Pol Pot

0
79

Saloth Sar
Pol Pot2.jpg
Nhiệm kỳ 13 tháng 5 1976 – 7 tháng 1 1979
Tiền nhiệm Long Boret
Kế nhiệm Heng Samrin
Sinh 19 tháng 5 năm 1925
Kampong Thom
Mất 15 tháng 4 năm 1998(73 tuổi)

Saloth Sar (19 tháng 5 năm 1925[1][2]15 tháng 4 năm 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot (phiên âm là Pôn Pốt), là người lãnh đạo Đảng Cộng sản Khmer Đỏ và là thủ tướng Campuchia (tên chính thức Kampuchea Dân chủ dưới quyền ông) từ 1976 đến 1979, nhưng cầm quyền không chính thức từ giữa năm 1975. Trong thời gian cầm quyền Pol Pot đã tạo ra một chế độ cải cách nông nghiệp, nhằm tạo ra một xã hội cộng sản lý tưởng nhưng đã đàn áp các nhà trí thức. Ngày nay chế độ của ông bị hầu hết mọi người cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 26% dân số tại thời điểm đó)[3]. Ông là người Campuchia gốc Hoa.[4][5]

Khởi đầu

Pol Pot (Saloth Sar) sinh tại Prek Sbauv lúc ấy là một phần của Đông Dương thuộc Pháphiện nay là tỉnh Kompong Thom, Campuchia (từ 1928). Năm 1934 cha mẹ gửi ông tới Phnom Penh để học tại Wat Botum Vaddei, một Tu viện Phật giáo lớn và trở thành một nhà sư. Sau một năm ở đó, ông tới sống với vợ chồng người anh trai và bắt đầu theo học Trường Miche. Trong lần đầu tiên thi bằng sơ cấp tiểu học (Certificat d’Etudes Primaires Complémentaires) năm 1941, ông thi trượt và bị giữ lại trường. Tới tận năm 1943 ông mới đỗ. Ông cũng trượt ở kỳ thi vào trường Lycée Sisowath và vì thế phải theo học trường cấp thấp hơn tên là Collège Preah Sihanouk tại Kampong Cham năm 1943.Trong thời gian ở đó ông vẫn là một học trò tầm thường, nhưng thích chơi bóng đá và roneat (một thứ nhạc cụ tre). Năm 1947 ông vượt qua kỳ thi cuối cùng và được theo học Lycée Sisowath.

Năm 1949, ông được theo học kỹ sư radio ở Paris. Trong thời gian học, ông đã trở thành một người cộng sản và gia nhập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1953, ông trở về Campuchia.

Lúc ấy, cuộc kháng chiến do cộng sản lãnh đạo đang diễn ra chống lại sự cai trị của Pháp ở Đông Dương. Trung tâm cuộc kháng chiến ở tại Việt Nam, nhưng cũng có các chi nhánh ở Campuchia và Lào. Saloth Sar gia nhập Việt Minh, nhưng thấy rằng tổ chức này chỉ chú trọng tới Việt Nam chứ không phải Lào hay Campuchia. Năm 1954, Pháp rời Đông Dương, nhưng Việt Minh cũng rút về Bắc Việt Nam, và Vua Norodom Sihanouk kêu gọi tổ chức bầu cử. Sihanouk thoái vị và lập ra một đảng chính trị. Sihanouk hất cẳng những người cộng sản đối lập và chiếm toàn bộ số ghế chính phủ.

Saloth Sar chạy trốn cảnh sát mật của Sihanouk và đã sống trong cảnh trốn tránh bảy năm trời, chiêu mộ binh lính. Tới cuối thập kỷ 1960, Lon Nol là giám đốc tổ chức an ninh nội bộ của Sihanouk tiến hành các hành động chống lại những người cộng sản, lúc ấy được gọi là Đảng Cộng sản Campuchia. Saloth Sar bắt đầu một cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại chính phủ, được Cộng hoà nhân dân Trung Hoa giúp đỡ.

Trước năm 1970, Đảng Cộng sản Campuchia là một tổ chức rất ít được biết đến trong đời sống chính trị Campuchia. Tuy nhiên, năm 1970, vị tướng được phương Tây ủng hộ là Lon Nol lật đổ Sihanouk, bởi vì Sihanouk bị coi là người ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Để phản kháng, Sihanouk quay sang ủng hộ phe của Saloth Sar. Cùng năm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh tấn công quân sự vào Campuchia để tiêu diệt những nơi trú ẩn của Mặt trận Giải phóng gần biên giới Nam Việt Nam. Cùng với sự yêu mến của dân chúng dành cho Sihanouk và cuộc tấn công của Mỹ vào Campuchia, phe Saloth Sar được nhiều người ủng hộ và chỉ trong thời gian ngắn chính phủ Lon Nol chỉ còn kiểm soát được các thành phố.

