Home Blog Page 1351

Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết về quyền tự do trên mạng

TTO – Theo nghị quyết mới được Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc thông qua, quyền tự do trên mạng cũng là một quyền cơ bản của con người và phải được bảo vệ.

06/07/2016 09:56 GMT+7

Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết về quyền tự do trên mạng
Hội trường làm việc của LHQ – Ảnh: Independent

Theo Independent, nghị quyết của LHQ lên án các nước cố tình ngăn cản việc truy cập thông tin trên mạng của người dân.

Hội đồng nhân quyền LHQ nhấn mạnh “tất cả những quyền tương tự của con người có trong đời sống hàng ngày cũng phải được bảo vệ trong môi trường mạng”.

Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tự do ngôn luận đã được bảo vệ theo điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Ngoài ra nghị quyết cũng yêu cầu cần được bảo vệ quyền riêng tư người dân khi truy cập mạng Internet.

Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý nhưng nghị quyết của Hội đồng nhân quyền LHQ sẽ gia tăng áp lực lên chính phủ các nước trong việc thực hiện cam kết đảm bảo quyền tự do trên mạng cho công dân.

Theo cảnh báo của Hội đồng nhân quyền LHQ, ngày ngày càng nhiều nước sử dụng biện pháp ngăn chặn thông tin Internet như một phương pháp để kiểm soát người dân trong nước.

Mặc dù được thông qua với sự đồng thuận chiếm đa số, nhưng nghị quyết vẫn vấp phải phản đối từ một số nước như Nga, Trung Quốc, Nam Phi…

Trong đó, Nga và Trung Quốc yêu cầu 4 vấn đề sửa đổi trong nghị quyết nhưng các sửa đổi đó đã không được phê chuẩn.

D.KIM THOA

CẤM LUẬT SƯ NÓI BẬY TRÊN MẠNG

Bộ tư pháp đang soạn thảo và Liên đoàn luật sư Việt Nam vừa ban hành văn bản cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội. Quy định này bị dư luận và giới luật sư phản đối, vì nó xâm phạm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mỗi luật sư.

Hiện nay ở Việt Nam có trên 13.000 luật sư, nhưng chỉ có vài luật sư dám lên mạng xã hội viết bài, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm, số đông luật sư còn lại chỉ biết ngậm miệng ăn tiền.

Từ trước đến nay giới luật sư Việt Nam bị dư luận cho là hèn, chỉ lo chạy án làm giàu, không quan tâm đến xã hội. Nay Bộ tư pháp ban hành văn bản này muốn bịt miệng giới luật sư, làm cho giới luật sư đã hèn, lại càng hèn thêm.

Lãnh đạo các nước dân chủ trên thế giới đa phần xuất thân từ giới luật sư, còn luật sư Việt Nam không làm được gì, chỉ giỏi việc chung chi chạy án, số còn lại không sống được bằng nghề, phải làm đủ thứ việc để sống. Riêng tôi hàng ngày phải làm ruộng và chăn bò nhưng cũng chẳng được sống yên thân.

Nhà nước nắm trong tay bộ máy tuyên truyền khổng lồ: hơn 700 tờ báo, hàng trăm đài phát thanh và truyền hình, hàng chục ngàn cán bộ tuyên giáo và dân vận, chưa kể số lượng rất đông dư luận viên. Nhưng lại sợ vài luật sư viết bài bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

Họ sợ vì luật sư là thành phần tri thức ưu tú của xã hội, uy tín xã hội của luật sư rất lớn, luật sư nói lên sự thật và chỉ trích những chính sách sai lầm của chính quyền, cũng như việc làm sai trái của quan chức nhà nước.

Luật sư chỉ có cái miệng để nói, nhưng có đến 6 cơ quan giám sát chặt chẽ cái miệng này, gồm: Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư mỗi tỉnh, Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Sở tư pháp mỗi tỉnh, Bộ tư pháp, Ban Nội chính mỗi tỉnh, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh PA 83.

Đến khi nào thì luật sư Việt Nam được tự do hành nghề và bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội ?

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Thời sự Việt Nam : Tin kinh tế và chính trị – RFI

1
media

Theo chuyên gia Ian Cross, thuộc hãng Moyes & Co tại Singapore, tàu khoan dò Deepsea Metro I đã bắt đầu hoạt động tại lô mang ký hiệu 136-03 từ ngày 21/06. Đây là một chiếc tàu được hãng Talisman-Việt Nam – công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol – thuê mướn để thực hiện công việc khoan dò.

Khu vực mà Hà Nội cho hãng Talisman thăm dò nằm trong một vùng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền. Trung Quốc gọi khu vực đó là lô Vạn An Bắc 21 (Wan-an Bei), và đã từng cấp phép khai thác cho hãng Brightoil, trụ sở tại Hồng Kông. Hai trong số lãnh đạo của Brightoil lại là đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo giới quan sát, có lẽ việc Việt Nam khởi sự thăm dò tại lô 136-06 là nguyên nhân khiến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng trở lại, và dường như có liên quan đến sự kiện tướng Trung Quốc Phạm Trường Long (Fan Chang Long), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, rút ngắn chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Sáu, và hai nước hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới vào giờ chót.

Theo các nguồn tin từ ngành công nghiệp dầu khí, trong ba năm qua, chính quyền Việt Nam luôn luôn từ chối bật đèn xanh cho hãng Talisman-Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 để tránh làm phật ý Trung Quốc. Việc Hà Nội lần này cấp phép có lẽ phản ánh thái độ bớt quan ngại của Việt Nam.

Giới phân tích cũng tự hỏi là nhân dịp ghé Tây Ban Nha trước lúc đến Việt Nam vào tháng Sáu vừa qua, phải chăng tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cũng đã gây sức ép lên chính quyền Madrid và tập đoàn Repsol về dự án khai thác lô 136-06.

SỐNG Ở MỸ DỄ HAY KHÓ? Phần 3- CHO CÁC CON BƯỚC VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

0

Với rất nhiều những khó khăn có thể phải trải qua, như mình đã kể trong phần 1 và 2 của loạt stt này, mục đích chính nhất của hầu hết mọi gia đình chấp nhận sự thay đổi đầy “dằn vặt”, là những đứa con được đi học trong môi trường giáo dục Mỹ. Mình cũng phải nói ngay, nền giáo dục Mỹ ở cấp đại học vẫn đang đứng hàng đầu thế giới, 10 trường top đầu, Mỹ luôn chiếm 6- 7 trường cao nhất. Tuy nhiên, ở cấp độ giáo dục phổ thông, Mỹ lọt ngoài top 10. Một trong những nguyên nhân: Mỹ chọn cách chậm rồi nhanh dần và bứt tốc giai đoạn cuối (ngoài ra còn có thể tồn tại những nguyên nhân khác). Kể từ ngày qua Mỹ, mình đã có rất nhiều stt quanh vấn đề giáo dục Mỹ, chỉ xin tóm lược vài ý chính ở đây:

Cấp 1- 2, học trò chủ yếu được học các môn về giáo dục thể chất, nghệ thuật, kỹ năng sống. Các môn kiến thức chỉ ở mức tiếp cận loáng thoáng, vừa phải. Lên cấp 3, khi thể chất đã cứng cáp, kỹ năng sống đã khá hoàn thiện, tâm hồn đã… tươi tắn, học trò bắt đầu bứt tốc, lượng kiến thức phải tiếp cận nâng lên. Các loại kiến thức được chia thành học phần, học trò thi “tốt nghiệp” theo từng gói các môn. Có thể thi trước, thi sau, miễn hoàn thành mỗi “gói” với trình độ nhất định. Bạn có thể đang học lớp 11, nhưng đã hoàn thành học phần của lớp 12, sau đó bắt đầu các “môn” thuộc về hoạt động xã hội, cộng đồng, công việc tình nguyện… Cách học này khiến học trò có thể đầu tư cho những môn ưa thích, các môn còn lại học vừa đủ “sở hụi”. Một anh chàng giỏi toán, tốt nghiệp ở trình độ tiếp cận sâu hơn rất nhiều so với các bạn khác ở môn toán, nhưng có thể chính anh chàng ấy lại viết… sai chính tả tè le ở môn văn. Không sao, vì con đường trước mặt anh ta đã chọn là toán. Các trường đại học tuyển đầu vào theo số điểm mỗi học trò học từ phổ thông, cộng thêm các điểm về hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện… Nếu cố gắng, bạn có thể vào các trường đại học danh giá, thậm chí được miễn học phí. Còn học tàn tàn, các bạn sẽ vào các trường đại học ít danh tiếng hơn, phải đóng tiền. Tuy nhiên, bạn có thể vay tiền chính phủ để học đại học, sau khi ra trường sẽ dùng thu nhập trả dần. Đã có ý kiến, tại sao nhiều nước trên thế giới miễn học phí đại học, mà Mỹ lại không? Và có câu trả lời: Chính sách ganh đua trong việc miễn hay không miễn học phí tùy vào khả năng, nỗ lực học tập, chính là cách thức thúc đẩy sinh viên phải nỗ lực, cạnh tranh, chớ không miễn phí hoàn toàn để bạn cứ thế tàn tàn cũng ra trường. Minh không dám khẳng định câu trả lời này có đúng không về mặt cá nhân. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy, học trò cấp thấp ở Mỹ học khá ẹ, nhưng càng lên cao, đặc biệt khi bước vào môi trường công việc thực thụ, họ luôn… bứt rất xa, bởi một cách thức giáo dục dài hơi, biết phân chia sức lực cho cả cuộc đời. Sau đây là những việc cụ thể hơn:

