Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được đề cử cho giải thưởng Václav Havel năm 2014

0
84
Một tù nhân lương tâm đang bị cầm tù ở Việt Nam, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, được đề cử giải nhân quyền Václav Havel 2014. Nhóm Văn Lang Praha, một tổ chức hoạt động với khẩu hiệu "vì một xã hội dân sự", gửi đơn đến Nghị Hội Hội Đồng Châu Âu đề cử ông Điếu Cày cho giải thưởng này.
Thanh Thảo – Vietinfo.eu

Một tù nhân lương tâm đang bị cầm tù ở Việt Nam, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, được đề cử giải nhân quyền Václav Havel 2014. Nhóm Văn Lang Praha, một tổ chức hoạt động với khẩu hiệu “vì một xã hội dân sự”, gửi đơn đến Nghị Hội Hội Đồng Châu Âu đề cử ông Điếu Cày cho giải thưởng này.

Nhóm Văn Lang ở cộng hòa Séc kết hợp với một số thành viên của Hiến chương 77 và vài tổ chức dân sự, báo chí của Việt Nam đã đồng đề cử nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải cho giải thưởng nhân quyền mang tên Václav Havel năm 2014. Giải thưởng Havel do Nghị viện Hội đồng châu Âu cùng các cựu thành viên nhóm Hiến chương 77 thành lập năm 2013 nhằm tôn vinh những nhân vật hoạt động nhân quyền. Václav Havel là cố tổng thống của Séc, cựu thành viên Hiến chương 77 luôn đấu tranh vì nhân quyền.

Giao lưu cùng nhóm Văn Lang về tin Điếu Cầy được đề nghị
Nhóm Văn Lang cùng các Fan hâm mộ Điếu Cầy tại quán cà phê “cách mạng” Slavia Praha.

Trong hồ sơ đề cử Điếu Cày ghi rõ: “Bị bắt ngày 20.4.2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong một vụ án ngụy tạo vì tội trốn thuế, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã bị kết án 30 tháng tù giam. Không được thả sau khi hết hạn tù, ông tiếp tục bị giam cầm vì tội tuyên truyền chống nhà nước. Tháng 9/2012 trong phiên tòa chỉ kéo dài 1 ngày ông cùng với Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải trong CLBNBTD bị kết ánlần lượt 12, 10 và 4 năm tù giam.

Mặc dù đã dùng nhiều biện pháp, nhưng chính quyền vẫn không khuất phục được ông. Cuộc tuyệt thực 39 ngày trong tù của ông hồi 7/2013 để phản đối cách hành xử thô bạo của trại giam khi ông từ chối ký vào biên bản nhận tội do công an bắt ép, đã dấy lên một phong trào ủng hộ, đòi tự do cho ông trên thế giới và trên các mạng xã hội trong và ngoài nước.

Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh cho Tự Do Ngôn Luận ở Việt Nam. Ông đã đặt nền móng cho các phong trào đòi nhân quyền hiện nay ở trong nước như Tuyên Bố 258, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, No-U, Cà phê Nhân quyền…”

Chúc mừng Điếu Cầy được đề cử
Các Fan Điếu Cầy giao lưu tại quán cafe Slavia Praha

Đồng đề cử

Đơn đề cử đã được gửi đến Nghị Hội Hội Đồng Châu Âu ngày 30/4/2014. Dưới đây là tên các cá nhân và tổ chức đồng đề cử Điếu Cày.

Danh sách cá nhân và tổ chức đứng tên đề cử Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cho giải Nhân Quyền Václav Havel 2014:

Cá nhân: 

1/ Jiří Gruntorád, Libri prohibiti, cựu thành viên Charta77, Czech Republic
2/ Helena Klímová, cựu thành viên Charta77, Czech Republic
3/ Petr Pithart, cựu thành viên Charta77, Czech Republic
4/ Věra Roubalová, cựu thành viên Charta77, Czech Republic
5/ Jan Sokol, cựu thành viên Charta77, Czech Republic
6/ Václav Trojan, cựu thành viên Charta77, Czech Republic

Tổ chức: 

1/ Nhóm Văn Lang Praha, Czech Republic
– Đại diện Phạm Hữu Uyển

2/ Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Việt Nam
– Đại diện Nguyễn Quang A

3/ Hội Tù Nhân lương tâm Việt Nam, Việt Nam
– Đại diện Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh Mục Phan Văn Lợi

4/ Mạng lưới Blogger Việt Nam, Việt Nam
– Đại diện Nguyễn Anh Tuấn

5/ Nhà xuất bản Giấy Vụn, Việt Nam
– Đại diện Bùi Chát

6/ Nhóm Đàn Chim Việt, Ba lan
– Đại diện Mạc Việt Hồng

7/ Nhóm No-U FC, Việt Nam
– Đại diện Nguyễn Chí Tuyến

Giả thưởng nhân quyền Vaclav Havel

Theo nhóm Văn Lang, hồ sơ đề cử của phía Việt Nam có nhiều triển vọng. 

