Hầu hết chúng ta đều chỉ quan tâm đến việc Mỹ – Trung, ai sợ ai trong thông tin về chuyến ghé Đài Loan của bà Pelosi mà ít quan tâm đến mục đích thông tin chuyến đi này.
Rõ ràng nó không đơn giản chỉ là xác lập sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan, hay chỉ là Mỹ muốn thách thức Trung Quốc. Thời điểm này tôi cho là không phù hợp và không cần thiết. Bởi lẽ việc Mỹ luôn ủng hộ Đài Loan không có gì phải bàn thêm, chỉ có tăng mà không có giảm. Minh chứng là các hợp đồng vũ khí vừa được Whashington thông qua, hoặc như cả đoàn thành viên quốc hội Hoa Kỳ vừa ghé thăm tháng trước. Hay như Mỹ đâu cần thách thức Trung Quốc, bởi cho đến lúc này và ít nhất 10 năm nữa thì Hoa Kỳ vẫn trên cơ Trung Quốc. Vậy chỉ có kẻ dưới cơ mới thách thức người trên cơ thôi chứ.
Vậy lý do gì mà bà Pelosi nhất quyết phải đi Đài Loan vào lúc này? Và điều này có phải là đi ngược lại với mong muốn của chính quyền Biden không? Chúng ta sẽ làm rõ như sau:
Thực chất là một con bài mặc cả buộc Trung Quốc phải đứng ra ngoài cuộc chiến Nga – Ukraine
Rõ ràng là vậy. Trong cuộc chiến Nga – Ukraine, Mỹ và đồng minh không hề ngại hay đuối sức trước Nga, kể cả chấp thêm Iran, Belarus, Syria và Triều Tiên, vì các quốc gia ăn theo này gần như không có giá trị nhiều và Mỹ cùng đồng minh có đủ công cụ để ngăn chặn, răn đe. Nhưng khi có Trung Quốc tham gia, cho dù là âm thầm thì lại là một chuyện khác. Vấn đề sẽ phức tạp ngay, và cuộc chiến không thể kết thúc theo ý của Mỹ và phương Tây. Đồng thời rất có thể Mỹ và phương Tây cũng sẽ sa lầy trong cuộc chiến này.
Cùng đó, ngay lúc này, Mỹ và đồng minh không thể đủ sức để áp đặt, ngăn chặn Trung Quốc bằng các công cụ truyền thống lâu nay như cấm vận, trừng phạt, hạn chế ngoại giao.v.v.. Do đó, Mỹ buộc phải thực hiện nước cờ cuối cùng để nhắm vào “yếu huyệt” của Trung Quốc.
Yếu huyệt của Trung Quốc là gì?
1. Trung Quốc sợ nhất Đài Loan tuyên bố độc lập vào lúc này. Hoặc không tuyên bố độc lập nhưng có thể tự do đối ngoại như quốc gia độc lập. Điều này thách thức nghiêm trọng đến uy tín, vị thế và sức mạnh của Tập Cận Bình và Đảng CS Trung Quốc. Đây là điều mà Trung Quốc tuyệt đối không chấp nhận khi họ đang nỗ lực chứng minh vị thế siêu cường quốc tế.
2. Sẽ là tiền lệ để các khu vực Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông có sự quyết tâm hơn trong việc độc lập hoặc ít ra đòi hỏi thêm quyền lực từ chính quyền Trung ương Trung Quốc. Đây cũng là điều mà Trung Quốc tuyệt đối không chấp nhận nên Trung Quốc hiện bị chi phối khá nhiều nguồn lực nhằm ổn định tình hình ở các khu vực này
3. Trung Quốc hiện chưa sẵn sàng cho chiến tranh hoặc sử dụng chiến tranh để định hình lại thế giới – Trừ trường hợp bị bắt buộc chứ ko phải bị khích tướng như Nga. Bởi lẽ nhìn về về chỉ số GDP, về dân số và diện tích, về quân sự và nền tảng sản xuất hàng hoá cũng như về dự trữ quốc gia thì Trung Quốc quá mạnh, chỉ sau Mỹ. Nhưng thực tế thì sức mạnh đó không hề bền vững bởi điểm mạnh về dân số nhưng lại cũng chính là “tử huyệt” của Trung Quốc. Ông bà ta có câu “nhà đông con không ngon cũng hết”. Câu này rất đúng với Trung Quốc. Ngoài ra, sức mạnh “công xưởng thế giới” cũng sẽ gặp khó nếu bị ngăn chặn đầu ra. Cùng với chi phí cho chiến tranh luôn là con số khổng lồ không thể khống chế sẽ dẫn đến sự sụp đổ về kinh tế nhanh hơn Nga rất nhiều. Nếu nền kinh tế không sụp đổ thì ít nhất mộng siêu cường mà Trung Quốc theo đuổi cả nửa thế kỷ qua sẽ bỗng chốc tan thành mây khói.
4. Trung Quốc hiện vẫn chưa làm chủ và vẫn bị phụ thuộc vào công nghệ cao, công nghệ lõi từ Mỹ và đồng minh của Mỹ. Điều này rất dễ khiến nền công nghiệp Trung Quốc sụp đổ, hay ít nhất cũng bị tụt hậu nghiêm trọng. Đặc biệt trong công nghiệp quốc phòng
5. Trung Quốc chưa thể thiết lập được hệ thống đồng minh vững chắc, tin cậy ngoài việc hợp tác kinh tế. Và dư địa để tăng lợi ích kinh tế cho đối tác của Trung Quốc nhằm kéo họ dính chặt vào mình của Trung Quốc cũng không có nhiều. Vì vậy, khó có thể có được sự hỗ trợ hết mình từ phía họ khi Trung Quốc “gặp nạn”
Từ đó, Mỹ sử dụng Hiến pháp của mình để đi nước cờ linh hoạt mà giành nhiều phần thắng đối với Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ luôn tuyên bố tôn trọng “một Trung Quốc” và không muốn đối đầu hay làm phức tạp thêm tình hình với Trung Quốc (y hệt nói với Nga). Nhưng đó là bên Hành pháp. Còn bên Lập pháp thì không có liên quan.
Ác nhất là về nguyên thủ thì là TT Mỹ. Nhưng về nhân dân thì lại là bà Pelosi. Mà như chúng ta biết đấy, ở Mỹ thì Chính quyền mấy khi thắng được “nhân dân”. Chả vậy mà ối lần phía “nhân dân” cho chính quyền vào thế “đi làm không lương” đó sao. Vì vậy, xét về sức mạnh, vị thế và hình ảnh thì bà Pelosi chả kém ông Biden là bao nhiêu. Đặc biệt là trong đối ngoại. Cho nên, việc sử dụng bên Quốc hội “chơi cờ” lần này là nhất cử lưỡng tiện. Tiến cũng ok mà lùi tý cũng vẫn chẳng mất tý “máu” nào. Nó lợi hơn rất nhiều việc tập trung quyền lực quốc gia vào một người.
Và dĩ nhiên phía sau hậu trường thì phải có sự thống nhất của Lưỡng viện và chính quyền Biden rồi. Chứ chẳng ai dại gì mà chỉ ghé Đài Loan lấy tiếng để khiến thế giới nổi sóng. Mỹ nó ko có cần lấy tiếng vì nó ko có nhu cầu, bởi phần còn lại của thế giới ngày nào chẳng phải nhắc đến nó.
Từ những lý do đó cho thấy sẽ là một cuộc mặc cả, ngã giá mà Mỹ đưa ra với Trung Quốc để Trung Quốc cảm thấy có thể chấp nhận được. Vì như vậy, ít nhất về chiến lược “trỗi dậy trong hoà bình” của Trung Quốc chưa bị ảnh hưởng. Điều này luôn đúng với thực tiễn cuộc sống khi mà bạn đang thiếu thốn thì “nắm xôi thằng Bờm” luôn làm bạn thoả mãn.
Kết luận:
– Nếu bà Pelosi ko ghé Đài Loan thì Mỹ thắng tuyệt đối
– Nếu bà Pelosi vẫn ghé Đài Loan thì Mỹ chỉ thắng về mặt vị thế và dự luận. Còn vụ mặc cả sẽ phải tiếp tục thêm và tất nhiên Mỹ còn gia tăng áp lực với Trung Quốc nhiều hơn nữa.
Ngày 30/7/2022
Xuân Nghĩa Lê