Home Blog Page 1329

Tình trạng nguy kịch của khôi nguyên Hòa bình Lưu Hiểu Ba

0
RFA

Tình trạng của khôi nguyên Hòa bình Lưu Hiểu Ba hiện đang được cho tại ngoại để điều trị ung thư gan giai đoạn cuối đang nguy kịch. Bệnh viện nơi tiến hành công tác điều trị cho ông Lưu thông báo như vừa nêu vào ngày 10 tháng 7.

Thông tin vừa nêu gây quan ngại về tính mạng của vị khôi nguyên hòa bình, tiếng nói bất đồng nổi tiếng tại Trung Quốc này chỉ một hôm sau khi các bác sĩ Phương Tây cho biết vẫn còn thời gian để đưa bệnh nhân ra nước ngoài chữa trị.

Bệnh viện tại thành phố Thẩm Dương nơi đang điều trị cho ông Lưu Hiểu Ba thông báo khối u ung thư to ra và gan chảy máu. Bệnh viện này đang chuẩn bị khả năng phải đưa ông Lưu vào phòng cấp cứu nếu cần thiết. Tình trạng này cũng được bệnh viện báo cho thân nhân của ông Lưu Hiểu Ba.

Vào ngày 8 tháng 7 vừa qua, hai chuyên gia nước ngoài gồm ông Joseph Herman thuộc Trung tâm Ung thư Đại học Texas, Hoa Kỳ và Markus Buchler thuộc Đại học Heidelberg, Đức đến bệnh viện Thẩm Dương gặp bệnh nhân Lưu Hiểu Ba và cho biết vẫn có thể đưa ông này ra nước ngoài điều trị.

Bắc Kinh bị các tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới chỉ trích về biện pháp điều trị cho tù nhân chính trị Lưu Hiểu Ba.

Ông này bị bắt hồi năm 2008 sau khi cùng tham gia soạn thảo ‘Hiến Chương 08’ kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cải tổ sâu rộng hệ thống chính trị của Hoa Lục.

Ông bị kết án 11 năm tù vào tháng 12 năm 2009 với cáo buộc ‘kích động lật đổ chính quyền’.

Ủy ban Nobel Hòa Bình tại Oslo vào năm 2010, trao giải cho ông khi vắng mặt.

Thụy Điển đang cạn lòng hiếu khách?

0
VOA

Hồi 20 tuổi, ông Jacek Dabrowski kiếm tiền bằng cách đến Thụy Điển trong những tháng hè và làm việc trong ngành xây dựng. Ông Dabrowski, 34 tuổi, sanh quán tại Krakov (Ba Lan) trở lại Thụy Điển hồi năm 2016 hầu kiếm thêm tiền, chủ yếu để trả nợ chồng chất.

“Tôi vất vả trong nhiều năm và thật là khó khăn nên tôi ngộ ra rằng tôi cần một giải pháp khác,” ông Dabrowski nói. Ông xem Stockholm như nhà của mình. “Và tôi có mặt tại Thụy Điển, tôi thích đất nước này và con người ở đây. Tôi thấy rất dễ sống và làm việc ở đây.”

Ông Dabrowski là một trong những người đến xứ Bắc Âu này, hoặc vì cơ hội kinh tế hay tị nạn chính trị hoặc trốn thoát chiến tranh. Thực vậy, Thụy Điển hiện nay được xem như quốc gia tốt nhất cho các di dân kinh tế, theo một cuộc thăm dò.

Tuy nhiên, cánh cửa Thụy Điển trước đây thường mở rộng đón nhận di dân nay đang khép lại. Làn sóng di dân, người tị nạn và những người xin tị nạn chính trị đổ vào Thụy Điển trong những năm gần đây đã buộc chính phủ phải thắt chặt những luật lệ chi phối di dân vào nước này.

