HỌC GIẢ PHƯƠNG TÂY BÀN VỀ BỐN CÁCH DÂN CHỦ HOÁ Ở VIỆT NAM

0
785
Luật Khoa tạp chí

Tháng tư năm 2017, Luật Khoa tạp chí có đăng tải loạt bài “Bốn cách tiếp cận dân chủ hóa ở Việt Nam” của học giả Benedict J. Tria Kerkvliet (**). Bài do Minh Anh lược dịch.

Loạt bài luận gồm bốn kỳ đã chỉ ra những cách thức có thể thúc đẩy sự chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam: “Đảng dẫn dắt”, “Đối đầu”, “Tham dự”, “Xã hội dân sự”.

Song song với việc đề ra đường hướng tiếp cận, tác giả còn giới thiệu đến bạn đọc một số nhân vật bất đồng chính kiến nổi bật đã đi theo con đường đó.

“ĐẢNG DẪN DẮT”

Kỳ đầu tiên của loạt bài nhấn mạnh vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Việt Nam trong việc chuyển đổi hệ thống chính trị.

Những người ủng hộ cách tiếp cận “Đảng dẫn dắt” cho rằng ĐCS sẽ tự làm suy yếu mình hoặc sẽ bị xóa bỏ nếu không chịu tiến hành dân chủ hóa.

Những người này cho rằng thể chế hiện tại vốn đã sở hữu một vài đặc điểm mang tính dân chủ, chỉ vì ĐCS nắm quá nhiều quyền lực trong một hệ thống chính trị vốn “không có cơ chế ràng buộc và kiểm soát quyền lực”khiến cho đất nước ngày càng tụt hậu so với thế giới.

Họ không đề cao dân chủ ở nhiều Quốc gia đa đảng. Với suy nghĩ dân chủ đa đảng cũng “chỉ là giả tạo”, chỉ phục vụ cho một số ít người, họ mong muốn chính quyền Việt Nam “quyết tâm xây dựng một nền dân chủ thật sự, đảm bảo các điều kiện cho phép người dân làm chủ”.

Trong đó chỉ ra những điều mà ĐCS cần làm trong chính trị như “thu hẹp khoảng cánh giữa lý thuyết và thực tế trong cách thức hoạt động”, “thực hiện các điều khoản về nhân quyền đã quy định trong Hiến pháp; tổ chức các cuộc bầu cử với sự tham gia của nhiều đảng chính trị”, để người dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, “loại bỏ các quy định trong Hiến pháp về đặc quyền của ĐCS”, “tách ĐCS ra khỏi nhà nước và tiến hành dân chủ hoá thủ tục nội bộ của chính nó”.

Trong kinh tế, các nhà hoạt động kêu gọi chính quyền hãy nắm bắt thời cơ, bãi bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung, xây dựng nền kinh tế thị trường.

Hai người đi đầu theo phương pháp “Đảng dẫn dắt” là Trung tướng Trần Độ (1) và doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức (2). Hai nhân vật bất đồng chính kiến thuộc 2 thế hệ.

“ĐỐI ĐẦU”

Cách thức này hoàn toàn trái ngược với “Đảng dẫn dắt”, với ý nghĩ ĐCS sẽ không bao giờ tiến hành dân chủ hóa đất nước, những người theo đường lối này chọn cách đối đầu trực tiếp với chế độ để thay đổi toàn diện Việt Nam. Họ khẳng định rằng cách duy nhất để tiến hành dân chủ hóa chính là công khai thúc đẩy một hệ thống đa đảng.

Họ cho rằng ĐCS “đã, đang, và sẽ là vấn đề của tất cả các vấn đề, là lý do của tất cả các lý do cho nhiều thảm hoạ đau đớn và tình trạng tụt hậu đáng xấu hổ của đất nước”,“hệ thống độc tài, độc đảng hiện nay sẽ không bao giờ có thể xây dựng một Việt Nam với dân giàu, nước mạnh, hay là xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh”

Tuy nhiên họ còn chưa thống nhất về việc hợp nhất hay riêng rẽ các tổ chức hoạt động, vai trò của người nước ngoài và người Việt tại nước ngoài.

Một người nổi bật của cách tiếp cận này là nhà hoạt động Đỗ Nam Hải (3). Quan điểm của ông về chính trị cũng như làm kinh doanh “Nếu chỉ có duy nhất một công ty cung cấp một dịch vụ thì theo thời gian công ty sẽ dần chẳng còn quan tâm tới khách hàng nữa. Tuy nhiên, nếu có hai hay nhiều công ty cạnh tranh, thì khách hàng sẽ được hưởng lợi”.

