BỞI CUỐI CÙNG, TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU MUỐN ĐƯỢC YÊU 

0
48
   

Hoa Nguyễn

(Viết nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam)

Nhìn lại 20 năm đi học của mình, từ phổ thông tới đại học và sau đại học, với sự giáo dục từ 3 quốc gia Việt Nam, Nga và Úc, tôi vẫn rất trân trọng tinh thần “tôn sư trọng đạo” và ngày 20.11 của người Việt. Trong khi tinh thần “tôn sư trọng đạo” được tôi công nhận và trân trọng, tôi ko đồng tình với các câu “không thầy đố mày làm nên” (môi trường giáo dục mà dùng từ thô lỗ như thế) và “qua sông phải bắc cầu Kiều/muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” (áp đặt việc yêu đương cưỡng ép không có tự do cho phụ huynh). 

Tôi đã từng đi dạy ở Việt Nam nên có thể nói tôi hiểu được phần nào tâm thế của người thầy cô giáo Việt Nam. 15 năm làm đại diện giáo dục cho Úc, tôi hiểu việc thương mại hoá nền giáo dục kiểu tư bản như thế nào. Vẫn là, theo qui luật thị trường, muốn bán hàng tốt phải có chất lượng tốt và tiếp thị tốt. Nhưng đối với giáo dục, khi bị coi như hàng hoá, nó có những mặt lợi và hại đi kèm. Càng ngày, hại càng nhiều hơn.

Không phải chỉ ở Việt Nam, vai trò của thầy cô giáo rơi vào thế 2 mặt; vừa phải là tấm gương, vừa phải là thánh tử vì đạo. Thầy cô là linh hồn của trường lớp, nhưng đồng lương ít ỏi không đủ sống và ko chỉ luôn phải giữ hình ảnh mà còn luôn bị hi sinh mọi lợi ích khi có tranh chấp. Trong học kỳ vừa rồi, trường ĐH số 1 của Úc và số 14 trên thế giới là Melbourne Uni, nơi có thu nhập và tài sản lớn nhất trong các trường ĐH Úc với mức lương của hiệu trưởng lên đến 1,5 triệu đô la Úc mỗi năm- gấp 3 lương thủ tướng Úc, đã xảy ra đình công. Các thầy cô không thể chấp nhận nổi tình trạng công việc bấp bênh (luôn bị ký hợp đồng 6 tháng một lần và không được làm toàn thời gian để hưởng các phúc lợi khác). Đình công diễn ra 3 tuần và công đoàn đã vào cuộc hỗ trợ. Những ngày đình công, công đoàn trả lương cho các thầy cô để yên tâm chiến đấu. Cuộc đình công tại Melbourne Uni nhanh chóng lan sang các trường ĐH khác như RMIT và Swinburne. Kết quả cuối cùng trường ĐH đã phải nhượng bộ. Và số lượng thành viên của công đoàn chắc chắn sẽ tăng; lệ phí thu về cho công đoàn thừa để bù đắp lại những chi phí tổn thất.

Đáng lưu ý là giữa đỉnh điểm của cuộc đình công, tôi có một người em họ đang làm việc cho trường ĐH Monash ko đi đình công. Khi tôi hỏi thì cô ấy nói em làm bên bộ phận quản lý kinh doanh tiếp thị nên không bao giờ bị cắt việc hay phải làm hợp đồng ngắn hạn. Như vậy, chỉ có thầy cô, cốt lõi của trường lớp là phải hi sinh. Như vậy trong nhận thức của các trường đại học thời kỳ thương mại hoá, người thầy không được đánh giá cao như những người giúp trường kinh doanh; một nhận thức rất thiển cận và sai lầm.

Nỗi khổ cả về vật chất lẫn tinh thần của các thầy cô giáo Việt Nam là vô cùng lớn. Hoàn cảnh thấp kém thảm hại của nền giáo dục nước nhà đẩy lực lượng giáo viên phải đi vào các con đường không mong muốn để tồn tại được với nghề. Và phải chịu sự chỉ trích dè bỉu của xã hội, trong khi không một lực lượng nào đứng ra chịu trách nhiệm cho tình cảnh này của họ. Những kẻ lãnh đạo đạo Đức giả chuyên môn kém, tham lam và á quyền là thủ phạm, ai cũng biết. Chúng ta tất cả nên có trách nhiệm tìm ra giải pháp chấm dứt sự bất công này càng sớm càng tốt vì thế hệ tương lai ở Việt Nam.

James Balwin từng nói “Bạn cần phải nói với thế giới cách đối xử với bạn như thế nào, bởi vì nếu thế giới nói cho bạn rằng bạn sẽ bị đối xử như thế nào; bạn gặp rắc rối to!”.  Tôi không xui các thầy cô giáo đi biểu tình hay đình công, vì ở Việt Nam, điều này sẽ khiến các thầy cô thành tù nhân lương tâm ngay lập tức. Một thể chế độc tài, tham lam và vô cảm thì để bắt nó nhìn nhận ra hành động độc ác bất công của nó cần sự đoàn kết trong xã hội để bất tuân dân sự. Điều này chưa thực hiện được ở Việt Nam lúc này vì mọi người thờ ơ. Cần đánh tan sự thờ ơ bằng tình yêu và nhận thức, nhận thức rằng mình xứng đáng được yêu, được hạnh phúc, được tôn trọng, được đánh giá đúng, được bình an sống trong xã hội tử tế. Cần một động lực nhân văn tốt đẹp để tạo cảm hứng cho nhiều người, lấy lại và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người của dân tộc.

Khi viết đến đây tôi nhớ đến những người thầy miền núi. Tôi nhớ đến những người thầy đối xử với học sinh có tình người, thương yêu và nâng đỡ những học sinh có hoàn cảnh khổ ải thiệt thòi. HÃY Để ngày Nhà giáo Việt Nam này nó đừng thành một cái ngày suông, trống rỗng, giả tạo như cái nền giáo dục Việt Nam lúc này. Và nhất là, để các thầy cô giáo không phải làm thánh tử vì đạo, mà là những người được thành đạt trong nghề nghiệp của họ như những ngành nghề khác.

Xin gửi tặng các thầy cô giáo một đoạn thơ của nhà thơ, nhà triết học David Whyte trong bài Tình Yêu Thực Sự đề đạt đến sự vượt ra ngoài giới hạn niềm tin của chúng ta về tình yêu chúng ta xứng đáng có: 

because finally

after all this struggle

and all these years

you simply don’t want to

any more

you’ve simply had enough

of drowning

and you want to live and you

want to love and you will

walk across any territory

and any darkness

however fluid and however

dangerous to take the

one hand you know

belongs in yours.

(bởi vì cuối cùng

sau tất cả cuộc đấu tranh này

và tất cả những năm này

đơn giản là bạn không muốn nữa 

đơn giản là bạn đã có đủ chết đuối

và bạn muốn sống và bạn muốn yêu 

và bạn sẽ đi qua bất cứ lãnh thổ nào

và bất cứ bóng tối nào

chất lỏng tuy nhiên và nguy hiểm tuy nhiên

để lấy một cánh tay bạn biết 

thuộc về mình.)

Advertisement
   

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here