Làn sóng di dân cũng làm dấy lên những phản ứng ngược của công chúng, những phản ứng này thách thức hình ảnh của Thụy Điển và những giá trị cốt lõi về chấp nhận và cởi mở. Thụy Điển đang đối mặt với những giới hạn về mức độ rộng lượng của một quốc gia tương đối ít dân số, theo các chuyên gia. Các nhà hoạch định chính sách phải quyết định những thay đổi nào là cần thiết để giúp một quốc gia già cỗi duy trì được danh tiếng về tiêu chuẩn sống cao và mức thu hút những người nước ngoài mưu tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thụy Điển từ lâu được toàn thể thế giới xem như là một nơi mở rộng vòng tay chào đón di dân. Dân nước này tự hào về kiểu mẫu một nhà nước an sinh và Thụy Điển được xem là nơi có đời sống chất lượng cao, một môi trường an toàn để nuôi dạy con cái. Văn hóa Thụy Điển về bình đẳng cũng giúp tạo hình ảnh nước này thành một trong những nước tốt nhất trên thế giới đối với phụ nữ, theo một cuộc thăm dò.

Tiếng tăm tốt đẹp của Thụy Điển chấp nhận người nước ngoài căn cứ trên lịch sử của nước này khi đối phó với những người tị nạn. Trong Thế Chiến Thứ Hai, Thụy Điển bắt đầu chấp nhận người châu Âu trốn thoát Đức Quốc Xã. Vào những năm 1980, Thụy Điển đón chào người tị nạn từ Iran, Somalia, và Eritrea, cũng như những người Kurd. Vào những năm 1990, công dân các nước thuộc Nam Tư cũ bắt đầu đổ xô vào Thụy Điển. Trong nửa cuối thế kỷ 20, chính phủ Thụy Điển phát triển một hệ thống cung cấp phúc lợi xã hội cho những người tị nạn tương tự như phúc lợi xã hội công dân Thụy Điển được hưởng.

(Nguồn US News & World Report)

Bị đả kích, Trump rút ý định hợp tác an ninh mạng với Nga

0
VOA

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Chủ Nhật rút lại đề nghị thành lập một đơn vị an ninh mạng chung Nga-Mỹ, với một tin nhắn trên Twitter nói rằng ông không tin đề nghị đó sẽ trở thành hiện thực, vài giờ sau khi đề xuất của ông bị các thành viên Đảng Cộng hoà chỉ trích gay gắt vì họ cho rằng không thể tin cậy vào Moscow.

Sáng sớm Chủ Nhật 9/7, ông Trump nói trên Twitter rằng ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận hôm thứ Sáu về việc thành lập một “đơn vị an ninh mạng an toàn không thể bị xâm nhập” để giải quyết các vấn đề như nguy cơ bị can thiệp trong các cuộc bầu cử.

Ý tưởng này ngay từ đầu đã có vẻ bất khả thi về mặt chính trị. Ngay lập tức nhiều thành viên đảng Cộng hòa, cùng đảng ông Trump, mạnh mẽ bác bỏ ý định đó, họ nêu nghi vấn tại sao Hoa Kỳ lại hợp tác với Nga, sau khi chính nước này bị tố cáo là đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016?

Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Trump đưa ra lập luận để bênh vực việc xích lại gần Moscow, nhưng cho tới giờ, ông không thực hiện được ý định bởi vì chính quyền của ông vẫn bị đè nặng bởi các cuộc điều tra về những cáo buộc cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, và rằng có những liên hệ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với nước Nga.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra vấn đề này, kể cả liệu có sự thông đồng nào giữa các nhân viên trong ban vận động tranh cử của ông Trump, cũng như các ủy ban Quốc hội, kể cả Ủy ban Tình báo Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ.

Moscow đã bác bỏ cáo buộc và khẳng định họ không có bất kỳ hành động can thiệp nào, trong khi ông Trump khẳng định ban tranh cử của ông không có thông đồng với Nga.

Báo Washington Post hôm thứ Bảy dẫn lời các giới chức chính phủ Mỹ nói rằng, một vụ tin tặc gần đây, tấn công vào hệ thống kinh doanh của các công ty điện hạt nhân của Mỹ và các công ty năng lượng khác, là do các hacker của chính phủ Nga thực hiện.

Ông Trump giải thích rằng ông đã “hai lần mạnh mẽ nêu lên việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ với Tổng thống Putin. Nhưng ông Putin một mực bác bỏ cáo buộc này.”

