Home Blog Page 1335

Muốn là Mẹ Nấm

Dân Làm Báo
Đồ Hiếm (Danlambao)…Muốn có tự do dân chủ thì phải đổ máu và mất mạng để giành lại từ tay nhà cầm quyền CS (NCQCS) độc tài. Nên vì vậy Mẹ Nấm đành xa gia đình, xa con thơ để đứng lên (có khi một mình) đấu tranh từ hơn 10 năm nay. Cứ chỗ nào là vùng cấm, vùng nhạy cảm của NCQCS thì cô lại đi tiên phong vào dù bị thường xuyên cưỡng chế, đánh đập, giam giữ, quấy rối bằng những chiêu thức hèn hạ, lưu manh, bẩn thỉu nhất, và nay lãnh án 10 năm tù từ phía NCQCS… Muốn là Mẹ Nấm thì việc đóng góp tài chính cũng chưa đủ, mà những nhân sỹ trí thức có lòng thật sự với tương lai dân tộc hãy hành động đúng như những gì mà Mẹ Nấm đã làm…

*

Phiên tòa vô nhân tính hôm 29/6/2017 tại Khánh Hòa tuyên án Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù đã khép lại, nhưng bên ngoài nhà tù, trên không gian mạng, lan ra khắp các nước văn minh tiến bộ lại trỗi lên bao nhiêu là triều cường của căm thù và phẫn nộ đối với cái chế độ cộng sản dã man tàn bạo này.

Trên diễn đàn Văn Việt đã dấy lên một phong trào kêu gọi ủy lạo tài chính để giúp đỡ cho 2 cháu Nấm và Gấu khi mẹ của hai cháu còn bị tù đày. Số tiền quyên góp trong một ngày đã lên đến 100 triệu đồng từ tấm lòng của những người cầm bút trong và ngoài nước như: Nguyên Ngọc, Huy Đức, Hoàng Dũng, Giáng Vân, Khánh Trâm, Trang Hạ, Phạm Nguyên Trường, Nguyễn Quang Lập, Mạc Văn Trang, Vũ Thị Phương Anh, Hồ Minh Tâm, Ý Nhi, CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Quang Vinh, Trần Tiến Dũng, Chu Hảo, Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Viện, Nguyễn Thị Hậu, Thùy Linh, Phạm Lưu Vũ, Nguyễn Việt Triều, Nguyễn Quốc An, Nhóm Cánh Buồm, Hào Song Trần, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Võ Đắc Danh, Nguyễn Thiện, Phạm Chí Dũng, Ngô Thị Kim Cúc, Phạm Toàn, Vũ Trọng Khải, Dạ Ngân, gia đình Bùi Chát, gia đình Hoàng Hưng (trong nước); một nhà báo không muốn nêu tên, Uyên Vũ, Nguyễn Thái Linh, Nguyễn Trung Chính, Thụy Khuê, Hà Dương Tường, Phạm Xuân Yêm, Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Ngọc Giao, Phạm Xuân Thảo, Cao Huy Thuần, Tho Nguyen, Như Quỳnh de Prelle, Vũ Quang Việt, Minh Ngọc (ngoài nước). Chưa kể lại có mạnh thường quân “không muốn nêu tên” vừa thông báo sẽ bảo lãnh học phí cho hai cháu đến khi tốt nghiệp trung học.

Và cuối bài viết, diễn đàn còn kết thúc một câu mà theo ý Đồ tui là vô cùng… ngây thơ: “Với niềm tin sắt đá ấy, chúng ta tiếp tục chung tay thay Mẹ Nấm nuôi dưỡng hai con cho đến khi chị được tự do. “Chúng ta là Mẹ Nấm!”

Đọc xong bản tin mà thở dài thườn thượt cả cây số. Không lẽ các nhân sỹ trí thức ngày nay chỉ có thể làm đến như vậy sao? Làm như thế mà vỗ ngực tự hào Chúng ta là Mẹ Nấm ư, là có niềm tin sắt đá ư? Tin ai, tin vào điều vu vơ gì hay tin vào một sớm mai tươi hồng nào đó, Đảng CS Việt gian tự dưng tuyên bố giải thể? Tự do là không biếu không (Freedom isnot free), đặc biệt không bao giờ xảy ra từ một đảng nổi tiếng là tội phạm và khủng bố như đảng CSVN, đó là chân lý. Muốn có tự do dân chủ thì phải đổ máu và mất mạng để giành lại từ tay nhà cầm quyền CS (NCQCS) độc tài. Nên vì vậy Mẹ Nấm đành xa gia đình, xa con thơ để đứng lên (có khi một mình) đấu tranh từ hơn 10 năm nay. Cứ chỗ nào là vùng cấm, vùng nhạy cảm của NCQCS thì cô lại đi tiên phong vào dù bị thường xuyên cưỡng chế, đánh đập, giam giữ, quấy rối bằng những chiêu thức hèn hạ, lưu manh, bẩn thỉu nhất, và nay lãnh án 10 năm tù từ phía NCQCS, để hôm nay được các nhân sĩ tên tuổi trong ngoài nước góp gạo nuôi hai con dùm cô sao?

Hiểu như vậy là chưa thấu đáo và làm như vậy chỉ là băng bó ngoài da những vết thương bầm tím do chính NCQCS vô nhân đạo không ngừng quất xuống đôi vai gầy guộc của một phụ nữ đơn thân phải nuôi bà ngoại, nuôi mẹ và hai con thơ. Khi Mẹ Nấm xông xáo xuống đường, dương cao các biểu ngữ “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”, “Khởi tố Formosa”, “No Formosa”, “Formosa Get Out”, “No to Chinese Expansionism” và tổng hợp tài liệu “Chấm dứt nạn công an giết dân thường” với dữ liệu về 31 người bị giết tàn nhẫn trong đồn côn an… tất cả chỉ vì mỗi một mục đích duy nhất là đấu tranh cho Nhân quyền, cho một nền Tự do Dân chủ, Tự do ngôn luận của mỗi người dân mà từ bao lâu đã bị đảng CS rừng rú ngang nhiên cướp đoạt, chứ không như ai kia dân chủ cuội vì một vé đi ra nước ngoài, hay chỉ vì sẽ có người thay mình nuôi các con cô khôn lớn!

Giờ của hành động

Hơn chục năm qua, một mặt chúng ta đã quá nhẫn nhịn đối với các bản án phi nhân và giam cầm tùy tiện như đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Anh Ba Sàm, Nguyễn Văn Đài, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Nga, Trần Anh Kim… Mặt khác, NCQCS tự cho mình là luật “luật là ta, ta là luật”, nên càng ngày Quốc Hội CS đã và đang càng “lưu manh hóa “ các bộ luật: Luật hình sự (Các điều 88, 258), luật tôn giáo, luật đất đai, luật “tố cáo” thân chủ… Cái đỉnh lưu manh của các bộ luật này chủ yếu để bắt giam và giết hại người dân như là “thế lực thù địch”!

Bản án bất nhân đối với Mẹ Nấm là hành động giọt nước tràn ly, đây là sự chấm hết của giai đoạn đấu tranh ôn hòa nhẫn nhịn. Vì thế nước đang ngày càng cheo leo bên bờ vực trước sự xâm chiếm không ngừng của Trung cộng, nên giai đoạn của kiến nghị xin cho, của kháng thư đã qua rồi, không đem lại một hiệu lực nào cả. Nay là giờ của hành động dưới các nguyên tắc: Sáng tạo, liên kết và thường xuyên.

– Sáng tạo: Tùy mỗi giới, mỗi nghề mà có phát kiến riêng. Thí dụ, việc “bắt nóng” CSCĐ là hành động sáng tạo của dân Đồng Tâm.

– Liên kết (hay đồng hành): Đây là bài tập đầu tiên cho người dân bao năm “vô cảm” trong giáo dục CS, bước dần tới sự đoàn kết dân tộc, và cũng là hành động “chia lửa”. Thí dụ: Nối kết giữa các người là nạn nhân của chế độ CS: Dân oan và ngư dân; công nhân và nông dân; liên kết giữa các miền: Đồng Tâm ủng hộ Bắc Ninh, Bình Phú đồng hành cùng Đồng Tâm; Liên tôn: Công giáo đốt nến cho Phật giáo, Phật giáo lên tiếng cùng Hòa Hảo, liên kết các tổ chức dân sự…

– Thường xuyên và đều đặn: Cuộc đấu tranh phải xẩy ra thường xuyên, như thời gian đầu cha Nguyễn Văn Lý kêu gọi biểu tình vào mỗi cuối tuần. Những vị lãnh đạo phong trào đặt ra các mốc thời gian, các mục tiêu cho phong trào. Sau một thời gian ấn định, một biến cố chính trị (trong và ngoài nước), hay sau một sự trả thù hèn hạ của NCQCS, chúng ta phải rút ra bài học và phổ biến bài học cho cuộc đấu tranh kế tiếp. Đấu tranh thường xuyên còn nhằm mục đích “giữ lửa đấu tranh” không bị phân hóa bởi những tin sến và mỵ dân của báo đài vẹm tung ra như Vụ án “Nga-Mỹ” trong cùng thời gian xử Mẹ Nấm.