Khi Hoa Kỳ rời Việt Nam năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rời Campuchia nhưng Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu với sự ủng hộ của họ. Không còn giữ được quyền kiểm soát đất nước nữa, chính phủ Lon Nol nhanh chóng sụp đổ. Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Đảng cộng sản Campuchea chiếm Phnom Penh và Lon Nol bỏ chạy sang Mỹ. Chỉ chưa tới một tháng sau, ngày 12 tháng 5 năm 1975, lực lượng hải quân Khmer Đỏ hoạt động trên vùng lãnh hải Campuchia đã bắt giữ chiếc tàu buôn S.S. Mayaguez của Mỹ, chiếc tàu Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, gây ra Sự kiện Mayaguez. Saloth Sar đổi tên thành Pol Pot vào khoảng thời gian này, rõ ràng là không muốn lộ diện.

Norodom Sihanouk quay trở lại nắm quyền năm 1975, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng ông đang bị các đồng minh cộng sản cấp tiến, những người không có nhiều quan tâm tới các kế hoạch khôi phục chế độ quân chủ của ông loại bỏ.

Campuchia dân chủ

Chế độ Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu. Mục tiêu của chế độ là các nhà sư Phật giáo, những trí thức có ảnh hưởng phương tây, những người có vẻ là trí thức (như những người đeo kính), những người tàn tật, các dân tộc thiểu số như Lào và Việt Nam.

Ngoài việc tiêu diệt các nhà sư Phật giáo, chế độ Pol Pot còn bãi bỏ mọi tôn giáo và giản tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục. Điều này có thể được giải thích qua học thuyết Mác-Lênin về tôn giáo. Ph Ăng-ghen đã nói:

“Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào đầu óc con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

Ngay sau khi Phnom Penh sụp đổ, Khmer Đỏ bắt đầu tiến hành những cuộc cải cách cộng sản triệt để, và Sihanouk bị đặt vào vị trí lãnh đạo bù nhìn. Khmer Đỏ ra lệnh sơ tán toàn bộ khỏi Phnom Penh và tất cả các thành phố, thị xã chính của đất nước. Những người sơ tán được tuyên truyền rằng họ phải ra đi để tránh những cuộc ném bom của người Mỹ.

Tiến sĩ Gregory H. Stanton, đã viết trong cuốn Những chiếc khăn quàng xanh và những ngôi sao vàng: Sự xếp hạng và biểu tượng hoá trong Cuộc diệt chủng ở Campuchia:

Những người lãnh đạo chính của chế độ Pol Pot đã đọc lý thuyết Marx của André Gunder Frank rằng các thành phố là những vật ký sinh vào nông thôn, rằng chỉ giá trị lao động là giá trị thật sự, rằng các thành phố chiếm đoạt giá trị thặng dư của những vùng nông thôn. Vì thế, ngay sau khi chiếm được quyền lực, Khmer Đỏ sơ tán toàn bộ các thành phố theo hình thức ép buộc, gồm cả những người không nên đi sơ tán như các bệnh nhân trong bệnh viện và những đứa trẻ mới sinh.

Năm 1976 mọi người được tái xếp hạng thành những người có đủ mọi quyền lợi (căn bản), ứng cử viên, và người mới đến – gọi thế vì đa số người thuộc loại này là người mới đến từ các thành phố. Những người mới đến được đánh dấu để tiêu diệt. Các khẩu phần của họ bị giảm xuống còn hai bát cháo, hay “juk” một ngày. Điều này khiến cho nạn đói xảy ra bên trong tầng lớp mới đến.

Lãnh đạo Khmer Đỏ khoe khoang trên đài rằng chỉ một hay hai triệu người trong số dân chúng toàn cuộc là cần thiết để xây dựng một xã hội điền địa cộng sản không tưởng. Đối với những người khác, thì theo câu châm ngôn, “sống cũng chẳng được gì; chết cũng chẳng mất gì.”

Hàng trăm ngàn người mới đến đã bị xiềng xích, bị buộc phải đào mồ chôn chính mình. Sau đó các binh sĩ Khmer Đỏ đánh họ đến chết bằng những thanh sắt và những cái cuốc hay chôn sống họ. Một chỉ thị của Khmer Đỏ về việc giết chóc đã ra lệnh, “Không được làm phí đạn dược.”