Nguồn: Reuters

Lộ tin con trai ông Trump từng bí mật gặp một luật sư Nga

0

VOA

Một cuộc họp giữa con trai Tổng thống Donald Trump với một luật sư Nga được dàn xếp theo yêu cầu của Emin Agalarov, một ngôi sao nhạc pop người Nga mà gia đình có liên hệ đến điện Kremlin và có làm ăn buôn bán với Tổng thống Trump trong quá khứ, theo nguồn tin dàn xếp cuộc gặp này.

Ông Rob Goldstone đại diện cho Agalarow, ngày 10/7, xác nhận là ông yêu cầu cuộc gặp tại Trump Tower theo đề nghị của Agalarov. Ông Emin Agalarov và cha là Aras Agalarov, một nhà phát triển địa ốc giàu có, đã giúp bảo trợ cuộc thi Hoa hậu thế giới do ông Trump tổ chức tại Nga vào năm 2013.

Sau cuộc thi, gia đình Agalarov ký một thỏa thuận sơ khởi với ông Trump để xây một tòa nhà mang tên ông Trump ở Moscow, dù thỏa thuận này được hoãn lại từ khi ông Trump bắt đầu vận động tranh cử Tổng thống.

Con trai trưởng của Tổng thống Trump, ông Donald Trump Jr., ngày 9/7 xác nhận có gặp một luật sư Nga trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 2016, sau khi bà này hứa tiết lộ những tin tức gây hại cho bà Hillary Clinton.

Tin này được hé lộ sau nhiều tháng Tòa Bạch Ốc phủ nhận những tiếp xúc với người Nga trong cuộc vận động tranh cử.

Các công tố viên liên bang và những nhà điều tra của Quốc hội đang tìm hiểu xem cuộc vận động tranh cử của ông Trump có phối hợp và khuyến khích những nỗ lực của Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử nhằm gây thiệt hại cho bà Clinton và giúp ông Trump đắc cử hay không.

Trong một tuyên bố mới, ông Goldstone xác nhận là chính ông Trump Jr. ngày 9/7 tiết lộ là ông cám dỗ con trai của ứng cử viên đảng Cộng hòa bằng cách cho biết là bà Veselnitskaya có thể cung cấp tin tức có hại về đảng Dân chủ.

Tại cuộc họp, bao gồm Jared Kushner, con rễ của ông Trump , và một phụ tá chiến dịch tranh cử cao cấp, ông Paul Manafort, bà luật sư Nga đã đưa ra “một ít phát biểu rất tổng quát” về quỹ vận động tranh cử, ông Goldstone cho biết.

Sau đó bà thảo luận về luật Magnitsky, một đạo luật năm 2012 của Mỹ áp đặt những chế tài đối với Nga vì vi phạm nhân quyền.

Ông Trump Jr. nói cha ông không biết về cuộc họp này. Cả ông và ông Goldstone đều nói là sau cuộc gặp ngắn hồi tháng 6 năm ngoái, không có cuộc gặp nào tiếp nối.

Phát ngôn viên của gia đình Agalarov và của ông Trump Jr. đều từ chối yêu cầu bình luận.

Tòa Bạch Ốc nói không có gì bất xứng về việc con trai Tổng thống Trump gặp luật sư Nga trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc họp ấy chỉ trong chốc lát và không hề có cuộc gặp nào tiếp nối.

Điện Kremlin ngày 10/7 tuyên bố không biết gì về cuộc gặp giữa ông Trump Jr với luật sư Nga mà tin nói là nhằm mục đích thu thập tin tức có thể làm tổn hại cho cuộc vận động tranh cử Tổng thống của bà Hillary Clinton.

Đích thân ông Putin cuối tuần qua đảm bảo với ông Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg là Nga không can thiệp vào cuộc bầu cử 2016. Tuy nhiên, bình luận của ông Putin ít làm thay đổi quan điểm rộng rãi tại Mỹ là Nga đứng đằng sau những vụ can thiệp nhằm giúp ông Trump.

(Nguồn Washington Post/Reuters)

Bọn khủng bố đòi 10 tỷ tiền chuộc, “Cò nhà” làm giá tới 50 tỷ !

Nguyễn Thị Dung

Phải chăng vì tham nhũng, định ăn chặn cả tiền cứu thủy thủ nên đã dẫn đến bị chúng chặt đầu oan uổng !