Phong trào “Chúng tôi là Mẹ Nấm”

Do đó, Muốn là Mẹ Nấm thì phải dũng cảm đứng lên tiếp nối những việc cô ấy đã tiên phong mở đường như ngọn hải đăng rực sáng trên biển cả âm u bão tố. Chắc chắn các nhân sỹ trí thức – hiền tài quý báu của đất nước – khi chung tay góp tiền ủy lạo gia đình Mẹ Nấm đều thấy rõ tà quyền CS chỉ là một lũ “Ác với dân. Hèn với giặc”, chỉ giỏi rước voi về giày mả tổ, vậy sao các nhân sỹ này không kết hợp thêm lợi thế họ là những người nổi tiếng để đồng lòng đứng lên phát động thành một phong trào Chúng tôi là Mẹ Nấm với những hành động thiết thực, sáng tạo, triệt để và cụ thể?

Hành động nên khởi nguồn từ các nhân sỹ trí thức, với sự nổi tiếng của mình, mỗi hành động, lời nói, bài viết của các vị sẽ mang lại hiệu quả lên đến hàng chục, trăm và ngàn lần một thường dân. Xin quý nhân sỹ hãy tiên phong hành động cụ thể như:

– Đảng viên trả thẻ đảng là hành động theo đúng lương tâm con người.

– Nhà báo, nhà văn, đạo diễn, học giả thôi việc trong cơ quan về truyền thông, truyền hình, báo chí, viện khoa học xã hôi của đảng CS là hành động theo lương tâm người cầm bút.

– Bất tuân dân sự là hành động theo đúng Hiến Pháp.

– Xuống đường biểu tình là hành động thể hiện quyền tự do được quy định trong Hiến Pháp.

– Các luật sư nhân quyền thành lập “Hội luật sư độc lập”, sau đó có những dự án đi trước QHCS một bước như:

* Xem lại sự thành lập ĐCS có đúng quy trình không?

* Xem lại và chỉnh sửa luật tước và hồi tịch công dân.

* Sưu tập tội chứng về môi trường của Formosa và đưa ra tòa Đài Loan.

* Soạn luật mới và công bình như: Luật đất đai, luật biểu tình, luật hồi tố các cựu quan chức CS…

– Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng hãy tuyên bố như là một lực lượng công khai tất cả sự bịp bợm của ĐCS là hành động “đoái công chuộc tội”. Nếu mạnh mẽ hơn nữa, là lập đảng đối lập (theo như nguyện vọng sau cùng của ông Lê Hiếu Đằng).

– Nhà văn, học giả viết bài công khai kêu gọi dân không đóng thuế dựa vào lý do các quan đỏ không kê khai tài sản là hành động thực thi công bằng theo Hiến Pháp.

– Nhà báo hay người làm công đoàn công khai kêu gọi công nhân không đóng bảo hiểm xã hội với lý do Quỹ BHXH không minh bạch và bị thâm lạm, là hành động mà công đoàn độc lập phải làm đầu tiên để bảo vệ công nhân.

– Viết báo công khai kêu gọi nông dân, ngư dân không đóng thuế lý do NCQCS không bảo vệ đời sống, an ninh cho nông, ngư dân!

– Hồi sinh lại trang Anh Ba Sàm là hành động tự do của thế giới internet thế kỷ 21.

– Quý thầy giáo lão thành, nhà văn hóa, sử gia lên tiếng kêu gọi không dạy lich sử láo cho học sinh, kiên quyết không dạy học sình “5 điều CB” là hành động của học trò thầy Chu Văn An trong sử Việt.

– Người lớn tuổi kêu gọi học sinh-sinh viên tuyên bố “Tôi là con cháu Hài Bà Trưng”không phải cháu ngoan CB, là hành động đúng nhất của thế hệ trẻ tương lai VN.

– Không về VN, không giao lưu văn hóa với NCQCS là hành động đúng với tên gọi “Người Việt Tỵ Nạn CS” mà không hổ thẹn với cả triệu người mất mạng trên biển!

Và rất nhiều hành động khác theo sáng kiến của mọi người dân Việt.

Ngày mai “Tôi là người Việt Nam Tự Do”

Những hành động như vậy mới đúng theo tinh thần khát khao hướng về một ngày mai thực sự Tự do Nhân quyền mà Mẹ Nấm đang miệt mài tranh đấu, bỏ cả những năm tháng thanh xuân ra để đấu tranh, cắt gan cắt ruột lìa con thơ để đi đấu tranh. Hành động như thế mới có thể ưỡn ngực tự hào tuyên bố Chúng tôi là Mẹ Nấm, để thay đổi cả một vận mệnh đất nước để con cháu đời sau có thể ngẩng cao đầu mà sống còn hơn cứ phải sống dở chết dở với cái Dịch Bả Chó đang đầu độc từng ngày. CS như bịnh ung thư, khi mắc phải thì phải đi mổ, xạ trị-hóa trị để dứt khoát cắt bỏ nó ra khỏi cơ thể, chứ góp tiền mua cam quít đến thăm hỏi thì làm sao mà lành bịnh đây, thưa các nhân sĩ học xa hiểu rộng?

Hôm nay NCQCS lại vừa bắt thêm một người rất trẻ như Trần Hoàng Phúc vì đã dấn thân hoạt động dân chủ. Rồi ngày mai lại bắt thêm các anh A, chị B nào đó, thì liệu các nhân sĩ có đủ sức mà chung tay góp tiền hỗ trợ mãi được không?

Hơn nữa, ngoài các bé Nấm Gấu còn hàng triệu trẻ thơ Việt: Từ Tây Bắc với trẻ bị giết để lấy nội tạng; đến Cao Bằng Lạng Sơn với những trẻ bị buôn bán tình dục qua biên giới; về thủ đô Hà Nội với hàng nghìn trẻ em của dân oan Dương Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh; vào miền Trung lại gặp hàng chục ngàn trẻ con ngư dân không khai sinh, không cơm no, không đủ tiền vào trường học; lên Tây Nguyên xem các em ăn độn và đu dây (mà sao ai chẳng đau lòng); vào miền Nam xưa trù phú nay thì trẻ lây lất bán vé số, cháu trai làm cu ly, cháu gái thì “xuất khẩu” lấy chồng Hàn, Đài; hay về thành Hồ hát dạo, vào làm trong các quán … ôm. Đây là kỷ lục Guiness mà chỉ có duy nhất tại CHXHCN VN dưới “thời đại Hồ Bả Chó ”. Hỡi các vị nhân sỹ trí thức, các vị nghĩ sao? Mẹ Nấm đã từng dương biểu ngữ “Vì quốc gia cường thịnh phải thay đổi”. Hôm nay, chúng ta bắt tay vào hành động “Tôi là Mẹ Nấm” để thay đổi toàn diện, ngày mai chúng ta sẽ tự hào tuyên bố với thế giới “Tôi là Người Việt Nam Tự Do”!

Muốn là Mẹ Nấm thì việc đóng góp tài chính cũng chưa đủ, mà những nhân sỹ trí thức có lòng thật sự với tương lai dân tộc hãy hành động đúng như những gì mà Mẹ Nấm đã làm.

Trong cuộc đấu tranh này, cụ Nguyễn Trãi đã từng truyền dạy chân lý của thành công cho con cháu qua Bình Ngô Đại Cáo rằng:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo…

07.07.2017

Bộ Tài nguyên Môi trường nên đổi tên thành bọn Tàn phá Môi trường

Dân Làm Báo
CTV Danlambao – Việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được cấp phép nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận đang làm dư luận phẫn nộ trong những ngày qua. Điều đáng nói là ngày 23/6, Thứ trưởng Bộ Tài Môi là Nguyễn Linh Ngọc ký giấy phép chấp thuận việc nhận chìm bùn thải có hiệu lực từ ngày ký đến 31/10/2017. Hành động này bất chấp phản đối của dư luận cũng như bác bỏ những phân tích khoa học của các chuyên gia về lĩnh vực biển. Hoạt động nhận chìm bùn thải này được xem là một việc làm hết sức nguy hại đến môi trường và hệ sinh thái biển tại Bình Thuận.