Khmer Đỏ cũng xếp hạng dân theo tôn giáo và dân tộc. Theo cuốn sách của Father Ponchaud Campuchia: Năm không:

bắt đầu từ năm 1972 những chiến binh du kích đã tống toàn bộ dân chúng ở các làng mạc và thị trấn họ chiếm được vào sống trong rừng và thường đốt nhà của họ để họ không còn gì để quay về.

Khmer Đỏ từ chối những lời đề nghị viện trợ nhân đạo, một quyết định cho thấy là một thảm hoạ nhân đạo, khi hàng triệu người đã chết đói và vì phải làm việc quá sức ở vùng nông thôn.

Sở hữu trở thành công cộng, và giáo dục chỉ được tiến hành ở các trường làng. Chế độ Pol Pot đặc biệt tàn bạo đối với bất đồng chính trị và đối lập. Tra tấn diễn ra khắp mọi nơi. Một số ví dụ, tù nhân bị trói vào khung sắt của giường nằm và bị cắt cổ.

Hàng nghìn chính trị gia và quan chức bị buộc tội hợp tác với chính phủ cũ bị giết hại trong khi Phnom Penh biến thành một thành phố ma với rất nhiều người chết đói, bệnh tật hay bị hành quyết. Mìn là thứ Pol Pot coi là “người lính tuyệt vời” và được rải khắp mọi vùng nông thôn. Danh sách thương vong thời Pol Pot hiện vẫn còn gây tranh cãi. Các nguồn đáng tin cậy ở Tây và Đông [6] cho rằng số người chết dưới thời Khmer Đỏ là 1,6 triệu. Một con số cụ thể, là ba triệu người chết trong giai đoạn 1975 và 1979 được chế độ Phnom Penh là PRK đưa ra. Ponchaud cho rằng 2,3 triệu người—dù con số này có hàng trăm ngàn người chết trước khi CPK nắm quyền;Dự án về Diệt chủng tại Campuchia của Đại học Yale[7] ước tính 1,7 triệu người; Ân xá quốc tế ước tính 1,4 triệu; và Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ, 1,2 triệu. Khieu Samphan và Pol Pot, đưa ra con số 1 triệu và 800.000 nhưng con số này bị cho là thấp hơn thực tế. CIA ước tính rằng có 50.000 đến 100.000 người bị hành quyết.

Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc tại gia và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người cầm đầu nhà nước chính thức là Khieu Samphan bạn học của Pol Pot.

Tới năm 1978, thảm hoạ nhân đạo ở Campuchia dưới chế độ Pol Pot đã hiển hiện. Những cố gắng của chế độ nhằm thanh trừng những yếu tố Việt Nam ra khỏi Campuchia ngày càng tăng dẫn tới các cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Cuối năm 1978, để trả đũa những mối đe doạ ở biên giới và tới người dân Việt Nam, Việt Nam tấn công Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ.

Quân đội Campuchia dễ dàng bị đánh bại và Pol Pot chạy tới vùng biên giới Thái Lan. Tháng 1 năm 1979, Việt Nam hỗ trợ lập ra một chính phủ mới với người đứng đầu là Heng Samrin, gồm những người thuộc lực lượng Khmer Đỏ đã chạy sang Việt Nam để tránh các cuộc thanh trừng. Pol Pot vẫn giữ được một vùng nhỏ ở phía tây đất nước. Lúc ấy, Trung Quốc, trước kia từng ủng hộ Pol Pot, tấn công Việt Nam, gây ra một cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung ngắn.

Pol Pot tán thành một thứ tập hợp các triết lý cấp tiến, được gọi là Học thuyết “Anka”, được sửa đổi theo chủ nghĩa quốc gia Khmer. Muốn xây dựng một chủ nghĩa ruộng đất nguyên thuỷ, Khmer Đỏ tán thành một xã hội ruộng đất hoàn toàn theo đó tất cả các phát minh kỹ thuật hiện đại đều bị cấm ngặt. Pol Pot là kẻ đối lập lại với thuyết chính thống Xô viết. Bởi vì ông là người chống Xô viết nên Cộng hoà nhân dân Trung Hoa coi ông là thích hợp để chống Việt Nam (và vì thế cũng là chống Liên Xô). Các nước phương tây cũng có quan điểm gần tương tự, ủng hộ ngoại giao cho Khmer Đỏ sau khi họ bị người Việt Nam lật đổ năm 1979.