Sau khi có loạt bài “Cuộc sống các Thủy thủ Vn trong tay du kích Abu sayyaf” sau đó lại bị gỡ vì đã hé lộ một chi tiết khủng khiếp : – Số tiền chuộc bọn khủng bố đòi thực ra chỉ là khoảng 10 tỷ cho cả 6 thủy thủ !
Trong khi đó những gia đình các nạn nhân lại khẳng định rằng ở nhà “Những người không tiện nói ra ở đây, nhưng ai cũng biết chúng nó là ai” lại yêu cầu mỗi gia đình nộp 100 tỷ !

Có lẽ chính việc gợi ý “làm tiền”, sự cò mồi, làm giá, giằng co qua lại, không dứt khoát nên đã khiến bọn khủng bố hy vọng rồi lại mất hy vọng dẫn đến hậu quả đau lòng, vì như ai cũng biết ngay sau khi biết là bắt nhầm tầu Vn, không phải tầu Tây chúng đã ngay lập tức thả 9 thủy thủ mà không đòi bất cứ một đồng tiền chuộc nào.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/fellow-compatriots-of-beheaded-crewmen-speak-out-07102017074833.html

Số tiền bọn khủng bố đòi là 25 triệu Peso tiền Philipin, tương đương 493 ngàn Đô la Mỹ.

https://www.voatiengviet.com/a/so-phan-thuyen-vien-viet-ben-trong-sao-huyet-abu-sayyaf/3933381.html

Phải chăng cảm thấy bất an, Thủ tướng Phúc đề nghị mang súng đến G20?

0
Thời báo.de

Lo lắng trước chuyến đi có lẽ đã làm vị đứng đầu Chính phủ của Việt Nam phải nghĩ đến tình huống xấu nhất, khi gặp tấn công khủng bố nhắm tới bản thân cùng các thành viên trong đoàn. Lập tức một văn bản đã được thảo ra và gửi thẳng đến bộ phận quản lý vũ khí của Chính phủ liên bang Đức, nơi lưu xét các vấn đề an ninh cho khách đến dự G20 giữa thời điểm căng thẳng này. Nội các Đức phải họp khẩn và cuối cùng đã ra một quyết định chưa từng có tiền lệ là đồng ý cho đội cảnh vệ của đoàn Việt Nam được phép mang theo súng sang Đức để tự bảo vệ lấy vị Thủ tướng của mình, điều này có lẽ đã làm cho ông Nguyễn Xuân Phúc thêm an tâm.

Sau màn ký sổ lưu niệm và chào hỏi xã giao tại Berlin với Tổng thống Đức Steinmeier cùng nội dung trao đổi  không mấy vui vẻ về nhân quyền, tự do báo chí và biểu đạt ở Việt Nam với những điểm nhấn mạnh “ Những bước đi can đảm hơn trong việc tăng cường tự do báo chí và tự do quan điểm là một nền tảng quan trọng cho mối quan hệ mật thiết hơn giữa hai nước“ đã được vị Tổng thống Đức đưa ra, có lẽ đã làm cho Thủ tướng Việt Nam hiểu hơn về thực tế trong công tác đối ngoại khi tiếp xúc với các lãnh đạo của những nước tự do và dân chủ.

Một điều rất thú vị, mặc dù đội lễ tân của Phủ Tổng thống Đức có rất nhiều xe mới hạng sang chuyên dùng đưa đón các vị khách đến thăm, nhưng đón ông Phúc thì họ đã điều đến khách sạn một chiếc xe BMW đời cũ trên 10 năm tuổi, mà theo lời vị cảnh vệ ở đây “ nó đã chạy rất nhiều và phả khói đen quá mức rồi “ phải chăng, thông qua việc này nhằm gửi đến phía Việt Nam một thông điệp để nhắc nhở họ cần quan tâm hơn nữa tới quyền lợi của nhà đầu tư Đức khi kinh doanh tại Việt Nam, điều này có vẻ trùng hợp khi cuối năm vừa qua, trên 600 chiếc xe của hãng BMW đột nhiên bị tạm dừng thông quan và lưu giữ tại cảng VICT (TP HCM), làm dán đoạn nghiêm trọng việc kinh doanh của hãng xe này tại Việt Nam.