Thời điểm tháng 11/2016, công ty nhiệt điện Vĩnh Tân đã trình đơn xin nhận chìm hơn 1 triệu m3 bùn thải xuống khu vực Hòn Cau, nằm cách đất liền khoảng 10km. Đây là 1 trong 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam với hệ sinh thái đa dạng. Ngoài ra Bình Thuận còn được xem là ngư trường gần bờ lớn nhất của Việt Nam. Với những yếu tố đó Hòn Cau được xem là một khu vực có giá trị lớn về mặt kinh tế cũng như về mặt hải dương học, tài nguyên và di sản quốc gia.

Việc Bộ Tài Môi chấp thuận cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm bùn thải xuống biển Bình Thuận chẳng khác nào việc tàn phá môi trường biển Việt Nam vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau thảm họa Formosa tại miền Trung. Thứ trưởng Bộ Tài Môi Nguyễn Linh Ngọc khẳng định: “khu vực đáy biển nhận xả thải chỉ có cát, không có các hệ sinh thái, sinh vật biển sinh sản cũng như các loại san hô hay cỏ biển. Nếu có thì Bộ không bao giờ cấp phép”. Ngoài ra Thứ trưởng Bộ TNMT cho biết “nếu có sự cố sẽ dừng ngay”.

TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang đã bày tỏ thái độ bất bình trước đánh giá của Thứ trưởng Bộ TNMT, ông cho rằng giải thích như thế là không khoa học. TS An nhận định: “Vì là khu vực động lực nước trồi nên nó luôn luôn xáo trộn. Động lực mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 9. Họ chọn đúng vào thời điểm có động lực mạnh nhất để đổ thải xuống thì hoàn toàn không đúng. Tôi khẳng định về mặt khoa học việc cấp phép không có cơ sở nào cả”. Ông An cho rằng “lập luận của Thứ trưởng Bộ Tài Môi cũng giống như việc giao thông trên đường, thấy nguy cơ nhưng không cho xe dừng lại mà đợi đến khi tai nạn xảy ra mới dừng lại thì đã chậm rồi. Tại sao ta không dừng lại ngay từ bây giờ, xem xét thật kỹ rồi mới tiến hành”?

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam nhận định: “Chúng ta có luật nhưng luật không rõ ràng nên ai hiểu và vận dụng như thế nào cũng được. Chính vì vậy mà họ giải thích kiểu nào nghe cũng hợp lý. Cụ thể hoạt động nhận chìm sẽ gây tác động đến môi trường như thế nào thì báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) không nói mà chỉ chứng minh các vật chất đó không gây ô nhiễm là không đúng”.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi ngao ngán: “Nhận thức về độ sâu xả thải của ĐTM và Bộ TN-MT là chưa đúng. “Anh” đổ vào mùa yên tĩnh chẳng qua để cho nó an toàn cho chính phương tiện xả thải của các anh. Cứ xả ra như vậy thì với quy trình hiện nay không thể giám sát được”.

Có thể thấy tình trạng môi trường của Việt Nam kể từ sau thảm họa biển chết tại 4 tỉnh miền Trung cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Tuy nhiên nhà cầm quyền cộng sản dường như bất chấp tất cả, đánh đổi môi trường biển để tiếp tục “bảo kê” những tập đoàn kinh tế cùng những dự án tàn phá môi trường. Đời sống người dân từ Bắc chí Nam, nơi đâu cũng bị ảnh hưởng bởi tác động môi trường tồi tệ của những nhà máy hay khu công nghiệp gây nên. Những Formosa, Lee Man, Vĩnh Tân đang ngày đêm tàn phá môi trường từ trên cạn xuống đáy biển, tràn ra sông ngòi, bay vào không khí.

Tất cả những chất thải, khí thải của những công ty, tập đoàn này đang tàn phá sức khỏe, tàn phá môi trường sống của Việt Nam. Tuy nhiên những vấn nạn ấy vẫn không khủng khiếp bằng sự tàn phá đất nước bởi chính đảng cộng sản Việt nam. Một tập đoàn mafia đỏ với cách cai trị tàn ác với chính nhân dân bằng quyền lực, bằng khí tài của kẻ cướp chính quyền. Bè lũ mafia đỏ ấy lại vô cùng hèn hạ trước ngoại bang phương Bắc khi mặc nhiên để Trung cộng xâm lấn biển đảo cũng như tàn phá dân tộc Việt bằng những dự án khốn nạn mang danh lợi ích kinh tế.

08.07.2017

Nguyễn Phú Trọng sau tấm rèm sân khấu Đồng Tâm

Dân Làm Báo
Vũ Đông Hà (Danlambao) – Nguyễn Phú Trọng chắc chắn biết rõ mọi diễn biến xảy ra tại Đồng Tâm. Hình ảnh người dân đứng lên bắt giữ đám côn an, côn đồ chắc chắn ảnh hưởng đến cái gọi là “uy tín” của đảng độc quyền toàn trị tuyệt đối mà ông ta là đảng trưởng.

Khi Nguyễn Đức Chung tuyên bố không truy tố người dân đã bắt lực lượng cướp đất làm con tin, ông ta đã qua mặt tập đoàn côn an đang độc quyền nắm giữ vai trò truy tố lẫn truy sát nhân dân. Nguyễn Phú Trọng lại là người cầm trịch Ban thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương.

Với con người mưu mô và xảo quyệt như Nguyễn Phú Trọng, những lá chắn mang hình cờ đỏ, những khẩu hiệu “chỉ chống tham nhũng, không chống đảng”, những thông điệp “có đảng là có tất cả”, “Nhân dân xã Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào chính sách và đường lối của đảng và nhà nước” đều không lừa được vua lừa Nguyễn Phú Trọng. Việc bày tỏ thái độ ấy của những cựu chiến binh cộng sản lãnh đạo Đồng Tâm chỉ để cho bộ máy tuyên truyền của đảng dùng làm thuốc an thần cho hơn 90 triệu người dân khác là “dân vẫn luôn tin đảng”.

Tuyên bố không truy tố và cách hành xử của Nguyễn Đức Chung đã được truyền thông lề đảng ôm chầm lấy để vinh danh một tên từng là trùm côn an đang nắm đầu Hà Nội là “người hùng”, “bản lĩnh Nguyễn Đức Chung”. Tuy nhiên “người hùng” không thể qua mặt “xếp lú”. Và “xếp lú” không thể mặc kệ “người hùng”. Do đó, việc Nguyễn Đức Chung có mặt tại Đồng Tâm vào ngày 7/7/2017 để nghe đám thanh tra của Lú tuyên bố đất này không phải là đất dân cày bừa mà là đất của quân đội làm giàu, và sẽ xử nghiêm những phần tử vi phạm… cho thấy “người hùng hứa hẹn” đã bị Trọng cho lọt xuống thành “thằng hèn sở khanh”.

Cái ghế chủ tịch Hà Nội mà Nguyễn Đức Chung vừa gắn bù lon xuống sàn xi măng đang có nhiều kẻ lăm le dòm ngó và muốn biến Chung thành… quan oan mất ghế.

Quyết định Đồng Tâm không đến từ kết quả “thanh tra” Hà Nội. Nó là quyết định của tổng bí thư, của Ban thường vụ đảng ủy công an trung ương, của những tên quan béo phì trong quân đội. Bản báo cáo thanh tra về quyền sở hữu đất tại Đồng Tâm phải được chế biến, xào nấu cho nó hợp lòng toại ý với quyết định đã có trước từ Ba Đình.

Sau cùng, nếu người dân Đồng Tâm, nhất là những cựu chiến binh cộng sản dù có trở thành dân oan mất đất thì ít ra và may ra họ sẽ là những dân oan sáng mắt sáng lòng.

08.07.2017

Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN đòi 1 tỷ USD

Dân Làm Báo

Huỳnh Bá Hải (Danlambao) – …Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky. Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hoà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao…

*

Một nguồn tin thân cận cho chúng tôi biết là ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Den Haag-The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) – Hoà Lan.

Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015 phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Haà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.

Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947. Ông đến Hoà Lan tỵ nạn  và vào năm 1987 ông đã đem 3,5 triệu USD về Việt Nam đầu tư. Ban đầu ông đã rất thành công và nâng tổng số tài sản đầu tư lên đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nhà nước Việt Nam đã tịch thu tài sản của ông và đem ông ra xét xử 2 cấp sơ thẩm kết án 13 năm tù qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm tù. Sau khi bị giam tù ông tìm cách trốn qua Cambodia và về Hoà Lan kiện ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngay với các cam kết:

A. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:

1. Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005

2. Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.

3. Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.

B. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình:

Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.

