Có những niềm đau

    0
    1042
    VOA Tiếng Việt

    Vào năm 1940, nhà triết học người Pháp là Decartes đưa ra khái niệm “Con Đường Của Niềm Đau” kéo dài từ da (nơi mà một một kích thích về đau được đặt vào) tới não bộ (nơi sự đau xảy ra). Ông ta so sánh sự việc này như một cái chuông nhà thờ: khi ta kéo dây chuông ở đầu này thì ở đầu dây kia chuông sẽ kêu.”

    Trải qua nhiều thế kỷ, các nhà nghiên cứu đều tăng tín nhiệm cho lý thuyết của Descartes. Năm 1894-1895, bác sĩ người Đức Max von Frey thực hiện một số thí nghiệm. Trước hết ông ta xác định những điểm nhạy cảm trên da với nóng và lạnh. Rồi dùng một cái kim gắn vào một ống lò xo nhỏ ông ta đo xem cần một sức mạnh bao nhiêu để gây ra đau và cứ như vậy đo trên toàn bộ cơ thể. Sau cùng, ông ta làm lại như vậy với những miếng gỗ trên có gắn những sợi đuôi ngựa dài 2 inches để vẽ những điểm nhạy cảm trên cơ thể. Rồi ông so sánh họa đồ của ông với sự hiện diện của bốn điểm đặc biệt trên da mà ông gọi là cảm thụ quan.

    Sau này khi các nhà nghiên cứu khác xác định được vị trí của các giây thần kinh nối liền những cảm thụ quan với não, thuyết minh bạch thành hình: Một cảm giác đặc biệt được tiếp nhận bởi một thụ cảm đặc biệt và chuyển theo một giây thần kinh đặc biệt tới một phần đặc biệt nào đó của não bộ. Các bác sĩ giải phẫu dùng lý thuyết này làm căn bản để chấm dứt những cơn đau kinh niên bằng cách cắt đứt những sợi thần kinh mà cơn đau cho là đã chạy qua.

    Tuy nhiên, những việc làm trên đây đều không đưa tới kết quả như ý muốn. Bệnh nhân vẫn còn cảm thấy đau nhưng không xác định được ở đâu và một số đã kết liễu đời mình. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học quan sát cấu tạo của da nhưng vẫn không có tương quan nào giữa các điểm nhạy cảm với nhiệt độ và các cảm thụ quan của von Frey.

    Sau này ta hiểu rằng cảm giác đau nếu có sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thí dụ những người cụt chân thường cảm thấy đau từ một cái chân giả tưởng phantom limb và tất nhiên là không có những thụ cảm về sự đau. Và trong trường hợp này các thương binh mới đầu sẽ không cảm thấy đau mặc dù họ bị thương trầm trọng. Như vậy cả hai tình trạng tâm lý của mỗi người và hệ thần kinh trung ương phải có cùng vai trò nào đó trong sự tiếp nhận sự đau.

    Cổng kiểm soát

    Cho tới giữa năm 1960, các nhà nghiên cứu về sự đau được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất chủ trương thuyết chính xác. Nhóm thứ hai quả quyết rằng tất cả các điểm nhận cảm giác đều phát ra các tín hiệu khác nhau và được tryền trực tiếp lên não bộ để phân biệt xem cái nào là sự đau hoặc cái nào không phải.

    Vào năm 1950, nhà tâm lý kiêm sinh lý học người Gia Nã Đại Ronald Melzack và nhà giải phẫu thần kinh nước Anh Patrick Wall cùng làm việc tại Massachusetts Institute of Technology đều thảo luận với nhau về tình trạng vật lý và tâm lý của sự đau. Kết quả của các cuộc thảo luận này là sự phổ biến tập tài liệu Gate Theory – Lý thuyết dây. Xin giải thích thêm về thuyết này:

    Đây là thuyết hấp dẫn lượng tử, được xây dựng với mục đích quy tụ tất cả các hạt cơ bản cùng các lực cơ bản của tự nhiên, ngay cả lực hấp dẫn. Các nhà vật lý lý thuyết hiện đại đặt rất nhiều hy vọng vào lý thuyết này vì nó có thể giải quyết được những câu hỏi như tính đối xứng của tự nhiên, hiệu ứng lượng tử tại các lỗ đen (black hole), cũng như tại các điểm kỳ dị, sự tồn tại và phá vỡ siêu đối xứng… Nó cũng mở ra những tia sáng mới cho cơ học lượng tử, không gian và thời gian. Trong lý thuyết dây, tất cả các lực và các hạt được miêu tả theo một lối hình học phong nhã, như ước mơ của Einstein về việc thiết lập vạn vật từ khung hình học của không-thời gian.

    Có hai loại giây thần kinh và một phần của cột tủy sống đều liên can mật thiết với cảm giác đau mặc dù bằng cách nào thì không ai biết rõ. Có thể là khi da bị tổn thương, sợi thần kinh nhỏ xíu C chỉ mang các cảm giác đau tới cột tủy sống rồi tới não bộ và các sợi thần kinh dày hơn A-beta chuyển các tín hiệu không đau. Tuy nhiên các sợi A-beta có thể chuyển tín hiệu nhanh hơn và ở trong cột tủy sống chúng có thể chặn những dấu hiêu về sự đau do các sợi thần kinh C.