Rời Berlin bằng chiếc máy bay màu xanh có sơn hình cánh sen, Thủ tướng Phúc đã đáp xuống phi trường Hamburg lúc 19 giờ, để kịp cho lịch chụp ảnh và họp trao đổi nhanh các việc chuẩn bị cho Hội nghị Apec 2017 sẽ diễn ra tại Việt Nam vào cuối năm nay với bà Thủ tướng Đức tại khách sạn Atlantic đêm 6.7.

Hội nghị thượng đỉnh G20 khai mạc vào sáng 7.7 để bàn về các vấn đề trọng tâm trong tiến trình toàn cầu hóa mà Việt Nam là nước được mời đến lắng nghe và phát biểu đại diện cho nước chủ nhà Apec 2017.

Điều đặc biệt là tại đây, Thủ tướng của Việt Nam vừa phát biểu tại hội nghị về biến đổi khí hậu, thì ngay sau đó mưa ngập sâu, nhấn chìm luôn nhiều tuyến đường phố ở Hà Nội, khi biết được điều này, có lẽ đây là pha gây cười, tạo không khí vui vẻ nhất cho các thành viên tham dự hội nghị G20.

Các cuộc gặp và trao đổi bên lề hội nghị G20 cũng diễn ra rất sôi nổi với nhiều tình tiết thú vị, đa số nguyên thủ của nhiều quốc gia đều gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhau bằng tiếng Anh, Pháp , Đức.. nhưng dường như vị Thủ tướng của Việt Nam không hẳn đã ở thế chủ động, khi  luôn cần một phiên dịch đi sát bên mình, điều mà có vẻ rất xa lạ ở những nước văn minh, khi họ đã được học và thực hành ít nhất một ngoại ngữ từ những năm lớp 2 .

 

Việt Nam đã đề nghị và được chấp nhận mang súng đến G20

https://www.zeit.de/politik/ausland/2017-06/g20-gipfel-hamburg-sicherheitspersonal-waffenerlaubnis 

 

Việt Nam được mời đến G20 chỉ với danh nghĩa là đại diện cho nước luân phiên chủ nhà của APEC 2017 vào cuối năm nay tại Đà Nẵng.

https://www.ndr.de/fernsehen/sendungen/hamburg_journal/Was-sind-die-G20,hamj57086.html

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem hòa nhạc tại nhà hát Elbphilharmonie Hamburg tối 7.7

 

Tổng thống Đức Steinmeier chia sẻ thông tin về nhân quyền, tự do báo chí, biểu đạt trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam cùng phu nhân trên trang FB của ông hôm 6.7

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đáp xuống phi trường Hamburg lúc 19 giờ ngày 6.7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đáp xuống phi trường Hamburg lúc 19 giờ ngày 6.7

 

Tổng thống Đức Steinmeier đã cho lau rửa và đưa chiếc xe BMW 750 đời cũ này đến đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới hội đàm hôm 6.7

Tổng thống Đức Steinmeier đã cho lau rửa và đưa chiếc xe BMW 750 đời cũ này đến đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới hội đàm hôm 6.7

Trung Khoa – Thoibao.de 

CPJ: Báo chí còn là một nghề nguy hiểm ở nhiều nơi

0

Theo nhận định một tổ chức giám sát, tự do báo chí suy giảm trong năm 2012 ở hai nền kinh tế mới nổi lên là Brazil và Nga. Đây là năm chứng kiến số cuộc tấn công giới truyền thông gia tăng.

Trong danh sách của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ – Committee to Protect Journalists) có trụ sở tại New York, Nga và Brazil nằm trong 10 nước tự do báo chí bị ảnh hưởng nhiều nhất trong năm 2012.

CPJ là tổ chức công bố ‘danh sách nguy cơ’ lần đầu tiên. Tổ chức này cũng nêu tên Syria và Somalia, hai nước bị tàn phá bởi các cuộc xung đột, cùng với nhà nước độc tài Iran, Việt Nam và Ethiopia.

Tuy nhiên, CPJ cho rằng điều đang ngạc nhiên hơn là 5 nước trong danh sách, bao gồm Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nga và Ecuador, ‘thực hiện một số chính sách dân chủ và có ảnh hưởng đáng kể trên vũ đài khu vực và quốc tế’.