Cho đến hết năm 2014 thì phía Việt Nam chỉ thực hiện được 2 việc là trả 15 triệu USD tiền mặt cho ông Bình. Không như nhiều nguồn tin nói là trả 150 triệu. Và cho ông vào ra Việt Nam làm từ thiện ở bãi biển tại Tuy Hòa- Phú Yên. Còn chuyện trao trả tài sản thì chưa trả bất cứ động sản hay bất động sản nhà kho phân xưởng nào cho ông Trịnh Vĩnh Bình.

Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp.

Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky.

Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.

Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừa các chi phí vụ kiện sẽ được dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp cá nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.

Ban đầu tổ hợp Luật sư muốn ông Bình khóa toàn bộ vụ việc cho họ nhưng ông chọn phương án đồng hành cùng họ.

Chuẩn bị cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.

Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện khi nó bị nhà nước Việt Nam chà đạp trắng trợn các cam kết do chính họ đặt bút ký kết.

Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình – kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế lần thứ hai –(Phần 1) (Nguyễn Hoàng Mơ)

0
Thông Luận

“…Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện: trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị bức hại trong nước…”

trinhvinhbinh03Ông Trịnh Vĩnh Bình

Nguyễn Hoàng Mơ xin kính chào quý độc giả!

Kính thưa quý độc giả,

Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sưKING & SPALDING LLPlàm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Namcũng đã thuê một công ti luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

Khi thấy ông Trịnh Vĩnh Bìnhcó khả năng thắng kiện, Nhà cầm quyền Việt Namđã “đi đêm” với ông. Sau đó, hai bên đã thoả thuận với nhau:

“- Ông Trịnh Vĩnh Bìnhđồng ý bãi nại;
– Nhà cầm quyền Việt Nam hứa sẽ bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình15.000.000 USD (mười lăm triệu USD), đồng thời sẽ trả lại tất cả những tài sản mà họ đã tước đoạt của ông”.

Kết quả là:

– Ông Trịnh Vĩnh Bìnhđã nhận được số tiền trên;

– Nhưng Nhà Cầm Quyền Việt Nam hoàn toàn không trả lại tài sản cho ông Bình như đã hứa”.

Vì vậy, ông Trịnh Vĩnh Bìnhlại một lần nữa phải thưa Nhà cầm quyền Việt Namlên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, theo quy chế UNCITRAL (The United Nations Commission on International Trade Law), trụ sở đặt tại La Haye – Hoà Lan. Phiên toà lần này sẽ xử tại Paris, vào ngày 21/8/2017 và có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình do Nguyễn Hoàng Mơ (NHM) thực hiện:

NHM: Chúng tôi vừa được tin ông đã nhờ Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế và vụ án sẽ được xét xử tại Paris ngày 21/8/2017, tin này có đúng không, thưa ông?

Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Tin đó hoàn toàn chính xác!

NHM: Trước đây, chúng tôi từng nghe nói, việc tranh tụng cũng đã được đưa lên kiện ở Toà Án Trọng Tài Quốc tế ở Stockholm – Thuỵ Điển. Nhưng trước khi xử thì giữa Nhà cầm quyền Việt Nam và ông đã đi đến thoả thuận và ông đã bãi nại. Như vậy, vì lí do nào đã khiến  ông kiện Nhà cầm quyền Việt Nam trở lại ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Vâng! Đúng như thế! Trước đây khi vụ án sắp được xử ở Thuỵ Điển, khoảng 10 ngày trước ngày xử, Nhà cầm quyền Việt Nam và tôi đã kí một thoả thuận để hoà giải, tức là giải quyết ngoài toà.

Lúc đó, Toà Án Trọng Tài Quốc Tế đã sắp xếp phiên xử từ ngày 5 đến 12 tháng 12/2006. Nhưng về phía Việt Nam, họ đã đưa ra cam kết sẽ trả lại toàn bộ tài sản, nếu tôi đồng ý yêu cầu ngưng phiên xử, đồng thời Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trả một khoản phí để trang trải cho những chi phí mà tôi đeo đuổi vụ kiện đó. Khi hai phía đã kí kết vào bản Thoả Thuận, tôi đã yêu cầu Toà Án Trọng Tài Quốc Tế ngưng phiên xử.

Sau đó, tôi trở về Việt Nam. Nhưng hơn 7 năm qua, tôi vẫn chưa nhận lại được tài sản như Nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết.

NHM: Vì Nhà cầm quyền Việt Nam không tôn trọng cam kết nên bây giờ ông lại phải kiện Họ lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế? Ông đã dựa vào cơ sở nào để kiện lần thứ hai ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Để trả lời câu hỏi này của phóng viên, tôi xin trích đoạn 1 và 21 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư  KING & SPALDING LLP đại diện:

– Đoạn 1: Các Nguyên đơn đã giải thích trong Đơn Khởi kiện của mình về câu chuyện không thể hiểu được của ông Trịnh Vĩnh Bình, sau hai thập kỷ bị ngược đãi trong bàn tay của các cơ quan của Việt Nam. Sự nghiêm trọng và vô pháp luật trong hành vi của Việt Nam thực sự có tính chất Kafka. Điều này bao gồm các cáo buộc hình sự được ngụy tạo; sự truy tố sai lệch và có động cơ chính trị; tra tấn liên tục trong khi bị giam giữ; vi phạm một cách rõ ràng đối với quyền yêu cầu được xét xử đúng pháp luật; “phiên tòa dàn dựng” tại một tòa án kiểu chuột túi mà trên thực tế đã bị kết án trước hàng tháng bởi lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ, tiếp nối bởi bản án phúc thẩm có giá trị chung thẩm khó hiểu (“Bản án”) khiến cho việc giải thích các căn cứ pháp lý trong việc kết án ông Trịnh không thể thực hiện được; và việc Nhà nước thu giữ tài sản của ông, lấy cớ là thi hành Bản án, mà đỉnh điểm là việc thu giữ trên 50 bất động sản (“Tài sản”) và các tài sản khác mà hiện nay có trị giá trên 250 triệu USD. Về cốt lõi, căn cứ của tranh chấp này nằm tại hành vi của Việt Nam liên quan đến bản án hình sự oan sai của ông Trịnh, cũng như việc chiếm đoạt tài sản của ông, xảy ra sau đó.

– Đoạn 21: Phán quyết trong Vụ kiện Trọng tài Thứ nhất không có hiệu lực ngăn cản bởi vì phán quyết này chỉ đơn thuần là phán quyết chấm dứt theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển. Các bên đồng ý rằng các phán quyết theo Mục 27(1) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển không có hiệu lực theo quy định bản án đã tuyên. Ngược lại với lý lẽ của Việt Nam, Phán quyết không phải là một phán quyết có hiệu lực ngăn chặn theo Mục 27(2) của Đạo luật Trọng tài Thụy Điển bởi vì các phán quyết theo đạo luật đó phải đồng thời được yêu cầu bởi các bên và có các điều khoản được thỏa thuận về giải quyết [tranh chấp]. Cả hai điều này đều không xảy ra: các bên không yêu cầu bất kỳ phán quyết nào, phán quyết cuối cùng được đưa ra (theo yêu cầu của Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, không phải các bên) không bao gồm các điều khoản được thỏa thuận (ngược lại, các bên không thể thỏa thuận về các điều khoản), và Phán quyết không bao gồm các điều khoản của Thỏa Thuận Singapore (vẫn bí mật và chưa được xem bởi Hội đồng Trọng tài Thứ nhất, theo yêu cầu riêng của Việt Nam).

NHM: Trước đây ông đòi số tiền bồi thường, nghe đâu khoảng 150 triệu USD, còn lần này thì con số sẽ là bao nhiêu ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi chưa có thể nói con số chính xác là bao nhiêu, nhưng một điều chắc chắn là lần này con số sẽ cao hơn, thậm chí là nhiều lần.

NHM: Ông có thể cho biết con số phỏng đoán được không ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Được chứ! Số tiền được phỏng đoán trên 1,5 tỉ USD, gồm cả bồi thường tài sản lẫn bồi thường giam giữ người, vi phạm luật Quốc tế.

NHM: Căn cứ vào những khía cạnh nào để ông đòi bồi thường cao?

Trịnh Vĩnh Bình: Căn cứ vào việc Nhà cầm quyền Việt Nam không thực hiện cam kết như đã thoả thuận, mà chỉ muốn lừa tôi để đạt được mục đích là ngưng phiên xử tại Stockholm. Nhưng sau đó, họ đã không tuân thủ cam kết. Như vậy, tôi sẽ có thể đòi bồi thường những tổn thất của giai đoạn trước và cộng thêm những thiệt hại từ ngày đó đến nay và có thể còn nhiều mục mà tôi chưa tiện tiết lộ.