Ngay khi đặt chân lên đất Mỹ, dù chưa có mảnh giấy tờ nào trong tay, bạn đã được và buộc phải đưa các con tới trường. Cha mẹ để con ở nhà, không đến trường trong một thời gian có hạn định ngắn có thể bị truy tố. Thủ tục nhập trường cho con có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn buổi sáng. Các cháu được… trịnh trọng đón vào lớp. Phụ huynh luôn nhận được lời cảm ơn từ các giáo viên, nhân viên trong trường. Thậm chí nhà trường còn phân công một số bạn đồng hương, nhập cư trước theo kèm, chỉ dẫn bạn mới tới một cách tận tình, cho đến khi bạn mới rành đường đi nước bước. Vì Mỹ là đất nước của trẻ nhập cư. Học phí tất nhiên miễn hoàn toàn. Con cái các gia đình mới nhập cư hầu như ai cũng khó khăn, nên các cháu có thể xin thêm tiền ăn từ chính phủ. Ở bang mình, khu vực mình ở, tất cả học trò ở cách trường trên 1 mile đều có xe đưa rước miễn phí. Sáng đón tại khu nhà, chiều trả lại khu nhà. Các cháu có hoàn cảnh đặc biệt về sức khỏe được phân công xe đón riêng, có thể 1 cháu/1 xe, với nhân viên đón từ cửa và lúc đưa về giao phụ huynh tận cửa, vô cùng cẩn trọng. Xe đưa đón trẻ em đến trường là loại xe được ưu tiên đặc biệt- chi tiết cụ thể mình đã đưa trong nhiều stt trước. Khi đặt chân tới trường, mọi vấn đề về sức khỏe, an toàn, công việc học hành được nhà trường chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi vấn đề liên lạc luôn được nhà trường cập nhật qua điện thoại, email. Có lần, mình nhận được một thông báo khá… ngộ nghĩnh: Bữa nay trường học… báo động, học trò bị “nhốt” tại lớp, không được ra sân chơi trong một khoảng thời gian. Vì có… một chú chó của ai đó đã đi lạc vào sân chơi của trường. Nhà trường hiện đã báo cảnh sát vây bắt được chú chó ấy. Vâng, họ báo động và báo cáo liền với phụ huynh, vì một khả năng có thể xảy ra: Học trò bị chó cắn. Ngoài ra còn vô vàn câu chuyện khác xung quanh chuyện học đường, giáo dục Mỹ… mình đã và sẽ kể sau này.
Có một chi tiết, mình nói để các bậc phụ huynh sắp cho con qua Mỹ yên tâm. Mình có hai nhóc, đứa lớn đã học hết lớp 6 ở một trường quốc tế tại VN, khả năng Anh ngữ ở mức giao tiếp tạm ổn, qua Mỹ cháu nhập cuộc khá nhanh. Nhưng đứa nhỏ, mới học nửa lớp 1 tại VN, khả năng Anh ngữ hầu như bằng 0. Lúc mới vô trường thầy cô luôn phải chọn một bạn đồng hương để trợ lý ngôn ngữ cho cháu. Thời gian một vài tuần đầu, cháu khá hoang mang vì hoàn toàn không thể nghe nói. Tuy nhiên chỉ sau 9 tháng, trong đó có 2 tháng đi học ESL mùa hè, cháu đã nói tiếng Anh… như gió và bằng một chất giọng… đặc sệt Mỹ- hơn hẳn đứa lớn về ngữ điệu. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy yên tâm, thậm chí không cần cho con học tiếng Anh ở VN, có thể vì vậy các cháu còn còn nói nhanh hơn, chuẩn xác hơn.

Có một tâm sự thực tình, dù đang giữa thời gian đầu hội nhập, với bao thứ ngổn ngang, nhưng buổi chiều nhìn những đứa trẻ của mình tung tăng chạy xuống từ school bus, với cái cặp nhẹ tênh trên vai, hai vợ chồng mình đều… nước mắt lưng tròng vì sướng. Không còn điều gì là vất vả, thử thách nữa. Và các cháu thì sao? Cả hai đứa bước vào kỳ nghỉ hè với… nỗi buồn: Chán quá, vậy là ngày mai… phải ở nhà. Tụi con muốn đến trường hơn, vì ở đó vui hơn. Điều này có lẽ rất nhiều phụ huynh có hoàn cảnh giống mình kiểm chứng sự thực. Kỳ sau, mình sẽ kể tiếp tới chuyện học, thi bằng lái xe và bước đầu lái xe trên đất Mỹ.
– Ảnh: Những đứa trẻ đồng ca trong trường tiểu học của con gái mình.

Pháp quyền XHCN: Không yêu, chớ dại nói lời cay đắng

Luật khoa tạp chí

Ngày 29 tháng 6, 2017, Tòa án Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt bản án 10 năm tù dành cho blogger Mẹ Nấm – tên thật là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người đã bị bắt và khởi tố tháng 10/2016 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS.

Bản cáo trạng ngày 31/5/2017 của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa được mẹ của bà Quỳnh công bố trên mạng xã hội vào ngày 23/6/2017.

Theo đó, Viện kiểm sát cáo buộc bà Quỳnh vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự vì đã “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết … tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng … nói xấu Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam … gây hoang mang lo lắng và làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”

Thế nhưng, khi đọc toàn bộ văn bản của BLHS, chúng ta lại không thể nào tìm thấy ba từ “đảng Cộng sản”, và càng không có điều luật cụ thể nào hình sự hóa tội chống đảng cả.

Liệu điều này có đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam có thể chỉ trích, nghi ngờ đảng Cộng sản mà không bị cáo buộc là đã vi phạm pháp luật hay không?

Câu trả lời là không.

Một tội danh điển hình trong mô hình pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Bắt nguồn từ Liên Xô cũ và Trung Quốc, tội “tuyên truyền chống nhà nước” tại Điều 88 BLHS có lịch sử hình thành từ các tội phản cách mạng – counterrevolutionary crimes, mà định nghĩa của các tội phản cách mạng này lại luôn gặp phải chỉ trích từ các nước Tây phương.

Theo giáo sư Xin Ren, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc ở Đại học California (Mỹ), sở dĩ có sự chỉ trích như thế là vì luật pháp của các nước Tây phương đều đặt trọng tâm vào việc một người không thể bị kết tội hình sự chỉ vì tư tưởng của mình, cho dù đó là tư tưởng phạm tội (criminal thoughts) đi chăng nữa.

Ngược lại, định nghĩa về hành vi cấu thành tội hình sự trong những hệ thống luật Âu – Mỹ bắt buộc cần phải có cả hai yếu tố: ý chí phạm tội (mens rea) và hành vi phạm tội (actus reas).

Riêng đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hay chống phá nhà nước, hầu hết các hệ thống pháp luật Âu Mỹ đều không hình sự hóa việc bày tỏ hay thể hiện sự bất mãn của người dân đối với chính quyền hoặc đảng cầm quyền nếu những lời kêu gọi ấy chỉ cổ súy sự thay đổi trong ôn hòa và phi bạo lực (non-violence).

Có thể nói, tại các nhà nước pháp quyền phương Tây, cho dù có thể cố gán ghép tư tưởng của một nhà bất đồng chính kiến là ý chí phạm tội – mens reas – đi chăng nữa, thì việc diễn đạt tư tưởng qua lời nói hay câu chữ để bày tỏ sự bất mãn, nghi ngờ, chán ghét, thậm chí là phản đối nhà nước hoặc đảng cầm quyền đều không phải là hành vi phạm tội – actus reas.

