Đơn tố cáo!

0
370
   

Thưa cộng đồng mạng.
Chồng tôi là Trần Thanh Phương, đã bị phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, tp HCM mời rồi bắt giữ trái pháp luật từ ngày 1 tháng 9 năm 2018 đến nay. Trong quá trình bắt giữ và tạm giam chồng tôi đến nay, cơ quan công an đã vi phạm Hiến pháp và pháp luật, cũng như vi phạm nghiêm trọng Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Trước thực tế đó, tôi và một số thân nhân khác đã nhờ luật sư thảo đơn khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan công an tp. HCM từ hơn 3 tháng nay. Chúng tôi đã cùng ký tên và gửi đơn lên 5 cơ quan cấp bộ và chính phủ.
Ngày 4 tháng 10 năm 2019, chúng tôi đến số 4 Phan Đăng Lưu thăm nuôi. Lúc này công an tại đây đã mời riêng từ người vào hỏi ai soạn đơn, có phải chị ký đơn này không? Rồi họ nói họ làm đúng luật, có gửi giấy khởi tố về cho gia đình. Nhưng đến nay, gia đình tôi vẫn không nhận được bất cứ thứ gì để thể hiện họ làm đúng theo luật pháp như họ nói.
Dưới đây là nội dung đơn kiện của chúng tôi.
Xin nhờ cộng đồng mạng copy và post.
Cám ơn cộng đồng đã quan tâm!

———————————————————————

Dưới đây là nội dung đơn kiện của chúng tôi.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.

Đơn tố cáo!
Kính gửi:
1. Thanh tra bộ công an.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Tòa án tối cao.
4. Văn phòng Quốc Hội.
5. Thủ tướng chính phủ.
Chúng Tôi tên là:
1. Huỳnh thị Kim Nga, là vợ ông Ngô Văn Dũng.
2. Đoàn thị Khánh, là chị gái của Đoàn thị Hồng.
3. Lê thị Khanh, là vợ ông Trần Thanh Phương.
4. Đỗ thị Bé, là vợ ông Hồ Đình Cương.
5. Lê Văn Định, là chồng của Hoàng Thị Thu Vang.

Nay chúng tôi cùng làm đơn này, kính gửi đến các cấp thẩm quyền để tố cáo một vấn đề sai phạm nghiêm trọng của cơ quan an ninh liên quan đến việc bắt bớ, giam giữ tùy tiện sai pháp luật đối với thân nhân của chúng tôi.

Chúng Tôi được biết chính phủ đang nỗ lực thuyết phục hội đồng thương mại liên minh châu âu để được gia nhập vào tổ chức tự do thương mại châu âu-Việt Nam. Một trong các tiêu chuẩn mà phía Việt Nam cần đáp ứng là vấn đề tôn trọng và thực thi công ước Nhân Quyền quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các cơ quan công quyền phải nghiêm túc tuân thủ Hiến Pháp và Pháp Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thế nhưng mọi nỗ lực thuyết phục đó trở thành công cốc bởi sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng do chính cơ quan an ninh gây ra bởi hành vi bắt bớ, giam giữ tùy tiện, sai luật pháp đối với thân nhân của chúng tôi.

Sự vi phạm nghiêm trọng đó diễn ra từ ngày 01/09/2018 đến ngày 07/09/2018 khi cơ quan an ninh thành phố Hồ Chí Minh tiến hành bắt bớ thân nhân của tôi mà không căn cứ vào bất cứ tình trạng pháp lý nào được quy định rõ ràng trong luật pháp và trong Hiến Pháp.

Thân nhân chúng tôi không có nguy cơ bỏ trốn, không phạm tội quả tang. Họ bị bắt bớ tùy tiện mà không có bất cứ lệnh bắt người nào từ viện kiểm sát hay tòa án.

Từ khi thân nhân của chúng tôi bị giam giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu, phường 14 quận Bình Thạnh, tpHCM đến nay đã gần 10 tháng mà quyền tiếp cận thân nhân, luật sư là người bào chữa theo Luật tạm giữ, tạm giam quy định tại khoản 4 điều 8, điểm d khoản 1 điều 9 cũng bị vi phạm nghiêm trọng.

Căn cứ vào các điều luật:
– Công ước Quốc tế về các quyền chính trị, dân sự. Các điều: 12;18;19;21;22;25;26 và 27. (Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện).
– Tuyên ngôn Nhân Quyền phổ quát. Các điều: 7;13;14;18;19;20 và 21. (Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện).
– Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các điều: 38,16; 19;20;25; 28;30;31 và 119.
– Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Các điều: 4;8 và 9.

Nay chúng tôi đồng kính gửi đến các cấp đơn tố cáo này, yêu cầu các cấp xem xét, xử lý sai phạm nghiêm trọng của cơ quan an ninh, trả tự do cho người thân của tôi, để tháo gỡ vấn đề vi phạm nhân quyền trong thỏa thuận gia nhập hiệp ước tự do thương mại châu âu-Việt Nam giữa chính phủ và hội đồng liên minh châu âu.
Đơn này được gửi đến các cơ quan ghi bên trên và đến các nơi sau đây kèm theo báo cáo về tình trạng bắt bớ, giam giữ tùy tiện:
1. Hội đồng thương mại liên minh châu âu.
2. Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc.
3. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International)

4. Các cơ quan truyền thông quốc tế.
5. Báo pháp luật.
Những Người viết đơn đồng ký tên:
1. Huỳnh thị Kim Nga.
2. Đoàn thị Khánh.
3. Lê thị Khanh.
4. Đỗ thị Bé.
5. Lê Văn Định.
Ngày 21 tháng 06 năm 2019.

Chị Hoàng Thị Thu Vang
Chị Đoàn thị Hồng
anh Đổ Thế Hóa, nick là Bản Lĩnh
Anh Hồ Đinh Cương
Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here