Để làm sáng tỏ câu trả lời của tôi, tôi xin trích dẫn đoạn 653 trong Bản Trả Lời của các nguyên đơn do Tổ Hợp Luật Sư KING & SPALDING LLP đại diện:

– Đoạn 653: Tóm lại, khi sáu nhóm hành vi kể trên của Việt Nam được xem xét cùng nhau thì hành vi của Việt Nam liên quan đến vụ án hình sự của ông Trịnh có thể nói đã cấu thành nên một trong những nhóm hành vi từ chối xét xử công bằng vô nhân đạo nhất trong lịch sử luật pháp quốc tế.Đơn giản là không có bất kỳ một cách lý giải hay biện minh nào cho hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp mà các Cơ quan Tư pháp và Hành pháp của Việt Nam gây ra đối với ông Trịnh. Ngoài ra, nhiều việc làm trong mỗi nhóm hành vi liệt kê trên đây cũng cấu thành nên những hành vi từ chối xét xử công bằng độc lập và riêng rẽ. Sau cùng, mỗi hành vi riêng lẻ thuộc một trong số sáu nhóm này tự bản thân nó đều cấu thành hành vi từ chối xét xử công bằng hoặc nếu không cũng là các hành vi vi phạm thủ tục tố tụng hợp pháp theo nguyên tắc FET.

NHM: Thưa ông! Vụ kiện này sẽ có lợi gì cho những người đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ, vi phạm nhân quyền?

Trịnh Vĩnh Bình: Theo tôi, vụ kiện này sẽ tạo tiền lệ đòi Nhà cầm quyền Việt Nam bồi thường cho những vụ giam giữ, vi phạm đến quyền con người, đến tài sản của người dân. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến nay đã có khoảng 1 triệu người bị giam giữ không minh bạch. Nếu số người này tập hợp lại kiện thì Nhà cầm quyền Việt Nam sẽ như thế nào?

NHM: Ông có thể nói rõ hơn suy nghĩ của ông về vụ kiện này?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi muốn nói rõ thêm, vụ kiện này không chỉ mang tính hình sự mà nó còn mang tính chế tài về kinh tế. Về khía cạnh này, tôi thấy chúng ta phải nhìn sự việc ở cả hai mặt của vấn đề:

a. Việc tôi đòi bồi thường những tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra là rất đương nhiên và cần thiết;

b. Cũng phải để Nhà cầm quyền Việt Nam trả giá cho hậu quả của việc họ tịch thu trái phép, chiếm lấy tài sản của người dân bừa bãi (ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến tải sản của tôi) và cả việc họ bắt giữ người tuỳ tiện – mà từ trước đến nay, các cơ quan tư pháp, hành pháp Việt Nam dù có làm sai trái, vi phạm pháp luật – nhưng hiếm khi bị chế tài. Vì nạn Huyện binh Huyện, Phủ binh Phủ, nạn cửa quyền ở Việt Nam nên thường xuyên đã có những hành vi như: vượt quyền hạn; vi phạm pháp luật; xâm phạm đến quyền con người; đến tài sản nhân dân ở Việt Nam. Những hành vi trái nguyên tắc này cần phải được xử lí thích đáng. Cho nên nếu vụ việc này được đưa ra Toà Án Trọng Tài Quốc Tế thì dù cho chính phủ của một nước siêu cường đi nữa cũng vẫn bị phán quyết, một khi họ làm sai. Và như vậy, đích thực là bài học đích đáng, khá cần thiết, cho tình trạng “có pháp luật cũng như không có pháp luật” ở Việt Nam hiện nay.

NHM: Khi đọc những bài báo, những phóng sự trước đây từ những năm 1998 – 2006,  một phần đã được đưa lên mạng, chúng tôi thấy dư luận trong lẫn ngoài nước, phần lớn mong muốn ông thắng kiện. Cũng có người cho rằng việc ông thắng thua chưa phải là việc quan trọng hàng đầu. Điều quan trọng nhất ở đây vẫn là ông dám phơi bày, dám đưa ra công luận sự gian trá và thiếu minh bạch của Nhà cầm quyền Việt Nam. Họ nói một đàng làm một nẻo!

Ông có ý kiến gì về việc này ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Tôi đồng ý với cả hai nguồn phản ánh của dư luận. Nếu tôi thắng kiện, như đã trình bày trong phần phỏng vấn trước:

a. Tôi đòi lại những thiệt hại, tổn thất do Nhà cầm quyền Việt Nam gây ra;

b. Từ những vụ kiện như vậy, cho nhà nước Việt Nam thấy được hậu quả của việc họ bắt bớ, tịch thu và xâm chiếm tài sản của người dân vô tội như thường xảy ra hằng ngày ở Việt Nam hiện nay. Rồi cũng có ngày, họ sẽ phải trả cái giá cho hành vi bá quyền, ngang ngược và độc ác đó!

Một khi Nhà cầm quyền Việt Nam đã có tiền lệ bị đưa ra Toà Án Quốc Tế, sẽ mở màn cho nhiều người dân bị oan trái, bị ức hiếp tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam. Tôi nghĩ rằng Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thấy được, chưa ý thức đến, chưa gặp thì đúng hơn sức mạnh của sự tập hợp vừa kể, chưa nói đến sự binh vực và hỗ trợ của người Việt hải ngoại. Hiện nay, có gần 4 triệu người Việt sống ở nước ngoài, trong số đó, không ít người Việt đã tham gia vào dòng chính, giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền từ cấp thành phố, tiểu bang lên đến liên bang và nắm trong tay một sức mạnh tài chánh không nhỏ.

Chúng ta có thể xem lại, đã nhiều năm Nhà cầm quyền Việt Nam làm bao nhiêu việc sai trái, bức hiếp dân, chiếm đoạt tài sản của dân, mặc dù có tiếng nói của quốc tế. Thế nhưng tiếng nói là tiếng nói, can thiệp là can thiệp, Nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn trơ như đá!

Nhưng bây giờ thì khác, một khi bị thua kiện, bị đóng phạt một số tiền lớn, mà càng lớn thì càng hay, Nhà Cầm Quyền Việt Nam sẽ phải tự kiềm chế, tự điều chỉnh guồng máy công quyền, bằng không thì hậu quả như tôi đã nói trên, sẽ khôn lường!

NHM: Vậy thì người dân trong nước, làm thế nào tập hợp lại để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam, khi bị oan trái, thưa ông?

Trịnh Vĩnh Bình: Trên đời này, câu hỏi nào cũng sẽ có câu trả lời. Khó khăn cách mấy cũng sẽ có cách giải quyết!

Câu hỏi này, tôi xin nhường cho các vị trong ngành luật giải thích, sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, vấn đề toàn cầu hoá, ngày càng rõ. Bên cạnh đó là sự đòi hỏi về nhân quyền, minh bạch ngày càng quyết liệt. Để có thêm tư liệu tham khảo, kính mời quý vị độc giả vào trang web, tìm “Netherlands-Vietnam BIT, Trinh Vinh Binh”, hoặc bằng tiếng Việt “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” (thời gian sau này, những trang web này bị ngăn chặn một phần ở Việt Nam). Trong những trang web này, có nhiều tư liệu tham khảo liên quan đến câu hỏi trên. Hi vọng trong lần phỏng vấn tới tôi sẽ trả lời  rõ ràng hơn về câu hỏi này.

NHM: Chúng tôi xin được đặt câu hỏi cuối cùng: Giả sử ông thắng kiện, với số tiền lớn như vậy, ông sẽ sử dụng như thế nào ạ?

Trịnh Vĩnh Bình: Như trong phiên xử trước, tôi có một tâm nguyện: trường hợp tôi được thắng kiện, tôi sẽ sử dụng 90% số tiền được bồi thường cho mục đích từ thiện, không ngoại trừ giúp đỡ những nạn nhân bị bức hại trong nước (theo nghĩa rộng).

NHM: Thay mặt nhóm phóng viên theo dõi vụ án – Nguyễn Hoàng Mơ, Phan Bá Việt, Lê Viết Thông, Nguyễn Hoàng Hà và Nguyễn Văn Toàn – chúng tôi xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi cuộc phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình và xin hẹn quý độc giả trong cuộc phỏng vấn tiếp theo.

Nguyễn Hoàng Mơ

source : https://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=27139%3Aph-ng-v-n-ong-tr-nh-vinh-binh-ki-n-nha-c-m-quy-n-vi-t-nam-len-toa-an-tr-ng-tai-qu-c-t-l-n-th-hai-ph-n-1-nguy-n-hoang-mo&catid=65&Itemid=301

PHỎNG VẤN NHẠC SĨ TUẤN KHANH :”HÃY CHỌN CHO MÌNH MỘT THÁI ĐỘ CHÍNH XÁC TRƯỚC THỜI CUỘC”.