Thậm chí, hình sự hóa việc diễn đạt các tư tưởng của người dân còn bị xem là hành vi đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do diễn đạt.

Chẳng hạn như ở Mỹ, không ai bị bỏ tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước Hoa Kỳ” chỉ vì họ viết ra hay cổ súy những tư tưởng chỉ trích, bài xích, thậm chí là kêu gọi lật đổ sự nắm quyền của đảng Cộng hòa (hiện là phe đa số tại Quốc hội).

Ngược lại, các tội danh tuyên truyền chống nhà nước tại Trung Quốc và Việt Nam thường xuyên được áp dụng đối với những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa.

Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình năm 2010, giáo sư Trung Quốc Liu Xiaobo đã bị kết án 11 năm tù với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền vì những lời kêu gọi dân chủ hoá đất nước.

Tại Việt Nam, doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị kết án 16 năm tù theo Điều 79 BLHS với cùng một tội danh cho một hành vi khá tương tự như giáo sư Liu, dùng ngòi bút cổ suý dân chủ hóa tại Việt Nam.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm). Ảnh: Facebook nhân vật.

Văn hóa pháp lý truyền thống giúp phát triển tư tưởng của pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Giáo sư Xin Ren đã nhận định, việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục sử dụng các tội danh phản cách mạng và tuyên truyền chống nhà nước thể hiện sự kế thừa tư tưởng Pháp gia (Fajia – 法家 – Legalist) của đảng Cộng sản.

Và cũng chính tư duy pháp lý từ thời kỳ phong kiến đó đã nuôi dưỡng mô hình pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để nó phát triển thuận lợi và lớn mạnh như ngày nay.

Đảng Cộng sản đã dùng đến các phương pháp khá cực đoan để xóa bỏ giai cấp và những gì mà họ cho là tàn dư của thời kỳ phong kiến trên con đường tiến đến xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, văn hóa pháp lý trải dài hơn 2.000 năm của Nho giáo và tư tưởng Pháp gia lại được họ tiếp tục sử dụng như những trụ cột vững chắc nhất cho nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc.

Tư tưởng Pháp gia đặt nặng vấn đề trừng phạt (sanctioned-oriented) một cá nhân mà chế độ cầm quyền cho là có tội, hơn là đặt ra các định nghĩa rõ ràng là một người phải có những hành vi gì thì mới bị xem là đã vi phạm pháp luật.

Vì thế, văn hóa pháp lý tại Trung Quốc vốn luôn chấp nhận và dung dưỡng cho các thế lực chính trị thao túng hệ thống pháp lý.

Đây cũng là lý do vì sao đa số giới luật sư, luật gia và thẩm phán đều không bày tỏ thái độ phản đối gì đối với việc nhà nước bỏ tù một công dân có tư tưởng chỉ trích hay nghi ngờ đến quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản.

Về mặt bản chất, các yếu tố cấu thành tội tuyên truyền chống nhà nước vốn không mấy khác những vụ án “văn tự ngục” (wen zi yu文字獄 – literary inquisition) đã xảy ra tràn lan trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Văn tự ngục là các bản án thanh trừng đẫm máu những tác giả của các bài văn hoặc bài thơ bị xem là “bất kính, phạm thượng”, vì đã dám manh nha có tư tưởng bày tỏ sự bất mãn hoặc chỉ trích hoàng đế, cho dù là rất nhỏ.

Vì điểm mấu chốt và quan trọng nhất đối với giai cấp lãnh đạo – cho dù là các hoàng đế ngày trước hay là đảng Cộng sản hiện nay – đó là họ không cho phép người dân thể hiện và cổ súy bất kỳ tư tưởng nào có thể gieo vào lòng công chúng sự nghi ngờ về quyền lãnh đạo tuyệt đối của mình. Mà trên hết, họ không thể để những tư tưởng ấy được lan tràn và phổ biến.

Đừng nói! Ảnh: SCMP.

Các quyền tự do và quyền con người không thể được dùng để chỉ trích đảng

Theo giáo sư Xin Ren, tuy Hiến pháp của Trung Quốc đều có các điều khoản bảo vệ quyền con người của người dân, nhưng khuôn khổ của việc thực hiện các quyền tự do, quyền con người phải nằm trong vòng kiểm soát của nhà nước. Người dân có thể thực hiện tất cả các quyền đó với điều kiện là họ không đả động đến tính chính danh và sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.

Giáo sư Xin Ren kết luận, trong mô hình pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, chúng ta sẽ không nhìn thấy bất kỳ câu chữ nào quy định tội chống đảng. Tuy nhiên, tính chính danh của các chính sách và cương lĩnh của đảng Cộng sản sẽ luôn luôn cần người dân xác nhận bằng sự tin tưởng tuyệt đối của họ vào đảng.

Và vì vậy, pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ đặt ra một hệ thống luật pháp chỉ có thể được áp dụng theo mô hình từ trên áp xuống (vertical application of the law), và sẽ chặn đứng bất kỳ động thái phản kháng nào từ phía ngưới dân. Hệ thống luật pháp đó sẽ không bao giờ là một sân chơi cho những cá nhân muốn thách thức nó và những điều luật vi hiến mà nó đặt ra.

Bản án của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngày hôm nay cũng đã giúp chứng minh phần nào kết luận của giáo sư Xin.

Tài liệu tham khảo:

Châu Âu cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ?

0
Căng thẳng tại Biển Đông với việc Trung Quốc không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa không chỉ khiến các láng giềng châu Á hay Hoa Kỳ lo ngại. Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có tham vọng vượt khỏi các vùng nước bao quanh quốc gia này gây lo ngại cho cả châu Âu. Trong bài viết « Cần làm gì trước sức mạnh hải quân Trung Quốc ? », đăng tải ngày 03/07/2017, nhà chính trị học Pháp Mathieu Duchatel (1), nhấn mạnh đến mối đe dọa lớn về dài hạn mà châu Âu cần phải đối mặt. Đó là ỷ vào sức mạnh hải quân và hàng hải, Trung Quốc có thể « trực tiếp thách thức hơn nữa » hệ thống luật pháp quốc tế về biển. Tăng cường hợp tác hải quân với Trung Quốc, đồng thời nỗ lực cách tân công nghệ hàng hải, được tác giả đề xuất như các biện pháp để hóa giải mối đe dọa này. RFI giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel.

RFI

media

Ỷ sức mạnh, thách thức luật pháp quốc tế

Nhà chính trị học Mathieu Duchatel nhấn mạnh « kịch bản tồi tệ nhất đối với châu Âu » là một nước Trung Hoa ngày càng dựa vào sức mạnh hải quân bất chấp luật pháp quốc tế về biển, không cần chú ý đến hợp tác quốc tế. Điều này đặc biệt thấy rõ với phán quyết của một tòa án quốc tế trong vụ Philippine kiện Trung Quốc về Biển Đông, đưa ra hồi tháng 7/2016. Vụ kiện được coi là một thắng lợi của Manila được đông đảo các nước trên thế giới ủng hộ.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu của European Council on Foreign Relations lưu ý, thay vì coi phán quyết này là « một yếu tố quan trọng » bảo đảm sự ổn định quốc tế, thì Bắc Kinh lại ngày càng có xu hướng coi luật pháp quốc tế về biển như là « một công cụ thống trị của phương Tây ». « Việc Trung Quốc quyết định không công nhận phán quyết của tòa để lại một tình thế nguyên trạng gây khó xử cho tất cả các bên ».

Nhà chính trị học giải thích : Thái độ của Trung Quốc phơi bày sự « rạn nứt quốc tế » (clivage international) trong việc giải thích công ước Montego Bay, tức Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, gọi tắt là UNCLOS (United Nations Convention on the Law of the Seas). Tác giả khẳng định là lờ đi mối rạn nứt này không phải là giải pháp, bởi vấn đề không những sẽ trở lại, mà có thể còn trở nên « nghiêm trọng hơn», với « những thách thức trực tiếp hơn của Bắc Kinh đối với luật pháp quốc tế về biển ».

Châu Âu đã chứng kiến các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa tại Trường Sa, Biển Đông, kể từ năm 2015, nguy cơ đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và liên quân Mỹ-Nhật. Trong tình hình này, nhận xét có thể rút ra là trong hiện tại châu Âu rất khó mang lại « một ảnh hưởng tích cực đối với vấn đề an ninh hàng hải châu Á ».