Trong tháng 9/2014 sẽ công bố 3 người vào vòng trong. Giải sẽ được trao vào tháng 10/2014 tại Praha và do nghị viện châu Âu công bố. Năm ngoái là năm đầu tiên trao giải này. Nhà hoạt động nhân quyền Bialiatskise Bạch nga (Belarus) đã đoạt giải. Trị giá giải thưởng là 60.000 eur (khoảng 1,5 tỷ VND).

Nếu Điếu Cầy nhận được giải, bằng cách nào có thể trao giải cho ông, khi đang ngồi tù và cách thức trả thuế cho Việt Nam ra sao? Nếu không Việt Nam lại có thể tiếp tục bắt giam về tội “trốn thuế”?

Các giải thưởng khác

Điếu Cày từng được giải thưởng về Tự do báo chí do Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả  CPJ có trụ sở tại New York trao tặng năm 2013. Cũng trong năm này, Điếu Cày nhận giải  One Humanity của PEN Canada trao tặng.

Ông cũng được giải thưởng về Nhân quyền Hellman-Hammett  vào năm 2009 cùng một số nhà hoạt động Việt Nam khác. Mạng lưới Nhân Quyền có trụ sở tại Nam California đã trao giải “Nhân quyền Việt Nam” cho ông năm 2008.

Nguyễn Văn Hải sinh năm 1952, bị 2 án tù vì ‘trốn thuế’ và ‘tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam’ với tổng cộng 14,5 năm tù giam và 5 năm quản chế. Năm 2010 sau khi mãn hạn bản án 2 năm rưỡi tù, ông Hải thay vì được về với gia đình đã bị đưa thẳng đến nhà tù khác, bị biệt giam để điều tra tội danh khác liên quan tới ‘chống nhà nước’. Vụ án sau đó được xét xử cùng Tạ Phong Tần (10 năm tù), Phan Thanh Hải (4 năm).

Các Fan hâm mộ Điếu Cầy tại Praha

Ông Nguyễn Quốc Vũ, thành viên của Nhóm Văn Lang, cho biết có ba lý do để ông Điếu Cày được đề cử:

Thứ nhất, ông Nguyễn Văn Hải Điều Cày là người đầu tiên đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận một cách có tổ chức. Đây là lần đầu tiên mà ông lập ra Câu lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và một cách trực diện chống lại sự đàn áp quyền tự do ngôn luận trong nước. Lý do thứ hai là dù chính quyền đã dùng khá nhiều biện pháp để đàn áp để bắt ông phải nhận tội nhưng ông vẫn một mực trung thành vời những gì mà mình tin tưởng.Cuối cùng, ông đã trở thành  một biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận mà rất nhiều hội đoàn về sau này ở trong nước đều đồng ý.

Nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Hải Điều Cày bị bắt ở Sài Gòn hồi tháng 4 năm 2008 về tội trốn thuế và bị kêu án 30 tháng tù giam. Ông đã không được thả sau khi mãn hạn tù mà bị giữ lại với lý do tiếp tục điều tra tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Tháng 9 năm 2012, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị tòa tuyên án 12 năm tù. Cùng bị xử với ông có nhà báo tự do Tạ Phong Tần lãnh 10 năm tù, nhà hoạt động Phan Thanh Hải 4 năm tù giam.

Tháng 3 năm 2013, ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thức 33 ngày trong tù để phản đối cách hành xử  khắc nghiệt của cán bộ trại giam sau khi ông từ chối ký tên vào  biên bản nhận tội.

Trường hợp blogger cũng là nhà  bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Hải bị kết án nhiều năm tù, bị phân biệt đối xử trong lúc ở tù, khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế phải chú ý và lên tiếng can thiệp cho ông trong nhiều năm qua.

Thanh Thảo – Vietinfo.eu
Tổng hợp từ nguồn thông tin báo chí của Văn Lang, RFA, Danchimviet