Hậu quả

Hoa Kỳ phản đối sự mở rộng ảnh hưởng của Việt Nam ở Đông Dương, và vào giữa thập kỷ 1980 đã giúp đỡ cho những nhóm kháng chiến chống lại chế độ Heng Samrin, cung cấp hỗ trợ 5 triệu USD cho Mặt trận nhân dân giải phóng quốc gia Khmer (KPNLF) của cựu thủ tướng Son Sann và nhóm ủng hộ Sihanouk ANS năm 1985. Dù vậy chế độ Khmer Đỏ của Pol Pot vẫn là nhóm thiện chiến và có khả năng nhất trong số ba nhóm quân sự, và ba nhóm này dù có khác biệt về tư tưởng vẫn thành lập nên Chính phủ Campuchea dân chủ liên hiệp (CGDK) từ ba năm trước. Trung Quốc tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự lớn cho Khmer Đỏ, và những người chỉ trích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ buộc tội rằng Hoa Kỳ đã viện trợ trực tiếp cho Khmer Đỏ vì sự công nhận CGDK của họ.[8][9][10]

Pol Pot chính thức từ chức năm 1985, nhưng trên thực tế vẫn là lãnh đạo Khmer Đỏ và là lực lượng chủ chốt bên trong liên minh chống Heng Samrin. Những đối thủ của Khmer Đỏ lên án họ thường hành động một cách phi nhân tính bên trong lãnh thổ do liên minh kiểm soát.

Năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Pol Pot từ chối hợp tác với tiến trình hoà bình, và vẫn tiếp tục chiến đấu với chính phủ liên hiệp mới. Khmer Đỏ tiếp tục chiến đấu tới tận năm 1996, khi quân đội của họ dần tan rã. Nhiều lãnh đạo Khmer Đỏ quan trọng bỏ đi.

Pol Pot ra lệnh hành quyết Son Sen, người trong nhiều năm là cánh tay phải và mười một thành viên trong gia đình Son Sen ngày 10 tháng 6 năm 1997 vì họ muốn hoà giải với chính phủ (ba ngày sau tin tức về vụ này mới tới tai cộng đồng quốc tế). Sau đó Pol Pot chạy sang cứ điểm của hắn ở phía bắc, nhưng sau đó bị lãnh đạo quân sự Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ, và kết án quản thúc tại gia suốt đời. Tháng 4 năm 1998, Ta Mok chạy vào rừng đem theo Pol Pot khi bị chính phủ mới tấn công. Vài ngày sau, ngày 15 tháng 4 năm 1998, Pol Pot chết, nguyên nhân theo thông báo là bệnh tim. Xác Pol Pot được thiêu tại vùng nông thôn Campuchia với khoảng vài chục thành viên Khmer Đỏ tham gia. Theo họ, khi xác bị đốt, tay phải Pol Pot đã nắm lại hình nắm đấm và giơ lên cao.

Sở thích

Ngược với bề ngoài giản dị với bộ áo quần bà ba đen, Pol Pot rất sành điệu khi chọn xe hơi với các chiếc xe Limousine Mercedes Benz Stretch đời 1973 cực kỳ sang trọng và quý phái đương thời.[11]

Xét xử tội ác diệt chủng

Pol Pot và các đồng sự được xem là đối tượng của Tòa án quốc tế về tội ác diệt chủng. Việc lập tòa án xét xử gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan, một số thế lực từng ủng hộ Khmer Đỏ lấy làm tiếc về việc làm quá đáng của Pol Pot với người dân Khmer nhưng họ đều đã lớn tuổi và cái chết già sẽ là một sự dễ chịu cho các bên cũng như lịch sử.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

Thư mục

  • Short, Philip (2004). Pol Pot: The History of a Nightmare (British edition). John Murray. ISBN 0-7195-6569-3. Published in the US under the title: Pol Pot: anatomy of a nightmare.
  • David P. Chandler/Ben Kiernan/Chanthou Boua: Pol Pot plans the future: Confidential leadership documents from Democratic Kampuchea, 1976-1977. Yale University Press, New Haven, Conn. 1988. ISBN 0-938692-35-6
  • David P. Chandler: Brother Number One: A political biography of Pol Pot. Westview Press, Boulder, Col. 1992. ISBN 0-8133-3510-8
  • Stephen Heder: Pol Pot and Khieu Samphan. Clayton, Victoria: Centre of Southeast Asian Studies, 1991. ISBN 0-7326-0272-6
  • Ben Kiernan: The Pol Pot regime: Race, power and genocide in Cambodia under the Khmer Rouge, 1975-79. New Haven, Conn: Yale University Press 1997. ISBN 0-300-06113-7
  • Ben Kiernan: How Pol Pot came to power: A history of Cambodian communism, 1930-1975. New Haven, Conn.: Yale University Press 2004. ISBN 0-300-10262-3

Liên kết ngoài

Xem thêm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here