Tàu sân bay – bề nổi của tham vọng Trung Quốc

Hậu thuẫn cho thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc là sức mạnh hải quân mà nước này đang có kế hoạch phát triển, trước hết là các tàu sân bay. Theo nhà chính trị học Pháp, châu Âu không nên « giả đò ngạc nhiên », trong năm năm nữa, khi một trong các tàu sân bay của quân đội Trung Quốc thả neo tại Djibouti (đông Phi), nơi Bắc Kinh đang xây dựng một căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.

Trong hiện tại, rất ít có khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc không kích tại vùng Vịnh hay miền đông châu Phi. Tuy nhiên, điều này không phải là không thể, nếu một quốc gia yêu cầu Trung Quốc can thiệp để giành lại một phần lãnh thổ, như kiểu chính quyền Syria cầu viện Nga, hay việc tham gia vào một chiến dịch của liên quân quốc tế, được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm. Việc sở hữu tàu sân bay cho phép Trung Quốc dễ dàng thực hiện mục tiêu này.

Tàu sân bay vừa được dùng để giành ưu thế trong chiến tranh trên biển, cũng như là điểm tựa cho sức mạnh không quân, nhưng đồng thời cũng là một vũ khí răn đe, và phương tiện gây áp lực về ngoại giao. Một chuyên gia quân sự Trung Quốc coi tàu sân bay là « phương tiện gần nhất với binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu), cho phép khuất phục đối phương mà không cần chiến tranh ». Cụ thể là, Bắc Kinh có thể tổ chức rầm rộ một cuộc sơ tán thường dân Trung Quốc khỏi một khu vực nguy hiểm tại một quốc gia khác, với sự hỗ trợ của một nhóm tàu chiến, với tàu sân bay làm trụ cột.

Theo nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel, kể từ năm 2012, Bắc Kinh đã công khai nói đến « các chiến dịch quân sự không phải là chiến tranh », nhằm phục vụ cho « các lợi ích ở nước ngoài » của Trung Quốc, trong đó có việc bảo vệ kiều dân và đầu tư Trung Quốc.

Hải quân : Trọng tâm trong chiến lược toàn cầu

Ông Mathieu Duchatel nhấn mạnh là các tàu sân bay chỉ là bề nổi của sức mạnh hải quân mà Trung Quốc đang phát triển. Truyền thông Trung Quốc coi đây là biểu tượng của uy lực. Tuy nhiên, đây chỉ một phần « không đáng kể » trong các khoản đầu tư khổng lồ của Trung Quốc cho ngành đóng tàu và các khoa học và công nghệ về biển.

Năm 2012, tại Đại hội 18 của đảng Cộng Sản, Bắc Kinh chính thức đưa việc phát triển « sức mạnh hải quân qui mô lớn » vào hàng các mục tiêu chiến lược quốc gia. Trong Đại hội thứ 19, mùa thu năm nay, chắc chắn mục tiêu này sẽ được tái khẳng định. Hải quân sẽ tiếp tục được coi như một « phương tiện chính » để bảo đảm an ninh cho « giai đoạn toàn cầu kinh tế mới » của Trung Quốc, với đặc điểm là đầu tư mạnh ra nước ngoài.

Chiến lược quân sự chính thức của Trung Quốc được công bố năm 2015 coi các đại dương như lĩnh vực trọng yếu về an ninh, cũng như không gian và tin học. Chiến lược này đưa ra khái niệm « bảo vệ các vùng biển xa » (open seas protection), phối hợp với « phòng ngự biển gần » (offshore defense), vốn là trục chính trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh cho đến lúc đó.

Nhà chính trị học Pháp đặt ra một loạt câu hỏi về chiến lược quân sự của Trung Quốc trong tương lai, mà châu Âu cần hiểu rõ. Bắc Kinh sẽ ưu tiên phát triển sức mạnh quân sự trên biển hay trên bộ ? Chiến lược « biển xa » liệu có trở thành « chủ trương chính » của hải quân Trung Quốc ? Liệu Trung Quốc sẽ ưu tiên tàu ngầm nguyên tử trong hệ thống răn đe hạt nhân nói chung ? Phải chăng mục tiêu bảo vệ Con đường Tơ lựa trên biển sẽ quyết định đường hướng phát triển của hải quân Trung Quốc ? Và đặc biệt là vấn đề mối liên hệ giữa chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc và các căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông hiện nay.

***

Để hóa giải những thách thức của Trung Quốc, nhà chính trị học Mathieu Duchatel ủng hộ việc Liên Hiệp Châu Âu gia tăng các hợp tác về hải quân với Bắc Kinh. Hiện tại các hợp tác mới chỉ giới hạn trong một số cuộc diễn tập chống hải tặc quy mô nhỏ tại vùng vịnh Aden, hay việc hộ tống các đoàn tàu biển của Chương Trình Lương Thực Liên Hiệp Quốc tới Somalia. Theo tác giả, Bruxelles hiện đã có kế hoạch nâng cấp các hợp tác.

Bên cạnh việc hợp tác hải quân, công nghệ đóng tàu và hàng hải nói chung của Trung Quốc cũng là « một thách thức kinh tế » đối với châu Âu. Công nghệ hàng hải là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên của chương trình « Made in China 2025 », nhằm đưa Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thế giới trong một số lĩnh vực then chốt.

Tác giả cảnh báo là trong hiện tại, nhiều người vẫn còn « khinh rẻ » trình độ công nghệ của Trung Quốc, nhưng về dài hạn châu Âu rất có thể sẽ phải cạnh tranh với Bắc Kinh trong hàng loạt lĩnh vực như xuất khẩu tàu chiến, tàu du lịch hạng sang, công nghệ thăm dò, khai thác đáy biển. Các tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực này buộc châu Âu phải có các chính sách hỗ trợ « cạnh tranh công nghiệp » một cách thích đáng.

—-

(1) Nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel là trợ lý giám đốc chương trình Châu Á và Trung Quốc, thuộc Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations)

Mỹ-Hàn tập trận tên lửa đáp lại vụ bắn hỏa tiễn liên lục địa của BTT

1

Theo hãng tin Yonhap, hôm nay, 05/07/2017, quân đội Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã bắn các tên lửa đạn đạo trong một cuộc tập trận, với kịch bản là một cuộc tấn công vào Bắc Triều Tiên. Cuộc thao dược này nhằm đáp lại vụ bắn thử tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên hôm qua. Bình Nhưỡng hôm nay khẳng định là tên lửa này có mang « một đầu đạn hạt nhân rất lớn ». Phía Hoa Kỳ xác nhận đây đúng là một tên lửa liên lục địa.

RFI

Thanh Phương, Trọng Nghĩa, Mai Vân

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình về phản ứng của Seoul và Washington :

« Vụ bắn thử thành công tên lửa liên lục địa là một « món quà » tặng cho những « tên Mỹ khốn kiếp » nhân ngày Quốc khánh của chúng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un đã tuyên bố như trên. Quyết định khiêu khích tới cùng, ông hứa sẽ có những « món quà » khác trong tương lai.

Trong phản ứng đầu tiên, quân đội Hàn Quốc và Mỹ sáng nay đã bắn các tên lửa đạn đạo « với độ chính xác rất cao » ở vùng bờ biển phía đông của Bắc Triều Tiên. Nhưng hành động biểu dương sức mạnh này chắc là sẽ không làm nhụt chí Bình Nhưỡng.

Washington cũng đã yêu cầu triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều người kêu gọi ban hành các biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đối với chế độ Bắc Triều Tiên, ví dụ như trừng phạt những ngân hàng và những công ty giao thương với Bình Nhưỡng.

Trên thực tế, cả Hoa Kỳ và các đồng minh đều không có phương án nào khác. Mở một cuộc tấn công ngăn ngừa thì có nguy cơ gây nên một cuộc chiến tranh. Thay đổi chế độ, như yêu cầu của một số người, thì rất khó mà làm được. Về giải pháp ngoại giao, kể từ nay rõ ràng là Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ chấp nhận phi hạt nhân hóa. Ngay cả việc tạm đình chỉ chương trình tên lửa đạn đạo cũng ngày càng khó mà xảy ra. »

Mỹ xác nhận hỏa tiễn Bắc Triều Tiên thuộc loại « tầm xa »

Trong cuộc họp ngay sau vụ bắn thử hôm qua, Lầu Năm Góc đã nói đấy chỉ là hỏa tiễn tầm trung, nhưng sau đó ngay trong ngày đã xác nhận rằng hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên thử nghiệm « thành công » đúng là loại tầm xa. Ngoại trưởng Mỹ Tillerson cũng xác nhận và nói đến « mối đe dọa gia tăng ».