Phạm Thanh Nghiên
Nguyen Tuan Khanh

(Phạm Thanh Nghiên): Nhạc sĩ Tuấn Khanh, người được công chúng yêu mến không chỉ bởi những ca khúc mà anh sáng tác. Khán giả Việt Nam luôn hào hứng với sự góp mặt của anh trong vai trò Ban giám khảo của nhiều chương trình truyền hình đình đám như “Sao mai điểm hẹn”, “Việt Nam Idol”, hay Commander trong “Trò chơi âm nhạc”. Đối với nhiều nghệ sĩ trong nước, được tham gia vào các game- shows truyền hình quốc gia là mơ ước và cơ hội để quảng bá tên tuổi, hình ảnh.

Tuấn Khanh không chỉ là một nhạc sĩ, anh là một nhà báo chuyên nghiệp và từng là phóng viên báo Tuổi trẻ, Thanh niên và báo Người lao động.
Những năm trở lại đây, trên cả lĩnh vực báo chí lẫn âm nhạc, Tuấn Khanh chủ yếu viết về các đề tài xã hội, phản ánh hiện thực đất nước, cổ vũ cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Các ca khúc, bài viết của Tuấn Khanh thu hút một lượng không nhỏ khán- thính giả trong cũng như ngoài nước. Một bài viết, thậm chí chỉ một đoạn viết ngắn bày tỏ quan điểm của anh trên Facebook cá nhân có thể lên tới hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và bình luận đồng tình.

Hai ca khúc mới nhất anh sáng tác. “Hãy gấp trang báo và tắt ti vi”, “Gánh xiếc to trên quê hương nhỏ” được công luận đánh giá là hai trong số những ca khúc giá trị nhất trong dòng nhạc tranh đấu.

Mời quý độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Phạm Thanh Nghiên: Trước tiên xin cảm ơn nhạc sĩ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Thưa nhạc sĩ, nếu cần một câu trả lời nhanh thì nhạc sĩ sẽ nói gì khi được hỏi: Cá chết hàng loạt, thảm họa môi trường trong hơn 3 tháng qua, ai là thủ phạm?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi nghĩ mọi vấn đề đều có nguồn cơn của nó. Cá chết hay biển nhiễm độc hôm nay, đó là một thảm họa cần phải được lường trước. Cũng như về việc khai thác bauxite, cả thế giới đều biết hậu quả sẽ lớn hơn kết quả, nhưng dường như những người có trách nhiệm luôn bỏ ngoài tai những cảnh báo.
Thủ phạm trực tiếp của thảm họa, có thể thấy là Formosa Hà Tĩnh. Nhưng không thể không gọi tên là thủ phạm cho những ai đã tiếp tay cho Formosa dựng nên một hệ thống lộng hành như vậy, coi thường luật pháp và con người. Tôi thích quan điểm của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình về việc kêu gọi thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực hay không. Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông ta có vẻ như chìm vào một màn sương mù, không lời đáp.

Nói theo quan điểm của Nhà nước, “nhóm lợi ích” đang bao phủ khắp nơi trên đất nước này.

Phạm Thanh Nghiên: Hiện chính phủ cũng chưa đưa ra những số liệu chính thức nhằm đánh giá về hậu quả của thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Vậy thưa nhạc sĩ, dưới cái nhìn của một nhà hoạt động xã hội, anh nhận định thế nào về thảm họa này đối với Việt Nam?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Tôi không phải là một nhà khoa học nên không thể nói hết được cái gì đang tàn phá, cái gì đang hấp hối, và cái gì đang bị làm lơ. Tôi chỉ biết hàng triệu người xáo động, từ bỏ đất nhà mà tìm đường khác sinh sống. Tôi thương đất quê mình giờ đây bỏ hoang, nghề nghiệp cha ông truyền đời từ ngàn năm, nay người ta buộc phải phủi tay, chập chững vào đời bằng ngã khác như trẻ nhỏ. Không thể so sánh biển miền Trung với Chernobyl ở Nga hay Minamata ở Nhật. Cũng không thể so sánh nỗi đau nào giống nỗi đau nào, nhưng bên cạnh đó còn sự sợ hãi về tồn vong của giống nòi và tổ quốc. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc như con thú dữ, luôn lăm le chiếm từng tấc đất, từng hải lý của Việt Nam, mà giờ thì trên biển, mọi thứ hoang vắng đó sớm trở thành là phần ăn vội của chúng.

Ở một quốc gia, khi thảm họa xảy ra. Con người và chính phủ phải cùng là một phía để tái tạo, để cứu nhau. Nhưng trong lúc này, dường như mọi thứ không phải như vậy. Hơn nữa, tôi tin rằng Formosa hay những gì đang xâm hại đất nước này đều có bóng dáng của bọn trục lợi và phản bội.

Phạm Thanh Nghiên: Anh đánh giá thế nào về khả năng của “chính phủ” khi giải quyết vấn đề Formosa?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Bản thân tôi nhìn thấy sự kiện Formosa được chính phủ Việt Nam giải quyết như một bài tính nhanh, chứ không phải là một chương trình hành động. Tôi muốn nói rằng ở một thảm họa tầm mức thế giới như vậy, cho đến giờ này vẫn chưa có chính sách miễn thuế cho toàn bộ ngư dân trong khu vực bị hại. Cho đến nay, vẫn chưa có một chương trình điều tra xã hội nào để tìm xem thu nhập và hoàn cảnh của những người dân ở đó cần được đền bù như thế nào?

Chính phủ nhanh vội công bố việc sẽ dạy nghề khác để giúp người dân tìm đường sinh sống – nhưng nếu có những gia đình vẫn không thể thích nghi được thì sao? Và chính phủ không thể cưỡng bức người dân hành động theo ý mình để làm yên bề mặt sự kiện, như kiểu dồn lớp hay chuyển trường cho trẻ em mẫu giáo.

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông gửi thư cho Thượng thư bộ Binh Lê Cảnh Huy khi xuất hiện tranh chấp biên giới với nhà Minh, ghi rằng: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Chiếu theo lời của tiền nhân, việc rước vào nhà những kẻ hủy hoại đất đai của tổ tiên, nay lại dồn dân bỏ đất hủy nghiệp ra đi, có phải là cách đang vứt bỏ, núi, vứt bỏ biển, để lại lợi thế cho giặc Tàu hay không?

Phạm Thanh Nghiên: Trong khuôn khổ bài phỏng vấn này, nhạc sĩ muốn dành những lời nào cho các ngư dân, các nạn nhân và cả anh thợ lặn xấu số Lê Văn Ngày?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Cái chết của anh Lê Văn Ngày không đơn giản là một số phận. Đó là một thông điệp cảnh báo cho mọi người rằng hôm nay anh gánh vác đế báo tin, ngày mai sẽ là phần tự quyết của mỗi người. Tôi cảm thương cho anh Ngày và những người dân miền Trung vẫn ngày đêm với biển, rồi chết nơi biển với trái tim công dân trong sáng.

Không hiểu nổi vì sao, cho đến hôm nay, hồ sơ kết quả khám nghiệm tử thi của anh Ngày vẫn bị công an tỉnh Quảng Bình giữ lại, không giao cho gia đình. Điều đó thật là dã man.

Tôi muốn dành những lời chia sẻ cao quý nhất có được đến những người dân Cồn Sẻ, Quảng Bình đã xuống đường đòi Formosa phải ra khỏi Việt Nam. Máu của họ đã đổ. Máu của cuộc sống được trải trên đường đi đến công lý của họ như dự báo một ngày mới. Có những người trách họ về việc đã để xảy ra những xung đột với phía chính quyền, nhưng với kinh nghiệm của một người sống gần nửa thế kỷ trên đất nước này, tôi tin rằng chính quyền đừng nên quen cách dùng bạo lực dồn ép người dân trước những điều đơn giản. Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói “Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác”.

Phạm Thanh Nghiên: Đây có lẽ là một trong những vụ việc thu hút nhiều sự quan tâm của công luận. Nhưng dường như chưa đủ để tạo ra một sức ép để đẩy lùi sự lộng quyền, mang lại chút hy vọng cho công lý được thực thi? Chúng ta thiếu những gì thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Chúng ta đang thiếu tiếng nói chung. Thiếu một thái độ chung, một chương trình hành động đủ rõ để chính phủ Việt Nam cảm nhận một cách sâu sắc rằng người dân đang muốn gì. Có thể bạn đang nghĩ tôi nói đến một cuộc cách mạng? Dạ, không, tôi đang nghĩ đến những đổi thay cần thiết của một quốc gia vẫn còn nhiều người tin vào giá trị của bản hiến pháp.

Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc, chẳng hạn, hãy nhiệt liệt cỗ võ và nhắc lại liên tục lời của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc lôi những kẻ có trách nhiệm về việc tạo dựng Formosa trên đất nước này ra công luận. Hãy kêu gọi sức mạnh luật pháp thật sự với tiếng hô tán thưởng của nhân dân.
Đừng nói hy vọng công lý sẽ được thực thi, mà hãy nói phải hành động để công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người dân Việt Nam vào tương lai mới.

Phạm Thanh Nghiên: Vâng, “Hãy chọn cho mình một thái độ chính xác trước thời cuộc”.
Cảm ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã dành cho Phạm Thanh Nghiên cuộc phỏng vấn này. Đây có thể nói là cuộc phỏng vấn “liều lĩnh” nhất mà tôi từng thực hiện. Nó là cuộc phỏng vấn của một “phóng viên bất đắc dĩ” dành cho vị khách mời là một nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp.
Hy vọng sẽ có nhiều dịp khác được trò chuyện với nhạc sĩ về những đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ.

https://phamthanhnghien.blogspot.com/2016/07/phong-van-nhac-si-tuan-khanh-hay-chon_9.html

Phan Rang: Một thanh niên 26 tuổi chết trong khi bị tạm giữ

0
Phạm Thanh Nghiên
Khi không thể đổ vạ cho cái thắt lưng hay dải rút quần, bọn chúng chuyển sang vu cáo cho “cái áo dài tay”. Ôi, đến cái quần lót và băng vệ sinh còn không được dùng, thì tù nhân lấy gì làm phương tiện tự tử.

Hồi ở nhà tù Trại 5 Thanh Hoá, tôi yêu cầu phải cấp nước nóng cho tù nhân dùng, cai tù giải thích “cho nước nóng sợ các chị tạt vào mặt nhau hoặc để tự tử.
Tôi bảo: “Nếu thế, cũng nên phá hết các bức tường trại giam đi để tránh việc tù nhân tự tử bằng cách lao đầu vào tường. Chứ cái kiểu bán mì ăn liền, bán chè tầu, bán sữa mà ko có nước nóng thì cũng đáng đập đầu vào tường vì uất lắm”.
Rồi cũng có tí nước nóng để dùng, nhưng thay vì phát không, lại bán. Thế mà tù cũng mừng rơn đấy.

CTV #Danlambao – Nạn nhân là anh Nguyễn Hồng Đê (26 tuổi), con trai bà Trần Thị Tóa (ngụ tại khu phố Ninh Chữ 2, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận). Anh Đê đã chết sau khi được đưa từ nhà tạm giữ của Công an TP Phan Rang đến Bệnh viện Đa Khoa tỉnh.

Mẹ của nạn nhân, bà Tóa cho hay: Khoảng 8h sáng ngày 6/7/2017, anh Đê đang uống cà phê thì bị mời lên trụ sở CA PT Phan Rang-Tháp Chàm làm việc. Không thấy con về, khoảng 3 giờ chiều cùng ngày bà lên công an hỏi thì được trả lời anh Đê “liên quan đến một vụ án cố ý gây thương tích nên bị tạm giữ một ngày để làm rõ”.

Khoảng 3 rưỡi chiều hôm sau (7/8/2017), bà Tóa lại lên tìm con thì được công an thông báo anh Đê đã tự tử bằng cách “cởi áo dài tay tự thắt cổ” và đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Bà Tóa đã đến bệnh viện nhưng chờ suốt đêm vẫn không được vào.

Đến 6h sáng 8/7, bà nhận tin báo con trai đã chết. Đến lúc này bà vẫn không được vào gặp con. Nửa tiếng sau, bà lại nhận được thông báo thi thể anh Đê đã “được chuyển xuống nhà yên nghỉ”.

Phía công an điều tra nói rằng anh Đê từng được hưởng án treo sau một vụ án mà anh bị buộc tội “cố ý gây thương tích”. Trong thời gian đang thụ án (án treo), anh Đê lại cố ý gây thương tích cho một người khác ở phường Mỹ Bình, TP Phan Rang. Tỉ lệ thương tật đối với nạn nhân là 22%. Chính vì lý do này nên công an đã mời anh Đê lên làm việc. Chỉ sau hơn một ngày bị giam giữ, chiều 7/7/2017, anh Đê đã… tự ý cởi chiếc áo dài tay đang mặc trên người để thắt cổ (?). Sau đó (không xác định rõ thời gian), anh Đê được phát hiện và đưa đi cấp cứu. Lưu ý, việc anh Đê bị bắt và chết bất thường không hề được thông báo cho gia đình biết mà mẹ anh – bà Tóa chỉ được biết sự việc của con mình khi chủ động đến cơ quan công an hỏi.

“Vì sao họ không cho tôi vô gặp mặt con tôi, sao lại chuyển xác con tôi mà không cho tôi biết như vậy?” là câu chất vấn chính đáng không chỉ của bà Tóa mà của mọi công dân Việt Nam khác dành cho nhà cầm quyền trong bối cảnh ngày càng nhiều người chết bất thường trong các trụ sở do công an quản lý. Hầu hết các vụ việc tương tự đều không được minh bạch, không được giải quyết dẫn đến vấn nạn này ngày càng xảy ra nhiều hơn. Nạn nhân chết tức tưởi, oan ức, gia đình tan nát, khổ đau và hung thủ thì nhởn nhơ tiếp tục gây tội ác.

Sau khi anh Đê (hoặc xác anh Đê) được chuyển đến Bệnh viện tỉnh thì phía công an, viện kiểm sát cũng cho người đến đông nghịt để “tìm hiểu vụ việc”. Đại tá Huỳnh Cầm, phó giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận có mặt tại bệnh viện cũng khẳng định rằng anh Đê đã “tự thắt cổ”.

Đến 10h ngày 8-7, việc khám nghiệm tử thi vẫn chưa được tiến hành do gia đình không đồng ý.

Với nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra trước đó, có thể khẳng định dù có tiến hành phẫu thuật khám nghiệm tử thi đối với anh Đê thì mọi thứ vẫn sẽ được diễn giải theo kịch bản do công an dàn dựng. Vấn nạn công dân chết bất thường hoặc bị giết trong các đồn công an chỉ chấm dứt khi chế độ công an trị này sụp đổ.

Thảm họa người dân chết dưới tay côn an trong đồn này một lần nữa cho thấy những cảnh báo, kêu gọi chấm dứt tệ trạng côn an giết người của blogger Mẹ Nấm và Mạng lưới Blogger Việt Nam là chính đáng và cần thiết.

Video được ghi lại vào sáng ngày 08/07/2017 khi người nhà nạn nhân của anh Nguyễn Hồng Đê đã mang xác anh đi biểu tình đòi công lý.

08.07.2017

CTV Danlambao
https://danlambaovn.blogspot.com/…/phan-rang-mot-thanh-nien-…

PHƯƠNG SÁCH CAI TRỊ CỦA MỘT CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI …

0
Giao Thanh Pham

 

(Bài 1 – Ở Việt Nam)

Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, việc tôn trọng sinh mạng của một tù nhân, bất kể là tù hình sự hay tù chính trị, là chuyện hết sức bình thường đối với xã hội thời ấy. Chưa từng bao giờ nghe nói cảnh sát tra khảo tù đến chết trong trại giam.

Chậm rãi nhưng chắc chắn, nhà nước cộng sản biến dần những việc tra khảo, roi đòn, “bức cung” trong tù ngày một tàn ác hơn, dã man hơn, và việc đánh chết một tội phạm dần dần trở thành việc khá phổ biến. Việc người bị tạm giữ điều tra chết đột ngột sau khi bị giam giữ chỉ vài giờ với lý do tự tử trong đồn công an nay đã trở thành những sự việc xảy ra khá thường xuyên.

Ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người dân mọi giới, mọi đoàn thể, nhất là thành phần sinh viên học sinh xuống đường biểu tình chống đối những chính sách mà họ cho là vi hiến của chính quyền, là chuyện hết sức bình thường.

Chậm rãi nhưng chắc chắn, nhà nước cộng sản biến những việc xuống đường biểu tình thành những tội phạm và gán cho họ những tội như phá rối an ninh trật tự, manh nha xúi dục người khác chống lại chính quyền; để bật đèn xanh cho phép công an, an ninh, những côn đồ thường phục, và những “nhóm yêu nước tự phát” bao vậy đánh đập đến đổ máu, dần dần trở thành khá thường xuyên.

Chậm rãi nhưng chắc chắn, nhà nước cộng sản ngấm ngầm cổ võ cũng như xúi dục những vụ việc xử tại chỗ của đám đông dân chúng mà không cần đến luật pháp, đến tòa án, đến luật sư biện hộ, như việc đánh và giết người trộm chó tại chỗ khi bắt được, hoặc thẳng tay lột quần áo, đánh đập, trói vào gốc cây bêu xấu mà không cần xét xử những tội phạm lường gạt, ăn cắp, ăn trộm ngày càng xảy ra nhiều hơn và ở khắp nơi trên đất nước.

