía Trung cộng không phải là hành vi “tự vệ chính đáng”. 

Bởi vì quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ “có tranh chấp” giữa VN và TQ từ 1919. Pháp, với danh nghĩa quốc gia bảo hộ, đã ý thức việc này và những năm 1930 Pháp đã ra thông báo sáp nhập Hoàng Sa vào vòng bảo hộ, với lý do Hoàng Sa từ lâu đã thuộc triều đình nhà Nguyễn. 

Hành vi TQ dùng vũ lực xâm chiếm một lãnh thổ, hay chủ trương sử dụng vũ lực để giải quyết một vấn đề tranh chấp, đều vi phạm luật lệ quốc tế và Hiến chương LHQ. 

Còn nhiều bài viết khác mang tính “gài bẫy” trong loạt bài của BBC. Mục đích nhìn nhận chủ quyền HS, về tình và lý, thuộc về TQ. 

Tôi sẽ tiếp tục “mổ xẻ” vấn đề qua bài viết ngày mai.

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here