Cổ Tích “Người Thiểu Số Kiểu Mẫu” Được Dùng để gây Trở Ngại Chủng Tộc Giữa Người Á Châu và Da Đen

0
157

Kat Chow, ngày 19 tháng 4, năm 2017

Translated from NPR’s article “‘Model Minority’ Myth Again Used As A Racial Wedge Between Asians And Blacks‘”

Một bài viết từ Andrew Sullivan trên Tạp chí New York cuối tuần qua kết lại với một lời ẩn dụ cũ rích: Người Mỹ gốc Á, với “cấu trúc vững chắc của gia đình hai phụ huynh,” là một ví dụ điển hình về cách vượt qua nạn phân biệt đối xử. Một bài tiểu luận bắt đầu bằng cách tưởng tượng lý do đảng Dân chủ cảm thấy tiếc nuối cho bà Hillary Clinton – và sau đó đi theo chính sách của Tổng thống Trump – diễn giải đến một kết thúc khó nghe:

“Ngày nay, người Mỹ gốc Á là một trong những chủng tộc thịnh vượng, có kiến thức, và thành công nhất ở Mỹ. Điều gì mang lại? Không thể nào có được những điều này nếu họ chẳng duy trì cấu trúc bền vững của một gia đình đủ hai cha mẹ, cộng đồng chăm sóc lẫn nhau, tập trung rất nhiều vào giáo dục và làm việc chăm chỉ, và do đó biến những định kiến tiêu cực, sai lầm thành sự thật, tích cực, phải không? Có phải tất cả những người da trắng không phải là người phân biệt chủng tộc hay giấc mơ Mỹ vẫn còn sống?”

Bài viết của Sullivan, đầy những quy chụp về một nhóm đa sắc tộc như người Mỹ gốc Á, đã đưa ra những lời khiêu khích. Không chỉ không chính xác, bài viết của ông lan truyền ý tưởng rằng người Mỹ gốc Á như một nhóm đồng nhất, mặc dù phân tích dữ liệu theo sắc tộc cho thấy một loạt các khác biệt; ví dụ, người Mỹ gốc Bhutan có tỷ lệ nghèo cao hơn nhiều so với các dân số châu Á khác, như người Mỹ gốc Nhật. Và gốc rễ của lập luận nguy hại từ Sullivan là suy nghĩ rằng thất bại của người da đen và sự thành công của người Á Châu không thể giải thích bằng sự bất bình đẳng và nạn phân biệt chủng tộc, và chúng là một vấn đề và giống nhau; điều này cho phép một bộ phận người Mỹ da trắng trốn tránh bất kỳ một trách nhiệm nào trong việc giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc hoặc thiệt hại mà nó tiếp tục gây ra.

“Những bình luận của Sullivan thể hiện một chiến lược bảo thủ cổ điển và cứng nhắc”, Janelle Wong, giám đốc nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học Maryland, College Park, cho biết trong một email. Chiến lược này, cô nói, liên quan đến “1) bỏ qua vai trò tuyển chọn những người nhập cư châu Á có trình độ học vấn cao đã đóng vai trò thành công của người Mỹ gốc Á sau khi 2) giữ một sự so sánh kém chính xác giữa người Mỹ gốc Á và các nhóm khác, đặc biệt là người Mỹ da đen, để quy kết rằng phân biệt chủng tộc , bao gồm hơn hai thế kỷ chế độ nô lệ da đen, có thể vượt qua bằng sự chăm chỉ và giá trị gia đình cốt lõi.”

“Nó giống như chú thỏ Energizer”, Ellen D. Wu, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học Indiana và là tác giả của Màu sắc Thành Công nói. Phần lớn công việc của Wu tập trung vào việc xua tan đi cái cổ tích “người thiểu số kiểu mẫu,” và cô được giao nhiệm vụ liên tục chống các quy chụp công khai như của Sullivan, mà theo cô, là không ngừng. “Điều về bài viết từ Sullivan là nó chỉ ra một kết luận lỗi thời. Nó không mới trong các luận điểm mà ông ta đã đặt ra.”

Kể từ Thế chiến II kết thúc, nhiều người da trắng đã sử dụng người Mỹ gốc Á, và thành công tập thể của họ như một sự phân chia các chủng tộc. Tác dụng? Giảm thiểu nhắc đến vai trò tệ nạn phân biệt chủng tộc trong các cuộc đấu tranh dai dẳng của các nhóm sắc tộc / sắc dân khác – đặc biệt là người Mỹ da đen.

Trên Twitter, nhiều người đã đưa “kết luận lỗi thời” của Sullivan vào tranh luận.

“Trong Đệ Nhị Thế chiến, các phương tiện truyền thông đã tạo nên ý tưởng rằng người Nhật đang trỗi dậy khỏi đống tro tàn [sau khi bị giam giữ trong các trại giam] và chứng minh rằng họ có những thứ văn hóa đúng đắn”, Claire Jean Kim, giáo sư tại Đại học California, Irvine, nói. “Và nó ngay lập tức phản ánh về người da đen: Bây giờ vì sao người da đen không làm được điều đó, mà người châu Á thì làm được?”

Những lập luận này đã quy kết nạn phân biệt chủng tộc chống Á Châu với phân biệt chủng tộc chống Da đen, theo Kim. “Nạn phân biệt chủng tộc mà người Mỹ gốc Á đã trải qua không phải là những gì người da đen đã trải qua,” Kim nói. “Sullivan nói đúng rằng người châu Á đã phải đối mặt với nhiều hình thức phân biệt đối xử, nhưng không bao giờ là sự xúc phạm nhân phẩm có hệ thống mà người da đen phải đối mặt trong suốt thời kỳ nô lệ và tiếp tục phải đối mặt ngày hôm nay.” Người châu Á đã bị cấm vào Hoa Kỳ và cấm được quyền công dân và đã bị gửi đến các trại tập trung, Kim chỉ ra, nhưng tất cả những điều đó khác với sự phân biệt, sự tàn bạo của cảnh sát và sự phân biệt đối xử mà người Mỹ gốc Phi phải chịu đựng.

Nhiều học giả đã lập luận rằng một số người châu Á chỉ bắt đầu “đạt được thành công” khi nạn kì thị chủng tộc nhắm vào họ giảm đi – và chỉ khi nó thuận tiện cho giới chính trị. Trong bối cảnh lo ngại rằng luật loại trừ người Trung Quốc từ cuối những năm 1800 sẽ làm tổn hại đến tình đồng minh với Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại đế quốc Nhật Bản, Đạo luật Magnuson mới được ký vào năm 1943, cho phép 105 người di dân từ Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm. Như Wu đã viết vào năm 2014 trên tờ Los Angeles Times, Ủy ban Công dân bãi bỏ Đạo Luật Loại Trừ Người Trung Quốc “đưa ra chiến lược đánh bóng người Trung Quốc bằng cách quảng cáo họ là ‘những người dân tuân thủ luật pháp, yêu hòa bình, sống lặng lẽ giữa chúng ta’ thay vì ‘một đám đông màu vàng nguy hiểm.’” Năm 1965, Đạo luật Di trú Quốc gia đã thay thế hệ thống hạn ngạch nguồn gốc quốc gia bằng một hệ thống ưu tiên người nhập cư có các mối quan hệ ở Hoa Kỳ và có một số kỹ năng.

Năm 1966, William Petersen, nhà xã hội học tại Đại học California, Berkeley, giúp phổ biến các so sánh giữa người Mỹ gốc Nhật và người Mỹ gốc Phi. Câu chuyện của ông trên New York Times, có tiêu đề, “Câu chuyện thành công, Phong cách người Mỹ gốc Nhật”, được coi là một trong những quan điểm có ảnh hưởng nhất từng được biết về người Mỹ gốc Á. Nó củng cố một định kiến về người châu Á là tính cần cù và tuân thủ luật lệ, trái ngược hoàn toàn với người Mỹ gốc Phi, những người vẫn đang đấu tranh chống lại sự bảo thủ, nghèo đói, và một lịch sử bắt nguồn từ chế độ nô lệ. Trong đoạn mở đầu, Petersen nhanh chóng đặt người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Nhật vào thế bất hòa:

“Khi được hỏi rằng nhóm dân thiểu số nào của đất nước đã phải chịu sự phân biệt đối xử và những bất công tồi tệ nhất, rất ít người sẽ nghĩ đến việc trả lời:” Người Mỹ gốc Nhật “, … Tuy nhiên, nếu câu hỏi đưa ra cho những người còn sống ngày nay, thì đó lại là câu trả lời chính xác. Giống như người da đen, người Nhật là đối tượng của sự kì thị màu da …. Khi những cơ hội mới, thậm chí là cơ hội bình đẳng được mở ra, phản ứng của sắc dân thiểu số đối với các cơ hội này khá tiêu cực – hoặc là tự ti trong lòng hoặc một sự thù ghét tự hủy hoại bản thân mình. Đối với các chương trình ý nghĩa và vô số nghiên cứu học thuật hiện đang tập trung vào người da đen, chúng ta hầu như không biết cách nào để chữa lại thiệt hại mà những người buôn bán nô lệ bắt đầu. Tuy nhiên, người Mỹ gốc Nhật thách thức mọi khái quát như trên về các dân tộc thiểu số.”

Nhưng như lịch sử cho ta thấy, người Mỹ gốc Á có được việc làm tốt hơn không chỉ vì thành tích giáo dục, mà một phần vì họ được đối xử tốt hơn.

“Giáo dục giúp thu hẹp khoảng cách tiền lương giữa các chủng tộc, nhưng nó sẽ không giải quyết các vấn đề khi cơ hội bị từ chối”, phóng viên Jeff Guo viết vào mùa thu năm ngoái trên tờ Washington Post. “Người Mỹ gốc Á – ít nhất là một số trong số họ – đạt được những tiến bộ to lớn ở Mỹ. Nhưng điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với họ không phải là họ học tập chăm chỉ, hay họ được hưởng lợi từ những người mẹ hay những giá trị Nho giáo. Lý do là vì người Mỹ bắt đầu đối xử với họ với một chút tôn trọng hơn. “

Trọng tâm của những lập luận về sự tiến bộ chủng tộc là khái niệm “sự oán giận chủng tộc”, khác với “phân biệt chủng tộc,” Jamelle Bouie của Slate gần đây đã viết trong bài phân tích về bài báo của Sullivan. “Sự phẫn nộ về chủng tộc” đề cập đến một “cảm giác đạo đức rằng người da đen vi phạm các giá trị truyền thống của Mỹ như chủ nghĩa cá nhân và sự tự lực,” theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu chính trị Donald Kinder và David Sears.

Và, Bouie chỉ ra rằng, “sự giận dữ về chủng tộc” chỉ đơn giản là một công cụ mà mọi người ta dùng để trốn tránh việc đối phó với sự phức tạp của tệ nạn phân biệt chủng tộc:

“Trên thực tế, sự phẫn nộ về chủng tộc phản ánh sự căng thẳng giữa hình ảnh bình đẳng của hầu hết người Mỹ da trắng và ảnh hưởng của việc chống đen. Rốt cuộc, ‘kẻ kì thị chủng tộc’ là một cái tên đáng ghét. Rất ít người muốn được gọi như vậy, khi họ có xu hướng tin rằng những bất lợi có thể đo lường được mà người da đen phải đối mặt là do một yếu tố khác hơn là yếu tố phân biệt chủng tộc do cấu trúc xã hội. Thái độ đóng khung hình ảnh người da đen với cáo buộc họ thiếu yếu tố đặc biệt và nhiều cảm xúc hơn là thấp hèn đã mở ra 1 con đường mới cho những người kẹt trong tâm lý phân biệt chủng tộc.”

Các lập luận của Petersen, và giờ là Sullivan xuất hiện thường xuyên trong suốt thế kỷ qua. Và chúng có thể tiếp tục tái xuất hiện, khi mọi người tiếp tục tìm cách chối bỏ trách nhiệm cho nạn phân biệt chủng tộc – và trốn tránh “tâm lý mắc kẹt” đó. Như nhà văn Frank Chin đã nói về người Mỹ gốc Á năm 1974: “Người da trắng yêu chúng tôi vì chúng tôi không phải là người da đen.”

Đôi khi, nhìn vào những phản bác trong quá khứ đối với những cuộc tranh cãi này là điều có ích – xét cho cùng, chúng được nhìn kỹ hơn trong ánh sáng của lịch sử.

Translation by Tuan Nguyen

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here