Trên lãnh vực giáo dục, chuyện các em học sinh đánh nhau hung bạo như băng đảng của xã hội đen, tàn khốc như phim Hồng Kông, lạnh lùng như phim Hollywood, ngày một nhiều, và cái mức độ tàn nhẫn ngày một gia tăng, dần dà nó phổ biến đến độ đi đâu cũng thấy, đến đâu cũng nghe.

Đó là chưa nói đến những chương trình giáo dục và sách vở chẳng những vô bổ; mà còn tai hại cho đầu óc trẻ em nhằm mục đích nhồi sọ, ngu dân, luôn được Bộ Giáo Dục cho phổ biến khắp cả nước trong từng khóa học.

Trên lãnh vực quản trị, việc dúi phong bì, biếu quà cáp, đút lót cho cán bộ, cho cấp trên, từ phường xã đến quận huyện, từ tỉnh thành đến trung ương, đến nỗi nộp đơn xin nhập học cũng phong bì, xin việc cũng phong bì, xin đi nô lệ lao động nước ngoài cũng phải phong bì, vô nhà thương đẻ cũng phong bì, khám bệnh cũng phong bì, chuyển viện cũng phong bì, còn riêng việc thăng quan tiến chức lại càng phải phong bì to và dầy hơn bất cứ thứ gì khác.

Trong lãnh vực quản trị giao thông, từ chuyện bị công an thổi phạt phải lòi ra “bác”, lái xe qua các trạm xét cũng phải nộp “bác”, xin giấy tờ cũng phải có “bác”. Nói tóm lại là làm bất cứ thứ gì cũng cần đến “bác”. Cứ như thế, xảy ra và được nói đến nhan nhản hàng ngày và ở khắp mọi nơi.

Ngay đến những việc vô cùng trái khuấy như bị phang dùi cui vào mặt, bị đạp té nhào dưới tốc độ cao, giữa những làn giao thông với tốc độ nguy hiểm đến tính mạng, cho cả người phạm luật, lẫn nạn nhân “xui xẻo” cũng được thấy trên khắp các mặt báo hàng ngày.

Trên lãnh vực quản trị Y Tế, từ miệng người dân rỉ tai nhau cho đến báo chí, từ các các phóng sự “đột nhập” đến các phi vụ công an “ập vào” các cơ sở sản xuất hàng không giấy phép, phát hiện ra những thứ hàng hóa tiêu thụ hàng ngày, rau, củ, quả, thịt, cá được tẩm hóa chất, độc chất giết người đầy trên các chương trình TV mỗi tối.

Rồi còn ở nhà thương thì chuyện đau chân trái cưa chân phải, đau ruột già lại bị mổ thận, cũng tràn ngập trên các kênh truyền hình. Chưa nói đến việc chích vác xin, chích thuốc ngừa dẫn đến tử vong là những chuyện “thường ngày ở huyện”.

Trên lãnh vực xã hội, chuyện các giáo sư, các tiến sĩ, các quan chức nhỏ to, các nghị gật, các bộ trưởng bộ phó, và ngay cả các nhà lãnh đạo cấp trung ương, tuyên bố lung tung, ngớ ngẩn, ba xàm, ba láp, lật lọng, tầm phào, “nghe không lọt”, “ngửi không vô” là những chuyện xảy ra gần như mỗi ngày trên báo chí và TV.

Từ Bộ Giao Thông, đến Bộ Công An, từ Bộ Y Tế đến Bộ Quốc Phòng, từ Bộ Tài Chính đến Bộ Tài Nguyên Môi Trường, nói chung là từ đủ 19 Bộ của nhà nước, phát xuất ra những nghị án, những dự luật, những phán quyết không thể nào tin nổi vì những sai phạm trầm trọng vẫn luôn diễn ra mỗi ngày.

Gần đây nhất, ngay cả việc vô cùng bất bình thường trong việc sửa đổi BLHS “qui định luật sư phải tố giác thân chủ” cũng còn được ÁP ĐẶT ĐỂ THAY ĐỔI HIẾN PHÁP … đã xảy ra.

Những điều tôi liệt kê ra ở trên tuy dài dòng nhưng nó chỉ mới chạm nhẹ vào mặt nổi của tảng băng khổng lồ từ cái gọi là đảng và nhà nước Việt Nam . Nó thực sự chưa thấm vào đâu so với những việc bất bình thường trong suốt mấy chục năm đảng cướp được chính quyền.

Vậy thì ý của người viết bài muốn nói gì khi trưng ra những sự kiện này???

Thưa đó là CÁI PHƯƠNG SÁCH CAI TRỊ CỦA MỘT CHÍNH QUYỀN ĐỘC TÀI – CHỦ TRƯƠNG BÌNH THƯỜNG HÓA NHỮNG ĐIỀU BẤT BÌNH THƯỜNG … ĐỂ LÀM TÊ DẠI ĐI CÁI SUY NGHĨ ĐÚNG – SAI – PHẢI – TRÁI TRONG XÃ HỘI.

và CÁI KẾT QUẢ CỦA NÓ THẬT VÔ CÙNG KHỦNG KHIẾP KHI NGƯỜI DÂN CÚI ĐẦU CHẤP NHẬN KHÔNG PHẢN ĐỐI.

Sau một thời gian dài sống dưới sự cai trị độc tài của nhà nước cộng sản, người dân Việt Nam ngày nay CHẤP NHẬN MỘT CÁCH MẶC NHIÊN NHỮNG SỰ KIỆN BẤT BÌNH THƯỜNG ĐÓ và COI CHÚNG NHƯ NHỮNG GÌ RẤT BÌNH THƯỜNG TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI.

Khi có ai đó lên tiếng, thì thái độ của người dân:

– Ơ, pháp luật xã hội là phải thế, không thì loạn à? Trộm chó đập chết là phải rồi.

– Ơ, đó là chuyện của chính phủ, đã có chính phủ lo! Xuống đường “gây rối trật tự” bị đánh là đúng rồi.

– Ơ, tù là phải, đó là tội xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước; tuyên truyền, kích động chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” … (kết án Mẹ Nấm).

Người dân đã mặc nhiên công nhận đó là chuyện bình thường khi nghe lời phát biểu của ông TS Đỗ Văn Xê của Đại Học Cần Thơ tỏ ý đồng thuận với án của Tòa trong vụ Mẹ Nấm với lời phát biểu “Quốc có quốc pháp nhà có gia quy” …

– Ơ, ở Việt Nam mà lại đi so sánh luật pháp của nước mình với ngoại quốc …

Cứ như thế, một khi những sự việc vô cùng bất bình thường, vô cùng sai trái nhưng người dân bị “từ từ thì khoai cũng nhừ” qua 3 ngả truyền thanh, 9 hướng truyền hình, 18 trang “báo hại” viết có định hướng, do một lũ bút nô phục vụ đảng … để sau mấy chục năm, họ chấp nhận TẤT CẢ NHỮNG THỨ ĐÓ LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG – và Ở VIỆT NAM THÌ NÓ PHẢI THẾ, thì đảng đã thành công đến 99%.

Cứ nhìn qua Bắc Hàn, sau hơn 60 năm lèo lái vào cái khuôn khổ, cái phương sách cai trị của độc tài đó, thì việc lao động cho tới chết ĐỂ PHỤC VỤ CHO CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ CỦA KIM JONG-UN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG – AI LÀM NGƯỢC LẠI THÌ ĐÓ MỚI LÀ CHUYỆN BẤT BÌNH THƯỜNG.

Bởi thế, ở một đất nước, một xã hội mà 99% người dân mặc nhiên chấp nhận những điều vô cùng sai trái, những sự việc hết sức bất bình thường như thế xảy ra hàng ngày, thì việc lật đổ độc tài gần như vô phương. Bất cứ ai vạch ra điều sai trái của xã hội, sẽ bị số đông còn lại nhìn và đánh giá như những con người dị hợm, ngoại lệ, cần phải loại bỏ.

VIỆT NAM VẪN LẶNG LẼ, CHẬM CHẠP TIẾN LÊN THIÊN ĐƯỜNG ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ – KHÔNG THOÁT ĐI ĐÂU ĐƯỢC.

*** Những điều tôi trích dẫn ở trên, có lẽ ngay cả người dân của hai quốc gia nhược tiểu như Lào và Cam Bốt cũng cho là RẤT BẤT THƯỜNG … thì phải.

(Bài 2 – Ở Hoa Kỳ)