Tháng tư năm 2016, ông có tham gia thảo bản tuyên bố “Tuyên bố tự do và dân chủ” đòi hỏi một hệ thống chính trị đa nguyên.

Người thứ hai cũng dùng cách tiếp cận đối đầu là Luật sư Nguyễn Văn Đài (4). Với suy nghĩ người Việt Nam có đủ kiến ​​thức và khả năng để tham gia vào một hệ thống chính trị đa đảng, việc thành lập đảng chính trị được Hiến pháp cho phép và Việt Nam đã có tự do lập đảng từ thập niên 1930, ông đã công khai quan điểm yêu cầu đa đảng của mình thông qua các hoạt động của khối 8406.

“THAM DỰ”

Hai nhà bất đồng chính kiến đồng tình với cách thức “Tham dự” là cựu thành viên của ĐCS ông Lê Hồng Hà (5) và Chuyên gia Luật Cù Huy Hà Vũ (6).

Đối với những người này thì việc tương tác và tranh luận với chính quyền và ĐCS ở mọi cấp là điều cần thiết chứ không cần phải phá hủy hệ thống chính trị và loại bỏ ĐCS bằng cách mạng.

Họ ủng hộ các chính sách và những vị quan chức tốt, phản đối các chương trình và quan chức gây hại cho đất nước.

Họ hoài nghi và lảng tránh các tổ chức, các cuộc biểu tình, và các hoạt động chống lại chính phủ.

Những người hướng về cách “Tham dự” muốn những người ủng hộ dân chủ tham dự vào hệ thống chính trị của ĐCS, gây sự ảnh hưởng để đấu tranh đòi điều kiện sống tốt hơn cho người dân.

“XÃ HỘI DÂN SỰ”

Cách tiếp cận tương đồng với “Tham dự”, coi Đảng như một trong nhiều tác nhân của quá trình dân chủ hóa, không coi ĐCS là lực lượng lãnh đạo đưa đất nước tiến đến nền dân chủ và cho rằng dân chủ không đơn thuần đòi hỏi một hệ thống bầu cử đa đảng.

Tuy nhiên khác với “Tham dự”, Xã hội dân sự (XHDS) không kêu gọi tham dự vào các thiết chế của chính quyền. XHDS không nhất thiết mang tính chính trị và phải được tách biệt với nhà nước.

Mục tiêu của cách tiếp cận này là tạo ra các tổ chứ xã hội khác nhau, xây dựng môi trường để người dân có thể thảo luận và giải quyết các vấn đề chính trị.

Cách thức này đề cao sự đa dạng của tri thức, đòi hỏi các công dân có hiểu biết đầy đủ và sự quan tâm về các quyền lợi của họ, về lợi ích Quốc gia để xây dựng một nền dân chủ.

Điều kiện đi kèm với sự phát triển XHDS là tự do báo chí và minh bạch thông tin.

Những người đang tích cực thúc đẩy con đường này là Tiến sĩ Nguyễn Quang A (7) và nhà báo Phạm Chí Dũng (8).

CHỌN CÁCH TIẾP CẬN NÀO ĐỂ THÚC ĐẨY DÂN CHỦ HOÁ Ở VIỆT NAM?

Ở trên là 4 phương pháp tiếp cận dân chủ hóa ở Việt Nam mà Benedict J., học giả nghiên cứu về các vấn đề chính trị tạp Á Châu đưa ra theo nhận định của ông được Luật Khoa lược dịch lại.

Trong bài cũng nêu rõ cách hành xử vi phạm nhân quyền, quấy rối, khó dễ, bắt bớ của chính quyền Việt Nam đối với từng nhà hoạt động bất đồng chính kiến được nêu tên.

Việc chọn cách tiếp cận nào là tùy thuộc vào quan điểm và mục tiêu của mỗi người hoạt động.

Hiện nay, tại thời điểm năm 2017, các nhà hoạt động xã hội vẫn chưa đi đến chỗ đồng thuận với nhau trong các cách thức đấu tranh nhưng cuối bài bằng việc trích dẫn quan điểm thay đổi của một vài nhà hoạt động bất dồng chính kiến như Nguyễn Vũ Bình, Lê Hồng Hà, Lữ Phương, tác giả đã cho bạn đọc thấy được rằng việc hội tụ các cách tiếp cận ở Việt Nam là hoàn toàn có thể.

(**)Benedict J. Tria Kerkvliet; Regime Critics: Democratization Advocates in Vietnam, 1990s–2014; Critical Asian Studies 47:3; 2015.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here