Nếu không có buổi sớm mờ sương, bước lên chiếc cầu bắc ngang dòng Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) và bắt gặp người đàn bà dân tộc ngồi ôm đàn gảy những khúc nhạc cổ, hẳn tôi sẽ không có ấn tượng sâu sắc đối với cổ trấn này đến vậy…
Cổ trấn nằm bên sông tuyệt đẹp như một bức tranh hư ảo, “thọ” 1.300 năm tuổi với những ngôi nhà cổ ven sông cùng hàng chục chiếc cầu lớn nhỏ bắc qua sông Đà Giang, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, giống như lạc vào phim trường của những bộ phim cổ trang.
tin liên quan
Đến Hác Hải ngắm hoàng hôn biển cạnTạm biệt kinh thành thâm trầm,cổ kính, chừng mươi phút sau, Huế đã lùi xa trong tầm mắt, nhường chỗ cho con đường nhựa xuyên qua khung cảnh ruộng vườn quang đãn, mát xanh…
Theo hướng dẫn viên người bản địa, Phượng Hoàng cổ trấn thực sự là một trong những “bảo tàng sống” về văn hóa các dân tộc hàng ngàn năm tuổi của Trung Hoa. Từ buổi sáng sớm đến trưa nắng hay đêm xuống, cổ trấn này đều có những vẻ đẹp riêng.
Đi sâu vào những ngõ ngách ở Phượng Hoàng cổ trấn, bạn sẽ bắt gặp đời sống của những người dân tộc Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi… Kiểu sống lao động vẫn hiện rõ dù có nhiều khu phố cổ đã biến thành những quán bar nhộn nhịp, ầm ĩ; những hàng quán ăn uống nằm san sát nhau.
Và bạn sẽ dễ dàng bị lạc trong những ngõ nhỏ này nếu tự mình khám phá, bởi sự zíc zắc trong từng con hẻm, cảm giác không có lối ra. Nếu muốn trải nghiệm mình một chút, thay vì qua sông bằng đò, hay những cây cầu lớn, thì bạn cũng nên sang sông bằng chiếc cầu đá nằm lấp xấp trên mặt nước. Cảm giác như bạn đang bước trên mặt nước để sang sông giống những kiếm khách trong phim cổ trang, thật thú vị.
tin liên quan
Người Việt hành hương về Kailash, nơi Đức Phật Thích Ca từng đặt chân đến Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, núi Kailash (cao 6.638m) cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng hơn 1.000 km về hướng Tây, được thế giới mệnh danh là ‘vũ trụ tâm linh’, còn kinh tạng Phật giáo gọi là núi Tu Di. Đây cũng là nơi duy nhất Đức Phật Thích Ca và 500 vị Alahán đã đặt chân đến.
Dạo cổ trấn này vào buổi sớm mờ sương là điều bạn đừng nên bỏ lỡ, bởi nếu may mắn, sẽ bắt gặp người đàn bà dân tộc Miêu chơi đàn cổ. Đứng giữa mênh mông sông nước, giữa những dãy nhà cổ còn chìm đắm trong sương sớm, và không có người qua lại, chiếc đàn cổ tấu lên những khúc nhạc như hiểu lòng người, thấy cuộc sống thanh tịnh không gì bằng, mọi suy tư đều được buông bỏ trong giây phút đó…
Thấy tôi thoải mái ngồi đối mặt với “ca nữ” để thưởng thức từ bài này sang bài khác, người đàn bà Miêu nở nụ cười, vẫy tôi sang ngồi cùng. Rồi bà cất tiếng hát một bài mà tôi đồ rằng là dân ca của dân tộc bà, tôi cũng gửi lại bà bài Bèo dạt mây trôi và chúng tôi cùng bật cười vui vẻ giữa chiếc cầu bắc ngang dòng Đà Giang. Ngôn ngữ không làm chúng tôi mất đi khoảng cách…
Khám phá mới hay du lịch ở những vùng này mà không biết tiếng Trung là một điều bất lợi, bởi người dân hiếm ai biết tiếng Anh. Ngay cả hướng dẫn viên du lịch, chủ các nhà hàng, quán bar… mà tôi gặp, tiếng Anh cũng không có được vài câu lận lưng. Cho dù vậy, cổ trấn này mỗi ngày vẫn thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, nghỉ ngơi và sống chậm ở chốn bồng lai…
Diệu Hiền