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Capomaccio, cho biết chi tiết :

« Thông cáo đầu tiên của Lầu Năm Góc, sáng hôm qua, nói đến một hỏa tiễn tầm trung được Bắc Triều Tiên thử nghiệm thành công. Hỏa tiễn đã bay trong thời gian 37 phút trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản.

Nhưng đánh giá của các chuyên gia đã thay đổi trong ngày. Theo phân tích đường đạn đạo thì đó là một hỏa tiễn tầm xa chứ không phải tầm trung.

Đây là bằng chứng tiến bộ của Bắc Triều Tiên… cho dù tổng thống Mỹ Donald Trump phủ nhận. Loại hỏa tiễn này có thể bắn tới Alaska, tức là lãnh thổ Mỹ.

« Tất cả các giải pháp đều đặt trên bàn ». Từ nhiều tuần qua, Lầu Năm Góc đã nói đi nói lại như thế… Nhưng vấn đề không đơn giản. Rõ ràng Trung Quốc, mà ông Trump muốn dựa vào, đã không thể, hay không muốn, gây sức ép hơn nữa lên Bình Nhưỡng.

Washington chỉ còn có cách đưa ra những biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với Bắc Triều Tiên và nhất là những ngân hàng Trung Quốc giao dịch với quốc gia này.

Cuối cùng còn lại biện pháp quân sự, mà Lầu Năm Góc gọi là giải pháp cuối cùng. Hoạt động ngoại giao trực tiếp giữa Washington và Bình Nhưỡng là điều hoàn toàn không thể tiến hành ».

Đề xuất dùng THAAD bắn tên lửa Bắc Triều Tiên

Nhìn chung các đối sách mà Mỹ và quốc tế áp dụng nhằm ngăn cản tiến trình trang bị tên lửa hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều thất bại. Trong bối cảnh đó, một chuyên gia Pháp đã gợi đến một biện pháp táo bạo, nhưng có thể có hiệu quả, đó là dùng hệ thống THAAD đặt tại Hàn Quốc để bắn rơi tên lửa Bắc Triều Tiên trong lần thử nghiệm tới đây.

Trả lời Ban Pháp Ngữ RFI, chuyên gia Mathieu Duchatel phân tích :

« Bắc Triều Tiên đang có những bước tiến nhanh chóng và đang càng lúc càng chứng tỏ được là những lời nói của họ rất đáng tin. Các biện pháp trừng phạt, áp lực ngoại giao, đối thoại, đều thất bại, và tôi cho rằng sẽ đến lúc mà Hoa Kỳ phải tính đến vấn đề sử dụng võ lực.

Vấn đề là dùng sức mạnh đánh cụ thể vào cái gì ? Đối với Bình Nhưỡng, họ đang càng lúc càng chạy theo logic là phải tăng cường các công cụ răn đe hạt nhân để đối phó với nguy cơ Bắc Triều Tiên bị « chặt đầu ». Nhưng điều đó chỉ có nghĩa là chế độ bị triệt tiêu, chứ không phải là các đầu đạn hạt nhân hay tên lửa, vì phá hủy những thứ đó là điều không thể làm được.

Đối với Mỹ, tuy nhiên còn một giải pháp nữa, dù nhiều rủi ro, nhưng không thể loại trừ trong trung hạn : Đó là nhân một cuộc thử nghiệm tên lửa sắp tới của Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ sử dụng hệ thống chống tên lửa đạn đạo THAAD của họ để đánh chặn hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên trên không trung.

Điều đó cho phép Mỹ bắn đi thông điệp là hệ thống lá chắn chống tên lửa mạnh hơn các hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Triều Tiên ».

Đã có pháp quyền, vậy pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Luật khoa tạp chí

Nhà nước pháp quyền (rule of law) là một mô hình nhà nước mà các quốc gia dân chủ hiện đại đã và đang hướng đến.

Ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng thấy có không ít những nỗ lực từ các tổ chức xã hội dân sự, giới học giả, và cả từ phía chính quyền, trong việc kêu gọi cải cách pháp luật, để Việt Nam ngày càng trở thành một nhà nước pháp quyền.

Tuy nhiên, tương tự như ở Trung Quốc, định nghĩa pháp quyền của nhà nước Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ thống chính trị nên có phần khá đặc biệt so với các nước khác.

Hiến pháp năm 2013, Điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

Vì vậy, pháp quyền trong định nghĩa của nhà nước Việt Nam không chỉ đơn giản là “pháp quyền” – rule of law, mà nó là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” – socialist rule of law.

Pháp quyền và pháp quyền xã hội chủ nghĩa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Theo giáo sư Martin Krygier của Đại học Luật New South Wales, Úc, thì định nghĩa về pháp quyền (rule of law) ở phương Tây hiện nay phần lớn chịu ảnh hưởng của Albert Venn Dicey, luật gia và nhà tư tưởng nổi tiếng người Anh ở thế kỷ 19.

Albert Venn Dicey cho rằng, giữa người dân và chính quyền, hoặc giữa người dân với nhau, tất cả đều phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật (equality before the law). Và luật pháp thường thức phải được xem là tối cao (supremacy of the regular or ordinary law).

Vì vậy, không một nhà nước nào có thể dùng luật để cai trị người dân một cách tùy tiện, trong khi chính quyền lại nằm ngoài vòng kiểm soát của luật pháp. Hiến pháp, theo Dicey, chính là kết quả của việc sử dụng pháp luật thường thức (ordinary law) để đảm bảo các quyền lợi của người dân, chứ không phải là nơi ban phát các quyền này đến cho họ.

Những nguyên tắc cơ bản của một nhà nước pháp quyền trong một xã hội tự do còn được tổ chức International Commission of Jurists (ICJ) tóm tắt tại Tuyên bố Delhi năm 1959 (Delhi Declaration 1959).

Theo ICJ, trong một nhà nước pháp quyền, chuẩn mực tố tụng (due process) và quyền được xét xử công bằng (fair trial) của người dân phải được đảm bảo và không thể thỏa hiệp. Ngoài ra, nhà nước pháp quyền sẽ đặt việc tuân thủ Luật tự nhiên (Natural law) lên trên hết, và vì vậy các quyền con người của người dân phải được thực thi đầy đủ mà không bị cản trở. Chính quyền phải đặt mình dưới pháp luật.

Thế thì nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lại có gì khác với những định nghĩa về nhà nước pháp quyền nói trên?

Trung Quốc và Việt Nam cùng hiểu “pháp quyền” theo một nghĩa, và nghĩa đó rất khác với cách hiểu của phương Tây. Ảnh: Japan Times.

Đặc sản của các nước theo chủ nghĩa cộng sản

Trong một nghiên cứu về pháp quyền và mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa (Socialism and the Rule of Law) công bố năm 1988, giáo sư luật người Anh, Laurence Lustgarten đã định nghĩa pháp quyền ở các nước Âu – Mỹ nói chung, đều dựa trên tinh thần chủ nghĩa cá nhân (individualism) và chủ nghĩa tự do (liberalism). Đây là những khái niệm không thể tồn tại trong mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Vì theo giáo sư Laurence Lustgarten, tại các quốc gia cộng sản, giai cấp, quyền tư hữu, cũng như chủ nghĩa cá nhân đều bị xóa bỏ. Mục tiêu của các thể chế này là đảm bảo trật tự xã hội để tiến đến xã hội chủ nghĩa. Và để đạt được mục tiêu này, quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội đều được trao cho đảng Cộng sản, là lực lượng đại diện cho ý nguyện tập thể của số đông người dân.

Do đó, trong mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật không được đảm bảo là tối cao, vì nó không thể cao hơn sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Ngoài ra, luật pháp còn phải đồng hành cùng các mục tiêu chung trong các chính sách của đảng. Và kết quả là nó dẫn đến một mô hình xã hội toàn trị (authoritarian state).

Chính Hiệu trưởng Wang Zhenmin của Đại học Luật Tsinghua tại Beijing đã giải thích về pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Trung Quốc cho giới truyền thông, sau tuyên bố của Xi Jinping tại đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18 năm 2014 như sau:

“Luật pháp bản thân nó là việc luật hóa và hệ thống hóa các chính sách của Đảng; luật là chính sách của Đảng dành cho nhà nước và được giải thích bởi Quốc hội thông qua các thủ tục lập pháp; chính sách của Đảng là linh hồn và nền tảng của pháp luật.”

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo luật sư và nhà nghiên cứu về pháp luật Trung Quốc, Rebecca Liao, là một “nghịch lý chính trị”. Bà Liao cho rằng, tại những nơi như Trung Quốc, pháp luật vốn chỉ là công cụ của đảng Cộng sản.

