Nghịch lý vai trò “quốc khách” của tổng bí thư.

    0
    842

    Kỹ niệm 50 năm quan hệ Việt-Kampuchia được phía “bạn” tổ chức khá trọng thể. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là khách mời ở cấp độ “nhà nước” của Quốc vương Sihamoni. Tức ông Trọng thăm Campuchia với tư cách là ”quốc khách”. Ở đây ông được vị chủ tể vương quốc Campuchia, cùng các đại diện nhà nước Campuchia, tiếp đón với đầy đủ nghi lễ dành cho người “nguyên thủ” đại diện quốc gia.

    Vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng không có tư cách pháp nhân “đại diện nhà nước” để được đối đãi ở hàng “quốc khách”.
    Campuchia đã phá bỏ tập quán ngoại giao quốc tế. Nhưng đó là chuyện nội bộ của nước này.

    Ông Trọng là tổng bí thư đảng CSVN. Mặc dầu hiến pháp Việt Nam qui định đảng là “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”, nhưng việc này không bao hàm ý nghĩa ông Trọng “lãnh đạo nhà nước và xã hội”.

    Ông Trọng không hề có tư cách pháp nhân đại diện “nhà nước CHXHCN VN”.

    Ông Trọng lấy tư cách gì để được mời làm “quốc khách” ?.

    Theo hiến pháp VN, chỉ có chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ mới có tư cách (pháp nhân) “thay mặt nhà nước CHXHCN VN” ở các mặt “đối nội và đối ngoại.” Đôi khi các viên chức nhà nước ở cấp thấp hơn, nếu được sự ủy nhiệm của cấp có thẩm quyền, cũng có tư cách pháp nhân để quyết định các việc “đối nội và đối ngoại”.

    Tư cách pháp nhân của cá nhân (còn gọi là thể nhân) là (cá nhân có) “tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như chính trị, kinh tế, xã hội…”.

    Với tư cách (pháp nhân) chủ tịch nước, thủ tướng… các vị này có thể được làm khách mời ở cấp “quốc gia” đối với các quốc gia khác.

    Ông Trọng có tư cách là “tổng bí thư” của đảng. Khi ông này làm một điều gì đó sai quấy, phạm nội qui của đảng, ông có thể bị đảng “kỷ luật”. Ông không bị ảnh hưởng của luật pháp quốc gia. Tức là ông Trọng chỉ có trách nhiệm đối với đảng chớ không có trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc.

    Không có trách nhiệm với đất nước thì lấy tư cách gì để đại diện đất nước và nhân dân để làm “quốc khách”?

    Điều quan trọng khác, về tư cách pháp nhân của đảng CSVN.

    Nguyên tắc nền tảng pháp lý của mọi quốc gia, đối tượng của pháp luật là “thể nhân”, hay những tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có “tư cách pháp nhân”.

    Để xác định một đối tượng có là “thể nhân” hay “pháp nhân” hay không, người ta xem xét đối tượng đó có “trách nhiệm” trước pháp luật về hành vi của mình hay không ?

    Theo hiến pháp, đảng CSVN không chịu trách nhiệm trước pháp luật (mà chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân).

    Tức là đảng CSVN không có tư cách pháp nhân.

    Chịu trách nhiệm “trước nhân dân” là chịu trách nhiệm với ai ? Tức là đảng không chịu trách nhiệm với ai cả.

    Đây là một nghịch lý của nền “cộng hòa” ở VN.

    Việt Nam là quốc gia theo chế độ “dân chủ, cộng hòa và xã hội chủ nghĩa”. Nếu đúng thực chất như danh xưng, thì từ nhân dân cho tới lãnh đạo các cấp, các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị… làm gì cũng phải dựa trên pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm những hành vi của mình trước pháp luật.

    Hiến pháp VN cũng qui định đảng và đảng viên phải làm việc theo “khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật”.

    Nhưng khi đảng vi phạm hiến pháp, vi phạm pháp luật (phạm pháp), thì không ai làm gì được đảng.

    Đảng có khác gì một “ông vua”, bất khả xâm phạm ?