Phùng Hoài Ngọc
Tóm tắt cơ bản vụ Nhân văn-Giai phẩm
Nhân câu chuyện nhà nước tổ chức đêm múa hát kỉ niệm 100 năm sinh Văn Cao (20/8), trên MXH đăng lại rất nhiều bài cũ “đánh” Nhân văn Giai phẩm của các “cựu sát thủ” (do các nhà nghiên cứu văn học, học giả lưu trữ về vụ án văn nghệ hi hữu đó).
Lịch sử nên được lấp đầy chỗ trống như vậy.
27 đấu tố 28
SƠ LƯỢC về phe quyết đấu (27 cây bút) và nạn nhân NV-GP (28 vị).
“Nhân văn- Giai phẩm” là tên gọi gộp tờ báo Nhân văn và tập san Giai phẩm.
Báo Nhân văn ra được 5 số, tập san Giai phẩm ra được 4 số. Tờ báo và tạp chí chỉ sống được 3 tháng, từ tháng 8 đến 11 cùng năm 1956, bị đóng cửa luôn. Các “trận đánh NVGP” kéo dài 1957 và 1958.
Sang đến năm 1957, các nhà văn, nhà thơ, luật sư, cộng tác viên cho tờ báo và tập san chính thức bị đem đấu tố.
Cụ Hồ người nổ phát súng đầu tiên đánh NV-GP sau khi ghé qua Bắc Kinh (và mấy nước tham khảo) coi phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của Trung cộng với ý đồ “cài bẫy” cho giới trí thức, văn nghệ sỹ bộc lộc hết chính kiến, để thanh trừng ai không theo, hoặc chống Cộng. Ông cụ viết bài báo, ký tên Trần Lực, đăng trên báo Nhân Dân ngày 16/9/1957, với tựa đề “Đập tan tư tưởng hữu khuynh”.
Giới văn nghệ sỹ, đứng đầu là Tố Hữu tổ chức đấu tố nhóm Nhân văn- Giai phẩm, đánh mạnh nhất một số nhà văn có chức sắc, sau đánh các nhà văn nhà thơ nổi tiếng.
Nhóm Nhân văn- Giai phẩm, bị đánh dưới mấy hình thức. Nạn nhân phải tự đánh bản thân, bố mẹ, gia đình bằng kiểm thảo, đánh đồng nghiệp bằng miệng, họp kiểm thảo nhau, đánh bằng các bài viết đăng báo, ai đánh khoẻ người đó có cơ sống sót, không ngồi tù, giữ bút, hy vọng lên chức, cố gắng tự khẳng định không dính líu nhóm NVGP.
Những nhân vật, đánh nhóm Nhân văn Giai phẩm quyết liệt, tận tâm, độc ác, mất lương tri, sát thủ nhất, gồm các vị Tố Hữu thủ lĩnh và danh sách (xếp abc) gồm: Chế Lan Viên, Chính Hữu, Đặng Thai Mai, Đoàn Giỏi, Hằng Phương, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Hồng Cương, Huy Cận, Hữu Mai, Lương Xuân Nhị, Nguỵ Như Kon Tum, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Bổng, Phạm Huy Thông, Tô Hoài, Trần Hữu Tước, Vũ Cao, Vũ Tú Nam, Vũ Đức Phúc, Vũ Khiêu, Xuân Diệu – tạm đếm 27 vị. Ngoài ra còn rất nhiều vị văn nghệ sỹ, trí thức, công nhân nhảy vào đánh ké đánh hôi …
Nhóm NVGP bị đánh tơi bời, lên bờ xuống ruộng, kẻ vào tù, kẻ treo bút, kẻ bị triệt đường sống, kẻ bị theo dõi hàng chục năm, trước đó bị bạn bè cùng giới lôi ra kiểm thảo trong các cuộc họp, đưa lên mặt báo bị sỉ nhục, tố cáo, vu oan, bỉ ổi, điên cuồng, mất hết tính người.
Nhóm NV-GP gồm các vị: Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Văn Cao, Phùng Cung, Phùng Quán, Trương Tửu, Đặng Đình Hưng, Bùi Xuân Phái, Đào Duy Anh, Hoàng Cầm, Đỗ Đức Dục, Thuỵ An, Hữu Loan, Hoàng Yến, Yến Lan, Lê Đại Thanh, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy, Nguyễn Thành Long, Hoàng Công Khanh, Tử Phác, Phan Vũ, Thanh Bình, Trần Đức Thảo, Trần Lê Văn, Xuân Sách… ước chừng 28 vị nếm đủ mùi đau khổ, từ đấu tố kiểm điểm đến nhà tù.
Thực chất các vị NV-GP chỉ đòi tự do sáng tác, tự quản lý [nhưng với đảng thì chừng đó là tội to lắm rồi]. Có hai bài viết bị cho là nặng nhất. Phan Khôi bị cho là nhại giọng cụ Hồ một bài trong báo Nhân văn số 1 và bài thơ Lê Đạt “Ông bình vôi”. Phan Khôi bình 4 câu cuối, ám chỉ cụ Hồ già, vô dụng (mấy vị dưới trướng Tố Hữu tự suy đoán vậy).
Ngoài ra, báo Nhân văn, tạp chí Giai phẩm có một số bài viết, phỏng vấn về tự do, dân chủ, phê phán một số sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, công việc yếu kém của chính phủ VNDCCH.
Từ sau 1986 đến 2007, trừ Thuỵ An, những người trong nhóm NVGP bị trừng phạt nặng dần dần được phục hồi, truy lương tháng, cấp lương, cấp chế độ, xuất bản sách, tặng các giải thưởng từ cao nhất trở xuống và tiếp tục sáng tác (một số vị đã chết trước khi được phục hồi).
Như vậy kết luận nhóm NVGP bị đánh oan. Lẳng lặng bù đắp bồi hoàn cho nạn nhân, không công bố phúc thẩm sửa sai.
Hi hi…
————
Lại Nguyên Ân:
“Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận” là sách do Tuyên giáo trung ương chỉ đạo biên soạn, sau khi chiến dịch “chống NV-GP” kết thúc. Đương thời ở miền Bắc chỉ có cuốn sách đó, nên nó cũng có thể được coi là sách tư liệu, nhưng là tư liệu một chiều, do Bên Đánh đưa ra. Cùng lúc dó tại miền Nam có cuốn sách tư liệu của Hoàng Văn Chí, cũng gom những bài “đánh NVGP” ở Bắc, nhưng có thêm các bài khác, và tất nhiên được trình bày, lý giải cách khác. Dù sao sưu tập “”Bọn Nhân văn-Giai phẩm trước tòa án dư luận” cũng là sách tư liệu, các bài “đánh” ở đây, với thời gian, sẽ được hiểu rõ chúng là gì, ý nghĩa ra sao. Càng về sau chúng càng là bằng chứng về vụ việc đàn áp văn nghệ sĩ trí thức !