Chính quyền do đảng Cộng sản lãnh đạo không nằm dưới pháp luật mà ngược lại, đứng trên nó. Các quan chức lãnh đạo của đảng Cộng sản dùng pháp luật để cai trị người dân một cách hữu hiệu hơn, nhưng đồng thời lại đặt mình nằm ngoài vòng pháp luật.

Tại Việt Nam, năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản cũng từng phát biểu rằng, Hiến pháp là “văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng”.

Một ví dụ được luật sư Liao, đưa ra để dẫn chứng cho kết luận nói trên là việc khiếu kiện chính quyền tại Trung Quốc.

Người dân hầu như không thể nộp đơn khiếu kiện chính quyền hoặc những nhà lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản. Tuy rằng trong những năm gần đây ở Trung Quốc, các bộ luật liên quan đến việc khiếu kiện chính quyền và quan chức đã phần nào được cải cách theo chiều hướng có lợi cho người dân. Thế nhưng, trong thực tế, các vụ kiện đó đều bị chính quyền tìm cách ép buộc người dân phải hòa giải hoặc bãi nại.

Cũng theo luật sư Liao, vai trò của các thẩm phán trong hệ thống luật pháp xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Và vì thế, tòa án không hề độc lập. Trước pháp luật, người dân và chính quyền vốn không phải là hai thực thể bình đẳng. Các thẩm phán vẫn đưa ra những phán quyết có lợi cho chính quyền, chứ không áp dụng luật pháp một cách công bình.

Zhou Qiang, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã yêu cầu ngành toà án cần tránh xa các tư tưởng phương Tây về “tư pháp độc lập”. Ảnh: China Daily/Reuters.

Tại Trung Quốc, từ cuối thập niên 1990, chính quyền đã đề cao việc sử dụng cụm từ “ỷ pháp trị quốc” (yi fa zhi guo – 依 法 治 國). Cụm từ này có nghĩa là dùng pháp luật để cai trị, hoặc cai trị “theo quy định của pháp luật”. Họ cũng luật hóa cụm từ này trong Hiến pháp và tiếp tục sử dụng nó cho đến thời điểm hiện tại.

Đây cũng là một đặc điểm khác của mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khiến một số các học giả luật quốc tế cho rằng nó hoàn toàn khác với nhà nước pháp quyền. Việc sử dụng cụm từ này trong các bản Hiến pháp và những bộ luật quốc gia của Trung Quốc, theo giáo sư Susan Trevaskes, phụ tá Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Úc, gia tăng quyền lực cho đảng Cộng sản và các nhóm lợi ích của đảng trong việc cai trị đất nước.

Điều này được khẳng định qua các kỳ đại hội đảng từ thập niên 1990 đến nay, và đặc biệt là qua tuyên bố của Xi Jinping vào cuộc họp toàn thể lần 4 của đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2014. Xi đã nhấn mạnh rằng, sự lãnh đạo toàn diện của đảng Cộng sản chính là định nghĩa của pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Luật pháp không phải là công cụ để uốn nắn, chấn chỉnh nhà nước, mà nó là công cụ của nhà nước để uốn nắn, chấn chỉnh người dân.

Ngôn ngữ pháp lý của Việt Nam cũng khá tương tự như Trung Quốc. Ví dụ, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình ở Việt Nam đều được đảm bảo tại Điều 25 của Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này phải do pháp luật quy định.

Như đã nói ở đầu bài viết, định nghĩa chung của mô hình nhà nước pháp quyền của một xã hội tự do trên thế giới nhấn mạnh việc tôn trọng tối đa các quyền tự nhiên, quyền con người của người dân mà không bị bất kỳ cản trở gì từ phía nhà nước. Nghĩa là, một người đương nhiên có thể thực hiện các quyền này mà không cần nhà nước đặt ra quy định làm thế nào để có thể thực hiện nó.

Khi áp đặt “quy định của pháp luật” lên việc thực hiện các quyền tự nhiên (natural rights) của người dân, thì mô hình của thể chế pháp lý này không phải là nhà nước pháp quyền.

Vì sao chúng ta cần nhìn nhận rõ pháp quyền xã hội chủ nghĩa?

Joshua Rosenzweig, nhà nghiên cứu chiến lược của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) chi nhánh Hong Kong cho rằng, càng sớm nhận rõ sự khác biệt giữa pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại những nơi như Trung Quốc và nhà nước pháp quyền tại các nước dân chủ, càng tốt.

Vì theo ông Rosenzweig, mỗi khi nghe các lãnh đạo Trung Quốc nhắc đến “pháp trị” hay “ỷ pháp trị quốc”, thì giới nghiên cứu quốc tế đều hồ hởi nghĩ rằng Trung Quốc đang nói đến “pháp quyền” theo định nghĩa của họ. Điều này là một phán đoán sai lầm, vì những nơi như Trung Quốc chưa chắc muốn hướng đến nhà nước pháp quyền dựa trên văn hóa chính trị và pháp lý của các nước dân chủ phương Tây.

Không nhận rõ sự khác biệt giữa hai định nghĩa pháp quyền có thể dẫn đến một việc tai hại khi các quốc gia Tây phương ủng hộ những lời hô hào thực thi “pháp trị” hay “ỷ pháp trị quốc” của chính quyền Trung Quốc. Đó là vô hình trung, họ có thể đang tiếp sức cho sự tồn tại của đảng cầm quyền, chứ không phải là giúp đỡ xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự.

Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đề cao việc “ổn định trật tự xã hội” và “kiểm soát an ninh quốc gia”, nhưng không nhắc nhở đến việc đặt quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản dưới pháp luật. Sự bất bình đẳng trong hệ thống pháp lý đó khiến ông Rosenzweig không dám mong mỏi một nền pháp quyền kiểu Âu Mỹ có thể được thực thi trong thời gian gần tại đây.

Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong thực tế là một nhà nước ỷ pháp trị quốc, sử dụng pháp luật để cai trị người dân (rule by law), trong khi bản thân nhà nước thì có quyền đứng trên pháp luật.

Còn nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền (rule of law) đúng nghĩa, thì câu hỏi đầu tiên cần được đặt ra là, làm thế nào để đảm bảo pháp luật có được chỗ đứng tối cao trong xã hội mà không một nhà nước hoặc đảng cầm quyền nào có thể ở trên nó?

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Từ Phương Nga đến Mẹ Nấm: Công lý chọn lọc không phải là công lý

Luật khoa tạp chí

Một trong ba yếu tố định hình một nhà nước pháp quyền (rule of law) ở Âu – Mỹ, theo luật gia Anh Quốc Albert Venn Dicey, là tinh thần bình đẳng trước pháp luật(equality before the law) giữa nhà nước và công dân, cũng như giữa các công dân với nhau.

Tinh thần bình đẳng trước pháp luật được xem là nền tảng cho việc đảm bảo mỗi người dân sẽ được xét xử công bằng (fair trial).

Điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền khẳng định, mỗi bị cáo đều có quyền được xét xử công bằng bởi một tòa án công khai (public trial) với một hội đồng xét xử độc lập và không thiên vị (independent and impartial tribunal).

Không được mang ra xét xử, không được xét xử công khai, hoặc quy trình xét xử không được công bằng như những công dân khác chính là sự vi phạm tinh thần bình đẳng trước pháp luật.

Mô hình pháp quyền XHCN đã từng loại bỏ tinh thần bình đẳng trước pháp luật

Trong quá trình hình thành mô hình nhà nước pháp quyền XHCN tại các nơi như Việt Nam và Trung Quốc, công cuộc đấu tranh giai cấp (class struggle) đã tạo ra một loại công dân hạng hai của chế độ, trực tiếp phá vỡ nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật ở những nơi đó.

Giáo sư Daniel C.K. Chow, nhà nghiên cứu pháp luật Trung Quốc tại Đại học Bang Ohio đã nhận xét, trong thời kỳ Mao Zedong (Mao Trạch Đông), tất cả những ai bị chính quyền liệt vào giai cấp “tư sản” hoặc những người bị xem là “tàn dư của chế độ phong kiến cũ” đều là “kẻ thù giai cấp” (the enemy class). Những người thuộc “kẻ thù giai cấp” hoàn toàn không được đối xử như những công dân bình thường với đầy đủ các quyền, trong đó có quyền được xét xử công bằng.

Kết quả của việc phân loại công dân đã dẫn đến việc xóa bỏ toàn bộ yếu tố “bình đẳng trước pháp luật” trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc trong thời kỳ đó. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự TQ năm 1979 còn liệt kê những phương pháp xử lý mang đầy tính phân biệt đối xử đối với “kẻ thù giai cấp”.