Khi biên soạn danh sách, CPJ tìm hiểu 6 tiêu chí tự do báo chí: tỉ lệ phóng viên bị sát hại, tù đày, pháp chế giới hạn quyền đưa tin, kiểm duyệt nhà nước, tình trạng không trừng phạt trong những cuộc tấn công chống báo chí và số lượng nhà báo bị lưu đày.

CPJ cho biết các nước trong danh sách không nhất thiết là những địa điểm tác nghiệp nguy hiểm nhất của các nhà báo như Bắc Hàn và Eritrea nhưng là những nơi có ‘xu hướng thụt lùi tự do báo chí đáng kể’.

Theo CPJ, Brazil được đưa vào danh sách là do vụ giết hại bốn nhà báo liên quan tới hoạt động tác nghiệp của họ hồi năm ngoái, khiến cho nước này trở thành nước nguy hiểm thứ tư của giới báo chí.

Sáu trong số bảy nhà báo người Brazil bị giết hại trong hai năm qua đã đưa tin về nạn tham nhũng của quan chức hay tội phạm. Năm nhà báo trong số này làm việc ở các tỉnh.

Nga bị liệt vào danh sách sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký một loạt đạo luật giới hạn bao gồm luật coi hành động nói xấu hay phỉ báng là tội phạm và một quy chế kiểm soát nội dung trực tuyến.

CPJ cho biết biện pháp kiểm duyệt internet cho phép nhà chức trách có quyền chặn các trang web được cho là có nội dung phi pháp, trong đó có thể bao gồm cả các trang tin độc lập.

Cũng theo CPJ, Syria trở thành nước nguy hiểm nhất với các nhà báo. Ít nhất 28 nhà báo bị giết hại và 2 nhà báo khác bị mất tích trong khoảng thời gian từ 01/01/2012 đến 10/12/2012.

Tổ chức này cho hay Thổ Nhĩ Kỳ là nước ‘giam cầm các nhà báo’ hàng đầu với 49 người bị bỏ tù do các bài viết của mình tính tới 01/12/2012. Iran xếp thứ hai với 45 nhà báo đang phải ngồi sau song sắt.

Ecuador  cũng nằm trong danh sách do luật mới ngăn cấm giới truyền thông quảng bá cho các ứng cử viên chính trị ‘trực tiếp hoặc gián tiếp’ trong vòng 90 ngày trước một cuộc bầu cử và tình trạng các nhà báo bị đe dọa dưới sự cai trị của Tổng thống Rafael Correa.

Ethiopia được nêu tên do ‘chuyển luật chống khủng bố sang các nhà phê bình thầm lặng’ và sự kiện bắt giam 6 nhà báo. CPJ cho biết ít nhất 49 nhà báo Ethiopia bị buộc phải đi lưu đày kể từ năm 2007, cao thứ ba trên thế giới.

Tại Pakistan, bảy nhà báo bị giết hại trong năm ngoái và chính phủ ít có hành động bảo vệ những nhà báo là mục tiêu nhắm tới hoặc bị bắt bớ giữa phe ly khai và lực lượng quân đội Pakistan. Hơn nữa, 19 vụ nhà báo bị giết hại trong 10 năm qua cũng chưa được giải quyết.

Tình trạng bạo lực với các nhà báo tại Somalia cũng trở nên xấu hơn trong năm 2012. 12 nhà báo bị sát hại trong các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu.

Việt Nam đứng trong danh sách do việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và 14 nhà báo bị bỏ tù. Nhiều trong số những nhà báo bị cầm tù đã bị kết tội chống nhà nước do liên quan tới các bài viết trên blog về những chủ đề chính trị nhạy cảm.

Tổng thể, CPJ đã xác định có 232 nhà báo bị cầm tù tính tới ngày 1/12/2012, tăng 53 người so với năm 2011. Tổ chức này cũng khẳng định có 70 nhà báo bị giết hại trong năm 2012 và 6 nhà báo khác bị giết tính tới thời điểm này trong năm 2013.

Nghề báo chí là nghề nguy hiểm???

0
Chu Mộng Long

“Nghề báo là nghề nguy hiểm” là câu nói lưu truyền trong làng báo.

Tôi nhớ không nhầm câu này do một quan chức nói ra để ngợi ca nhà báo, sau đó các nhà báo lấy đó làm niềm tự hào.

Trong đời có nhiều nghề nguy hiểm mà tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc nhưng chẳng mấy ai nói đến. Như nghề đánh bắt xa bờ. Như nghề công an bắt cướp. Như nghề dọn rác… Trong khi nghề báo xưa nay thỉnh thoảng có vài thằng bị cách chức, vài thằng bị treo thẻ, vài thằng bị truy tố thì lại xuýt xoa. Mà xem ra, những thằng bị cách chức, bị treo thẻ, bị truy tố đa phần không phải vì dũng cảm nói lên sự thật mà vì nói sai sự thật và vì dính líu vào các vụ tham ô.

Đến mức như bà Lê Bình mang cục tiền đến Syria ăn hôi và trở về không bị mất một sợi lông cũng bị xem là nguy hiểm!

Truy ra câu “Nghề báo là nghề nguy hiểm” hình như là cho phóng viên nước ngoài. Chứ ở xứ ta, nói nguy hiểm thì chỉ đúng ở một nghĩa tiêu cực nhất. Đó là cái nghĩa mà ông Nguyễn Như Phong xác định nó như con chó săn, khi còn sung sức nó đi săn lùng mọi ngóc ngách gây nguy hiểm cho người khác, đến lúc hết khả năng đi săn nó lại bị chủ làm thịt.

Tôi phải xin lỗi các bạn nhà báo của tôi rằng, các bạn đã từng làm được việc tốt cho xã hội khi các bạn đã viết được những điều trung thực, vạch trần được những điều xấu xa tệ hại đang thống trị trong đời sống dân lành. Tôi luôn trận trọng những nhà báo như vậy. Nhưng những điều ấy thật ít oi so với những điều tệ hại mà xã hội đang cần nhà báo điều tra, lên tiếng: an ninh biển đảo, tham nhũng, môi trường, thực phẩm, giáo dục… Đa phần các bạn loắng quắng chạy theo quyền lực để ngợi ca, tâng hót và núp bóng an thân. Đa phần các bạn móc nối với các nhóm lợi ích thân hữu để quảng cáo, tranh chấp thị phần và đấu đá nhau, kể cả xuyên tạc, chụp mũ nhau. Đa phần các bạn moi móc, nhũng nhiễu các doanh nghiệp thế cô để kiếm ăn. Và đa phần các bạn chui vào váy đàn bà để soi xét những thứ mà các bạn cho là bẩn thỉu.

Nghề làm báo như vậy cũng thuộc nghề nguy hiểm, nhưng gây nguy hiểm cho xã hội chứ không phải nguy hiểm cho thân phận hèn kém của các bạn.

Bài này tôi dành cho cả hai, lề trái lẫn lề phải đấy! Bạn nào không thuộc loại trên thì khỏi cãi.

Mong một ngày kia các bạn không còn là “cái quái thai được tắm nước hoa” như K. Marx từng lên án!

 

Hết tiền xây đường sắt đô thị, Hà Nội đề nghị bán đấu giá biệt thự nhà nước gây vốn

0
SBTN

Tờ Thanh Niên vừa đưa tin cho biết tình trạng xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị đang bị chậm lại vì thiếu vốn.

Thanh Niên trích thông tin từ mạng lưới giao thông Hà Nội, thì đến năm 2030 – 2050, Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417,8 km. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40 tỉ USD.

Theo báo cáo, nhu cầu vốn giai đoạn 2017 – 2020 là 7,5 tỉ USD và từ 2021 – 2025 là 7,6 tỉ USD. Tuy nhiên, dự án đang chậm lại vì không còn tiền để tiếp tục xây tiếp.

Chính quyền Hà Nội đề nghị nhà nước cách giải quyết là cho phép bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 600 ha làm quỹ đất đối ứng cho các nhà đầu tư.

Các nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước, trụ sở các cơ quan thuộc thành phố sẽ được sắp xếp lại để bán đấu giá, cho thuê. Dự kiến thu về 15,000 tỉ đồng.

Toàn bộ số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố cũng được dồn vào cho việc xây dựng tiếp tuyến đường sắt.

Tình trạng này cho thấy CSVN đang bắt đầu gặp khó khăn trong việc vay nợ nước ngoài, nên đành phải giật gấu vá vai.

Tường Thắng / SBTN