Liệu Donald Trump có bị truy tố sau khi rời khỏi tòa Bạch Ốc?

0
104
Former Vice President Joe Biden leaves a campaign event last month in Wilmington, Del. If Biden wins the election, he may face political pressure over what to do about President Trump. Andrew Harnik/AP
Tiến Cường Nguyễn
Cựu cố vấn, chiến lược gia hàng đầu của tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon đã bị bắt chiều ngày thứ năm 20.08.2020 trên một chiếc du thuyền. Steve Bannon bị truy tố với tội danh lừa đảo quỹ vận động xây bức tường phía Nam (We build the Wall) giữa Mỹ và Mễ. Có 3 người cùng bị bắt với Bannon ở những địa điểm khác nhau, trong số đó có Brian Kolfage, một thương binh từ chiến trường Iraq, người khởi xướng chiến dịch GoFundMe cho bức tường mà ông Trump muốn xây dựng.
Ông Steve Bannon sau đó được tại ngoại hầu tra với số tiền thế chân 5 triệu $ nộp trước ngày 03.09.2020, phải nộp thông hành cho tòa án, không được sử dụng phi cơ, du thuyền riêng và không được đi ra khỏi Connecticut, New York, Washington DC.
Ông Trump đã tuyên bố lúc vừa nhậm chức là chỉ sử dụng những người tài giỏi nhất trong những người tài giỏi: “ I only hired the best”. Nhưng các cộng tác viên giỏi nhất của Trump, những người có tư cách, đạo đức thì bỏ ra đi, số còn lạilần lượt bị truy tố, vào tù, Steve Bannon là người thứ 8. Người bị bắt, vào tù đầu tiên lại chính là cựu trung tướng Michael Flynn, người đã hét lớn :”Lock her up” khi ủng hộ tranh cử của Trump, đòi bắt nhốt bà Hillary Clinton. Những người khác như cộng sự viên trong ủy ban tranh cử Paul Manafort, luật sư riêng trong hơn 10 năm Michael Cohen, hay Rick Gates. Rudy Guiliani…cũng bị bắt và bị truy tố về những tội hình sự nặng nề.
Việc bắt giữ, truy tố những nhân vật thân cận nhất của tổng thống Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi: -Liệu ông Trump có thoát khỏi bị truy tố hình sự vì đã vi phạm pháp luật, chà đạp hiến pháp trước và trong khi trở thành tổng thống?
Ông Robert Mueller, cựu ủy viên công tố đặc biệt, điều tra về việc phá hoại của người Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã nói rõ là hiến pháp Mỹ không thể truy tố một tổng thống đương nhiệm. Nhưng sau đó thì sao? Khi chấm dứt nhiệm kỳ, rời khỏi tòa Bạch Ốc, ông Trump sẽ trở thành một công dân bình thường như mọi công dân khác, không còn đặc quyền miễn truy tố nữa.
Tuy nhiên, câu hỏi trên không dễ trả lời cho ông Joe Biden nếu ông chiến thắng vào ngày 03.11.2020. Nói một cách khác, nếu đắc cử, bộ tư pháp của ông sẽ phải đối mặt với một quyết định vô cùng hệ trọng về mặt pháp lý cũng như chính trị: -” Nên hay không điều tra và truy tố ông Donald Trump về những vi phạm pháp luật và hiến pháp đã mắc phải trước và sau khi đắc cử trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ?
Ông Joe Biden đã rất thận trọng, cân nhắc trước khi trả lời câu hỏi của phóng viên cơ quan truyền thông NPR’s, Lulu Garcia-Navarro trong một cuộc phỏng vấn mới đây như sau: “- Đó là việc của bộ tư pháp, tôi sẽ không can thiệp vào sự suy nghĩ và quyết định của họ.” Tuy nhiên sau đó ông đã nhanh chóng nói thêm: “- Việc một chính quyền theo đuổi, truy tố hình sự người tiền nhiệm là một điều rất ư bất thường và có lẽ – tôi phải nói sao nhỉ? – không hay cho nền dân chủ khi truy tố những sai lầm của các cựu tổng thống.”
Căn cứ vào những điều phát biểu này, dễ dàng nhận ra ông Joe Biden muốn theo gương hành xử của cựu tổng thống Barack Obama. Ở thời điểm năm 2009, Barack Obama, vị tổng thống vừa nhận nhiệm vụ đã nói rằng ông không muốn đem những người hành động sai trái trong quá khứ ra xét xử. Ý ông Obama muốn nói đến những người trong nội các dưới thời ông George Bush đã cho phép sử dụng tra tấn để điều tra và nghe lén khi không được phép.
Cùng lúc đó, ông Barack Obama nói thêm với ABC ´s News: “- Tôi sẽ dùng quyền lực của mình để bảo đảm rằng những chuyện đó sẽ không tái diễn. Tôi tin tưởng rằng sẽ không có một người nào đó được phép đứng trên pháp luật. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn về tương lai hơn là đào bới quá khứ”.
“Ước vọng của một tổng thống là nhìn về tương lai và thực hiện những bước đi tiến đến tương lai đó, đó là nguyên do khiến cho tổng thống Gerald Ford ân xá những chuyện sai lầm, vi phạm pháp luật của tổng thống Richard Nixon trong vụ Watergate.”
Dưới thời tổng thống Obama, bộ tư pháp cuối cùng chỉ truy tố và kết tội một người – một nhà thầu có hợp đồng với chính phủ – người này đã hành hạ một tù nhân, tù nhân này sau đó đã chết. Trường hợp của ông Biden hiện tại có nhiều khó khăn hơn, chắc chắn ông sẽ khó lòng đi theo phương hướng của ông Obama.
Tại sao?
Jack Goldsmith – một giáo sư của phân khoa luật, đại học Harvard – phân tích như sau: “-Donald Trump là một trường hợp rất bất thường. Nhìn lại quá khứ hay hướng về tương lai không phải là cách giải quyết rõ ràng. Mọi người không bàn tán về cách thức mà bộ tư pháp sẽ đối xử với Donald Trump nhưng cho rằng bộ tư pháp bắt buộc phải có hành động”.
Cyrus Vance – công tố viên quận Manhattan – và quốc hội đang có những cuộc điều tra công khai về các công ty của Donald Trump. Các ủy viên công tố liên bang đang xem xét hồ sơ thuế , các khoản thanh toán trong ủy ban tranh cử của Trump năm 2016 cũng như các chi tiêu, thu nhập trong ủy ban tổ chức ngày đăng quang của ông Trump tháng giêng năm 2017.
Cựu ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller đã nói rõ trong cuộc điều trần trước hạ viện, sau khi hoàn tất cuộc điều tra về sự can thiệp của người Nga vào cuộc bầu cử của Mỹ năm 2016 là ông không thể chứng minh được ông Trump vô tội trong những nỗ lực nhằm ngăn cản và dập tắt cuộc điều tra. Các thành viên của đảng Dân Chủ và một số cựu ủy viên công tố gọi hành động của ông Trump là cản trở pháp luật, gây khó khăn cho cuộc điếu tra.
Bộ tư pháp dưới quyền Bill Barr đã hai lần khẳng định rằng, các công tố viên không thể đúc kết một bản cáo trạng, kết tội tổng thống đang tại chức. Robert Mueller nói rằng đó là kẻ hở của hiến pháp. Tuy nhiên sau khi Trump rời khỏi tòa Bạch Ốc thì đó lại là chuyện khác.
Điều này chưa từng xẩy ra trước đây và nó là một quả bom nổ chậm trong chính trường Mỹ. Khởi tố một vụ án hình sự chống lại một cựu tổng thống sẽ khiến cho sự chia rẽ của nước Mỹ càng thêm trầm trọng.
Goldsmith nói: “- Liệu việc khởi tố Donald Trump có tốt đẹp hơn cho đất nước không, là một câu hỏi rất khó trả lời và cũng sẽ rất lộn xộn. Nội các của ông Joe Biden sẽ là nội các đầu tiên theo đuổi một vụ án truy tố người tiền nhiệm, nếu việc này xẩy ra, liệu nó có tốt đẹp cho ông Biden không là một câu hỏi rất khó trả lời.
Áp lực trong chính trường Mỹ hiện nay rất nặng nề. Ông Donald Trump vốn không được cảm tình của đa số đảng viên Dân Chủ. Nếu ông Biden đắc cử và đảng Dân Chủ nắm được đa số trong lưỡng viện quốc hội, việc kết tội ông Trump khó lòng tránh khỏi.
Việc đảng Dân Chủ luận tội và đề nghị truất phế Donald Trump trong liên hệ nhơ nhớp giữa Trump và tổng thống Ucraine từ năm 2019 đếnđầu năm nay đã bị thất bại vì đảng Cộng Hòa nắm đa số ở thượng viện đã tích cực bảo vệ, che chở cho Trump phơi bày rõ ràng lỗ hổng của hiến pháp Mỹ.
Một vài người từng là đối thủ của ông Joe Biden trong việc chạy đua thành ứng cử viên tổng thống trong đảng Dân Chủ như bà TNS bang California Kamala Harris nay đứng chung liên danh với ông Joe Biden, đưa ra những bằng chứng cản trở công lý của Trump, cho rằng với những chứng cớ này không khó để truy tố.
Nói với phóng viên của NPR, bà Kamala Harris cho rằng bộ tư pháp của nội các sắp tới sẽ không có sự chọn lựa nào ngoài việc phải hành động.
Kamala Harris đã nói: -“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải tin tưởng Bob Mueller khi ông ấy nói với chúng tôi rằng về căn bản, lý do duy nhất mà bản cáo trạng đã không được gửi trả lại chỉ vì một ghi chú của bộ tư pháp – không ai có thể truy tố một tổng thống đang nhiệm chức – nhưng tôi thấy đã có những vụ án dựa trên rất ít bằng chứng. Barr đang điều tra các nhân viên điều tra. Liệu Barr có hành động sai hay tìm thấy các chất liệu chính trị trong đó?”.
Viễn cảnh của một cuộc truy tố hình sự sau bầu cử trở thành một phần trrong chiến dịch tranh cử.
Trong cuộc tranh cử năm 2016, Trump đã gọi đối thủ của mình là “Kẻ lừa gạt” khi đám đông ủng hộ ông reo hò đòi bắt nhốt bà Hillary Clinton. Cựu trung tướng Michael Flynn đã hô lớn: -” Nhốt bà ta lại” khi đám dong đồng loại hô hào: -Nhốt bá Ta! Nhốt bà ta!. Chẳng ai ngờ chỉ sau đó ít lâu, đầu năm 2017 Michael Flynn lại là người bị tống vào nhà giam đầu tiên sau 3 tuần là cố vấn an ninh cho Trump.
Sau khi nhậm chức Donald Trump cũng không thể truy tố Hillary Clinton về bất cứ tội danh nào nhưng đã tìm cách điều tra, truy tố cựu giám đốc FBI James Comey sau khi ông này từ chối trung thành với Trump, phó giám đốc Andrew McCabe trong vụ thâu lượm tin tức tình báo năm 2016. Trump cũng mở rộng, phát tán thuyết âm mưu nghe lén Obamagate nhằm bôi nhọ cựu tổng thống Obama nhưng không đạt được kết quả.
Trump thường xuyên nhai lại các cuộc điều tra này trên mạng xã hội Twitter hay những phát biểu công khai trước báo chí, đám đông…
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên Fox News, bộ trưởng tư pháp Barr đã phàn nàn rằng bộ tư pháp hiện nay đã trở thành một vũ khí chính trị. “Tôi nghĩ rằng tất cả các phe phái chính trị trong đất nước này đã có thói quen cho rằng đối thủ của họ đã làm một điều gì đó tồi tệ, khủng khiếp. Như bạn biết! Với tôi, nếu ông ta làm những điều tồi tệ, tại sao ông ta không bị ở tù?”
*******
Tham khảo: https://www.npr.org/2020/08/13/901679755/one-tough-question-for-doj-if-biden-is-elected-whether-to-prosecute-trump?fbclid=IwAR0KaYwVh0KsiH7XF2O0Du1hUZ7Dy9jlluR9-yhSQP9KdGJIunBazrn_kYg

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here