Còn tại miền Bắc Việt Nam, giai đoạn từ năm 1953 đến 1956 của thời kỳ Cải cách ruộng đất (1945-1956), chính quyền phát động phong trào xoá bỏ chế độ phong kiến và chiếm hữu đất đai của giai cấp địa chủ một cách triệt để dựa trên Luật Cải cách Ruộng đất ban hành tháng 12/1953.

Điều này đã dẫn đến việc tịch thu tài sản, đất đai áp dụng đối với những người bị chính quyền xác định là thuộc vào “giai cấp địa chủ” hoặc “tiểu tư sản công thương nghiệp”, mà không cho phép những người đó được biện hộ để bảo vệ tài sản của mình trước bất kỳ một tòa án nào.

Việc xếp loại công dân để từ đó tạo ra một hệ thống pháp luật mang tính phân biệt đối xử đối với những người bị cho là thuộc vào thành phần “chống lại chế độ” càng được thể hiện rõ hơn qua việc ban hành Nghị quyết 49 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết 49 cho phép chính phủ tập trung cải tạo những thành phần “ngoan cố phản cách mạng”, và có thể giam giữ vô hạn định những người này mà không thông qua bất kỳ quy trình tố tụng nào.

Trong khi đó, luật pháp quốc tế lại quy định chính phủ phải cho phép bị cáo được tiếp xúc với luật sư để bảo vệ quyền của mình. Ngoài ra, bị cáo được sử dụng quyền im lặng mà không sợ bị bức cung hay nhục hình, cũng như được gặp gỡ thân nhân, tiếp nhận thăm nuôi và được nhanh chóng mang ra tòa xét xử.

Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng Nghị quyết 49 để giam giữ và tập trung cải tạo hàng chục nghìn cựu quân nhân, công chức và quan chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa mà không thông qua xét xử. Ân xá Quốc tế đã nhận định việc giam giữ những người đó là hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng của họ.

Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn không thể đảm bảo mỗi bị cáo sẽ được xét xử công bằng.

Các tổ chức quốc tế cũng như chính Cao ủy Nhân quyền LHQ đã rất nhiều lần lên tiếng về việc các tù nhân lương tâm tại Việt Nam hiện nay bị giam giữ ròng rã hàng tháng, có khi hàng năm trời, mà không được tiếp xúc với luật sư – như trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài. Họ cũng không được gặp thân nhân, và không được nhận quà thăm nuôi, v.v.

Luật sư Nguyễn Văn Đài. Ảnh: Đất Việt

Đặc biệt là trong các phiên tòa chính trị, thân nhân, bạn bè, người dân, hoặc thậm chí là tham tán chính trị của các Đại sứ quán tại Việt Nam cũng không thể trực tiếp tham dự phiên xử.

Gần đây nhất, vào ngày 29/6/2017, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – đã bị đưa ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS. Theo luật sư Võ An Đôn, một trong những luật sư của bà Quỳnh, thì ông và thân chủ chỉ được chính quyền cho phép gặp mặt vài ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Bà Quỳnh cũng chỉ được gặp mẹ ruột của mình vỏn vẹn trong 5 phút vào một ngày trước phiên xử. Đây cũng là lần đầu tiên bà Quỳnh gặp được người nhà kể từ khi bị bắt giam vào tháng 10/2016.

Mẹ của bà cũng đã không được vào phòng xử án mà phải xem buổi xét xử qua một màn hình ở phòng bên cạnh. Bạn bè và ngay cả những người đã làm đơn xin tham dự với tư cách nhân chứng của vụ án như blogger Trịnh Kim Tiến cũng không được tham gia, cho dù nhà nước Việt Nam khẳng định đây là một phiên xử công khai.

Sau khi phiên tòa kết thúc, các luật sư của bà Quỳnh cũng lên tiếng phản đối việc tòa án đã không cho phép họ thực hiện toàn bộ phần biện hộ hay tuyên triệu nhân chứng giám định của phía Viện Kiểm sát để đối chất.

Trùng hợp là trong cùng một ngày, tại một phiên tòa hình sự khác, không chỉ mẹ ruột của bị cáo được phép tham gia, mà báo chí và người dân cũng dễ dàng tiếp cận được phiên xử. Thậm chí, họ còn có thể sử dụng mạng xã hội để ghi hình và đưa tin tại chỗ. Ngoài ra, phần tranh biện của các bên đều được tòa cho phép tiến hành mà không gặp bất kỳ cản trở gì. Đó là hình ảnh tại phiên xử cựu hoa hậu Trương Hồ Phương Nga.

Hình ảnh trái ngược tại hai buổi xử án ngày 29/6/2017 chính là ví dụ đơn giản nhất giúp chúng ta thấy rằng, mô hình nhà nước pháp quyền được áp dụng tại Việt Nam hiện nay vẫn thiếu yếu tố bình đẳng trước pháp luật giữa công dân với công dân.

Bình đẳng trước pháp luật là quyền của mỗi công dân

Theo tổ chức nhân quyền Châu Âu Fair Trials, quy trình tố tụng hình sự không phải được lập ra để giải quyết các vụ án theo từng hồ sơ một. Ngược lại, hệ thống pháp luật phải xác lập bằng được các chuẩn mực tuyệt đối khách quan để có thể xử lý tất cả các vụ án với cùng một thái độ công bằng như nhau.

Vì vậy, quyền được xét xử công bằng không phải là đặc quyền của bị cáo trong một phiên tòa nào cả. Mà đó là quyền của mỗi chúng ta, kể cả những người có chính kiến, tư tưởng chính trị trái ngược với nhà nước.

Các thế lực chính trị hay dùng lập luận là quyền được xét xử công bằng chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ tội phạm. Nhưng tổ chức Fair Trials gọi đó là một sự ngụy biện nhằm giúp cho các chính phủ phớt lờ việc thực hiện các chuẩn mực về nhân quyền, cũng như gia tăng cơ hội cho các nhân viên công quyền lạm dụng chức vụ và sử dụng tư hình.

Trong khi đó, càng thuộc về tầng lớp nghèo, không có địa vị trong xã hội, thì nguy cơ bị đối xử bất công, bị chèn ép bởi những kẻ có quyền thế lại càng lớn.

Khi đối diện với nhân viên công quyền, mỗi một người đều mong tính mạng, phẩm giá và danh dự của mình sẽ không bị tước đoạt bằng nhục hình, tra tấn. Khi phải đối mặt với tòa án, ai chẳng mong sẽ nhận được một phán quyết công tâm, không thiên vị từ thẩm phán? Khi thường xuyên bị đối xử bất công trong xã hội, người dân càng mong rằng ít nhất họ cũng được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Những mong muốn rất đỗi bình dị này của người dân chính là cơ sở cho quyền được xét xử công bằng ra đời và trở thành một quyền con người trong luật pháp quốc tế.

Cũng theo tổ chức Fair Trials, nếu quyền xét xử công bằng của mỗi công dân đều được đảm bảo và thực thi thì điều đó sẽ giúp cho xã hội càng vững tin là tòa án chỉ bỏ tù những kẻ thật sự phạm tội.

Và chỉ khi có được quyền căn bản này, chúng ta mới có thể đặt trọn niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Tài liệu tham khảo:

“Kẻ thù giai cấp” có được bình đẳng trước pháp luật?

Luật khoa tạp chí

Một trong ba yếu tố định hình một nhà nước pháp quyền (rule of law) ở Âu – Mỹ, theo luật gia Anh Quốc Albert Venn Dicey, là tinh thần bình đẳng trước pháp luật(equality before the law) giữa nhà nước và công dân, cũng như giữa các công dân với nhau.

Tinh thần bình đẳng trước pháp luật được xem là nền tảng cho việc đảm bảo mỗi người dân sẽ được xét xử công bằng (fair trial).

Điều 10 của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền khẳng định, mỗi bị cáo đều có quyền được xét xử công bằng bởi một tòa án công khai (public trial) với một hội đồng xét xử độc lập và không thiên vị (independent and impartial tribunal).

Không được mang ra xét xử, không được xét xử công khai, hoặc quy trình xét xử không được công bằng như những công dân khác chính là sự vi phạm tinh thần bình đẳng trước pháp luật.

Mô hình pháp quyền XHCN đã từng loại bỏ tinh thần bình đẳng trước pháp luật

Trong quá trình hình thành mô hình nhà nước pháp quyền XHCN tại các nơi như Việt Nam và Trung Quốc, công cuộc đấu tranh giai cấp (class struggle) đã tạo ra một loại công dân hạng hai của chế độ, trực tiếp phá vỡ nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật ở những nơi đó.

