Quanh suy đoán Chủ tịch Trần Đại Quang ‘sẽ được thay thế’

    0
    145
    Bản quyền hình ảnhLILLIAN SUWANRUMPHA/AFP/GETTY IMAGES Image captionChủ tịch Trần Đại Quang tại buổi họp báo kết thúc Hội nghị APEC 2017 ở Đà Nẵng hồi tháng 11/2017
    • BBC
      26 tháng 4 2018

    Một nhà quan sát bình luận với BBC rằng Chủ tịch Trần Đại Quang lâu nay “có vấn đề về sức khỏe” và “có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước.”

    Dự kiến Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 ​​diễn ra vào tháng 5/2018. Hội nghị được cho là “sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn, có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam.”

    Một trong các quyết định nhân sự được suy đoán liên quan đến Chủ tịch Trần Đại Quang, người vắng mặt trong các sự kiện tiếp đón nguyên thủ nước ngoài gần đây ở Hà Nội.

    Chủ tịch Quang vắng mặt dịp đón bà Suu Kyi

    Chủ tịch Trần Đại Quang xuất hiện trở lại

    Báo Nhật bàn về sự vắng bóng của Chủ tịch Quang

    Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

    Hôm 26/4, trang Nghiên cứu Quốc tế dẫn lời của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore: “Tháng 8/2017, Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém. Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11/2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới.”

    “Một vấn đề quan trọng sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều có khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này.

    Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, người từng là Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng Ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư TP Hồ Chí Minh.”

    phúcBản quyền hình ảnhVGP
    Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đại diện Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Asean và gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 25/4

    ‘Có lý do’

    Hôm 26/4, trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, nhà báo tự do Nguyễn An Dân nói:

    “Tôi cho là ông Quang lâu nay ‘có vấn đề về sức khỏe’ nên việc ông ấy xin nghỉ là có lý do.”

    “Về việc công và tư thì chuyện ông Quang không tham gia công tác Đảng và nhà nước nữa là phù hợp với nhu cầu của Đảng lúc này. Còn điều này có phù hợp với nhân dân hay không thì là việc khác.”

    quangBản quyền hình ảnhSUMAN/GETTY IMAGES
    Image captionChủ tịch Trần Đại Quang và phu nhân Nguyễn Thị Hiền thăm chùa Mahabodhi ở Bodhgaya, bang Bihar, Ấn Độ hôm 2/3/2018

    Ông Nguyễn An Dân cũng bình luận thêm: “Nhiều tin hành lang cũng nói ông Nhân sẽ thay thế ông Quang, nhưng tôi nghĩ khác. Có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ kiêm thêm chức quyền chủ tịch nước.”

    “Ông Nhân mà đi khỏi TP Hồ Chí Minh thì ghế bí thư Thành ủy sẽ lại biến động.”

    “TP Hồ Chí Minh là túi tiền lớn của cả nước, bất kỳ một biến động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến túi tiền quốc gia. Sau việc ông Thăng, tôi cho là TP Hồ Chí Minh cần ổn định về nhân sự để còn ổn định chính sách.”

    “Trong lúc quan hệ Mỹ-Trung đang nóng lên theo nhiệt độ Đông Á và Biển Đông, thì tôi hy vọng Việt Nam nên có một thống lĩnh các lực lượng vũ trang hiểu về an ninh, quốc phòng và quân sự. Bất kỳ sự thay đổi nhân sự cho vị trí này lúc này đều là bất lợi hơn cho Việt Nam.”

    Chủ tịch Trần Đại Quang đón khách Ai Cập

    Hôm 20/4/2018, việc Chủ tịch Trần Đại Quang không xuất hiện tiếp phái đoàn Myanmar cho thấy dường như ông đang không có mặt ở Việt Nam.

    Theo thông lệ, ba trong bốn “tứ trụ” Việt Nam – Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội – đã tiếp bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, thăm Hà Nội từ 19 đến 20/4.

    Nhưng truyền thông Việt Nam không đưa tin về Chủ tịch nước, mà chỉ cho hay theo lịch trình, bà Suu Kyi có thăm khu nhà sàn của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.

    Việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt dường như làm tăng sức nặng cho tin không chính thức nói ông đã sang Nhật Bản khám bệnh từ đầu tháng Tư.

    Truyền thông nhà nước những ngày qua cũng nhắc tên Chủ tịch nước qua một số động thái ngoại giao như việc ông gửi điện mừng ngày 19/4 tới Tổng thống Nhà nước Israel nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Độc lập của Nhà nước Israel (1948 – 2018).

    Hôm 20/4, truyền thông Việt Nam đưa tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện mừng ông Miguel Diaz-Canel được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.

    Tuy nhiên, trang web Văn phòng Chủ tịch nước (vpctn.gov.vn) trong mấy ngày qua chỉ có ảnh và bài về hoạt động của Phó Chủ tịch nước, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here