    Ngay cả các chú bé đều biết sự ích lợi của sự xoa. Khi xoa một chỗ đau, các sợi A-beta đều được kích thích và chặn một số cảm giác đau. Như thế cũng chưa hết: Các cảm giác về sự đau đều có thể bị chặn bởi não bộ.

    Thản nhiên trước sự đau

    Trong trận chiến Anzio Battle of Anzio vào thời khoảng gian từ tháng Giêng tới tháng Năm, năm 1944, Trung Tá Henry Beecher của Đơn vị Quân Y Hoa Kỳ đều hết sức ngạc nhiên khi thấy có nhiều binh sĩ Hoa Kỳ cảm thấy rất ít đau khi bị thương mà lại nhảy lên kêu la khi một nhân viên y tế chích một mũi thuốc vào mông. Vào năm 1946, khi ông này phổ biến nhận xét của mình về 215 binh sĩ thì ông thú nhận rằng kết quả đều hơi khó hiểu: 32.1% cho hay là không thấy đau; 25.6% thấy hơi đau; 23.7% đau rất nhiều. Trong lúc đó khi so sánh kết quả này với những thường dân bị thương trầm trọng ông thấy những người này đau nhiều hơn.

    Henry kết luận rằng sự khác biệt chính là do người bị thương nghĩ thế nào về vết thương đó. Đối với các binh sĩ thì có thể là không còn phải làm công việc nặng và sự chết còn đối với thường dân thì chỉ bắt đầu một thảm họa. Nên để ý rằng những gì xảy ra trước tai nạn cũng rất quan trọng: Đối với binh sĩ, tương tự như với các lực sĩ trước khi tranh tài, đều hăng hái, chất kích thích adrenaline lên rất cao để sẵn sàng “đánh” hoặc “chạy”- fight or flight còn thường dân thì cảm thấy đau vô tả.

    Theo Henry, sở dĩ như vậy là vì mỗi người cảm thấy sự đau khác nhau.

    Vào năm 1950, Henry và mấy đồng nghiệp ở Boston tìm ra một khám phá mới. Rằng nếu một số bệnh nhân bị đau trầm trọng lại được cho một giả dược placebo nói là thuốc trị đau thì 35%

    cảm thấy bớt đau rất nhiều. Tác dụng placebo này chẳng khác chi sự lạc quan khích lệ bệnh nhân như là những gợi ý của sự thôi miên.

    Chữa đau

    Nhiều loại thuốc thường dùng để chữa đau như aspirin và thuốc gây mê đều được tìm ra vào cuối thế kỷ thứ 19. Giải thích về sự dẫn truyền cơn đau do thuyết gate control cũng không nói nhiều về các phương pháp chống đau. Thuyết này quả quyết rằng việc đưa các cảm giác không – đau sẽ đóng cánh cửa đối với cảm giác đau và như vậy sẽ chặn cảm giác đau chạy lên hệ thần kinh trung ương. Và như vậy khi ta kích thích bằng các tác nhân dộc hại có thể làm giảm cơn đau.

    Đóng toàn bộ hoặc một phần gate này ở cột tủy sống có thể là nguyên tắc trị đau của châm cứu: dùng kim để kích thích một vùng nhạy cảm nào đó có thể là để chặn đường đi của cơn đau. Đây cũng là nguyên lý của kích thích dây thần kinh qua da của hai kim điện TENS có thể làm giảm đau đáng kể. Đóng cửa gate qua não bộ là nguyên tắc của thôi miên, thiền định và các kỹ thuật liên can tới làm cho bối rối rồi khuyên nhủ.

    Qua nhiều thập niên, các nhà nghiên cứu đều cho là có nhiều cách để làm hết đau hoặc kinh niên hoặc cấp tính. Dù kinh niên hoặc cấp tính đều có thể đưa đến lo sợ, buồn phiền rồi thất vọng và sự đau sẽ tăng lên.

    Vào năm 1946, một bác sĩ chuyên về gây mê Hoa Kỳ là John Bonica thành lập một bệnh viện để chữa đau đầu tiên ở thành phố Seatles, tiểu bang Washington.

    Ông bèn mời các nhà chuyên môn khác nhau, từ bác sĩ giải phẫu tới các nhà chuyên về thần kinh tâm trí để cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách thức điều trị chứng đau kinh niên. Ngày nay bệnh nhân ở cả hàng ngàn bệnh viện ở Hoa Kỳ và trên thế giới đều được chữa đau với dược phẩm, châm cứu, kỹ thuật thư dãn, vận động cũng như tham gia vào các buổi tư vấn. Có thể giảm đau chỉ là phần rất nhỏ nhưng giúp họ kéo dài cuộc sống là quan trọng hơn cả.

    Nguyễn Ý-Đức

    (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://79797.info/ hoặc https://vv.farmflour.pw để vượt tường lửa)

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here