Giáo sư Daniel C.K. Chow, nhà nghiên cứu pháp luật Trung Quốc tại Đại học Bang Ohio đã nhận xét, trong thời kỳ Mao Zedong (Mao Trạch Đông), tất cả những ai bị chính quyền liệt vào giai cấp “tư sản” hoặc những người bị xem là “tàn dư của chế độ phong kiến cũ” đều là “kẻ thù giai cấp” (the enemy class). Những người thuộc “kẻ thù giai cấp” hoàn toàn không được đối xử như những công dân bình thường với đầy đủ các quyền, trong đó có quyền được xét xử công bằng.

Kết quả của việc phân loại công dân đã dẫn đến việc xóa bỏ toàn bộ yếu tố “bình đẳng trước pháp luật” trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc trong thời kỳ đó. Hơn nữa, Bộ luật Hình sự TQ năm 1979 còn liệt kê những phương pháp xử lý mang đầy tính phân biệt đối xử đối với “kẻ thù giai cấp”.

Còn tại miền Bắc Việt Nam, giai đoạn từ năm 1953 đến 1956 của thời kỳ Cải cách ruộng đất (1945-1956), chính quyền phát động phong trào xoá bỏ chế độ phong kiến và chiếm hữu đất đai của giai cấp địa chủ một cách triệt để dựa trên Luật Cải cách Ruộng đất ban hành tháng 12/1953.

Điều này đã dẫn đến việc tịch thu tài sản, đất đai áp dụng đối với những người bị chính quyền xác định là thuộc vào “giai cấp địa chủ” hoặc “tiểu tư sản công thương nghiệp”, mà không cho phép những người đó được biện hộ để bảo vệ tài sản của mình trước bất kỳ một tòa án nào.

Việc xếp loại công dân để từ đó tạo ra một hệ thống pháp luật mang tính phân biệt đối xử đối với những người bị cho là thuộc vào thành phần “chống lại chế độ” càng được thể hiện rõ hơn qua việc ban hành Nghị quyết 49 năm 1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nghị quyết 49 cho phép chính phủ tập trung cải tạo những thành phần “ngoan cố phản cách mạng”, và có thể giam giữ vô hạn định những người này mà không thông qua bất kỳ quy trình tố tụng nào.

Trong khi đó, luật pháp quốc tế lại quy định chính phủ phải cho phép bị cáo được tiếp xúc với luật sư để bảo vệ quyền của mình. Ngoài ra, bị cáo được sử dụng quyền im lặng mà không sợ bị bức cung hay nhục hình, cũng như được gặp gỡ thân nhân, tiếp nhận thăm nuôi và được nhanh chóng mang ra tòa xét xử.

Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng Nghị quyết 49 để giam giữ và tập trung cải tạo hàng chục nghìn cựu quân nhân, công chức và quan chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa mà không thông qua xét xử. Ân xá Quốc tế đã nhận định việc giam giữ những người đó là hành vi vi phạm quyền được xét xử công bằng của họ.

Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn không thể đảm bảo mỗi bị cáo sẽ được xét xử công bằng.

Các tổ chức quốc tế cũng như chính Cao ủy Nhân quyền LHQ đã rất nhiều lần lên tiếng về việc các tù nhân lương tâm tại Việt Nam hiện nay bị giam giữ ròng rã hàng tháng, có khi hàng năm trời, mà không được tiếp xúc với luật sư – như trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài. Họ cũng không được gặp thân nhân, và không được nhận quà thăm nuôi, v.v.

Luật sư Nguyễn Văn Đài. Ảnh: Đất Việt

Đặc biệt là trong các phiên tòa chính trị, thân nhân, bạn bè, người dân, hoặc thậm chí là tham tán chính trị của các Đại sứ quán tại Việt Nam cũng không thể trực tiếp tham dự phiên xử.

Gần đây nhất, vào ngày 29/6/2017, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – đã bị đưa ra xét xử với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 BLHS. Theo luật sư Võ An Đôn, một trong những luật sư của bà Quỳnh, thì ông và thân chủ chỉ được chính quyền cho phép gặp mặt vài ngày trước khi phiên tòa diễn ra.

Bà Quỳnh cũng chỉ được gặp mẹ ruột của mình vỏn vẹn trong 5 phút vào một ngày trước phiên xử. Đây cũng là lần đầu tiên bà Quỳnh gặp được người nhà kể từ khi bị bắt giam vào tháng 10/2016.

Mẹ của bà cũng đã không được vào phòng xử án mà phải xem buổi xét xử qua một màn hình ở phòng bên cạnh. Bạn bè và ngay cả những người đã làm đơn xin tham dự với tư cách nhân chứng của vụ án như blogger Trịnh Kim Tiến cũng không được tham gia, cho dù nhà nước Việt Nam khẳng định đây là một phiên xử công khai.

Sau khi phiên tòa kết thúc, các luật sư của bà Quỳnh cũng lên tiếng phản đối việc tòa án đã không cho phép họ thực hiện toàn bộ phần biện hộ hay tuyên triệu nhân chứng giám định của phía Viện Kiểm sát để đối chất.

Trùng hợp là trong cùng một ngày, tại một phiên tòa hình sự khác, không chỉ mẹ ruột của bị cáo được phép tham gia, mà báo chí và người dân cũng dễ dàng tiếp cận được phiên xử. Thậm chí, họ còn có thể sử dụng mạng xã hội để ghi hình và đưa tin tại chỗ. Ngoài ra, phần tranh biện của các bên đều được tòa cho phép tiến hành mà không gặp bất kỳ cản trở gì. Đó là hình ảnh tại phiên xử cựu hoa hậu Trương Hồ Phương Nga.

Hình ảnh trái ngược tại hai buổi xử án ngày 29/6/2017 chính là ví dụ đơn giản nhất giúp chúng ta thấy rằng, mô hình nhà nước pháp quyền được áp dụng tại Việt Nam hiện nay vẫn thiếu yếu tố bình đẳng trước pháp luật giữa công dân với công dân.

Bình đẳng trước pháp luật là quyền của mỗi công dân

Theo tổ chức nhân quyền Châu Âu Fair Trials, quy trình tố tụng hình sự không phải được lập ra để giải quyết các vụ án theo từng hồ sơ một. Ngược lại, hệ thống pháp luật phải xác lập bằng được các chuẩn mực tuyệt đối khách quan để có thể xử lý tất cả các vụ án với cùng một thái độ công bằng như nhau.

Vì vậy, quyền được xét xử công bằng không phải là đặc quyền của bị cáo trong một phiên tòa nào cả. Mà đó là quyền của mỗi chúng ta, kể cả những người có chính kiến, tư tưởng chính trị trái ngược với nhà nước.

Các thế lực chính trị hay dùng lập luận là quyền được xét xử công bằng chỉ đem lại lợi ích cho những kẻ tội phạm. Nhưng tổ chức Fair Trials gọi đó là một sự ngụy biện nhằm giúp cho các chính phủ phớt lờ việc thực hiện các chuẩn mực về nhân quyền, cũng như gia tăng cơ hội cho các nhân viên công quyền lạm dụng chức vụ và sử dụng tư hình.

Trong khi đó, càng thuộc về tầng lớp nghèo, không có địa vị trong xã hội, thì nguy cơ bị đối xử bất công, bị chèn ép bởi những kẻ có quyền thế lại càng lớn.

Khi đối diện với nhân viên công quyền, mỗi một người đều mong tính mạng, phẩm giá và danh dự của mình sẽ không bị tước đoạt bằng nhục hình, tra tấn. Khi phải đối mặt với tòa án, ai chẳng mong sẽ nhận được một phán quyết công tâm, không thiên vị từ thẩm phán? Khi thường xuyên bị đối xử bất công trong xã hội, người dân càng mong rằng ít nhất họ cũng được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Những mong muốn rất đỗi bình dị này của người dân chính là cơ sở cho quyền được xét xử công bằng ra đời và trở thành một quyền con người trong luật pháp quốc tế.

Cũng theo tổ chức Fair Trials, nếu quyền xét xử công bằng của mỗi công dân đều được đảm bảo và thực thi thì điều đó sẽ giúp cho xã hội càng vững tin là tòa án chỉ bỏ tù những kẻ thật sự phạm tội.

Và chỉ khi có được quyền căn bản này, chúng ta mới có thể đặt trọn niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Tài liệu tham khảo: